TUẦN I – BÀI I
Tiết : Văn bản: PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH
(Lê Anh Trà)
I- MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
Giúp HS:
- Thấy được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, vĩ đại và bình dị.
- Thấy được một số biện pháp nghệ thuật chủ yếu đã góp phần làm nổi bật vẻ đẹp phong cách Hồ Chí Minh: Kết hợp kể, bình luận, chọn lọc chi tiết tiêu biểu, sắp xếp các ý mạch lạc.
- Từ lòng kính yêu, tự hào về Bác, có ý thức tu dưỡng, học tập, rèn luyện theo gương Bác.
- Rèn luyện kỹ năng đọc và phân tích văn bản nhật dụng.
II- CHUẨN BỊ: Những mẫu chuyện về cuộc đời HCM, một số tranh ảnh về Bác.
III- LÊN LỚP:
A. Ổn định lớp:
B. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra SGK, vở bài tập, vở ghi của HS.
C. Bài mới:
Tiết 1: Ngày dạy:
* GV giới thiệu bài.
NS: Tuần i – bài i Tiết : Văn bản: phong cách hồ chí minh (Lê Anh Trà) I- Mục tiêu cần đạt: Giúp HS: - Thấy được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, vĩ đại và bình dị. - Thấy được một số biện pháp nghệ thuật chủ yếu đã góp phần làm nổi bật vẻ đẹp phong cách Hồ Chí Minh: Kết hợp kể, bình luận, chọn lọc chi tiết tiêu biểu, sắp xếp các ý mạch lạc. - Từ lòng kính yêu, tự hào về Bác, có ý thức tu dưỡng, học tập, rèn luyện theo gương Bác. - Rèn luyện kỹ năng đọc và phân tích văn bản nhật dụng. II- Chuẩn bị: Những mẫu chuyện về cuộc đời HCM, một số tranh ảnh về Bác. III- Lên lớp: A. ổn định lớp: B. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra SGK, vở bài tập, vở ghi của HS. C. Bài mới: Tiết 1: Ngày dạy: * GV giới thiệu bài. Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung ghi bảng - GV hướng dẫn cách đọc và đọc mẫu. - Gọi HS đọc văn bản. - GV gọi HS đọc chú thích. ? Văn bản Phong cách HCM đề cập đến vấn đề gì? ? Văn bản này chia làm mấy phần? Nội dung của mỗi phần? ? Những tinh hoa văn hoá của thế giới đến với HCM trong hoàn cảnh nào? - GV chốt ý ? HCM tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại bằng cách nào và tiếp thu như thế nào? - GV kể một số mẫu chuyện về HCM. - GV chốt ý. Tiết 2: Ngày dạy: GV gọi một HS đọc phần 2 của văn bản. ? Khi trình bày những nét đẹp của lối sống HCM tác giả tập trung vào những khía cạnh nào? Tác giả sử dụng nghệ thuật gì? ?Trong thời kỳ hội nhập hiện nay, em thấy học văn bản này có ý nghĩa gì? - GV chốt ý và liên hệ giáo dục tư tưởng cho HS. - HS chú ý lắng nghe - HS đọc văn bản. - HS đọc chú thích. - HS xung phong trả lời cá nhân. HS thảo luận nhóm, cử đại diện trả lời. HS xung phong trả lời cá nhân, HS khác nhận xét, bổ sung. HS thảo luận nhóm, cử đại diện trả lời. Đại diện nhóm khác nhận xét, bổ sung. HS đọc phần 2 của văn bản. HS xung phong trả lời cá nhân (giống: giản dị, thanh cao. Khác: Bác gắn bó chia sẻ gian khổ cùng nhân dân). - HS thảo luận nhóm cử đại diện trả lời. I- Đọc và tìm hiểu chú thích: II- Tìm hiểu văn bản: 1. Chủ đề: là một văn bản nhật dụng. Chủ đề: Sự hội nhập với thế giới và giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc. 2. Bố cục: 2 phần - Phần 1: HCM với sự tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại. - Phần 2: Những nét đẹp trong lối sống HCM. 3. Phân tích: a. HCM với sự tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại. - Hoàn cảnh: HCM hoạt động cách mạng gian lao vất vả, đi tìm đường cứu nước (qua nhiều cảng, nhiều nước). - Cách tiếp thu: + Nắm vững ngôn ngữ của nhiều nước. + Qua công việc lao động và hoạt động cách mạng mà học hỏi. + Học hỏi, tìm hiểu đến mức sâu sắc. + Tiếp thu một cách có chọn lọc tinh hoa văn hoá nhân loại. + Tiếp thu cái hay, đẹp, phê phán cái tiêu cực, hạn chế. + Trên nền tảng văn hoá dân tộc mà tiếp thu văn hoá của thế giới. * HCM tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại nhưng vẫn giữ gìn phát huy bản sắc văn hoá dân tộc. b. Nét đẹp trong lối sống HCM: - Nơi ở và nơi làm việc đơn sơ. - Trang phục giản dị. - Ăn uống đạm bạc. * Bác sống giản dị và thanh cao. - Nghệ thuật: So sánh lối sống của Bác với các nhà hiền triết xưa. * Lối sống giản dị và thanh cao của Bác là kế thừa và phát huy. c. ý nghĩa của việc học tập và rèn luyện phong cách HCM. - Hoà nhập với khu vực và quốc tế nhưng phải giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc. * Tổng kết: (Ghi nhớ SGK- trang 8) * Luyện tập: 1. Kể một câu chuyện về lối sống giản dị của HCM. 2. Hát bài: HCM đẹp nhất tên người D. Dặn dò: - Học thuộc ghi nhớ ở SGK. - Sưu tầm một số chuyện kể về Bác Hồ. - Chuẩn bị bài: Các phương châm hội thoại. * Rút kinh nghiệm: NS: ND: Tiết: Các phương châm hội thoại I- Mục tiêu cần đạt: Giúp HS: - Nắm nội dung phương châm về lượng và phương châm về chất. - Biết vận dụng những phương châm này trong giao tiếp. II- Chuẩn bị: Bảng phụ ghi bài tập 2. III- Lên lớp: A- ổn định lớp: B- Bài cũ: Kiểm tra việc chuẩn bị bài mới của HS. C- Bài mới: * GV giới thiệu bài: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung ghi bảng - Gọi HS đọc đoạn đối thoại BT1. ?Câu trả lời của Ba có đáp ứng điều mà An muốn biết không? Cần trả lời như thế nào? Em rút ra được bài học gì khi giao tiếp. - Gọi HS đọc BT2 ở SGK. ?Vì sao truyện lại gây cười? ?Lẽ ra anh “lợn cưới” và anh “áo mới” phải nói như thế nào? ?Cần phải tuân thủ yêu cầu gì trong giao tiếp? ?Từ BT1 và BT2 em rút ra được điều gì cần tuân thủ khi giao tiếp? ?Cho HS đọc truyện cười ở trang 9. ?Truyện cười này phê phán điều gì? Khi giao tiếp cần tránh điều gì? GV chốt ý - Cho HS đọc BT 1, nêu yêu cầu và cơ sở để làm BT1. GV ghi sẵn BT 2 ở bảng phụ. Cho HS đọc nêu yêu cầu BT2. - HS thi đua lên điền nhanh. - Cho HS đọc, nêu yêu cầu BT3. Cho HS trả lời cá nhân. - Cho HS đọc BT4 và nêu yêu cầu BT4. - Cho HS làm bài trên giấy 5 phút. - GV thu về nhà. - Một HS đọc BT1 của SGK. - HS thảo luận nhóm, cử đại diện trả lời. HS nhóm khác bổ sung. - HS đọc BT2 SGK - HS xung phong trả lời cá nhân. HS khác nhận xét bổ sung. - HS đọc truyện cười. - HS xung phong trả lời cá nhân, HS khác bổ sung. - HS đọc BT1. - Một HS làm BT - HS khác nhận xét. - Một HS đọc và nêu yêu cầu BT2. - HS xung phong lên điền nhanh ở bảng phụ. - HS đọc BT3, nêu yêu cầu BT. HS xung phong lên bảng làm. - Một HS đọc và nêu yêu cầu BT4 - HS khá- giỏi lên trình bày. - HS làm bài kiểm tra 5 phút trên giấy. I- Phương châm về lượng: 1. Bài tập: a. Bài tập 1: - Câu trả lời của Ba chưa đầy đủ nội dung mà An cần biết (một địa điểm cụ thể). - Cần nói nội dung đúng với yêu cầu giao tiếp. b. Bài tập 2: - Truyện gây cười vì cả hai nhân vật đều trả lời thừa nội dung. - Anh “lợn cưới” cần bỏ chữ “cưới”, anh “áo mới” cần bỏ cụm từ “từ lúc tôi mặc cái áo mới này”. * Không nên nói nhiều hơn những gì cần nói. * Ghi nhớ 1: SGK – trang 9 II-Phương châm về chất: - Truyện cười phê phán những người nói khoác, nói sai sự thật. * Ghi nhớ 2: SGK – trang 10 III- Luyện tập: 1. Bài tập 1: a. Vi phạm phương châm về lượng. Thừa cụm từ “nuôi ở nhà”. b. Vi phạm phương châm về lượng. Thừa cụm từ “có hai cánh”. 2. Bài tập 2: Nói có sách, mách có chứng. Nói dối Nói mò Nói nhăng nói cuội Nói trạng => Liên quan đến phương châm về chất 3. Bài tập 3: - Vi phạm phương châm về lượng, thừa câu hỏi ở cuối. 4. Bài tập 4: a. Các cụm từ thể hiện lời nói cho biết thông tin họ nói chưa chắc chắn. b. Cách nói nhằm không lặp lại nội dung cũ. 5. Bài tập 5: - Các thành ngữ có liên quan đến phương châm về chất: + Ăn đơm nói đặt: vu khống đặt điều. + Ăn ốc nói mò: nói không có căn cứ + Ăn không nói có: vu khống, bịa đặt + Cãi chày cãi cối: cố tranh cãi, nhưng không có lý lẽ. + Khua môi múa mép: nói năng ba hoa, khoác lác. + Nói dơi nói chuột: nói lăng nhăng, không xác thực. + Hứa hươu hứa vượn: hứa mà không thực hiện lời hứa. D- Củng cố: HS nhắc lại 2 ghi nhớ SGK. E- Dặn dò: Học thuộc 2 ghi nhớ. Chuẩn bị bài: Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh. * Rút kinh nghiệm: NS: ND: Tiết: sử dụng một số biện pháp nghệ thuật Trong văn bản thuyết minh I- Mục tiêu cần đạt: Giúp HS: - Biết thêm phương pháp thuyết minh những vấn đề trừu tượng, ngoài trình bày, giới thiệu còn cần sử dụng các biện pháp nghệ thuật. - Tập sử dụng các biện pháp nghệ thuật trong bài thuyết minh. II- Chuẩn bị: Bảng phụ ghi câu hỏi BT1. III- Lên lớp: A- ổn định lớp: B- Bài cũ: Trả bài kiểm tra 5 phút ở tiết 3. Nhận xét. C- Bài mới: GV giới thiệu bài. Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung ghi bảng ?Văn bản thuyết minh có tính chất gì, mục đích của nó? ?Nêu các phương pháp thuyết minh mà em đã học lớp 8? - Gọi một HS đọc văn bản “Hạ Long Đá và Nước”. - Hướng dẫn HS thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi ở SGK. ?Văn bản trên thuyết minh về vấn đề gì? ?Vậy trong một văn bản thuyết minh ta cần sử dụng các biện pháp nghệ thuật nào? - GV ghi sẵn câu hỏi ở BT lên bảng phụ. 1. Văn bản có tính chất thuyết minh không? Tính chất ấy thể hiện ở những điểm nào? ?Những phương pháp nào đã được sử dụng? 2. Tác giả sử dụng nét nghệ thuật nào? 3. Các biện pháp nghệ thuật có tác dụng gì? - Gọi HS đọc, yêu cầu BT2. - HS xung phong trả lời cá nhân. - Một HS đọc văn bản. - HS thảo luận nhóm, cử đại diện trả lời, đại diện nhóm khác nhận xét bổ sung. - HS trả lời cá nhân. - HS thảo luận nhóm cử đại diện trả lời. - HS nhóm khác nhận xét bổ sung. - HS trả lời cá nhân. I- Tìm hiểu việc sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh: 1. Ôn tập văn bản thuyết minh: - Mục đích, tính chất: Trình bày những tri thức khách quan, phổ thông. - Phương pháp: Nêu định nghĩa, ví dụ, so sánh. 2. Viết một văn bản thuyết minh có sử dụng một số biện pháp nghệ thuật: - Vấn đề: Hạ Long: Đá và Nước. - Phương pháp: Kết hợp giải thích một số khái niệm. - Biện pháp: + Thuyết minh kết hợp lập luận. + Liệt kê, miêu tả. + Dẫn chứng xác thực * Kết luận: SGK – trang 13. II- Luyện tập: 1. Bài tập 1: - Có thể coi đây là một văn bản thuyết minh. - Yếu tố thuyết minh và yếu tố nghệ thuật kết hợp chặt chẽ. - Tính chất thuyết minh thể hiện ở chỗ: Giải thích loài ruồi rất có hệ thống. - Các phương pháp: Định nghĩa, phân loại, liệt kê. - Các biện pháp nghệ thuật: Nhân hoá, có tình tiết. - Các biện pháp nghệ thuật trên có tác dụng gây hứng thú cho người đọc. 2. Bài tập 2: - Biện pháp nghệ thuật: Lấy ngộ nhận hồi nhỏ làm đầu mối cho câu chuyện. D- Dặn dò: - Hướng dẫn HS chuẩn bị cho tiết 5. - Lập dàn bài cho đề bài sau: Thuyết minh chiếc nón lá Việt Nam. * Rút kinh nghiệm: NS: ND: Tiết: luyện tập sử dụng một số biện pháp Nghệ thuật trong văn bản thuyết minh I- Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh biết vận dụng một số biện pháp nghệ thuật vào văn bản thuyết minh. Luyện viết văn bản thuyết minh hay. II- Chuẩn bị: Học sinh lập dàn bài cho bàit huyết minh Chiếc nón lá Việt Nam. Viết mở bài. III- Lên lớp: A- ổn định lớp B- Bài cũ: Kiểm tra dặn bài ở vở học sinh. C- Bài mới: GV giới thiệu bài Hoạt động của Thầy Hoạt động của trò Nội dung ghi bảng - GV ghi đề bài lên bảng HDHS lấy dàn bài đã chuẩn bị ở nhà ra thảo luận nhóm thống nhất ý trả lời - Giáo viên chốt ý - Cho học sinh đọc phần mở bài - Giáo viên chốt ý. - Một học sinh đọc đề bài trên bảng, nêu yêu cầu của đề bài. - Học sinh thảo luận nhóm, thống nhất ý trả lời, cử đại diện lên bảng trình bày, địa diện nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Học sinh nêu các biện pháp nghệ thuật mà em dự kiến sẽ sử dụng - Học sinh xung phong đọc phần mở bài - Học sinh khác nhận xét, bổ sung. 1- Lập dàn bài cho đề bài sau: Đề: Giới thiệu về chiếc nón lá Việt Nam. Dàn bài 1. Mở bài: Nêu 1 định nghĩa về chiếc nón lá Việt Nam. 2. Thân bài: - Hình dáng của nón. - Nón được làm bằng nguyên liệu. - Cách làm nón. - Nón thư ... tố miêu tả, BC, NL. 4. Bài viết TLV kể chuyện của HS phải có đủ 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài vì HS phải rèn luyện theo những yêu cầu chuẩn mực của nhà trường. 5. Những KT, kỹ năng về kiểu VB tự sự: Phần TLV đã soi sáng thêm rất nhiều cho việc đọc hiểu VB – tác phẩm văn học tương ứng trong SGK Ngữ văn. 6. Những kiến thức và kĩ năng về các tác phẩm tự sự của phần đọc hiểu VB và phần TV tương ứng giúp HS viết bài văn kể chuyện tốt hơn. TT Kiểu VB chính Các yếu tố kết hợp với VB chính TS MT NL BC TM ĐH 1 TS X X X X 2 MT X X X 3 NL X X X 4 BC X X X 5 TM X X 6 ĐH D- Củng cố: Một HS nhắc lại các nội dung TLV đã học ở lớp 9. Chuẩn bị bài HD đọc thêm: Những đứa trẻ. Tiết : kiểm tra tổng hợp học kì i (Đợi đề của SGD) NS: ND: hướng dẫn đọc thêm Tiết : những đứa trẻ (Trích thời thơ ấu của M-Go-rơ-ki) I.Mục tiêu cần đạt: - Hướng dẫn HS đọc thêm nhằm giúp các em biết rung cảm về những tâm hồn tuổi thơ trong trắng sống thiếu tình thương và nghệ thuật kể chuyển của M-Go-rơ-ki trong đoạn trích tiểu thuyết tự thuật này. - RLKN cảm thụ những văn bản tự sự học tập cách viết văn tự sự trong ngôi kể số 1. II.chuẩn bị: III.lên lớp: A ổn định tổ chức: B. Kiểm tra bài cũ: Ngôi kể số 1 trong văn bản tự sự có tác dụng gì? C. Bài mới: - GV hướng dẫn cách đọc. - GV đọc mẫu. - Gọi HS đọc VB. - Gọi 1 em đọc chú thích. ?Nêu hiểu biết của em về tác giả Mác xim Gorki? ?Em hiểu như thế nào về tiểu thuyết tự truyện? ?Nêu nét nghệ thuật nổi bật của văn bản “Những đứa trẻ”? ?Văn bản này kể về chuyện gì? I- HS tìm hiểu chú thích theo HD của GV: II- Học sinh tìm hiểu chú thích theo HD của GV: 1. Tác giả: - Mác xim Grki (1868 – 1936) - Là một nhà Nga nổi tiếng - Cuộc đời gặp nhiều gian truân, có tuổi thơ cay đắng, thiều tình thương. - Ông vừa lao động, vừa sáng tác nhiều tác phẩm. 2- Tác phẩm: “Những đứa trẻ” trích trong tiểu thuyết tự truyện “Thời thơ ấu” của ông. III-HS tìm hiểu văn bản theo hướng dẫn của giáo viên: 1. Nghệ thuật: - Chuyện kể giàu hình ảnh. - Đan xen chuyện đời thường với truyện cổ tích. - Lời trần thuật sinh động. 2. Nội dung: - Tình bạn thân thiết nảy nở giữa tác giả hồi còn nhỏ với mấy đứa trẻ sống thiếu tình thương bên hàng xóm, bất chấp những cản trở trong quan hệ xã hội lúc bấy giờ. D- Củng cố, dặn dò: Gọi một học sinh khá kể tóm tắt lại chuyện này. NS: ND: tuần 17 Tiết : trả bài viết số iii I. Mục tiêu cần đạt: - Giúp HS ôn lại các kiến thức và kĩ năng được thể hiện trong bài viết số 3, thấy được những ưu điểm và hạn chế trong bài viết số 3, tìm ra phương hướng khắc phục và sửa chữa. - Cụ thể: Cho học sinh thấy được những hạn chế của việc viết văn bản tự sự của các em, việc kết hợp tự sự với các yếu tố khác còn quá vụng về, hạn chế. Giúp các em khắc phục để viết bài học kì tốt hơn. II. lên lớp: - GV lên lớp ghi đề bài lên bảng. Đề: Nhân ngày 20/11, kể cho các bạn nghe về một kỉ niệm đáng nhớ giữa mình và thầy, cô giáo cũ. A. Tìm hiểu đề và tìm ý: - Thể loại: Tự sự. - Nội dung: Kể một kỉ niệm đáng nhớ giữa mình với thầy, cô giáo cũ. B. Dàn ý sơ lược: 1) Mở bài: - Giới thiệu chung về kỉ niệm – nhân vật. - Kỉ niệm gì với thầy hoặc cô nào 2) Thân bài: - Kể diễn biến sự việc - Kỉ niệm xảy ra vào thời gian nào, địa điểm - Nguyên nhân, diễn biến của sự việc 3) Kết bài : - Kể kết cục sự việc: - Giáo viên cần lưu ý cho học sinh trong bài tự sự của em cần kết hợp với các yếu tố miêu tả, lập luận, biểu cảm - Giáo viên phát bài, cho học sinh đối chiếu với dàn bài trên bảng, bổ sung những ý thiếu vào bài bằng mực đỏ. C. Nhận xét: 1) Ưu điểm: - Đa số các em đã có kỉ niệm đáng nhớ với các thầy, cô giáo cũ. - Một số em hình thành được ý và triển khai ý khá. 2) Khuyết điểm: - Các em chưa đặt được tên cho văn bản của mình. - Trong văn bản còn quá ít nhân vật phụ để làm nổi bật rõ tính cách của nhân vật chính. - Việc kết hợp giữa tự sự với các yếu tố miêu tả, lập luận còn quá gò ép, vụng về. - Các em chưa để cho nhân vật tự bộc lộ tính cách qua hành động lời nói, cử chỉ. 3) Biện pháp khắc phục: - GV chỉ ra chỗ yếu, thiếu, sai trong một số bài của các em để giúp các em cùng rút kinh nghiệm. - Chỉ ra chỗ xây dựng nhân vật thành công của một số văn bản như “Làng”, “Chiếc lược ngà” để các em học tập. - Đọc bài của em Võ Hương 9E, cho HS nghe. - Lấy một đoạn văn diễn đạt kèm cho HS chỉ ra nguyên nhân sai và chữa lại thành đoạn đúng – hay. D- Củng cố, dặn dò: - HD chuẩn bị ôn tập kiểm tra học kì I. NS: ND: Tiết : trả bài kiểm tra văn Và tiếng việt I. Mục tiêu cần đạt: - Giúp HS: + Ôn lại các kiến thức và kĩ năng thể hiện trong bài kiểm tra tiếng Việt 74 và trong bài kiểm tra văn tiết 75. + Thấy được ưu điểm và hạn chế trong bài kiểm tra của mình tìm ra phương hướng khắc phục và sửa chữa. II. chuẩn bị: Bài kiểm tra Tiếng Việt tiết 74 đã chấm Bài kiểm tra Văn tiết 75 đã chấm. Bảng phụ III. Lên lớp: A. Đề và đáp án (có ở phiếu kiểm tra): * Tiết 74 Kiểm tra Tiếng Việt: 1. Phần trắc nghiệm: - GV ghi sẵn đề phần trắc nghiệm ở bảng phụ. + Gọi 1 HS yếu lên làm bài ở bảng phụ. + Gọi 1 HS trung bình lên nhận xét và hoàn thiện tiếp. + Gọi 1 HS khá lên hoàn thiện toàn bài TN. - GV chốt ý. 2. Phần tự luận: + GV ghi đề bài lên bảng: Đề: Viết một đoạn văn nghị luận có nội dung liên quan đến ý kiến sau đây: Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng. (Hồ Chí Minh – Trích Báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng). Đề A: Trích dẫn ý kiến trên theo cách dẫn trực tiếp. Đề B: Trích dẫn ý kiến trên theo cách dẫn gián tiếp. - GV hướng dẫn HS biết viết một đoạn văn nghị luận trong sáng, diễn đạt trôi chảy, ít mắc lỗi chính tả, ngữ pháp, diễn đạt, có nội dung liên quan đến câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh và biết cách trích dẫn trực tiếp, gián tiếp. * Tiết 75: Kiểm tra văn. 1. Phần trắc nghiệm: Tiến hành tương tự như phần trắc nghiệm của tiết TLV. 2. Phần tự luận: Hướng dẫn học sinh làm đúng như các ý ở phiếu kiểm tra GV làm đáp án. B. Nhận xét: 1. Ưu điểm: - Phần trắc nghiệm cả TV và Văn có tới 90% HS làm được. - Phần tự luận có khoảng 60% HS làm được. 2. Khuyết điểm: - HS viết đoạn văn còn vụng, kĩ năng dẫn dắt yếu, văn viết rời rạc, mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp. C. Giáo viên ghi điểm vào sổ lớp: NS: ND: Tiết : tập làm thơ tám chữ I. Mục tiêu cần đạt: - Giúp HS ôn lại và củng cố về đặc điểm, khả năng miêu tả, biểu hiện phong phú của thể thơ 8 chữ mà em đã học ở tiết 54. - Rèn luyện kĩ năng làm thơ 8 chữ, giúp các em phát huy tinh thần sáng tạo, hứng thú trong học tập, rèn luyện năng lực cảm thụ thơ ca. II. chuẩn bị: Chuẩn bị một số đoạn thơ 8 chữ. III. Lên lớp: Tiết 88, dạy ngày A- ổn định : B- Bài cũ: Trình bày hiểu biết của em về thể thơ 8 chữ. C- Bài mới: HĐ của thầy HĐ của trò Ghi bảng ?Em hãy nhắc lại yêu cầu của thể thơ 8 chữ đã học ở tiết 54? ?Hãy đọc 1 đoạn hoặc bài thơ 8 chữ mà em biết? - GV chốt ý. - GV đưa bảng phụ có ghi sẵn đoạn thơ “Lời kĩ nữ” của Xuân Diệu, cho HS thi nhau lên điền từ. - GV hướng dẫn cả lớp cùng chữa bài ở bảng phụ. Tiết 89, dạy - GV đưa bảng phụ có sẵn đoạn thơ “Tiếng địch sông ô của Huy Thông”. - Cho HS hoạt động nhóm. - GV hướng dẫn cả lớp chữa bài. - Cho HS hoạt động cá nhân rồi xung phong đọc lên cho cả lớp nghe. - GVHD cả lớp cùng bình. - HS xung phong trả lời cá nhân, chú ý gọi HSTB và HS yếu. - HS xung phong đọc, gọi lần II lượt 4 em đọc. - HS khác nhận xét về cách đọc, - HS thi nhau xung phong lên điền từ ở bảng phụ. - 1 HS đọc BT1, nêu yêu cầu BT1. - HS thảo luận nhóm tìm từ thích hợp để điền. Cử đại diện lên bảng phụ điền từ - HS tự làm thơ vào vở nháp rồi xung phong đọc cho cả lớp nghe. - HS khác “bình”. I- Nhắc lại yêu cầu của thể 8 chữ: - Mỗi dòng có 8 chữ. - Phổ biến là gieo vần chân. - Gieo liên tiếp hoặc giản cách. II- Luyện tập nhận diện thơ 8 chữ: 1. HS xung phong đọc thơ 8 chữ. 2. Bài tập: - Đoạn thơ sau trích trong bài thơ: Lời kĩ nữ của Xuân Diệu, hãy điền vào chỗ trống cuối các dòng thơ một trong các từ: trời tròn, biển lớn, quả non, thoáng rợn, làm răn, lòng em, dệt võng sao cho phù hợp. Đã khoan thai trên đỉnh ngư.. Gió theo trăng cùng biển thổi Buồn theo gió lan xa từng. Lòng kĩ nữ cũng sâu như.. Chớ để riêng em phải gặp.. Tay ân ái du khách hãy. Tóc xanh tốt em xin nguyền III- Thực hành làm thơ 8 chữ: 1. Tìm những từ thích hợp (đúng thanh, đúng vần) để điền vào chỗ trống trong đoạn thơ sau: Sở Bá Vương ngồi yên trên mình ngựa. Gương mặt buồn say ngắm chân trời xa. Trong sương thu nhẹ đượmdương tà Quân lưu bang đang tưng bừng hạ.. (Tiếng địch sông ô của Huy Thông) 2. Em hãy tự sáng tác một bài thơ 8 chữ: - Yêu cầu: + Bài thơ viết đúng với thể thơ 8 chữ. + Chú ý cách gieo vần ngắt nhịp + Kết cấu bài thơ hợp lí + Nội dung, cảm xúc chân thành. + Chủ đề bài thơ có ý nghĩa. D- Củng cố, dặn dò: Về nhà tìm và chép vào sổ tay 2 bài thơ 8 chữ. Tập làm một bài thơ 8 chữ. Tiết : trả bài kiểm tra học kì i I. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS ôn lại các kiến thức và kĩ năng đã thể hiện trong bài kiểm tra học kì I. Thấy được những ưu điểm và hạn chế của bản thân trong việc làm bài kiểm tra, tìm ra biện pháp khắc phục và sửa chữa khuyết điểm. II. Chuẩn bị: Đề và đáp án của Sở GD – Bảng phụ III. Lên lớp: A. Đề ra: (Có ở phiếu kiểm tra) - GV ghi đề bài (phần trắc nghiệm) lên bảng phụ. - Treo bảng phụ, gọi 1 HS đọc yêu cầu của đề ra. - HS xung phong lên chữa bài ở bảng phụ, HS khác bổ sung, GV chốt ý. - Phần tự luận. 1. Tóm tắt văn bản: Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga. - Hướng dẫn HS làm được các ý sau: + Lục Vân Tiên trên đường đi thi ghé về thăm cha mẹ gặp bọn cướp Phong Lai đang hành (hoành hành), chàng đã một mình đánh tan bọn cướp, cứu được Kiều Nguyệt Nga. + Cảm ân đức ấy của chàng, Nguyệt Nga muốn được trả ơn nhưng Lục Vân Tiên đã từ chối. 2. Dàn bài sơ lược: a. Mở bài: - Giới thiệu chung về lần phạm lỗi. - Tình huống phạm lỗi. b.Thân bài: - Quá trình sự việc diễn ra. - Tâm trạng của bản thân trong quá trình sự việc diễn ra và sau đó. c. Kết bài: Rút ra bài học cho bản thân. (Bài làm có miêu tả nội tâm và đối thoại) B. Nhận xét: 1. Ưu điểm: - Phần trắc nghiệm khoảng 80% số học sinh làm đúng 12 câu. - Phần tự luận: Đa số học sinh kể được một lần phạm lỗi. Một số em đã biết kết hợp tự sự với miêu tả nội tâm, đối thoại. 2. Khuyết điểm: - Kĩ năng tóm tắt văn bản tự sự của học sinh còn hạn chế. - Trình bày các dấu hiệu của lượt thoại chưa được. 3. Biện pháp: - GV tóm tắt mẫu đoạn trích cho HS học cách tóm tắt. - GV ghi lại một đoạn đối thoại học sinh viết sai vào bảng phụ- HD các em chữa lại cho đúng. * Giáo viên nhận xét giờ học: Dặn HS về soạn bài: Bàn về đọc sách.
Tài liệu đính kèm: