TIẾT 45 ÔN DỊCH, THUỐC LÁ
I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : Giúp HS :
- Kiến thức: Xác định được quyết tâm phòng chống thuốc lá trên cơ sở nhận thức được tác hại to lớn, nhiều mặt của thuốc lá đối với đời sống cá nhân và cộng đồng.
- Thái độ: Thấy được sự kết hợp chặt chẽ giữa hai phương thức lập luận và thuyết minh trong văn bản.
- Kỹ năng: Biết vận dụng là văn bản thuyết minh.
II/ CHUẨN BỊ: Thầy: - Đọc phần II SGV/ 124.
Trò: - Trả lời câu hỏi phần đọc – hiểu văn bản.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC.
1/ Tổ chức : (1' )
2/ Kiểm tra:(4'): Nêu tác hại của việc sử dụng bao bì ni lông, những giải pháp cho vấn đề sử dụng bao bì ni lông để bảo vệ môi trường sống, bảo vệ trái đất ? .
3/ Bài mới:
Ngày giảng : Tuần XII Bài 12 Tiết 45 ôn dịch, thuốc lá I/ Mục tiêu cần đạt : Giúp HS : - Kiến thức: Xác định được quyết tâm phòng chống thuốc lá trên cơ sở nhận thức được tác hại to lớn, nhiều mặt của thuốc lá đối với đời sống cá nhân và cộng đồng. - Thái độ: Thấy được sự kết hợp chặt chẽ giữa hai phương thức lập luận và thuyết minh trong văn bản. - Kỹ năng: Biết vận dụng là văn bản thuyết minh. II/ Chuẩn bị: Thầy: - Đọc phần II SGV/ 124. Trò: - Trả lời câu hỏi phần đọc – hiểu văn bản. III/ Các hoạt động dạy và học. 1/ Tổ chức : (1' ) 2/ Kiểm tra:(4'): Nêu tác hại của việc sử dụng bao bì ni lông, những giải pháp cho vấn đề sử dụng bao bì ni lông để bảo vệ môi trường sống, bảo vệ trái đất ? . 3/ Bài mới: Giới thiệu ( 1' ) Hoạt động của Thầy và trò tg Nội dung bài học Hoạt động I: Giới thiệu: Thuốc lá là một chủ đề thường xuyên được đề cập trên các phương tiện thông tin đại chúng. Ngày càng có nhiều công trình nghiên cứu phân tích tác hại ghê gớm của tệ nghiện thuốc lá và khói thuốc lá đối với đời sống con người. Hoạt động II: HDHS đọc VB và tìm hiểu chú thích. GV: Hướng dẫn đọc: - Đọc mẫu một đoạn. HS: Đọc tiếp ( mỗi học sinh đọc 2 phần) . - Đọc chú thích: 1,2,3,5,6,9 ( lưu ý chú thích 1,9 ). Hoạt động III: HDHS tìm hiểu văn bản. GV: Em hiểu từ "ôn dịch" trong tên gọi văn bản có nghĩa như thế nào ? HS: Không đơn thuần chỉ dùng với nghĩa là một thứ bệnh lan truyền rộng mà còn thường dùng làm tiếng chửi rủa. GV: Tại sao tác giả đặt dấu phẩy ngăn cách giữa hai từ "Ôn dịch" - "Thuốc lá" ? HS: Dấu phẩy được sử dụng theo lối tu từ để nhấn mạnh sắc thái biểu cảm vừa căm tức vừa ghê tởm. GV: Có thể diễn đạt tên gọi văn bản bằng cách nào khác không ? HS: Có thể diễn ý: "Thuốc lá mày là đồ ôn dịch". GV: Em hiểu từ thuốc lá là như thế nào ? HS : Là cách gọi tắt của" tệ nghiện thuốc lá." GV: Tệ nghiện thuốc lá và ôn dịch có gì giống nhau ? HS: Đều là một thứ bệnh có đặc điểm chung là rất dễ lây lan. GV: Theo em văn bản chia mấy phần ? HS: 4 phần. 1: Từ đầu ê AIDS. 2: Tiếp ê cộng đồng. 3: Tiếp ê phạm pháp. 4: Còn lại. GV: Phần 1 cho ta biết điều gì ? HS: Đọc phần 2 văn bản. - Hoạt