Giáo án môn Ngữ văn khối lớp 9 - Tiết 40, 41: Ôn tập truyện trung đại Việt Nam

Giáo án môn Ngữ văn khối lớp 9 - Tiết 40, 41: Ôn tập truyện trung đại Việt Nam

 A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

 1. Kiến thức:- Hệ thống hóa các kiến thức về truyện trung đại đã học.

 -Nắm lại những kiến thức cơ bản về truyện trung đại Việt Nam: Những thể loại chủ yếu, giá trị nội dung

 và nghệ thuật của những tác phẩm tiêu biểu .

 2. Kĩ năng: Tổng hợp khái quát vấn đề, cảm nhận về nhân vật, về một hình ảnh thơ,.

 3. Thái độ: GD ý thức học tập.

B.Chuẩn bị: +GV:-Sách giáo khoa, SGV, Sách CHKT-KN; Bảng phụ

 +HS:-Soạn bài, đọc kĩ chú thích, vở ghi chép; Biết giới thiệu bài mới;

C. Tổ chức các hoạt động dạy - học :

HĐ1: Bài cũ: Kiểm tra việc chuẩn bị bài mới của HS.

 HĐ2:Giới thiệu bài: Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho HS

 HS giới thiệu: Để chuẩn bị bước sang tiếp cận một số tác phẩm của một giai đoạn văn học mới - VHHĐ- trong tiết học này chúng ta cùng ôn lại các kiến thức trọng tâm phần truyện trung đại. Các bạn cần chú ý ôn tập tốt vì sau tiết này sẽ có tiết kiểm tra Truyện trung đại.

 

doc 5 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 742Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối lớp 9 - Tiết 40, 41: Ôn tập truyện trung đại Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 40, 41
Văn bản
ÔN TẬP TRUYỆN TRUNG ĐẠI VIỆT NAM
Soạn:
Giảng:
 A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 
 1. Kiến thức:- Hệ thống hóa các kiến thức về truyện trung đại đã học.
 -Nắm lại những kiến thức cơ bản về truyện trung đại Việt Nam: Những thể loại chủ yếu, giá trị nội dung 
 và nghệ thuật của những tác phẩm tiêu biểu .
 2. Kĩ năng: Tổng hợp khái quát vấn đề, cảm nhận về nhân vật, về một hình ảnh thơ,...
 3. Thái độ: GD ý thức học tập.
B.Chuẩn bị: +GV:-Sách giáo khoa, SGV, Sách CHKT-KN; Bảng phụ 
 +HS:-Soạn bài, đọc kĩ chú thích, vở ghi chép; Biết giới thiệu bài mới;
C. Tổ chức các hoạt động dạy - học :
HĐ1: Bài cũ: Kiểm tra việc chuẩn bị bài mới của HS.
 HĐ2:Giới thiệu bài: Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho HS 
 HS giới thiệu: Để chuẩn bị bước sang tiếp cận một số tác phẩm của một giai đoạn văn học mới - VHHĐ- trong tiết học này chúng ta cùng ôn lại các kiến thức trọng tâm phần truyện trung đại. Các bạn cần chú ý ôn tập tốt vì sau tiết này sẽ có tiết kiểm tra Truyện trung đại.
HĐ3:Bài học
 HĐ của thầy và trò
 Nội dung cần đạt
B1 Hướng dẫn HS hệ thống kiến thức cơ bản của các 
VB truyện TĐ đã học
Mục tiêu: Giúp HS nắm được các kiến thức trọng tâm, rèn
 kĩ năng khái quát và tổng hợp vấn đề.
@ Kể tên các văn bản truyện trung đại đã học và đọc thêm?
@ Nêu tên tác giả, thể loại của từng văn bản?
@ Nêu nội dung chính, đặc sắc nghệ thuật và ý nghĩa của mỗi 
văn bản? (HS trả lời, GV bổ sung hoàn chỉnh, sau đó pho to 
bảng hệ thống đến từng HS)
B2 Phân tích vẻ đẹp và số phận người phụ nữ qua một số 
VB đã học
MT: Giúp HS cảm nhận được vẻ đẹp và thân phận người 
phụ nữ trong xã hội PK- Rèn kĩ năngtổng hợp phân tích
@ Hình ảnh nhân vật phụ nữ trong các văn bản truyện trung đại
hiện lên qua tác phẩm như thế nào? (Đẹp từ hình thức đến 
nội dung) 
@Vẻ đẹp hình thức của VN, TV, TK được miêu tả như thế nào?
Tác giả đã khái quát vẻ đẹp của Thúy Kiều và Thúy Vân qua các cụm từ nào?
@ Vẻ đẹp tâm hồn và phẩm chất của VN được miêu tả ntn 
trong "Chuyện người con gái NX"? (đảm đang tháo vát, 
hiếu thảo với mẹ chồng, thủy chung son sắt,
 giàu đức hi sinh và vị tha, khát vọng hạnh phúc gia đình)
@ Vẻ đẹp tính cách của nàng Kiều được bộc lộ ntn qua các 
đoạn trích đã học? (hiếu thảo, thủy chung son sắt, giàu đức hi 
sinh và vị tha, khát vọng tình yêu chân chính)
@ Những người phụ nữ này đẹp toàn diện như vậy nhưng số
Phận cuộc đời họ như thế nào?
@ Có thể khái quát rằng đây là hình ảnh tiêu biểu cho 
những người phụ nữ trong xã hội cũ không ? Vì sao? 
 Hết tiết 40 sang tiết 41
1.Bảng thống kê những kiến thức cơ bản của một số văn bản truyện trung đại
 (kèm theo bảng hệ thống)
2. Phân tích vẻ đẹp và số phận của người phụ nữ qua các văn bản đã học: ("Chuyện người con gái Nam Xương" và các đoạn trích "Truyện Kiều").
- Vẻ đẹp của người phụ nữ: Họ có vẻ đẹp toàn diện từ nhan sắc đến tâm hồn phẩm chất.
 + Về nhan sắc, tài năng (DC về TV,TK, VN)
 + Về tâm hồn, phẩm chất: đảm đang tháo vát, hiếu thảo, thủy chung son sắt, giàu đức hi sinh và vị tha, khát vọng hạnh phúc, tình yêu chân chính (DC về TK và VN)
- Số phận của người phụ nữ: bị kịch, đau khổ, oan khuất (số phận của Vũ Nương), bi kịch điển hình của người phụ nữ (nhân vật Thúy Kiều hội đủ đau khổ của người phụ nữ trong xã hội xưa mà hai bi kịch lớn nhất là bi kịch lớn nhất là bi kịch tình yêu tan vỡ và bi kịch nhân phẩm bị chà đạp).
B3 Tìm hiểu bộ mặt xấu xa, thối nát của giai cấp thống 
trị trong xã hội phong kiến
MT Giúp HS thấy được hiện thực xã hội PK xưa kia là
 nguyên nhân khiến những người phụ nữ tài sắc vẹn toàn phải
 bất hạnh đau khổ.
@ Qua các văn bản Chuyện cũ trong phủ chúa Trinh, 
Truyện Kiều, HLNTC hồi thứ 14 em có nhận xét gì về giai 
cấp phong kiến thống trị trong xã hội đương thời ?
B4 Tìm hiểu vẻ đẹp của một số nh vật trong các VB đã học
MT: Giúp HS cảm nhận được vẻ đẹp của một số nhân vật
 t tâm trong tp truyện đã học-Rèn kĩ năng nhận xét tổng hợp
 khái quát
@ Trình bày vắn tắt cảm nhận của em về vẻ đẹp của nhân 
vật VN trong "CNCGNX"?
@ Trình bày vắn tắt cảm nhận của em về vẻ đẹp của nhân 
vật TK qua "KơLNB"?
@ Qua Hồi thứ 14 "HLNTC" nhân vật người anh hùng
 Nguyễn Huệ QT hiện lên với những vẻ đẹp nào?
@ Em hãy nêu vài dẫn chứng để chứng tỏ NH là người có trí 
tuệ tuyệt vời?
@ QT Nguyễn Huệ có tài dụng binh như thế nào? Em hãy nêu 
vài chi tiết trong đoạn trích để làm dẫn chứng?
@ Vì sao tập thể tác giả vốn có cảm tình với triều Lê lại có 
những trang viết tuyệt đẹp về người anh hùng Ng Huệ như thế?
@ Trình bày vắn tắt cảm nhận của em về vẻ đẹp của nhân 
vật LVT?
@ Xây dựng hình ảnh nhân vật LVT nguyễn Đình Chiểu 
muốn nói lên điều gì? Qua đó em có suy nghĩ gì về nhà thơ
 mù NĐC?
( Sau mỗi câu hỏi, GV nhận xét và tổng hợp ý tr tâm cho HS)
B5 Ôn tập về Truyện Kiều
MT: Giúp HS nắm lại một số vấn đề về giá trị nội dung và
 nghệ thuật của tác phẩm qua các đoạn trích đã học.
- Gv nhắc lại đôi nét về tác giả NG Du và tóm tắt "Truyện Kiều"
@ Cảm hứng nhân đạo được thể hiện như thế nào qua các 
đoạn trích "Truyện Kiều" đã học?
@ Qua các đoạn trích đã học , em hãy nêu những thành công về 
nghệ thuật tự sự của Nguyễn Du?
@ Trong các đoạn trích đã học đoạn nào đơn thuần tả cảnh, tả 
người, đoạn nào tả cảnh ngụ tình, đoạn nào miêu tả nội tâm 
nhân vật?
@ Khi tả người tác giả Nguyễn Du đã dùng bút pháp quen 
thuộc nào trong thơ văn trung đại ?
@ Em hiểu thế nào là bút pháp ước lệ ? Nêu dẫn chứng cụ thể 
về bút pháp này trong đoạn trích"CETK" ? Đây là bút pháp 
quen thuộc trong thơ văn trung đại nhưng nét đặc sắc tài tình của 
Nguyễn Du là gì?
@ Em hiểu thế nào là tả cảnh ngụ tình? Hai bức tranh thiên 
nhiên trong "K ở lầu NB" lag hai bức tranh nào ? Hai bức tranh ấy nói lên tâm trạng gì của nàng Kiều?
3/ Bộ mặt của gc thống trị PK đương thời:
- Sống xa hoa, đục khoét nhân dân, làm nhân dân điêu đứng khổ sở.
- Hèn nhát, đầu hàng, bán nước, chạy theo giặc một cách nhục nhã
- Giả dối, bất nhân, vì tiền mà t tận lương tâm 
4/ Vẻ đẹp của một số nhân vật 
+ VN (Chuyện người con gái NX):
 - Hết lòng với mẹ chồng, thchung với chồng, chu đáo tận tình và rất mực yêu thương con.
 - Bao dung, vị tha, nặng lòng với g đình.
+ Thúy Kiều ( Kiều ở lầu NB)
 - Hiếu thảo vị tha giàu đức hi sinh
 - Thủy chung son sắt
+ Hình tượng Nguyễn Huệ:
 - Yêu nước nồng nàn, quyết tâm đánh đuổi giặc ngoại xâm cứu nước, cứu dân;
 - Tài trí, dũng mãnh, quyết đoán,
 - Trí tuệ sáng suốt, nhìn xa trông rộng
 - Tài dụng binh như thần: hành binh thần tốc, chỉ huy quân sĩ trực tiếpchiến đấu và chiến thắng, đại phá quân Thanh mùa xuận Kỉ Dậu.
* Đó là người anh hùng thể hiên sức mạnh của dân tộc, nhân vật lịch sử kiệt xuất được khắc họa trung thực trong một tác phẩm văn học trung đại.
+ Nhân vật LVT (LVT cứu KNN)
 -Lí tưởng đạo đức cao đẹp	
 -Q/ niệm phò đời giúp nước, giúp dân, "kiến nghĩa bất vi - phi anh hùng".
 -Trừng trị kẻ ác cứu người hoạn nạn, cứu dân lầm than.
 -Trọng nghĩa khinh tài
* Nhân vật LVT thể hiện quan niệm lí tưởng và mơ ước hành đạo cứu đời của NĐC.
5/ Truyện Kiều của Nguyễn Du:
- Tác giả NG Du: SGK
- Tóm tắt TK: SGK
- Giá trị nhân đạo qua các đoạn trích:
 + “Chị em TK":Ca ngợi tài năng con người và dự cảm về kiếp người tài hoa mệnh bạc
 + Kiều ở lầu NB”: Thương cảm trước những đau khổ, bi kịch của con người. Ca ngợi vẻ đẹp nhân phẩm của Kiều.
-Thành công về nghệ thuật: Nghệ thuật tự sự và dùng ngôn ngữ đạt đến mức tài hoa
 +Kết hợp miêu tả dưới nhiều hình thức:Trực tiếp miêu tả thiên nhiên( Cảnh ngày xuân),Tả cảnh ngụ tình (Kiều ở lầu Ngưng Bích), miêu tả nhân vật bằng bút pháp ước lệ tượng trưng (CETK), miêu tả nội tâm nhân vật bằng ngôn ngữ độc thoại (K ở Lầu NB)
 + Bút pháp ước lệ: Lấy hình ảnh đẹp trong thiên nhiên như mây, tuyết, trăng, hoa... làm qui ước để tả vẻ đẹp của con người
 + Tả cảnh ngụ tình: Mượn việc tả thiên nhiên để miêu tả tình cảm con người, cảnh thiên nhiên chỉ là phương tiện còn tâm trạng con người là mục đích miêu tả.
HĐ4 :Củng cố- luyện tập 
HĐ5 Dặn dò: Học thuộc bảng hệ thống các VB truyện Trung Đại
Về nhà tự kiểm tra lại các phần đã ôn, đối chiếu với nội dung bài học để tự đánh giá việc tiếp thu kiến thức của mình. Rèn kĩ năng viết đoạn trình bày cảm nhận về nhân vật.
-Chuẩn bị bài : CTĐP Trong rừng loòng boong (Tài liệu chương trình địa phương)
 Bảng hệ thống các văn bản truyện TRUNG ĐẠI
Tên văn bản
Nội dung
Nghệ thuật
Ý nghĩa
Chuyện người con gái Nam Xương- trích Truyền kì mạn lục
Nguyễn Dữ
- Vẻ đẹp của nhân vật Vũ Nương: 
+ hết lòng với mẹ chồng, thủy chung với chồng, chu đáo tận tình và rất mực yêu thương con.
+ B dung, vị tha, nặng lòng với g đình.
- Thái độ của tác giả: Phê phán sự ghen tuông mù quáng, ngợi ca người phụ nữ tiết hạnh
- Khai thác vốn văn học dân gian
- Sáng tạo về nhân vật, sáng tạo trong cách kể chuyện, cách sử dụng yếu tố truyền kì
- Sáng tạo một kết thúc tác phẩm không mòn sáo.
- Với quan niệm cho rằng hạnh phúc khi đã tan vỡ không thể hàn gắn được, truyện phê phán thói ghen tuông mù quáng và ngợi ca vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ VN
Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh - Trích Vũ trung tùy bút- Phạm Đình Hổ
- Cuộc sống hưởng thụ của T Sâm
 +Thú chơi đèn đuốc, bày đặt nghi lễ, xây dựng đền đài....Ý nghĩa khách quan của sự việc cho thấy cuộc sống của nhà chúa thật xa hoa.
 + Thú chơi trân cầm dị thú, cổ mộc quái thạch, chậu hoa cây cảnh,... Để thỏa mãn thú chơi, chúa cho thu lấy sản vật quí từ khắp kinh thành đưa vào trong phủ
- Thói nhũng nhiễu của bọn quan lại:
 + T đoạn: Nhờ ...măng, vu khống
 + Hành động: Dọa, cướp, tống tiền,...
- Thái độ của tác giả: Thể hiện qua giọng điệu, qua một số từ ngữ lột tả bản chất của bọn quan lại
- Lựa chọn ngôi kể phù hợp
- Lựa chọn sự việc tiêu biểu, có ý nghĩa phản ánh bản chất sự việc, con người.
- Miêu tả sinh động: từ nghi lễ mà chúa bày đặt ra đến kì công đưa cây quý về trong phủ, từ những thanh âm khác lạ trong đêm đến hành động của bọn quan lại
- Sử dụng ngôn ngữ khách quan nhưng vẫn thể hiện rõ thái độ bất bình của tác giả trước hiện thực
- Hiên thực lịch sử và thái độ của "kẻ thức giả" trước những vấn đề của đời sống xã hội.
Hoàng Lê nhất thống chí - Trích hồi thứ 14- Ngô Gia văn phái
- Hình ảnh người anh hùng Nguyễn Huệ và sức mạnh dân tộc trong cuộc chiến tranh chống xâm lượcThanh qua các sự kiện lịch sử:
+ Ngày 20,22,24/11 Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế và xuất quân ra Bắc ngày 25 tháng Chạp năm MT(1788)
+ Nguyễn Huệ tiến quân ra Bắc gặp người cống sĩ ở huyện La Sơn (Ng Thiếp), tuyển mộ quân lính, duyệt binh, phủ dụ tướng sĩ ở Tam điệp
+ Diễn biến trận chiến năm Kỉ Dậu (1789) đại phá 20 vạn quân Thanh.
- Hình ảnh bọn giặc xâm lược kiêu căng, tự mãn, chủ quan, khinh địch và sự thảm bại của quân tướng TSN khi tháo chạy về nước ==>
- Lựa chọn trình tự kể theo diễn biến các sự kiện lịch sử.
- Khắc họa nhân vật lịch sử(người anh hùng NH, hình ảnh bọn giặc xâm lược, hình ảnh vua tôi LCT) với ngôn ngữ kể, tả chân thật s động
- Có giọng đệu trần thật thể hiện thái độ của tác giả với vương triều nhà Lê, với chiến thắng của dân tộc, bọn giặc cướp nước
 _______
- Hình ảnh vua quan LCT đớn hèn, nhục nhã, số phận gắn chặt với bọn xâm lược
VB ghi lại hiện thực lịch sử hào hùng của dân tộc ta và hình ảnh người anh hùng Nguyễn Huệ trong chiến thắng mùa xuân năm Kỉ Dậu 1789
Truyện Kiều - Nguyễn Du
- Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Du
-Nhân vật, sự kiện của Truyện Kiều
 _____________
bản nhất: niềm thương cảm sâu sắc trước những đau khổ của con người; sự lên án tố cáo những thế lực tàn bạo; sự trân trọng đề cao con người từ vẻ đẹp hình thức phẩm chất đến những ước mơ, những khát vọng chân chính. <=
+ Về nội dung có giá trị hiện thực và nhân đạo.
* TP đã phản ánh sâu sắc hiên thực xã hội đương thời với bộ mặt của tầng lớp thống trị và số phận những con người bị áp bức, đặc biệt là số phận bi kịch của người phụ nữ
* T Kiều mang giá trị nhân đạo với những nội dung cơ 
+ Về hình thức có nhiều sáng tạo trong nghệ thuật kể chuyện, sử dụng ngôn ngữ, miêu tả thiên nhiên, khắc họa hình tượng nhân vật.
Chị em Thúy Kiều - trích 
"TK" của Nguyễn Du
- Thái độ trân trọng ngợi ca vẻ đẹp tài năng của T Kiều, T Vân
- Dự cảm về cuộc đời của hai chị em
- Sử dụng những hình ảnh tượng trưng ước lệ
- Sử dụng N thuật đòn bẩy
- Lựa chọn và sử dụng ngôn ngữ miêu tả tài tình
Chị em TK thể hiện tài năng nghệ thuật và cảm hứng nhân văn ngợi ca vẻ đẹp con người và tài năng con người của tác giả ND
Cảnh ngày xuân
trích "TK" của Ng Du
-Vẻ đẹp thiên nhiên mùa xuân được khắc họa qua cái nhìn của nhân vật trước ngưỡng cửa tình yêu hiện ra mới mẻ tinh khôi sống động
- Q cảnh hội mùa xuân rộn ràng náo nức vui tươi và cùng với những nghi thức trang nghiêm mang tính chất truyền thống của người Việt tưởng nhớ những người đã khuất
- Chị em TK từ lễ hội đầy lưu luyến trở về 
- Sử dụng ngôn ngữ miêu tả giàu hình ảnh, giàu nhịp điệu, diễn tả tinh tế tâm trạng nhân vật
- Miêu tả theo trình tự thời gian cuộc du xuân của chị em TK.
CNX là đoạn trích miêu tả bức tranh mùa xuân tươi đẹp qua ngôn ngữ và bút pháp nghệ thuật giàu chất tạo hình của Nguyễn Du.
Mã Giám Sinh mua Kiều
trích 
"TK" của Nguyễn Du
- Diễn biến cuộc mua bán TK của MGS đã phơi bày hiện thực xã hội. Trong đó TK rơi vào cảnh ngộ bị biến thành món hàng trao tay, bị đồng tiền và những thế lực tàn bạo chà đạp lên nhân phẩm và nạn nhân là người con gái tài sắc vẹn toàn, lương thiện.
- Tầm lòng nhân đạo của ND thể hiện qua thái độ khinh bỉ căm phẫn sự giả dối, tàn nhẫn lạnh lùng của MGS; qua nỗi xót thương, đồng cảm với TK.
- Miêu tả nhân vật Mã Giám Sinh: diện mạo, hành động, ngôn ngữ đối thoại của nhân vật phản diện thể hiện bản chất xấu xa
-Sử dụng từ ngữ kể lại cuộc mua bán
Đoạn thơ thể hiện tấm lòng cảm thương, xót xa trước thực trạng con người bị chà đạp, lên án hành vi, bản chất xấu xa của những kẻ buôn người.
Kiều ở lầu Ngưng Bích
trích 
"TK" của Nguyễn Du
- Tâm trạng nhân vật T Kiều khi ở lầu Ngưng Bích: đau đớn xót xa nhớ về Kim Trọng, day dứt nhớ thương gia đình.Trong tình cảnh đáng 
thương, nỗi nhớ của T Kiều đi liền với tình thương-một biểu hiện của đức hi sinh, lòng vị tha, chung thủy rất đáng ca ngợi ở nhân vật này.
- Hai bức tranh thiên nhiên trước lầu NB trong cảm nhận của Kiều.
 * B tranh thứ nhất (4 câu đầu) phản chiếu tâm trạng suy nghĩ của nhân vật khi bị Tú Bà giam lỏng ở lầu Ngưng Bích, cảnh vật hiện ra bao la hoang vắng xa lạ và cách biệt
 ==>
- Nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật: diễn biến tâm trạng được thể hiện qua ngôn ngữ độc thoại và tả cảnh ngụ tình đặc sắc.
- Lựa chọn từ ngữ, sử dụng các biện pháp tu từ.
* Bức tranh thứ hai (8 câu thơ cuối) phản chiếu tâm trạng nhân vật trở về với thực tại phũ phàng, nỗi buồn của TK không thể vơi, cảnh nào cũng buồn, cũng gợi thân phận con người trong cuộc đời vô định.
Đoạn trích thể hiện tâm trạng cô đơn, buồn tủi và tấm lòng thủy chung hiếu thảo của Thúy Kiều.
LVTiên cứu KNNga
Trích Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu
- Đạo lí nhân nghĩa ở hình tượng nhân vật LVT được thể hiện qua hành động đánh cướp cứu người, tấm lòng chính trực, hào hiệp, trọng nghĩa khinh tài, từ tâm nhân hậu khi cư xử với KNN sau khi đánh lại bọn cướp.
- Đạo lí nhân nghĩa còn được thể hiện qua lời nói của cô gái thùy mị, nết na KNN một lòng tri ân người đã cứu mình.
- Miêu tả nhân vật chủ yếu thông qua cử chỉ, hành động, lời nói 
- Sử dụng ngôn ngữ mộc mạc, bình dị gần với lời nói thông thường mang màu sắc Nam Bộ rõ nét , phù hợp với diễn biến tình tiết truyện.
- Đoạn trích ca ngợi phẩm chất cao đẹp của hai nhân vật LVT và KNN và khát vọng hành đạo cứu đời của tác giả.
LVTiên gặp nạn
Trích Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu
Những h động có toan tính, có âm mưu của TH, bộc lộ tâm địa g ngoan xảo quyệt, bản chất bất nhân, bất nghĩa độc ác của hắn.
- Những hành động lời nói... của ông Ngư thể hiện được tấm lòng bao dung nhân ái hào hiệp của nhân vật này nói riêng và của những người lđ bình thường nói chung. 
*Qua nv ông Ngư, thấy được ====>
- Khắc họa nhân vật đối lập thông qua lời nói cử chỉ hành động
- Sắp xếp tình tiết hợp lí 
- Sử dụng ngôn từ mộc mạc, giản dị, giàu chất Nam Bộ
 _________
mơ ước, quan niệm của tác giả về một cuộc sống trong sạch, tự do phóng khoáng giữa thiên nhiên.
Với đoạn trích này, tác giả đã làm nổi bật sự đối lập giữa cái thiện và cái ác, qua đó thể hiện niềm tin của tác giả vào những điều bình dị mà tốt đẹp trong cuộc sống đời thường .

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 4041 On tap truyen Trung Dai.doc