Giáo án môn Ngữ văn khối lớp 9 - Bài: Ánh trăng (Nguyễn Duy)

Giáo án môn Ngữ văn khối lớp 9 - Bài: Ánh trăng (Nguyễn Duy)

Bài : Ánh trăng

 ( Nguyễn Duy )

Tiết 58: Đọc - Hiểu văn bản.

A. Mục tiêu cần đạt:

1.Kiến thức.

Giúp học sinh:

- Hiểu được ý nghĩa của hình ảnh vầng trăng, từ đó thấm thía cảm xúc ân tình với quá khứ gian lao, tình nghĩa của Nguyễn Duy và biết rút ra bài học về cách sống cho mình.

2.Kĩ năng.

- Cảm nhận được sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố trữ tình và yếu tố tự sự trong bố cục, giữa tính cụ thể và tính khái quát trong hình ảnh của bài thơ.

3.Thái độ.

- Biết yêu quí thiên nhiên, từ đó có ý thức bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ môi trường xanh, sạch, đẹp.

B. Chuẩn bị.

- Giáo viên:

+ Nghiên cứu tài liệu- soạn bài.

-Học sinh:

+ Soạn theo câu hỏỉ sách giáo khoa và hướng dẫn của giáo viên.

 

doc 6 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 955Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối lớp 9 - Bài: Ánh trăng (Nguyễn Duy)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 27 / 11 /2006 
Ngày dạy: 29 / 11 /2006 
 Bài : ánh trăng
 ( Nguyễn Duy )
Tiết 58: Đọc - Hiểu văn bản.
A. Mục tiêu cần đạt:
1.Kiến thức.
Giúp học sinh:
- Hiểu được ý nghĩa của hình ảnh vầng trăng, từ đó thấm thía cảm xúc ân tình với quá khứ gian lao, tình nghĩa của Nguyễn Duy và biết rút ra bài học về cách sống cho mình.
2.Kĩ năng.
- Cảm nhận được sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố trữ tình và yếu tố tự sự trong bố cục, giữa tính cụ thể và tính khái quát trong hình ảnh của bài thơ.
3.Thái độ.
- Biết yêu quí thiên nhiên, từ đó có ý thức bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ môi trường xanh, sạch, đẹp.
B. Chuẩn bị.
- Giáo viên: 
+ Nghiên cứu tài liệu- soạn bài.
-Học sinh:
+ Soạn theo câu hỏỉ sách giáo khoa và hướng dẫn của giáo viên.
C. Tổ chức các hoạt động.
* Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ. ( 5’)
Đọc thuộc lòng bài thơ "Khúc hát ru những em bé" lớn lên trên lưng mẹ. Phân tích hình ảnh người mẹ dân tộc Tày ở trong bài thơ.
* Hoạt động 2: Khởi động ( 1’)
Cũng như bao nhà thơ trẻ thuộc lớp những nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ. Nguyễn Duy đã từng trải qua nhiều thử thách gian khổ, từng chứng kiến bao hi sinh mất mát lớn lao của dân tộc, cùng gắn bó với thiên nhiên núi rừng tình nghĩa. Nhưng khi đã ra khỏi thời đạn bom ác liệt, được sống trong hòa bình với nhiều tiện nghi sinh hoạt hiện đại, không phải ai cũng nhớ những gian nan, những kỉ niệm nghĩa tình của một thời đã qua. Bài thơ ánh trăng đã ghi lại một thoáng, một lần giật mình trước cái điều vô tình dễ gặp ấy.
* Hoạt động 3: Bài mới ( 38’)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của Học sinh
Nội dung cần đạt
GV gọi học sinh đọc chú thích dấu sao.
? Nêu những nét khái quát về tác giả - tác phẩm?
GV nêu yêu cầu đọc: Cần đọc đúng ngữ điệu để cảm nhận tâm trạng của nhà thơ.
- Ba khổ thơ đầu: giọng kể nhịp thơ trôi chảy bình thường.
- Khổ 4: giọng thơ đột ngột cất cao, ngỡ ngàng với bước ngoặt của sự việc, của sự xuất hiện vầng trăng.
- Khổ 5 - 6: giọng thơ tha thiết rồi trầm lắng cùng cảm xúc và suy tư lặng lẽ.
GV đọc mẫu
GV gọi học sinh đọc
? Em hãy nêu đặc điểm về thể thơ và các phương thức biểu đạt trong bài thơ ánh trăng?
? Em có nhận xét gì về sự kết hợp giữa tự sự và trữ tình trong bài thơ?
? Từ đó em có thể chia văn bản ra làm mấy phần?
GV gọi học sinh đọc 2 khổ thơ đầu.
? Mở đầu bài thơ tác giả muốn kể với người đọc điều gì? Giọng điệu câu thơ như thế nào?
? Câu thơ Vầng trăng thành tri kỉ cho em có cảm nhận gì về tình cảm của nhà thơ với vầng trăng?
? Khổ thơ thứ 2 muốn diễn tả tâm sự gì của nhà thơ?
? Trên thực tế điều đó đã diễn ra như thế nào? Nhà thơ đã lí giải nguyên nhân - ý nghĩa của việc làm đó ra sao?
GV khái quát : Từ chi tiết ấy sự việc mang một ý nghĩa xã hội lớn đó là: người ta khi thay đổi hoàn cảnh có thể dễ dàng lãng quên quá khứ, nhất là quá khứ nhọc nhằn, gian khổ. Trước vinh hoa phú quí, người ta có thể phản bội lại chính mình, thay đổi tình cảm với nghĩa tình đã qua. Đó là qui luật của cuộc sống tình cảm con người, không ít người sống mà nghĩ như thế và coi đó là chuyện bình thường đương nhiên. Nhưng rồi một lúc nào đó tình cảm con người ta lại chợt nhận ra những điều tưởng như đơn giản ấy với một cái nhìn trân trọng và Nguyễn Duy đã nhận ra điều đó như thế nào?
GV gọi học sinh đọc khổ thơ ba.
? Tình huống nào cho tác giả chợt thấy vầng trăng?
? Từ thình lình diễn tả điều gì?
? Trước tình huống ấy nhà thơ đã có hành động gì?
? Em có nhận xét gì về cách sử dụng từ ngữ của tác giả? 
? Trong hình ảnh ấy từ đột ngột vầng trăng tròn có giá trị gì?
GV: Có thể nói khổ thơ thứ tư chính là một bước ngoặt để từ đó tác giả bộc lộ cảm xúc và thể hiện chủ đề của tác phẩm. Vậy cảm xúc của nhà thơ như thế nào ta chuyển sang phần 3
GV gọi học sinh đọc 2 khổ thơ cuối
? Trước sự xuất hiện đột ngột của vầng trăng tác giả có thái độ và cử chỉ như thế nào?
? Cử chỉ thái độ ấy biểu hiện cảm xúc gì của nhà thơ?
? Trong niềm cảm xúc thiết tha ấy gợi nhớ trong lòng tác giả điều gì?
? Chú ý khổ thơ cuối và cho biết hình ảnh thơ trăng cứ tròn vành vạnh ngoài ý nghĩa thực hình ảnh vầng trăng còn có ý nghĩa gì khác?
? Tác giả viết Vầng trăng im phăng phắc nhằm thể hiện thái độ gì của trăng?
? Trước thái độ của trăngnhà thơ đã có cở chỉ như thế nào?
? Tại sao trăng im phăng phắc mà nhà thơ lại giật mình? Hãy phân tích cái giật mình của nhà thơ?
? Thông qua bài thơ nhà thơ muốn nhắc nhở chúng ta điều gì?
GV: ánh trăng không chỉ là chuyện riêng của nhà thơ, chuyện của nhiều người mà là chuyện của cả một thế hệ. Hơn thế bài thơ còn có ý nghĩa với nhiều người, nhiều thời bởi nó đặt ra thái độ đối với quá khứ, với những người đã khuất và cả đối với chính mình.
? Hãy nêu những nét giá trị nghệ thuật của bài thơ?
? Cảm nhận về bài thơ?
? Đọc thuộc lòng bài thơ?
? Có nên đặt bài thơ vào chủ đề miêu tả trăng không? Vì sao?
GV khái quát ý kiến...
-Đọc
-Độc lập
-Đọc
-Giải thích
-Nhận xét
-Bố cục
-Đọc
-Phát hiện
-Cảm nhận
-Suy luận
-Lí giải
HS nghe
-Đọc
-Phát hiện
-Giải thích
-Giải thích
-Nhận xét
-Suy luận
-Nghe
-Đọc
-Nhận xét
-Suy luận
-Nhận xét
-Suy luận
-Nhận xét
-Phát hiện
-Nhận xét
-Suy luận
-Nghe
-Khái quát
-Cảm nhận
-Học sinh đọc.
-Lí giải
I. Đọc - Tiếp xúc văn bản
* Tác giả, tác phẩm
- Tên khai sinh: Nguyễn Duy Nhuệ.
- Nhà thơ - chiến sĩ.
- Nhiều tác phẩm giải nhất thi thơ báo văn nghệ.
- Hoàn cảnh ra đời: Bài thơ sáng tác năm 1978 ( khoảng 30 năm sau ngày giải phóng Miền Nam ) tại thành phố Hồ Chí Minh.
* Đọc 
* Từ khó
* Tìm hiểu cấu trúc văn bản.
- Thể thơ 5 chữ kết hợp giữa tự sự và trữ tình.
- Bài thơ mang dáng dấp một câu chuyện nhỏ được kể theo trình tự thời gian quá khứ - hiện tại.
Văn bản chia làm 3 phần:
+ 2 khổ thơ đầu: Trăng trong kí ức và hiện tại.
+ Khổ thơ 3: Tình cờ gặp lại vầng trăng.
+ 2 khổ cuối: Cảm xúc, suy nghĩ của tác giả.
II. Đọc- Hiểu văn bản.
1.Trăng trong kí ức và hiện tại.
- Mở đầu bài thơ tác giả kể về mối quan hệ gắn bó giữa nhà thơ và vầng trăng.
- Tác giả kể với một giọng điệu rất trôi chảy và tự nhiên.
- Vầng trăng đã gắn liền với kí ức tuổi thơ, là người bạn tri âm tri kỉ suốt thời tuổi nhỏ rồi đến chiến tranh ở rừng.
- Với tình cảm tri kỉ nên nhà thơ nghĩ răng không bao giờ có thể quên được người bạn tri âm tri kỉ ấy.
- Trên thực tế nhà thơ đã hoàn toàn thay đổi
Vầng trăng đi qua ngõ
Như người dưng qua đường
Tác giả đã lí giải vì anh ta đã thay đổi hoàn cảnh sống.
Từ hồi về thành phố
Quen ánh điện, cửa gương
Vì vậy vầng trăng dầu đi qua ngõ mà nhà thơ vẫn dửng dưng vì không cần đến nó nữa.
2. Gặp lại vầng trăng
- Thình lình đèn điện tắt
Phòng buyn đinh tối om
-> Tình huống bất ngờ.
- Vội bật tung cửa sổ.
- Tác giả sử dụng 3 động từ : vội, bật, tung đặt liền nhau nhằm diễn tả sự khó chịu và hành động khẩn trương hối hả của tác giả để tìm nguồn ánh sáng.
- Từ đột ngột diễn tả vầng trăng tròn bỗng nhiên hiện ra tình cờ mà tự nhiên vằng vặc giữa trời chiếu vào căn phòng tói om.
3.Cảm xúc suy nghĩ của tác giả
- Cử chỉ: Ngửa mặt lên nhìn trời
- Thái độ: Có cái gì dưng dưng
- Tư thế tập trung chú ý, mặt đối mặt nhìn trực tiếp với thái độ dưng dưng cảm xúc thiết tha thành kính, tâm trạng xúc động, cảm động trong lòng tác giảkhi gặp lại vầng trăng.
- Vầng trăng gợi nhớ cho anh quá khứ. Đó là những kỉ niệmcủa những năm tháng gian lao. Hình ảnh của thiên nhiên, đất nước bình dị, hiền hậu.
như là đồng là bể
như là sông là rừng
- Trăng cứ tròn vành vạnh
tượng trưng cho quá khứ đẹp đẽ, nguyên vẹn và tràn đầy thủy chung, nhân hậu.
- Đó là thái độ nhắc nhở nhà thơ, là sự trách mọc trong im lặng.
- Nhà thơ giật mình.
- Nhà thơ thấy giật mình vì chợt nhận ra sự vô tình bạc bẽo, sự vội vàng trong cách sống, cái giật mình của sự ăn năn tự trách mình, tự thấy mình phải thay đổi.
- Con người không được quên quá khứ, phản bội lại quá khứ và thiên nhiên.Hãy trân trọng những quá khứ tốt đẹp.
III. Tổng kết.
1. Nghệ thuật.
- Bài thơ như một câu chuyện riêng có sự kệt hợp hài hòa, tự nhiên giữa tự sự và trữ tình.
- Giọng điệu tâm tình bằng thể thơ 5 chữ. Nhịp thơ khi thì tự nhiên nhẹ nhàng theo lối kể, khi thì ngân nga thiết tha cảm xúc lúc lại trầm lắng biểu hiện suy tư.
2. Nội dung. 
- Bài thơ như một lời nhắc nhở về những năm tháng gian lao của cuộc đời người lính gắn bó với thiên nhiên, đất nướcbình dị, hiền hậu. Bài thơ nhắc nhở người đọc thái độ sống Uống nước nhớ nguồn ân nghĩa thủy chung cùng quá khứ.
 IV. Luyện tập.
* Hoạt động 4: Hướng dẫn học sinh học ở nhà ( 1’)
- Đọc thuộc lòng bài thơ.
- Soạn bài: Làng ( Kim Lân )

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 58 - VH (Anh trang).doc