động nhóm. GV: Giao việc: Vì sao tác giả dẫn lời Trần Hưng Đạo bàn về việc đánh giặc trước khi phòng trừ tác hại của thuốc lá ? Tác dụng ? HS: Trao đổi thảo luận (ghi bảng con). - N1-2: Cử đại diện trình bày. - N3-4: Nhận xét, bổ sung. GV: Nhận xét, kết luận (bảng phụ) - Tác giả mượn lối so sánh rất hay của nhà quân sự thiên tài để nhằm mục đích gì trong lập luận ? HS: Để thuyết minh một cách thuyết phục một vấn đề y học. GV: Hãy phân tích hình ảnh "tằm ăn dâu" và nghĩa so sánh ? HS: Tác giả so sánh tằm với khói thuốc lá ê người hút không thấy tác hại của nó ngay mà còn thấy sảng khoái. GV: Tác giả đã phân tích tác hại của khói thuốc như thế nào ? HS: Gây viêm phế quản, ung thư, nhồi máu cơ tim. GV: Vì sao lấy bệnh viêm phế quản làm dẫn chứng ( bệnh nhẹ nhất). Chuyển ý GV: Nội dung chính của phần 3 là gì ? - Vì sao tác giả đặt giả định "Tôi hút thuốc, tôi bị bệnh, mặc tôi". HS: Là lời chống chế thường gặp ở những người hút thuốc. GV: Tác giả đã phản bác luận điệu sai lầm đó như thế nào ? ( HS đọc phần 3). GV: Giải thích ( có 2 khái niệm là hút thuốc lá chủ động và hút thuốc lá bị động). GV: Vậy thuốc lá có hại như thế nào ? HS: Suy nghĩ trả lời. GV: Em có nhận xét gì về lập luận của tác giả ? HS: Lập luận chặt chẽ, dẫn chứng sinh động cả tình cảm nhiệt thành, sôi nổi. Chuyển ý HS: Đọc phần 4. GV: Vì sao tác giả đưa ra những số liệu để so sánh tình hình hút thuốc lá ở nước ta với các nước Âu - Mỹ ? HS: ở ta mua một bao thuốc lá khoản tiền tương đối lớn đối với hầu hết thiếu niên Việt Nam. GV: Nếu không có tiền mua thuốc sẽ dẫn đến hiện tượng gì ? HS: Có thể trộm cắp, ma tuý... GV: Các nước Âu - Mỹ họ đã làm gì để ngăn chặn tệ nghiện thuốc lá ? HS: Các nước đã có nhiều chiến dịch và biện pháp ngăn ngừa, hạn chế quyết liệt hơn ta. GV: Sự so sánh ở phần này có tác dụng gì ? HS: Trả lời. GV: Thuốc lá có tác hại như vậy nên chúng ta phải làm gì ? HS: Phòng chống ôn dịch. - Đọc ghi nhớ. Hoạt động IV: HDHS luyện tập. HS: Đọc yêu cầu bài 2. GV: Gợi ý: - Cảm nghĩ phải chân thực. - Không viết quá 5 dòng. - Chỉ ra tác dụng cảnh báo của bản tin. 1' 7' 28' I/ Đọc văn bản - chú thích 1/ Đọc văn bản. 2/ Chú thích. III/ Tìm hiểu văn bản 1/ ý nghĩa của tên gọi văn bản. - "Ôn dịch" ê không chỉ dùng với nghĩa là một thứ bệnh lan truyền còn dùng làm tiếng chửi rủa. - "Thuốc lá là cách gọi tắt của "tệ nghiện thuốc lá". ặ Đều là mmột thứ bệnh dễ lây lan. 2/ Phân tích văn bản: a) Phần 1: Nêu vấn đề và tính chất nghiêm trọng của vấn đề. b) Phần 2: Tác hại của thuốc lá: - Tác giả so sánh việc chống thuốc lá với chống giặc ngoại xâm, thuốc lá tấn công loài người như giặc ngoại xâm đánh phá ... gặm nhấm như tằm ăn dâu. ặ Gây ấn tượng mạnh. c) Phần 3: Tác hại của khói thuốc đối với người không hút thuốc. - Hút thuốc lá không những làm hại sức khoẻ của mình mà còn hại sức khoẻ của bao người khác. d) Phần 4: Cảm nghĩ và lời bình. - Ta nghèo nhưng "xài" tương đương. - Sự so sánh làm rõ hơn tính đúng đắn của những điều được thuyết minh ở phần trên, làm cơ sở cho tác giả nêu lên lời phán xét cuối cùng. * Ghi nhớ: SGK/ 122. Luyện tập: Bài 2: - Học sinh viết cảm nghĩ của bản thân. 4/ Củng cố : (3’) - Đọc lại ghi nhớ. - Đọc bài 1 ( phần đọc thêm). 5/ Hướng dẫn học tập : ( 1' ) - Học bài. - Làm tiếp bài 2. - Chuẩn bị bài: Câu ghép ( tiếp phần II ). Ngày giảng : Tiết 46 CÂU GHéP( Tiếp theo ) I/ Mục tiêu cần đạt : Giúp HS : - Kiến thức: Nắm được hai cách nối các vế câu trong câu ghép. - Thái độ: Nhận biết và làm bài thành thạo. - Kỹ năng: Vận dụng trong khi nói, viết. II/ Chuẩn bị: Thầy: - Đọc kĩ phần II / SGV/ 115- 116. - Bảng phụ ghi ví dụ. Trò : Xem trước bài III/ Các hoạt động dạy và học 1/ Tổ chức : ( 1' ) 2/ Kiểm tra : ( 3' ) Thế nào là câu ghép ? Có mấy cách nối các vế câu ? Cho ví dụ một câu ghép được nối bằng cặp quan hệ từ. 3/ Bài mới: Vào bài : (1’) Hoạt động của Thầy và trò tg Nội dung bài học Hoạt động I: HDHS tìm hiểu quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu. GV: Treo bảng phụ viết đoạn văn SGK/ 123. HS: Đọc đoạn văn. GV: Em hãy xác định các vế câu ? HS: Có lẽ tiếng Việt của chúng ta đẹp. (Bởi vì) tâm hồn của người Việt Nam ta rất đẹp ... GV: Quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu trong câu ghép trên là quan hệ gì ? HS: - Vế A: Kết quả. - Vế B: Nguyên nhân. Â Quan hệ ý nghĩa: Nguyên nhân - kết quả. ( Vế B biểu thị ý nghĩa giải thích ) GV: Em hãy thêm những quan hệ ý nghĩa có thể có giữa các vế câu ? HS: * Lấy ví dụ: - Các em phải cố gắng học để thầy mẹ được vui lòng và để thầy dạy các em được sung sướng. ( Thanh Tịnh ) Â Quan hệ mục đích. - Nếu ai buồn phiền cau có thì gương cũng buồn phiền cau có theo. Â Quan hệ điều kiện - kết quả. - Tuy nhà Lan rất xa nhưng Lan vẫn đi học đúng giờ. Â Quan hệ tương phản. GV: Cho HS đọc ghi nhớ. Hoạt động II: HDHS luyện tập. HS: Đọc yêu cầu bài tập 1. SGK/ 123. - Hoạt động nhóm GV: Giao việc: + N1, 3 : ý a, b, c. + N2, 4 : ý c, d, e. HS: Trao đổi, thảo luận. (ghi bảng) + N1, 2: Cử đại diện trình bày. + N 3, 4: Nhận xét, bổ sung. GV: Nhận xét, kết luận ( bảng phụ ). - Giảng thêm: Câu 2 (đoạn văn c) không dùng từ nối 2 vế câu nhưng ta ngầm hiểu quan hệ giữa 2 vế câu là quan hệ nguyên nhân. ( Vì yếu nên bị lẳng ...) HS: Đọc yêu cầu bài tập 2. SGK/ 123. GV: Hướng dẫn HS làm bài. Không tách các vế câu trong các câu ghép đã cho vì ý nghĩa các vế câu có quan hệ chặt chẽ với nhau. HS: Đọc yêu cầu bài tập 3. SGK/ 113. GV: Đoạn trích có mấy câu ghép ? Mỗi câu ghép nêu ý gì ? - Có thể tách mỗi vế của câu ghép thành câu đơn không ? Vì sao ? HS: Trả lời. GV: Những câu ghép dài như vậy có tác dụng như thế nào trong việc miêu tả lời lẽ nhân vật ? 13’ 20' I/ Quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu. 1. Ví dụ: SGK/ 123. 2. Nhận xét: - Đoạn văn là câu ghép có quan hệ ý nghĩa: Nguyên nhân - kết quả. * Ghi nhớ: SGK/ 123. III/ Luyện tập. Bài 1: a/ - Vế (1) và vế (2): Nguyên nhân - kết quả. - Vế (2) và vế (3): Giải thích. b/ Hai vế câu có quan hệ điều kiện - kết quả. c/ Các vế câu có quan hệ tăng tiến. d/ Các vế câu có quan hệ tương phản. e/ Có 2 câu ghép: Câu đầu dùng từ "rồi" nối 2 vế câu ê Chỉ quan hệ thời gian nối tiếp. - Câu sau không dùng từ nối nhưng ta ngầm hiểu là quan hệ nguyên nhân. Bài 2: 1/ Cả 4 câu ghép đều là quan hệ điều kiện - kết quả. ( (khi) trời xanh thẳm (thì ) biển cũng xanh thẳm ) 2/ 2 câu ghép đều là quan hệ nguyên nhân - kết quả. Vế đầu chỉ nguyên nhân Vế sau chỉ kết quả. Bài 3: -Đoạn trích có 2 câu ghép rất dài, mỗi câu ghép trình bày một việc mà lão Hạc nhờ ông giáo. - Nếu tách mỗi vế câu trong từng câu ghép thành câu đơn thì sẽ không bảo đảm tính mạch lạc của lập luận. - Xét về giá trị biểu hiện, tác giả cố ý viết câu dài để tái hiện cách "kể lể" dài dòng của lão Hạc. 4/ Củng cố : (2' ) - Đọc ghi nhớ. 5/ Hướng dẫn học tập : ( 1' - Học bài - Làm bài tập 4, SGK/ 124. Chuẩn bị bài: Phương pháp thuyết minh. Ngày giảng : Tiết 47 phương pháp thuyết minh I/ Mục tiêu cần đạt : Giúp HS : - Kiến thức: Nhận rõ yêu cầu của phương pháp thuyết minh. - Thái độ: Có ý thức tốt trong quá trình học tập trên lớp. - Kỹ năng: Làm văn thuyết minh. II/ Chuẩn bị: Thầy: - Đọc kĩ phần II / SGV/ 130, 131 . - Một số văn bản thuyết minh. Trò : - Soạn bài theo hướng dẫn. III/ Các hoạt động dạy và học. 1/ Tổ chức : (1' ) 2/ Kiểm tra : ( 3' ) Thế nào là văn bản thuyết minh ? 3/ Bài mới: Vào bài (1' ) Hoạt động của Thầy và trò tg Nội dung bài học Hoạt động I: HDHS tìm hiểu các phương pháp thuyết minh. GV: Các văn bản thuyết minh: Cây dừa Bình Định, Huế, ... đã sử dụng các loại tri thức gì ? HS: Tri thức về sự vật (cây dừa); khoa học (lá cây, con giun đất); lịch sử (khởi nghĩa); văn hoá (Huế). GV: Làm thế nào để có các tri thức ấy ? HS: Phải nghiên cứu, tìm hiểu sự vật, hiện tượng cần thuyết minh. GV: Vai trò cuả quan sát, học tập, tích luỹ như thế nào ? HS: Quan sát: Màu sắc, hình dáng, kích thước, đặc điểm, tính chất. Học tập: Trong sách báo, tài liệu, từ điển ... Tham quan: Trực tiếp ghi nhớ thông qua các giác quan. GV: Bằng tưởng tượng, suy luận có thể có tri thức để làm bài văn thuyết minh được không ? HS: Không. Phải quan sát, tìm hiểu, phân tích ... Hoạt động II: HDHS tìm hiểu phương pháp thuyết minh. HS: Đọc các ccâu định nghĩa, giải thích/ SGk /126. GV: Các câu đó có vị trí như thế nào trong bài thuyết minh ? HS: Phần lớn có vị trí ở đầu bài, đầu đoạn, giữ vai trò giới thiệu. GV: Trong các câu văn trên ta thường gặp từ gì ? Sau từ ấy người ta cung cấp một kiến thức như thế nào ? HS: Ta thường gặp từ là. Sau từ ấy người ta chỉ ra đặc điểm, công dụng riêng của sự vật được định nghĩa. GV: Cho ví dụ: ệ Là phương tiện ... Sách là gì ? ề Đồ dùng học tập thiết yếu ỉ Là người bạn ... Chuyển ý HS: Đọc các đoạn văn SGK/ 127. GV: phương pháp liệt kê có tác dụng như thế nào ? HS: Làm cho vấn đề trìu tượng trở nên cụ thể, dễ nắm bắt và có sức thuyết phục. Ví dụ: - Liệt kê tác dụng của cây dừa đối với đời sống con người. - Liệt kê tác hại của bao bì ni lông đối với môi trường và con người. GV: Gọi HS đọc đoạn văn 2 d SGK/ 127. - Dùng số liệu chính xác có tác dụng gì ? HS: - Khẳng định độ tin cậy cao. - Nếu không có số liệu, người đọc có thể chưa tin vào nội dung thuyết minh, cho rằng người viết suy diễn. Chuyển ý HS: Đọc câu văn 2 e / SGK/ 128. GV: So sánh có tác dụng gì ? HS: Nói lên tác hại sâu xa, tiềm ẩn cuả thuốc lá dưới cái bề ngoài vô hại của nó Chuyển ý GV: Hãy cho biết bài Huế đã trình bày các đặc điểm của thành phố Huế theo những mặt nào ? HS: - Là trung tâm văn hoá nghệ thuật. - Sự kết hợp hài hoà của núi sông ... - Những công trình kiến trúc nổi tiếng - Những sản phẩm nổi tiếng ... - Thành phố đấu tranh kiên cường. Â Theo phương pháp phân tích. GV: Để bài văn thuyết minh có sức thuyết phục, ta sử dụng những phương pháp nào ? HS: Có thể dử dụng phối hợp nhiều phương pháp. GV: Muốn làm tốt bài văn thuyết minh ta phải như thế nào ? HS: Đọc ghi nhớ. GV: Ghi nhớ có mấy ý ? Hoạt động III: HDHS luyện tập. HS: Đọc yêu cầu bài tập 1, SGK/ 128. - Thấy được tác hại của khói thuốc vào phổi ê hồng cầu, động mạch. - Vấn đề bức xúc của xã hội: + Cho rằng hút thuốc là văn minh ... + Hút thuốc ảnh hưởng đến cả người không hút .. HS: Đọc yêu cầu bài tập 2, SGK/ 128. Hoạt động nhóm. GV: GV: Giao việc: Bài viết Ôn dịch, thuốc lá sử dụng phương pháp thuyết minh nào ? HS: Trao đổi, thảo luận. + Nhóm 1 cử đại diện trình bày. + Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV: Kết luận. HS: Đọc yêu cầu bài tập 3, SGK/ 128. Hoạt động nhóm. HS: Trao đổi, thảo luận. + Nhóm 2 cử đại diện trình bày. + Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV: Nhận xét, đánh giá, kết luận. 8’ 15' 15' I/ Tìm hiểu các phương pháp thuyết minh . 1/ Quan sát, học tập, tích luỹ tri thức để làm bài văn thuyết minh. 2/ Phương pháp thuyết minh. a/ Phương pháp nêu định nghĩa, giải thích. - Giữ vai trò giới thiệu đặc điểm, công dụng riêng của sự vật được định nghĩa. b/ Phương pháp liệt kê, nêu ví dụ. Giúp người đọc hiểu sâu sắc, toàn diện, tin vào nội dung được thuyết minh. c/ Phương pháp dùng số liệu (con số ). d/ Phương pháp so sánh. - Tăng sức thuyết phục và độ tin cậy. e/ Phương pháp phân loại, phân tích. - Phân tích là chia nhỏ đối tượng ra để xem xét. - Phân loại là chia đối tựơng vốn có nhiều cá thể thành từng loại theo một tiêu chí. * Ghi nhớ: SGK/ 128. III/ Luyện tập. Bài 1: - Bài viết thể hiện kiến thức của một bác sĩ. - Kiến thức của người quan sát đời sống xã hội (hiểu một nét tâm lí ) Bài 2: - Phương pháp so sánh: So sánh với AIDS, với giặc ngoại xâm. - Phương pháp phân tích: Tác hại của ni-cô-tin, khí các-bon. - Phương pháp nêu số liệu: Số tiền mua một bao 555; số tiền phạt ở Bỉ. Bài 3: - Kiến thức: cụ thể, chính xác. - Văn bản này sử dụng phương pháp thuyết minh: Dùng số liệu, sự kiện cụ thể. 4/ Củng cố : (2' ) - Đọc lại ghi nhớ . - Yêu cầu các em nắm chắc các phương pháp thuyết minh. 5/ Hướng dẫn học tập : ( 1' ) - Học bài, tập tìm hiểu các phương pháp thuyết minh trong các văn bản nhật dụng đã học. - Làm bài 4 SGK/ 129. Ngày giảng : Tiết 48 Trả bài tập làm văn số 2 và bài kiểm tra văn I/ Mục tiêu cần đạt : Giúp HS : - Kiến thức: Nắm vững hơn cách làm văn tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm. - Thái độ: Nhận biết được ưu điểm, nhược điểm trong bài viết của mình. Từ đó rèn luyện kĩ năng tự kiểm tra, sửa chữa bài làm của mình. - Kỹ năng: Giáo dục ý thức tự giác, tự lực trong học tập. II/ Chuẩn bị: Thầy: - Nhận xét. Trò : Ôn tập văn tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm. III/ Các hoạt động dạy và học. 1/ Tổ chức : (1' ) 2/ Kiểm tra: Kết hợp khi trả bài. 3/ Bài mới: Vào bài : (1') Hoạt động của Thầy và trò tg Nội dung bài học Hoạt động I: HS: Nhắc lại đề bài – GV chép đề lên bảng. GV: Chỉ ra yêu cầu về nội dung và hình thức của đề. HS: - Giới thiệu về việc mình được chứng kiến lão Hạc kể chuyện bán chó với ông giáo. GV: Câu chuyện bắt đầu như thế nào ? diễn biến ra sao ? suy nghĩ của mình về nhân vật lão Hạc và ông giáo. HS: - Kết hợp tả (nét mặt , cử chỉ, lời nói, thái độ ...) - Kết hợp biểu cảm (tình cảm, suy nghĩ sau sự việc ấy: GV: Kết bài em nêu gì ? HS: Nêu cảm xúc, suy nghĩ, nhận thức của mình qua sự việc ấy. Hoạt động II: Nhận xét và đánh giá bài viết. HS: Tự nhận xét bài viết của mình. GV: Nhận xét bài làm của học sinh Bài khá: Hoạt động III: Sửa chữa lỗi của bài viết: GV: Nêu những lỗi cơ bản mà HS thường mắc, gọi HS sửa lại. GV: Trả bài. HS: Sửa lỗi. 3’ 8' 12’ 10’ 8’ I/ Đề bài: * Tìm hiểu yêu cầu của đề. II/ Nhận xét và đánh giá bài viết: * Ưu điểm: - Xác định được yêu cầu của đề. - Bố cục rõ ràng, tình tiết câu chuyện lôgíc. - Đã kết hợp tốt yếu tố miêu tả, biểu cảm, bài viết sinh động. - Trình bày sạch, diễn đạt lưu loát, rõ ràng. * Nhược điểm: - Một số bài bố cục chưa rõ ràng. - Bài viết sơ sài, ý nghèo, trình bày bẩn. - Một số bài chưa kết hợp được yếu tố miêu tả, biểu cảm, bài chưa sinh động, còn nặng về kể lể. - Diễn đạt lủng củng. nội dung chưa lô gíc. - Lỗi chính tả mắc nhiều. III/ Sửa chữa lỗi của bài viết: Lỗi chính tả: Sai Sửa lại đối sử đáng mất đối xử đánh mất 2. Lỗi diễn đạt: IV/ Trả bài: - Đọc một bài khá. - Đọc một bài còn yếu, chưa nắm được phương pháp. 4/ Củng cố : (1' ) Ôn cách viết văn tự sự kết hợp yếu tố miêu tả, biểu cảm. 5/ Hướng dẫn học tập : ( 1' ) - Thường xuyên ôn luyện. - Chuẩn bị bài: Bài toán dân số. Xác nhận của tỏ trưởng chuyên môn
Tài liệu đính kèm: