Giáo án môn Ngữ văn khối lớp 9 - Tiết 88 đến tiết 94

Giáo án môn Ngữ văn khối lớp 9 - Tiết 88 đến tiết 94

Tiết: 88 Văn bản: Hướng dẫn đọc thêm

NHỮNG ĐỨA TRẺ

 (Trích: “Thời thơ ấu”)- Go- rơ-ki -

1. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

 a. Kiến thức:

 - Có hiểu biết bước đầu về nhà văn M. Go-rơ-ki và tác phẩm của ông.

 - Hiểu cảm nhận được giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích “Những đứa trẻ”.

 - Những đóng góp của M.Go-rơ-ki đối với văn học Nga và văn học nhân loại

 - Mối đồng cảm chân thành của nhà văn với những trẻ bất hạnh.

 - lời văn tự sự giàu hình ảnh, đan xen giữa chuyện đời thường với truyện cổ tích.

 b. Kĩ năng:

 - Đọc hiểu văn bản truyện hiện đại nước ngoài.

 - Vận dụng kiến thức về thể loại và kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm tự sự để cảm nhận một tác phẩm văn bản truyện hiện đại.

 - Kể và tóm tắt được đoạn truyện.

 

doc 29 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 711Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối lớp 9 - Tiết 88 đến tiết 94", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 17/12/2011 Ngày dạy: 20/12/2011 Lớp 9A,B 
Tiết: 88 Văn bản: Hướng dẫn đọc thêm 
NHỮNG ĐỨA TRẺ
	(Trích: “Thời thơ ấu”)- Go- rơ-ki -
1. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 
	a. Kiến thức:
	- Có hiểu biết bước đầu về nhà văn M. Go-rơ-ki và tác phẩm của ông.
	- Hiểu cảm nhận được giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích “Những đứa trẻ”.
	- Những đóng góp của M.Go-rơ-ki đối với văn học Nga và văn học nhân loại
	- Mối đồng cảm chân thành của nhà văn với những trẻ bất hạnh.
	- lời văn tự sự giàu hình ảnh, đan xen giữa chuyện đời thường với truyện cổ tích.
	b. Kĩ năng:
	- Đọc hiểu văn bản truyện hiện đại nước ngoài.
	- Vận dụng kiến thức về thể loại và kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm tự sự để cảm nhận một tác phẩm văn bản truyện hiện đại.
	- Kể và tóm tắt được đoạn truyện.
	c. Thái độ:
	- Giáo dục học sinh tình yêu thương, sự chia sẻ giữa con người với con người. 
2. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
a. Giáo viên: Nghiên cứu bài, sách giáo viên, sách thiết kế bài giảng,
 b. Học sinh: Đọc và tóm tắt tác phẩm, soạn bài.
3. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY :
a. KiÓm tra bµi cò: (3’)
- Gv kiểm tra vở soạn bài của hs
* Giíi thiÖu bµi: (1’) 
Các em đã được tìm hiểu và làm quen với rất nhiều bài thơ tám chữ. Trong tiết học hôm nay cô và các em đã thực hiện làm thơ tám chữ trong hai tiết...
b. D¹y nội dung bµi míi:
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh
? Nêu những hiểu biết về tác giả ?
GV giảng: Go - rơ - ki đã trải qua tuổi thơ cay đắng, tủi nhục. Bố mất sớm, mẹ đi lấy chồng khác, A-li-ô-sa ở với ông bà ngoại. Do cảnh nhà ngày càng túng thiếu, A-li-ô-sa phải bỏ học, tự kiếm sống bằng nhiều nghề khác nhau. Năm 16 tuổi, A-li-ô-sa đi Can - đan, ước mơ vào đại học, nhưng vì không có tiền nên lại phải tiếp tục đi làm nuôi thân.
- Các tác phẩm chính: bộ ba tiểu thuyết tự thuật Thời thơ ấu (1913-1914), Kiếm sống(1915-1916), Những trường đại học của tôi(1923), Người mẹ (1906-1907), Cuộc đời Clim Xam- ghin (1925-1936)
? Nêu xuất xứ về tác phẩm?
GV hướng dẫn HS đọc, chú ý những câu đối thoại.
GV Kiểm tra việc tìm hiểu từ khó của học sinh
? Đoạn trích có thể chia thành mấy phần?
? Vì sao đại tá Ốp-xi-an-ni-cốp lại không cho A-li-ô-sa chơi với những đứa trẻ con ông ta?
? Dù bị cấm đoán, vì sao những đứa trẻ vẫn tìm đến nhau?
? Trước khi quen than, A-li-ô-sa đã biết được gì về những đứa trẻ hàng xóm?
Gv giảng: Qua trò chuyện chú biết chúng tuy sống trong cảnh giàu sang nhưng cũng không sung sướng gì(mẹ chết, sống với dì ghẻ, bị bố cấm đoán, đánh đòn). Hoàn cảnh thiếu tình thương giống nhau khiến A-li-ô-sa thân thiết với mấy đứa trẻ kia.
? Hình ảnh so sánh “Chúng ngồi sát vào nhau như những chú gà con” thể hiện điều gì?
? Những chi tiết khắc họa hoàn cảnh của bọn trẻ?
? Nhận xét gì về hoàn cảnh đó?
? Hoàn cảnh ấy có mối quan hệ như thế nào với tuổi thơ?
GV nhấn mạnh: Là cơ sở bền vững hình thành tình bạn.
? Tình bạn ấy có vị trí ntn trong lòng cậu bé?
GV khái quát: Tình bạn ấy đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng Go - rơ - ki khiến mấy chục năm sau ông vẫn còn nhớ như in và kể lại hết sức xúc động.
I. Tìm hiểu chung: (21’)
1. Tác giả - tác phẩm: (5’)
a) Tác giả
- Mác - xim Go - rơ - ki (1868 - 1936) là nhà văn Nga, tên thật là A-lếch-xây Pê-scốp. Ông sinh trưởng ở thành phố Ni - giơ- ri Nô - vơ - gô-rốt, trong một gia đình lao động nghèo.
b) Tác phẩm: 
- “Thời thơ ấu” gồm mười ba chương, là cuốn đầu tiên trong ba bộ tiểu thuyết nói trên. Phần này chủ yếu thuật lại quãng đời thơ ấu gian khổ của Go - rơ - ki trong khoảng thời gian sống cùng ông bà ngoại.
2. Đọc(11’)
- Hs đọc
3. Chú thích: (2’)
4. Bố cục: (3’)
- Đoạn trích có thể chia làm 3 phần:
+ Phần 1 (từ đầu đến “đầu đội chiếc mũ xù lông”): tình bạn tuổi thơ trong trắng.
+ Phần 2 (tiếp đến “cấm không được vào nhà tao!”): tình bạn vẫn cứ tiếp diễn.
II. Phân tích
1. Hình ảnh những đứa trẻ.(17’)
- Hai gia đình thuộc hai thành phần xã hội khác nhau, một bên là dân thường, một bên là quan chức giàu sang nên Ốp-xi-an-ni-cốp không cho những đứa trẻ chơi với nhau.
- Ba đứa trẻ nhà Ốp-xi-an-ni-cốp: Do A-li-ô-sa từng góp sức cứu đứa nhỏ khi nó bị rơi xuống giếng nên chúng hiểu được lòng tốt của cậu.
- A-li-ô-sa : sống trong cảnh gian khổ, tủi cực nhưng A-li-ô-sa không cảm thấy xa lạ với những đứa trẻ hàng xóm.
- Ngây thơ, thân thiết
- Mồ côi, thường xuyên bị đánh đòn..
- Thiếu tình thương..
- Đó là những đứa trẻ sống thiếu tình thương đã hình thành nên một tình bạn tuổi thơ trong trắng thắm thiết
- Hs bộc lộ
c. Cñng cè- Luyện tập: (2’) 
Gv khái quát nội dung tiết học.
d. H­íng dÉn häc sinh tự häc bµi ë nhµ (1’)
- Ôn lại toàn bộ nội dung đã học.
 - Chuẩn bị tiết sau tìm hiểu tiếp. 
RÚT KINH NGHIỆM SAU KHI GIẢNG
Thời gian:....................................................................................................................
.....................................................................................................................................
Nội dung kiến thức:.....................................................................................................
.....................................................................................................................................
Phương pháp giảng dạy:..............................................................................................
.....................................................................................................................................
Ngày soạn:18/12/2011 Ngày dạy:21/12/2011 Lớp 9A,B 
Tiết: 89. Văn bản: Hướng dẫn đọc thêm:
NHỮNG ĐỨA TRẺ (TiÕp)
	- Trích -	Go- rơ-ki
1. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 
a. Kiến thức:
	- Có hiểu biết bước đầu về nhà văn M. Go-rơ-ki và tác phẩm của ông.
	- Hiểu cảm nhận được giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích “Những đứa trẻ”.
	- Những đóng góp của M.Go-rơ-ki đối với văn học Nga và văn học nhân loại
	- Mối đồng cảm chân thành của nhà văn với những trẻ bất hạnh.
	- lời văn tự sự giàu hình ảnh, đan xen giữa chuyện đời thường với truyện cổ tích.
	b. Kĩ năng:
	- Đọc hiểu văn bản truyện hiện đại nước ngoài.
	- Vận dụng kiến thức về thể loại và kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm tự sự để cảm nhận một tác phẩm văn bản truyện hiện đại.
	- Kể và tóm tắt được đoạn truyện.
	c. Thái độ:
	- Giáo dục học sinh tình yêu thương, sự chia sẻ giữa con người với con người. 
2. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
a. Giáo viên: Nghiên cứu bài, sách giáo viên, sách thiết kế bài giảng,
 b. PhÇn trß: Đọc và tóm tắt tác phẩm, soạn bài 
3. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
a. KiÓm tra bµi cò: (7’)
- Kiểm tra toàn bộ vở ghi chép của học sinh. Vở soạn văn, vở bài tập ngữ văn.
* Giíi thiÖu bµi: (1’) 
Trong tiết học này cô cùng các em cùng tìm hiểu tiếp tiết 2 của bài Những đứa trẻ...
b. D¹y bµi míi:
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh
GV Khái quát lại kiến thức tiết 1 đã tìm hiểu..Chuyển ý đến tiết 2
? Trước khi quen thân, A-li-ô-sa đã biết được gì về những đứa trẻ hàng xóm?
? Hình ảnh so sánh “Chúng ngồi sát vào nhau như những chú gà con” thể hiện điều gì?
? Hãy thử diễn tả lại cảm xúc và suy nghĩ của A-li-ô-sa khi đại tá Ốp-xi-an-ni-cốp xuất hiện, đuổi mấy đứa trẻ vào nhà.
? Để thể hiện những quan sát và nhận xét của A-li-ô- sa tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào? Phân tích làm nổi bật những tác dụng của biện pháp nghệ thuật ấy?
? Đây là những nhận xét như thế nào? Qua đó em nhận thấy A-li-ô-sa có thêm phẩm chất gì?
GV nhấn mạnh: Trong tác phẩm (nhất là trong đoạn trích này), truyện đời thường và truyện cổ tích được lồng vào nhau rất khéo. 
? Em hãy tìm những chi tiết thể hiện điều đó.
? Theo em cách sử dụng biện pháp nghệ thuật ấy có tác dụng gì?
GV nhấn mạnh: Và có lẽ đó là một ước mơ đẹp thầm kín mà tác giả lặng lẽ gửi gắm như một ước nguyện hồn nhiên trong sáng của tuổi thơ Ước gì tất cả đẹp như truyện cổ tích.
? Nhận xét về nghệ thuật và nội dung của đoạn trích?
ssGV nhấn mạnh: - Sự rung cảm trước những tâm hồn tuổi thơ trong trắng, sống thiếu tình thương.
I. Tìm hiểu chung 
II. Phân tích
1. Hình ảnh những đứa trẻ
2. Những quan sát và nhận xét tinh tế: (13’)
- A-li-ô-sa chưa hiểu gì về chúng, thậm chí còn không phân biệt được đứa này với đứa kia: “Chúng cùng mặc áo cánh, quần dài màu xám, cùng đội mũ như nhau”
- Hình ảnh so sánh chính xác khiến ta liên tưởng đến cảnh lũ gà con sợ hãi co cụm vào nhau khi nhìn thấy diều hâu. Chi tiết đó thể hiện sự thông cảm của A-li-ô-sa đối với nỗi bất hạnh củ những người bạn mới.
- Khi đại tá Ốp-xi-an-ni-cốp xuất hiện, mắng, những đứa trẻ lặng lẽ đi vào nhà khiến A-li-ô-sa liên tưởng chúng giống như những con ngỗng ngoan ngoãn. Đây cũng là một so sánh rất chính xác, vừa thể hiện dáng dấp bề ngoài của những đứa trẻ, vừa cho thấy thế giới nội tâm của chúng. Bị bố áp chế, chúng trở nên nhút nhát và cam chịu. Một lần nữa, A-li-ô-sa tỏ thái độ cảm thông với những người bạn của mình.
- So sánh..
- Đây những nhận xét tinh tế thể hiện sự cảm thương của A-li –ô-sa đối với các bạn nhỏ
3. Chuyện đời thường và chuyện cổ tích: (12’)
- Chi tiết về mụ dì ghẻ: Khi nghe những đứa trẻ hàng xóm nhắc chuyện dì ghẻ, A-li-ô-sa liên tưởng ngay đến nhân vật dì ghẻ độc ác trong truyện cổ tích.
- Chi tiết về người “mẹ thật”: A-li-ô-sa nói với lũ trẻ: “Mẹ thật của các cậu thế nào rồi cũng sẽ về, rồi các cậu xem”. Khi những đứa trẻ thắc mắc, cậu lại nói : “Trời ơi, biết bao nhiêu lần những người chết, thậm chí đã bị xả ra từng mảng, mà chỉ cần vẩy cho ít nước phép là sống lại”.
- Hình ảnh người đàn bà nhân hậu: Bà ngoại của A-li-ô-sa là người rất nhân hậu.Trong đoạn trích này, mỗi lần A-li-ô-sa nhắc đến bà ngoại là để nói bà thường kể chuyện cổ tích cho chú nghe. Chú lại đem những câu chuyện ấy kể lại cho các bạn, chỗ nào quên lại chạy về hỏi bà. Khi đứa con đại tá khái quát: “Có lẽ tất cả các bà đều tốt, bà mình trước cũng rất tốt” thì trước mắt chúng ta như hiện lên hình ảnh các nhân vật bà nội, bà ngoại trong truyện cổ tích.
- Giúp câu chuyện tình bạn tuổi thơ trong trắng thiếu tình thương mang ý nghĩa khái quát hơn, đậm màu sắc cổ tích hơn.
III. Tổng kết (6’)
1. Nghệ thuật:
- Trong đoạn trích Những đứa trẻ, bằng tài kể chuyện giàu hình ảnh, đan xen chuyện đời thường với chuyện cổ tích.
2. Nội dung: 
- Mác - xim Go - rơ - ki đã thuật lại hết sức sinh động tình bạn thân thiết của ông hồi nhỏ với những đứa trẻ sống thiếu tình thương bên hàng xóm, bất chấp những cản trở trong quan hệ xã hội lúc bấy giờ.
c. Cñng cè – Luyện tập: (5’) 
- Hs đọc phân vai.
- Gv khái quát lại nội dung tiết học.
d. H­íng dÉn häc sinh tự häc ë nhµ (1’)
- Ôn lại toàn bộ nội dung học kì I.
- Xem lại bài kiểm tra học kì chuẩn bị cho tiết trả bài.
RÚT KINH NGHIỆM SAU KHI GIẢNG
Thời gian:.......................................................................................................... ...  lên đề tài của câu chứa nó. Có thể xác định khởi ngữ bằng câu hỏi: Cái gì là đối tượng được nói đến trong câu này?
? Lấy VD về khởi ngữ?
GV giảng: Khởi ngữ thường lặp lại bộ phận được nhấn mạnh, thường đứng đầu câu, phân cách bằng dấu phẩy hoặc nối với nòng cốt câu bằng từ “thì”.
- Nhìn vào VD mà ta vừa lấy không phải lúc nào khởi ngữ cũng có quan hệ từ đi kèm.
- Gọi Hs đọc ghi nhớ sgk
- Chuyển ý
? Tìm khởi ngữ trong các đoạn trích?
( GV cho học sinh thảo luận nhóm bàn, 2’)
- Gọi đại diện nhóm trình bày
? Hãy viết các câu sau bằng cách chuyển phần được in đậm thành khởi ngữ?
? Hãy viết một đoạn văn khoảng 5 câu trong đó có sử dụng câu chứa đề ngữ (Gạch dưới những đề ngữ)?
- Nhận xét, chỉnh sửa.
I. Đặc điểm và công dụng của khởi ngữ trong câu.(25’)
1. Ví dụ
a) Nghe gọi, con bé giật mình, tròn mắt nhìn. Nó ngơ ngác lạ lùng. Còn anh, anh không ghìm nổi xúc động.
 C V
b) Giàu, tôi cũng giàu rồi.
 C V
c) Về các văn thể trong lĩnh vực văn nghệ, chúng ta có thể tin ở tiếng ta, 
 C V
không sợ nó thiếu giàu và đẹp[] 
- Đứng trước CN.
- Không có quan hệ CV với VN. Vì những từ ngữ đó chỉ đóng vai trò nêu lên đề tài được nói đến trong câu.
- a. Thêm qht “Còn”.
- b. Có thể thêm qht “về”
- c. Qht “về” hoặc “đối với”.
2. Bài học.
- Khởi ngữ là thành phần đứng trước CN để nêu lên đề tài được nói đến trong câu.
- Trước khởi ngữ thường có thêm các từ chỉ quan hệ (quan hệ từ): về, đối với
VD: - Đọc, tôi không thích đọc.
 - Giận, tôi đã giận rồi.
* Ghi nhớ (SGK- 8)
- Học sinh đọc.
II. Luyện tập.(14’)
1. Bài tập 1(SGK -8) (4’)
- Hs thảo luận theo nhóm nhỏ
- Đại diện nhóm trình bày
a. Điều này.
b. Đối với chúng mình.
c. Một mình.
d. Làm khí tượng.
e. Đối với cháu.
2. Bài tập 2 (SGK-8) (3’)
a. Làm bài, anh ấy cẩn thận lắm.
b. Hiểu, thì tôi hiểu rồi, nhưng giải, tôi chưa giải được.
3. Bài tập nâng cao: (7’)
- Hs tự viết trong 5’
- Hs trình bày.
- Hs nhận xét
c. Củng cố - Luyện tập: (3’) 
? Đặc điểm và công dụng của khởi ngữ trong câu?
	- Khởi ngữ là thành phần đứng trước CN để nêu lên đề tài được nói đến trong câu.
- Trước khởi ngữ thường có thêm các từ chỉ quan hệ (quan hệ từ): về, đối với
	d. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: (2’)
	- Học ghi nhớ.
	- Hoàn thành bài tập 3.
Gợi ý: Viết một đoạn văn đề tài tự chọn trong đó có câu chứa đề ngữ và gạch chân câu đó.
- Tìm câu có thành phần khởi ngữ trong một văn bản đã học.
	- Chuẩn bị bài: “Phép phân tích tổng hợp”.
 ..............................................................
RÚT KINH NGHIỆM SAU KHI GIẢNG
Thời gian:....................................................................................................................
Nội dung kiến thức:.....................................................................................................
Phương pháp giảng dạy:..............................................................................................
Ngày soạn:27/12/2011 Ngày dạy:29/12/2011 Lớp 9A,B 
	Tiết 94 - Tập làm văn.
PHÉP PHÂN TÍCH VÀ TỔNG HỢP
1. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
a. Kiến thức:
Hiểu và biết vận dụng các phép lập luận phân tích, tổng hợp trong tập làm văn nghị luận.
- Đặc điểm của phép lập luận phân tích và tổng hợp.
- Sự khác nhau giữa hai phép lập luận phân tích và tổng hợp.
- Tác dụng của phép lập luận phân tích và tổng hợp trong các văn bản nghị luận.
b. Kĩ năng:
- Nhận diện được phép lập luận phân tich svà tổng hợp.
- Vận dụng của hai phép lập luận này khi tạo lập và đọc - hiểu văn bản nghị luận.
c. Thái độ:
- Học sinh có ý thức sử dụng phép phân tích tổng hợp Vào trong nói và viết một cách có hiệu quả.
2. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
a. Giáo viên:
- Đọc tài liệu tham khảo, sách giáo viên, sách thiết kế bài giảng Ngữ văn 9.
- Bảng phụ
b. Học sinh: 
Đọc bài, chuẩn bị bài mới.
3. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
 	a. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp kiểm tra trong quá trình học bài mới.
	* Đặt vấn đề:(1’) 
Để làm rõ một yêu cầu nào đó người ta thường làm phép phân tích tổng hợp. vậy thế nào là phân tích tổng hợp? để trả lời cho câu hỏi cô cùng các em tìm hiểu tiết này.
	 b. Dạy nội dung bài mới.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
GV: Gọi học sinh đọc văn bản
? Văn bản này thuộc thể loại văn gì?
? Bài văn nghị luận về vấn đề gì?
? Bài văn đã nêu những dẫn chứng gì về trang phục?
? Vì sao không ai làm cái điều như tác giả nêu ra dù trang phục không có pháp luật nào can thiệp?
? Những việc không làm đó cho thấy những quy tắc nào trong ăn mặc của con người?
? Như vậy hai luận điểm chính trong văn bản này là gì?
? Tác giả đã dùng phép lập luận nào để rút ra hai luận điểm đó?
GV nhấn mạnh: Đó cũng chính là những biểu hiện của “quy tắc ngầm” của trang phục.
? Cuối cùng tác giả đã chốt lại vấn đề bằng câu văn nào?
? Bài viết đã dùng phép lập luận gì để chốt lại vấn đề?
? Vì sao em xách định được như vậy?
? Phép phân tích tổng hợp có vị trí nào trong bài văn?
? Qua phân tích em có nhận xét ntn về vai trò của phép PTTH trong văn bản?
? Em hiểu ntn là phép phân tích?
? Vậy phép tổng hợp là gì? vai trò tác dụng của nó ntn?
GV Gọi hs đọc ghi nhớ
? Tác giả đã phân tích ntn để làm sáng tỏ luận điểm “Học vấn không chỉ...học vấn”?
? Tác giả đã phân tích những lí do để chọn sách đọc ntn?
? Tác giả đã phân tích tầm quan trọng của cách đọc sách như thế nào?
? Qua đó em hiểu phép phân tích có vai trò như thế nào trong lập luận?
(Nâng cao) Hãy viết một đoạn văn (5 – 7 câu) nghị luận về học tập có sử dụng phép phân tích và tổng hợp?
Gợi ý:- Đoạn văn đúng chủ đề.
- Chú ý vận dụng phép phân tích và tổng hợp. 
I. Tìm hiểu lập luận phân tích và tổng hợp. (25’)
1. VD:
- Hs đọc văn bản
- Văn nghị luận.
- Trang phục của con người.
Lđ 1. + Không ai mặc quần áo chỉnh tề mà lại đi chân đất.
 + Đi giày có bít tất đầy đủ nhưng phanh hết cúc áo để lộ cả da thịt ra truớc mặt mọi người.
Lđ 2. + Cô gái một mình trong hang sâu không mặc váy xoè, váy ngắn.
 + Không trang điểm cầu kỳ (mắt xanh, môi đỏ, đánh móng tay, móng chân)
 + Anh thanh niên tát nước, câu cá ngoài đồng không chải đầu mượt, áo sơ mi là thẳng tắp
 + Đi đám cưới không thể....Đi dự đám tang không mặc áo loè loẹt..,
- Vì những điều đó là phi lí, trái với bình thường, ăn mặc phải phù hợp với công việc và tính chất công việc.
- Ăn mặc không có pháp luật nào can thiệp nhưng những việc không làm đó cho thấy trong ăn mặc của con người có những quy tắc ngầm phải tuân thủ. Đó là ăn mặc sao phải đồng bộ, ăn mặc phải phù hợp với công việc và tính chất công việc.
1. Trang phục có những quy tắc ngầm phải tuân thủ, đó là VHXH.
2. Ăn mặc phải phù hợp với hoàn cảnh riêng và chung cho toàn xã hội.
- Ở luận điểm 1: Tác giả dùng phép lập luận nêu giả thiết. (những dẫn chứng đã nêu)
- Ở luận điểm 2: Tác giả dùng phép lập luận giải thích (Dù đẹp đến đâu ...không phù hợp...trò cười cho thiên hạ....đẹp đi với giản dị...đẹp ở tâm hồn có trình độ có hiểu biết)
- “Thế mới biết ....trang phục đẹp”.
- Phép lập luận tổng hợp.
- Vì sau đã nêu một số biểu hiện về cách ăn mặc về quy tắc ngầm của trang phục bài viết đã rút ra kết luận chung về những điều đã phân tích.
- Thường đặt ở cuối đoạn văn, cuối bài văn hoặc ở phần kết luận của một phần hay toàn bộ văn bản.
2. Bài học
- Để làm rõ ý nghĩa của một sự vật, hiện tượng nào đó, người ta thường dùng phép phân tích tổng hợp.
- Phân tích là phép lập luận trình bày từng bộ phận, phương tiện của một vấn đề nhằm chỉ ra nội dung của sự vật hiện tượng. Để phân tích nội dung của sự vật hiện tượng, người ta có thể vận dụng các biện pháp nêu giả thiết, so sánh, đối chiếu... và cả phép lập luận giải thích, chứng minh.
- Tổng hợp là phép lập luận rút ra cái chung từ những điều đã phân tích. Không có phân tích thì không có tổng hợp. Lập luận tổng hợp thường đặt ở cuối đoạn hay cuối bài, ở phần kết luận của một phần hoặc toàn bộ văn bản.
* Ghi nhớ. (SGK-10)
- Hs đọc ghi nhớ
II. Luyện tập.(15’)
 Tìm hiểu kĩ năng phân tích trong văn bản Bàn về đọc sách của Chu Quang Tiềm.
1. Để làm sáng tỏ luận điểm này Tác giả đã phân tích:
- Học vấn là của toàn nhân loại, là thành tựu của nhân loại tích luỹ ngày đêm, do sách vở ghi chép lưu truyền, sách là kho tàng quý báu, nếu mong tiến lên ... phải lấy thành quả ... làm xuất phát ... trở nên lạc hậu.
- Đọc sách là ôn lại kinh nghiệm tư tưởng của nhân loại , đọc sách là con đường của học vấn.
2. Lí do chọn sách đọc:
- Sách nhiều chất lượng khác nhau phải chọn sách tốt đọc mới có ích.
- Sách có loại chuyên môn có loại thường thức nhưng chúng có liên quan đến nhau...Đọc những cái cơ bản nhất.
3. Vai trò của cách đọc sách:
- Không đọc thì không có điểm xuất phát cao.
- Đọc là con đường ngắn nhất để tiếp cận tri thức.
- Không chọn lọc sách (đời người ngắn ngủi không đọc xuể) -> đọc hiệu quả.
- Đọc kĩ mà hiểu sâu hơn đọc nhiều mà qua loa, không ích gì.
4. Phương pháp phân tích rất cần trong lập luận , vì qua sự phân tích lợi - hại, đúng – sai, rút ra kết luận mới có giá trị
* Bài tập nâng cao:(7’)
- Hs tự viết.
- Hs đọc đoạn văn.
- Hs nhận xét
c. Củng cố - Luyện tập:(3’)
	? Vậy phép tổng hợp là gì? vai trò tác dụng của nó ntn?
 	- Để làm rõ ý nghĩa của một sự vật, hiện tượng nào đó, người ta thường dùng phép phân tích tổng hợp.
- Phân tích là phép lập luận trình bày từng bộ phận, phương tiện của một vấn đề nhằm chỉ ra nội dung của sự vật hiện tượng. Để phân tích nội dung của sự vật hiện tượng, người ta có thể vận dụng các biện pháp nêu giả thiết, so sánh, đối chiếu... và cả phép lập luận giải thích, chứng minh.
- Tổng hợp là phép lập luận rút ra cái chung từ những điều đã phân tích. Không có phân tích thì không có tổng hợp. Lập luận tổng hợp thường đặt ở cuối đoạn hay cuối bài, ở phần kết luận của một phần hoặc toàn bộ văn bản.
 - HS trả lời.
 - GV nhận xét
 - GV khái quát lại kiến thức của bài.
	d. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà(1’)
	- Học thuộc ghi nhớ, nắm được nội dung của bài học.
	- Hoàn thành bài tập
	- Biết thực hiện phép phân tich tổng hợp trong những văn cảnh cụ thể.
	- Chuẩn bị bài mới: Luyện tập phân tích tổng hợp.
RÚT KINH NGHIỆM SAU KHI GIẢNG
Thời gian:....................................................................................................................
.....................................................................................................................................
Nội dung kiến thức:.....................................................................................................
.....................................................................................................................................
Phương pháp giảng dạy:..............................................................................................
.....................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 8894.doc