Giáo án môn Ngữ văn khối lớp 9 - Tiết 13: Các phương châm hội thoại (tiếp)

Giáo án môn Ngữ văn khối lớp 9 - Tiết 13: Các phương châm hội thoại (tiếp)

Tiết 13: Các Phương Châm Hội Thoại (tiếp)

A. Mục tiêu cần đạt.

1. Kiến thức: * Giúp học sinh:

-Nắm được mối quan hệ chặt chẽ giữa phương châm hội thoại và tình huống giao tiếp.

-Hiểu được phương châm hội thoại không phải là những qui định bắt buộc trong mọi tình huống giao tiếp vì nhiều lí do khác nhau, các phương châm hội thoại đôi khi không được tuân thủ.

 2. Kĩ năng:

-Thực hành những trường hợp không tuân thủ phương châm hội thoại.

 3.Thái độ:

 -Học sinh có ý thức vận dụng các phương châm hội thoại vào giao tiếp.

B. Chuẩn bị:

-Giáo viên: Chuẩn bị nội dung lên lớp, bảng phụ, phiếu học tập.

-Học sinh : Chuẩn bị bài theo hướng dẫn

C. Tiến trình tổ chức các hoạt động.

* Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ. ( 10 )

?Kể tên các phương châm hội thoại đã được học? Yêu cầu của các phương châm hội thoại đó?

-Lấy một tình huống giao tiếp vi phạm một trong các phương châm hội thoại đã học?

 * Hoạt động 2: Giới thiệu bài. ( 1 )

 Để giao tiếp thành công người nói không chỉ cần nắm vững các phương châm hội thoại mà còn phải xác định rõ những đặc điểm của tình huống giao tiếp, phải biết rõ mình đang nói với ai, và nói khi nào, nói ở đâu và nhằm mục đích gì? Bài học hôm nay sẽ giúp các em nắm vững điều đó.

 

doc 5 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 702Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối lớp 9 - Tiết 13: Các phương châm hội thoại (tiếp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 25 /9 / 07 
Ngày giảng: 27/ 9 / 07 
Tiết 13: Các Phương Châm Hội Thoại (tiếp)
A. Mục tiêu cần đạt.
1. Kiến thức: * Giúp học sinh:
-Nắm được mối quan hệ chặt chẽ giữa phương châm hội thoại và tình huống giao tiếp.
-Hiểu được phương châm hội thoại không phải là những qui định bắt buộc trong mọi tình huống giao tiếp vì nhiều lí do khác nhau, các phương châm hội thoại đôi khi không được tuân thủ.
 2. Kĩ năng:
-Thực hành những trường hợp không tuân thủ phương châm hội thoại.
 3.Thái độ:
	-Học sinh có ý thức vận dụng các phương châm hội thoại vào giao tiếp.
B. Chuẩn bị:
-Giáo viên: Chuẩn bị nội dung lên lớp, bảng phụ, phiếu học tập.
-Học sinh : Chuẩn bị bài theo hướng dẫn
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động.
* Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ. ( 10’ )
?Kể tên các phương châm hội thoại đã được học? Yêu cầu của các phương châm hội thoại đó? 
-Lấy một tình huống giao tiếp vi phạm một trong các phương châm hội thoại đã học?
 * Hoạt động 2: Giới thiệu bài. ( 1’ )
 	Để giao tiếp thành công người nói không chỉ cần nắm vững các phương châm hội thoại mà còn phải xác định rõ những đặc điểm của tình huống giao tiếp, phải biết rõ mình đang nói với ai, và nói khi nào, nói ở đâu và nhằm mục đích gì? Bài học hôm nay sẽ giúp các em nắm vững điều đó.
* Hoạt động 3: Bài mới ( 33’ )
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động
 của H/S
Nội dung cần đạt
GV treo bảng phụ.
GV yêu cầu h/s đọc bài tập câu chuyện cười Chào hỏi.
?Theo em nhân vật chàng rể có tuân thủ phương châm lịch sự không? Vì sao?
?Theo em câu hỏi của anh chàng rể sẽ phù hợp với tình huống nào?
?Từ hai tình huống trên em rút ra nhận xét gì về phương châm hội thoại và tình huống giao tiếp?
?Từ đây em có thể rút ra bài học gì khi giao tiếp?
GV khái quát ghi nhớ.
GV hệ thống các ví dụ đã học bảng phụ.
GV yêu cầu học sinh đọc các bài tập.
?Trong các tình huống giao tiếp vừa đọc thì tình huống nào không tuân thủ phương châm hội thoại, tình huống nào tuân thủ phương châm hội thoại? Phân tích?
GV yêu cầu học sinh đọc đoạn đối thoại.
?Câu trả lời của ba có đáp ứng như cầu thông tin đúng như An mong muốn không? Vì sao?
?Phương châm hội thoại nào đã không được tuân thủ?
?Vì sao người nói không tuân thủ phương châm hội thoại đó?
?Tìm một số tình huống giao tiếp tương tự như vậy?
?Qua bài tập 1,2 em thấy người nói không tuân thủ phương châm hội thoại vì sao?
?Khi bác sĩ nói về tình trạng sức khoẻ với bệnh nhân mắc bệnh nan y thì phương châm hội thoại nào không được thực hiện? Vì sao?
?Hãy tìm tình huống giao tiếp tương tự?
?Hai tình huống giao tiếp trên đều vi phạm phương châm hội thoại vì sao?
GV:Như vậy không phải trường hợp nào nói dối đều là xấu.
GV nêu tình huống 4 sgk/37
?Hiểu nghĩa tường minh, nghĩa hàm ẩn của câu nói" Tiền bạc chỉ là tiền bạc" là gì?
?Từ việc hiểu nghĩa của câu nói thì trong trường hợp nghĩa nào câu nói tuân thủ phương châm hội thoại và trường hợp nào không tuân thủ phương châm hội thoại? Vì sao?
GV lấy thêm một số cách nói khác: Chiến tranh là chiến tranh; Nó vẫn là nó...
?Còn nguyên nhân nào khi giao tiếp vẫn vi phạm phương châm hội thoại?
?Khi giao tiếp có một số phương châm hội thoại không được tuân thủ vì những lí do nào
GV khái quát ghi nhớ
GV nêu yêu cầu đọc mẩu. chuyện và trả lời câu hỏi.
?Câu trả lời của người bố không tuân thủ phương châm hội thoại nào? Phân tích?
GV:Xác định yêu cầu của bài tập 2.
?Thái độ và lời nói của các nhân vật Chân, Tay, Tai, Mắt đã vi phạm phương châm giao tiếp nào?
GV khái quát các bài tập.
HS quan sát
-Đọc bài tập
-Trả lời độc lập
-Nêu tình huống
-Khái quát
-Nhận xét
-Đọc ghi nhớ.
-Đọc bài tập
-Phát hiện, phân tích
-Đọc
-Lí giải
-Nhận xét
-Giải thích
-Tìm tình huống
-Khái quát
-Phát hiện, giải thích
-Nêu tình huống
-Lí giải
-Nghe
HS nêu tình huống
-Giải thích
-Phân tích
-Nghe
-Khái quát
-Khái quát nội dung phần II
-Đọc ghi nhớ
-Đọc.
-Làm độc lập
-Nêu yêu cầu BT
-Phân tích
I.Quan hệ giữa phương châm hội thoại với tình huống giao tiếp.
 1.Bài tập 1: Chuyện cười Chào hỏi
-Câu hỏi của chàng rể không thực hiện phương châm lịch sự.
-Vì câu hỏi không phù hợp với hoàn cảnh và công việc đang làm ( quấy rối, gây phiền hà cho người khác)
VD: Hỏi thăm công việc của người khác.
Hỏi: Công việc đó bác làm vất vả lắm phải không?
-Cùng một câu nói nhưng ở tình huống giao tiếp này thi phù hợp còn ở tình huống giao tiếp khác lại vi phạm.
-Vận dụng phương châm hội thoại cần phù hợp với tình huống giao tiếp.
-Cần xác định Nói với ai? Nói ở đâu? Nói khi nào?, Nói để làm gì?)
2.Ghi nhớ:SGK/ 36.
II.Những trường hợp không tuân thủ phương châm hội thoại.
1.Hệ thống bài tập đã học.
-Chuyện cười: Lợn cưới áo mới; Quả bí khổng lồ;Người ăn xin.
-Thành ngữ : Ông nói gà, bà nói vịt...
-Tất cả các tình huống giao tiếp đều không tuân thủ phương châm hội thoại ( trừ câu chuyện Người ăn xin)
2.Bài tập 2 SGK/37
-Câu trả lời không đáp ứng thông tin mà Ba yêu cầu.
-An mong muốn thông tin chính xác còn ba lại trả lời chung chung.
-Phương châm về lượng ( không cung cấp đúng lượng thông tin như An mong muốn)
-Người nói không biết chính xác chiếc máy bay đầu tiên được chế tạo vào năm nào. Để tuân thủ phương châm về chất nên người nói phải trả lời một cách chung chung Đâu khoảng đầu thế kỉ XX.
Ví dụ: Bạn có biết Nhà cô giáo chủ nhiệm ở đâu không?
-ở hướng hồ Hoàn Kiếm.
-Thiếu hiểu biết,thiếu văn hoá giao tiếp, vụng về khi giao tiếp.
3.Bài tập 3/37
-Phương châm về chất không được thực hiện.
-Để động viên và tạo tâm lí lạc quan cho bệnh nhân.
Ví dụ:
-Khi chiến sĩ cách mạng bị rơi vào tay địch không thể thực hiện phương châm về chất mà khai hết với địch những bí mật của ta.
- Cần phải ưu tiên cho một yêu cầu khác quan trọng hơn.
4.Bài tập 4/37.
-Nghĩa tường minh: Tiền bạc chỉ là tiền bạc
-Nghĩa hàm ẩn: Câu nói răn dạy con người không nên chạy theo tiền bạc mà quên đi nhiều thứ khác quan trọng hơn, thiêng liêng hơn trong cuộc sống.
-Trường hợp nghĩa tường minh câu nói không tuân thủ phương châm về lượng.
Vì câu nói không cung cấp mọt lượng thông tin nào cho người nghe cả.
-Trường hợp nghĩa hàm ẩn thì câu nói vẫn tuân thủ phương châm về lượng.
Vì câu nói khuyên nhủ con người ta...
-Muốn người nghe hiểu câu nói theo hàm ý khác cũng không thực hiện phương châm hội thoại.
-Người nói vô ý, vụng về, thiếu hiểu biết.
-Để ưu tiên cho mục đích khác tốt đẹp hơn.
-Hiểu câu nói theo hàm ý.
2.Ghi nhớ: SGK/ 37.
III.Luyện tập.
1.Bài tập 1.
-Không tuân thủ phương châm cách thức.
-Vì một câu bé 5 tuổi không thể nhận biết được tuyển tập truyện ngắn của Nam Cao để nhờ đó tìm được quả bóng.
2.Bài tập 2.
-Không tuân thủ phương châm lịch sự. Vì các nhân vật không chào hỏi gì cả mà con biểu thị thái độ bực dọc vô cớ.
* Hoạt động 4: Hướng dẫn học sinh học ở nhà. ( 1’ )
- Nắm chắc quan hệ phương châm hội thoại và tình huống giao tiếp.
-Những trường hợp không tuân thủ phương châm hội thoại mà vẫn được chấp nhận?
-Xây dựng các đoạn hội thoại.
-Về nhà: Hoàn thành các bài tập SBT.
-Chuẩn bị bài: Chuyện người con gái Nam Xương.

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 13 - TV.doc