Giáo án môn Ngữ văn khối lớp 9 - Tiết 95 đến tiết 99

Giáo án môn Ngữ văn khối lớp 9 - Tiết 95 đến tiết 99

 Tiết 95 - Tập làm văn.

LUYỆN TẬP VỀ PHÂN TÍCH VÀ TỔNG HỢP

1. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

a. Kiến thức:

 - Có kỹ năng phân tích và tổng hợp trong lập luận.

 - Nhận diện được mục đích, đặc điểm, tác dụng của việc sử dụng phép phân tích và tổng hợp.

 b. Kĩ năng:

- Nhận dạng được rõ hơn văn bản có sử dụng phép lập luận phân tích và tổng hợp.

- Sử dụng phép phân tích và tổng hợp thuần thục hơn khi đọc - hiểu một văn bản nghị luận.

 c. Thái độ:

- Học sinh có ý thức sử dụng phép phân tích tổng hợp.

2. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:

a. Giáo viên: Đọc tài liệu tham khảo, sách giáo viên, sách thiết kế Ngữ văn 9.

b. Học sinh: Làm bài tập.

 

doc 20 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 471Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối lớp 9 - Tiết 95 đến tiết 99", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:1/1/2012 Ngày dạy:3/1/2012 Lớp 9A,B 
	Tiết 95 - Tập làm văn.
LUYỆN TẬP VỀ PHÂN TÍCH VÀ TỔNG HỢP
1. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
a. Kiến thức: 
 - Có kỹ năng phân tích và tổng hợp trong lập luận.
	- Nhận diện được mục đích, đặc điểm, tác dụng của việc sử dụng phép phân tích và tổng hợp.
 b. Kĩ năng: 
- Nhận dạng được rõ hơn văn bản có sử dụng phép lập luận phân tích và tổng hợp.
- Sử dụng phép phân tích và tổng hợp thuần thục hơn khi đọc - hiểu một văn bản nghị luận.
 c. Thái độ: 
- Học sinh có ý thức sử dụng phép phân tích tổng hợp.
2. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
a. Giáo viên: Đọc tài liệu tham khảo, sách giáo viên, sách thiết kế Ngữ văn 9.
b. Học sinh: Làm bài tập.
3. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
 	a. Kiểm tra bài cũ: (2’)
- Gv kiểm tra bài tập về nhà.
	* Đặt vấn đề:(1’)
Ở tiết trước các em đã tìm hiểu về phép phân tích tổng hợp, để khắc sâu hơn về kiểu bài này cô cùng các em sẽ vào luyện tập một số bài tập cụ thể ....
	b. Dạy nội dung bài mới.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
? Thế nào là phân tích?Đặc điểm? Tác dụng của phân tích?
? Thế nào là tổng hợp? Đặc điểm? Công dụng của tổng hợp?
? So sánh sự khác nhau giữa phép lập luận phân tích và tổng hợp?
GV Khái quát lại để hs nắm được
GV Gọi học sinh đọc đoạn văn a?
? Xác định luận điểm của đoạn văn a?
? Tác giả đã vận dụng phép lập luận nào để làm sáng tỏ luận điểm trên? Vận dụng ntn?
? Tác giả đã PT cái hay ở các mặt nào của bài thơ? Mỗi mặt tác giả đã đưa ra dẫn chứng và lí lẽ ra sao để làm sáng tỏ những mặt đó?
GV Gọi hs đọc đoạn văn b
? Tác giả đã vận dụng phép lập luận nào?
? Ở đoạn văn đầu tác giả đã phân tích ntn về vấn đề thành đạt?
GV nhấn mạnh: Có người nói thành đạt là do: Gặp thời, hoàn cảnh bức bách, điều kiện được học tập,có tài năng trời cho.
? Tác giả đã phân tích các quan niệm trên bằng cách nào?
? Vậy theo tác giả mấu chốt của sự thành đạt là gì?
? Thế nào là học đối phó? Tác hại của học đối phó?
( GV cho học sinh thảo luận 5’)
GV Gọi hs lên trình bày
? Phân tích lí do khiến mọi người phải đọc sách?
(Nâng cao)
? Hãy viết doạn văn nghị luận có sử dụng phép lập luận phân tích và tổng hợp?
? Viết một đoạn văn nghị luận có sử dụng kết hợp phép lập luận phân tích và tổng hợp?
- Gợi ý: 
+ Xác định nội dung, chủ đề
+ Thể loại văn nghị luận
+ Có lập luận phân tích sau đó tổng hợp. (d1)
+ Có lập luận phân tích kết hợp với tổng hợp (đ2)
- Gọi hs trình bày
- Gọi hs nhận xét.
I. Lý thuyết: (5’)
1. Phân tích:
- Phân tích là phép lập luận trình bày từng bộ phận, phương tiện của một vấn đề nhằm chỉ ra nội dung của sự vật hiện tượng. Để phân tích nội dung của sự vật hiện tượng, người ta có thể vận dụng các biện pháp nêu giả thiết, so sánh, đối chiếu... và cả phép lập luận giải thích, chứng minh.
2. Tổng hợp:
- Tổng hợp là phép lập luận rút ra cái chung từ những điều đã phân tích. Không có phân tích thì không có tổng hợp. Lập luận tổng hợp thường đặt ở cuối đoạn hay cuối bài, ở phần kết luận của một phần hoặc toàn bộ văn bản.
- Hs trình bày. (dựa và khái niệm của hai loai để làm rõ vấn đề)
II. Luyện tập:
1. Bài tập 1(10’)
 a.- Thơ hay là hay cả hồn lẫn xác hay cả bài .
- Phép lập luận phân tích.
- Từ cái hay cả hồn lẫn xác hay cả bài, tác giả chỉ ra từng cái hay hợp thành cái hay cả bài thơ.
+ Ở các điệu xanh:....
+ Ở những cử động....
+ Ở những vần thơ không non ép...
b. Mấu chốt của sự thành đạt.
- Phép lập luận phân tích, tổng hợp.
- Đoạn văn đầu nêu các quan niệm khác nhau về mấu chốt của sự thành đạt.
- Giải thích. Gặp thời là gặp may...mất cơ hội.
- Hoàn cảnh bức bách ...
- Ở bản thân chủ quan...thừa nhận.
2. Bài tập 2.(8’)
- Hs thảo luận 5’
- Đại diện trình bày
* Phân tích bản chất của lối học đối phó.
- Học đối phó là học không có mục đích, coi học là phụ, là học bị đông chỉ cốt đối phó với sự đòi hỏi của thầy cô, thi cử.
+ Tác hại: Do học bị động, không thấy hứng thú, chán học hiệu quả thấp.
- Học đối phó là học hình thức không đi sâu thực chất vào kiến thức của bài.Dù có bằng cấp nhưng đầu óc rỗng tuếch.
3. Bài tập 3.(6’)
Phân tích lí do khiến mọi người phải đọc sách.
- Sách vở đúc kết tri thức của nhân loại đã tích luỹ từ xưa đến nay.
- Muốn tiến bộ phát triển phải đọc sách để tiếp thu tri thức kinh nghiệm.
- Đọc sách phải đọc sâu hiểu kĩ đọc ít mà nắm chắc mới có ích. Nếu không đọc sách thì ngày càng lạc hậu không tiến bộ được.
* Bài tập bổ trợ:(10’)
- Hs viết bài (7’)
- Hs Đọc đoạn văn 
- Nhận xét
c. Củng cố - Luyện tập: (2’) 
? Nhắc lại khái niệm phép phân tích tổng hợp?
- Phân tích là phép lập luận trình bày từng bộ phận, phương tiện của một vấn đề nhằm chỉ ra nội dung của sự vật hiện tượng. Để phân tích nội dung của sự vật hiện tượng, người ta có thể vận dụng các biện pháp nêu giả thiết, so sánh, đối chiếu... và cả phép lập luận giải thích, chứng minh.
- Tổng hợp là phép lập luận rút ra cái chung từ những điều đã phân tích. Không có phân tích thì không có tổng hợp. Lập luận tổng hợp thường đặt ở cuối đoạn hay cuối bài, ở phần kết luận của một phần hoặc toàn bộ văn bản.
	d. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (1’)
	- Xem lại bài tập. lập dàn ý cho một bài văn nghị luận. Trên cơ sở đó lựa chọn phép phân tích hoặc tổng hợp phù hợp với nội dung trong dàn ý để triển khai thành một đoạn văn.
	- Soạn bài: “Tiếng nói của văn nghệ”.
 ..................................................................................
RÚT KINH NGHIỆM SAU KHI GIẢNG
Thời gian:....................................................................................................................
.....................................................................................................................................
Nội dung kiến thức:.....................................................................................................
.....................................................................................................................................
Phương pháp giảng dạy:..............................................................................................
.....................................................................................................................................
BÀI 19
Kết quả cần đạt:
- Hiểu được sức mạnh, khả năng kỳ diệu của văn nghệ đối với đ/sống con người qua TP NL ngắn gọn, chặt chẽ & giàu h/ả của NĐT; hiểu thêm cách viết 1 bài văn NL.
- Nắm được đ.điểm & công dụng của các thành phần biệt lập tình thái, cảm thán trong câu; biết đặt câu có thành phần tình thái, thành phần cảm thán.
- Hiểu & biết cách làm bài NL về 1 sự việc, hiện tượng trong đ/sống XH.
- Nắm được YC của ch/trình địa phương phần TLV để th/hiện ở bài 28.
Ngày soạn:2/1/2012 Ngày dạy: 4/1/2012 Lớp 9A,B 
 Tiết: 96 - Văn bản.
TIẾNG NÓI CỦA VĂN NGHỆ
 - Nguyễn Đình Thi – 
1. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
	a. Kiến thức: 
- Hiểu được nội dung của văn nghệ và sức mạnh kì diệu của nó đối với đời sống con người.
	- Nội dung và sức mạnh của văn nghệ trong cuộc sống của con người.
	- Nghệ thuật lập luận của nhà văn Nguyễn Đình Thi trong văn bản.
b. Kĩ năng:
- Biết cách tiếp cận một văn bản nghị luận về lĩnh vực văn học nghệ thuật.
- Đọc - hiểu một văn bản nghị luận
- Rèn luyện thêm cách viết một văn bản nghị luận 
- Thể hiện những suy nghĩ tình cảm về một tác phẩm văn nghệ. 
c. Thái độ:
- Học sinh biết yêu thích, trân trọng, bảo vệ tiếng nói của văn nghệ.
2. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
	a. Giáo viên: - Soạn bài, tranh chân dung Nguyễn Đình Thi.
b. Học sinh: - Soạn bài mới, học bài, chuẩn bị bài theo hướng dẫn.
3. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
 	a. Kiểm tra bài cũ: (5’)
* Câu hỏi: Tác giả Chu Quang Tiềm khuyên chúng ta nên chọn sách và đọc sách ntn? Em đã học theo lới khuyên ấy đến đâu?
* Gợi ý:
- Đọc sách cốt chuyên sâu, cần chọn tinh, đọc kĩ theo mục đích tránh tham nhiều đọc dối.(2 đ)
- Đọc sách để học vấn rộng cho chuyên môn sâu.(2đ)
- Hs trình bày suy nghĩ của mình (4 đ)
- Kiểm tra vở soạn văn. (2đ)
* Đặt vấn đề: (1’) Văn nghệ có nội dung và sức mạnh riêng, độc đáo ntn? Nhà nghệ sĩ sáng tác tác phẩm nghệ thuật với mục đích gì? Văn nghệ đến với người tiếp nhận, quần chúng nhân dân bằng cách nào? Nhà văn Nguyễn Đình Thi đã góp phần trả lời những câu hỏi trên qua bài NL giàu tính thuyết phục “Tiếng nói của văn nghệ”. 
b. Dạy nội dung bài mới.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Cho (H) chú ý vào phần chú thích sgk.
? Hãy trình bày những hiểu biết của em về tác giả?
GV Giảng thêm về Nguyễn Đình Thi:
- Là một nghệ sĩ đa tài, không chỉ gặt hái được thành công ở thể loại thơ kịch, âm nhạc, ông còn là một cây bút lí luận phê bình có tiếng. Đồng thời là nhà quản lí lãnh đạo văn nghệ VN nhiều năm.
? Bài văn được ra đời trong hoàn cảnh nào? 
GV Giảng thêm: Được viết trong chiến khu Việt Bắc
Hướng dẫn học sinh đọc
? Bài NL này cần đọc với giọng ntn?
GV Đọc mẫu một đoạn, gọi (H) đọc tiếp đến hết
- Gọi (H) khác nhận xét, sửa lỗi. (G) chốt sửa lỗi.
Hướng dẫn học sinh tìm hiểu chú thích trong SGK.......Chú thích: 1,2,3,5,6.
? Phương thức biểu đạt chính của văn bản?
GV nhấn mạnh: Tác giả đã phân tích tác động của văn nghệ tới đời sống tâm hồn con người bằng 2 luận điểm:
- Sức mạnh kì diệu của văn nghệ.
- Tiếng nói chính của văn nghệ.
Em hãy tách các đoạn VB theo 2 luận điểm trên?
GV Yêu cầu (H) chú ý vào đoạn đầu của văn bản.
? Theo tác giả trong tác phẩm VN có những cái được “ghi lại” đồng thời cũng có cả những “điều mới mẻ” Đó là gì?
? Trong tác phẩm của ND và Lep-tôn-x-tôi “những cái được ghi lại” là gì?
? Chúng tác động ntn đến con người?
? Những “điều mới mẻ muốn nói” của 2 nghệ sĩ này là gì?
Chúng tác động ntn đến con người?
Gv Khái quát: Tác giả đã chọn 2 dẫn chứng tiêu biểu dẫn ra từ 2 tác giả vĩ đại của VH dân tộc và thế giới.
? Qua đó tác giả muốn nhấn mạnh phương diện nào của văng nghệ? (Phương diện tác động nào).
? Tác động của văn nghệ còn được tác giả tiếp tục phân tích trong đoạn nào của văn bản?
 ? Ở đây sức mạnh của văn nghệ được tác giả phân tích qua những VD điển hình nào?
? Em có nhận xét gì về NT NL của tác giả trong phần VB này?
? Từ đó tác giả muốn chúng ta hiểu sức mạnh kì diệu nào của VN? 
GV Bình nâng cao – liên hệ - chốt nội dung toàn tiết 1.
- Yêu cầu (H) về nhà học bài và làm bài tập 1 trong SBT. 
Tập trả lời trước các câu hỏi trong tiết 2.
I- Đọc và tìm hiểu chung: (15’)
1- Tgiả - Tác phẩm:
- Nguyễn Đình Thi (1924 – 2003) quê Hà Nội. Tác giả sáng tác , hoạt động văn nghệ từ trước cách mạng tháng Tám năm 1945. Ông đã được nhà nước trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật
- Bài viết được viết vào năm 1948 - thời kỳ đầu của cuộc cách mạng tháng Tám.
2. Đọc
- Đọc to rõ ràng, đọc diễn cảm các dẫn chứng thơ.
3. Chú thích:
4. Bố cục:
- Phương thức biểu đạt chính: nghị luận.
- LĐ 1: Từ đầu -> là sự sống.
- LĐ 2: Còn lại: Sự sống ấy -& ... phụ” đó là trạng thái tâm lí, tình cảm của người nói.
? Vậy các từ đó có công dụng gì?
Gv khái quát: Người ta gọi các từ đó là thành phần cảm thán.
? Em cho biết thế nào là thành phần cảm thán?
? Dựa vào việc phân tích các VD trên em hãy lấy VD về thành phần cảm thán có trong câu?
? Hãy cho biết thành phần tình thái và thành phần cảm thán có tham gia vào việc diễn đạt sự việc trong câu không?
Gv nhấn mạnh: Những thành phần tách rời gọi là thành phần biệt lập.
? Thành phần biệt lập bao gồm những thành phần nào? Có đặc điểm gì?
Gọi (H) đọc ghi nhớ sgk.
? Hãy nêu yêu cầu bài tập 1?
? Để giải quyết được ND này ta cần dựa vào những đơn vị kiến thức nào?
(G) hướng dẫn (H) làm bài.
Gọi (H) trả lời, sửa chốt ý đúng và ghi điểm.
(H) đọc yêu cầu bài tập 2?
Cho (H) tự làm, theo hướng dẫn.
Yêu cầu của bài tập 3 là gì?
? Muốn giải quyết được theo yêu cầu ấy ta làm ntn?
Hướng dẫn (H) cách làm.
Gọi (H) lên bảng làm, lớp làm vào nháp
Chốt nội dung toàn bài.
* Bài tập (Nâng cao): Viết một đoạn văn có câu chứa thành phần tình thái, thành phần cảm thán ?
I. Thành phần tình thái: (10’)
1. Ví dụ: 
a) Với lòng mong nhớ của anh, chắc anh nghĩ rằng
b) Anh vừa quay lại.. Có lẽ vì khổ tâm .
- Từ chắc ở VD a thể hiện thái độ tin cậy cao.
- Từ có lẽ ở VD b thể hiện thái độ tin cậy chưa cao.
-> Nếu không có các từ gạch chân trên thì ý nghĩa cơ bản của câu không thay đổi.
Vì: Các từ đó chỉ thể hiện sự nhận định của người nói đối với sự việc trong câu
2. Bài học.
- Thành phần tình thái dùng để thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu
- Hs lấy vd:  
II. Thành phần cảm thán:(10’)
1. Ví dụ: 
Ồ, sao mà độ ấy vui thế.
Trời ơi! Chỉ còn 5 phút!
- Các từ đó không chỉ các sự vật hay sự việc, chúng chỉ là đường viền của cảm xúc của câu.
- Chúng ta hiểu được tại sao người nói kêu: ồ, trời ơi là nhờ phần câu tiếp theo
- Các từ “trời ơi”, “Ồ” không dùng để gọi ai cả mà chúng chỉ giúp người nói giãi bày nỗi lòng mình.
2. Bài học.
 - Thành phần cảm thán được dùng để bộc lộ thái độ, tình cảm, tâm lý của người nói (vui, buồn, mừng, giận...); có sử dụng những từ ngữ như: chao ôi,a, ơi, trừi ơiThành phần ảm thán có thể được tách ra thành một câu riêng theo kiểu câu đặc biệt.
- VD: Chao ôi! Cảnh vật ở đây đẹp quá.
 .
-> Không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc trong câu.
- Thành phần biệt lập là thành phần không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc của câu.(gồm có thành phần cảm thán và thành phần tình thái)
* Ghi nhớ: (SGK- T18).
III. Luyện tập:(15’)
1. Bài tập1:(4’)
- Xác định thành phần tình thái và cảm thán
- Dựa vào kiến thức đã học: Phần tình thái và cảm thán.
T/p tình thái: Có lẽ.
T/p cảm thán: Chao ôi.
T/p tình thái: Hình như.
T/p tình thái: Chả nhẽ.
2. Bài tập 2:(3’)
- Sắp xếp từ ngữ theo trình tự tăng dần độ tin cậy.
* Đáp án đúng: Dường như/ hình như; Có vẻ như/ có lẽ; chắc là; chăc hẳn; chắc chắn.
3. Bài tập 3:(3’)
Với lòng mong (1) chắc 
nhớ của anh (2) hình như anh nghĩ rằng
 (3) chắc chắn
- Trong các từ trên từ (chắc) có độ tin cậy cao nhất, còn từ (hình như) có độ tin cậy thấp nhất.
* Bài tập nâng cao: (5’)
- Hs tự viết
- hs trình bày
- hs nhận xét
c. Củng cố - Luyện tập:(3’) 
Thành phần biệt lập bao gồm những thành phần nào? Có đặc điểm gì?
Em cho biết thế nào là thành phần cảm thán?
Em hiểu thế nào là thành phần tình thái trong câu?
- Thành phần biệt lập là thành phần không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc của câu.(gồm có thành phần cảm thán và thành phần tình thái)
- Thành phần cảm thán được dùng để bộc lộ thái độ, tình cảm, tâm lý của người nói (vui, buồn, mừng, giận...); có sử dụng những từ ngữ như: chao ôi,a, ơi, trừi ơiThành phần ảm thán có thể được tách ra thành một câu riêng theo kiểu câu đặc biệt.
- Thành phần tình thái dùng để thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu
GV khái quát lại nội dung kiến thức.
d. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:(1’)	
 - Học bài theo ghi nhớ SGK.
 - Hoàn thiện bài tập còn lại;
 - Làm thêm các BT vở BT Ngữ văn in.
 - Chuẩn bị: «Nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống ».
RÚT KINH NGHIỆM SAU KHI GIẢNG
Thời gian:....................................................................................................................
.....................................................................................................................................
Nội dung kiến thức:.....................................................................................................
.....................................................................................................................................
Phương pháp giảng dạy:..............................................................................................
.....................................................................................................................................
Ngày soạn:6/1/2012 Ngày dạy:9/1/2012 Lớp 9A,B 
Tiết: 99 – Tập làm văn
NGHỊ LUẬN VỀ MỘT SỰ VIỆC, HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG
1. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :
a. Kiến thức: 
- Nhận biết đặc điểm, yêu cầu của kiểu bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.
b. Kĩ năng: 
- Biết cách làm bài nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống.
c. Thái độ:
- Học sinh có ý thức viết bài phù hợp với thể loại. 
2.CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
	a. Giáo viên: Nghiên cứu tài liệu, sách giáo viên, sách thiết kế bài dảng Ngữ văn 9.
	b. Học sinh: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn.
3. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY :
	a. Kiểm tra bài cũ.(5’)
- Kiểm tra vở ghi chép, vở bài tập của học sinh.
- Gv nhận xét.
	* Đặt vấn đề(1’)
Trong đời sống hàng ngày, có rất nhiều các sự việc hiện tượng sảy ra Để giúp chúng ta có cái nhìn đúng hơn, hoàn thiện hơn về các hiện tượng đó, bài nghị luận hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu 
b. Dạy nội dung bài mới.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Gọi 1 (H) đọc văn bản trong sgk.
? Văn bản trên gồm có mấy đoạn? Mấy ý?
? Trong văn bản trên tác giả bàn bạc về hiện tượng gì trong đời sống? Bản chất của hiện tượng đó là gì?
? Biểu hiện của hiện tượng đó được thể hiện ntn?
? Hãy chỉ ra nguyên nhân của bệnh lề mề?
? Hãy phân tích những tác hại của bệnh lề mề?
GV nhấn mạnh: Bệnh lề mề là 1 thói quen xấu, thường gặp ở nhiều người
? Tại sao phải kiên quyết chữa bệnh lề mề?
? Tác giả nêu lên sự việc, hiện tượng trên nhằm mục đích gì?
? Nội dung của bài nghị luận này đã nêu ra được hiện tượng sự việc trong đời sống chưa?
? Bài văn NL trên có bố cục chặt chẽ không? Vì sao?
? Qua phân tích em hiểu thế nào là nghị luận một sự việc hiện tượng đời sống? 
? Bài nghị luận phải có nội dung và hình thức ntn?
GV Khái quát nội dung bài học
Gọi (H) đọc ghi nhớ sgk.
Yêu cầu của bài tập 1?
Hướng dẫn (H) nêu các sv, ht trong đời sống (htg tốt đáng biểu dương)
? Trong các sv.. trên chúng ta có thể viết bài NL cho những vấn đề nào? Tại sao?
GV Yêu cầu (H) đọc yêu cầu bài tập 2.
? Hãy cho biết đây có phải là 1 hiện tượng đáng viết bài NL hay không? Vì sao? 
I. Tìm hiểu bài NL về 1 sự việc, hiện tượng đời sống: (20’)
1. Ví dụ
* Văn bản: Bệnh lề mề.
- VB trên gồm có 5 đoạn, ứng với mỗi đoạn là 1 ý.
- Trong VB trên tác giả bàn luận về hiện tượng những người hay lề mề trong công việc, đ/s
- Bản chất của hiện tượng đó là thói quen kém văn hoá của những người ko có lòng tự trọng
- Biểu hiện: Sai hẹn, đi chậm, không coi trong người khác.
- Nguyên nhân:
+ Không có lòng tự trọng và không biết tôn trọng người khác.
+ Ích kỉ, vô trách nhiệm với công việc chung.
- Tác hại:
+ Không bàn bạc được công việc 1 cách có đầu có đuôi.
+ Làm mất thời gian của người khác, làm phiền mọi người, nảy sinh cách đối phó
- Tạo ra một thói quen kém văn hoá.
- Phải kiên quyết chữa bệnh này vì: Cuộc sống văn minh hiện đại đòi hỏi mọi người phải tôn trọng lẫn nhau để hợp tác, làm việc
- Nêu lên sv trên là để mọi người hãy bỏ thói quen xấu đó
-> Bài NL đã nêu rõ được sự việc. Tác giả phân tích chỉ ra mặt hại của hiện tượng, nêu nguyên nhân và bày tỏ thái độ chê trách hiện tượng đó.
-> Bài viết có bố cục rất mạch lạc: Trước hết nêu hiện tượng -> phân tích các nguyên nhân và tác hại của căn bệnh..-> nêu giải pháp khắc phụcLời văn chính xác, sống động.
- NL về một sự việc, hiện tượng đời sống là bàn về 1 sự việc, hiện tượng có ý nghĩa xã hội
+ ND: phải nêu rõ được sự việc, hiện tượng có vấn đề. Phân tích mặt đúng, sai chỉ ra nguyên nhân và bày tỏ thái độ ý kiến, nhận định của ngươì viết.
+ HT: Phải có bố cục mạch lạc, có hệ thống luận điểm rõ ràng
2. Bài học
- Là bàn về một sự việc hiện tượng có ý nghĩa đối với xã hội, đáng khen đáng chê hay có vấn đề đáng suy nghĩ.
- Yêu cầu về nội dung:
+ ND: phải nêu rõ được sv, ht có vấn đề. Phân tích mặt đúng, sai chỉ ra nguyên nhân và bày tỏ thái độ ý kiến, nhận định của người viết.
+ HT: Phải có bố cục mạch lạc, có hệ thống luận điểm rõ ràng
* Ghi nhớ (SGK).
II. Luyện tập: (15’)
1. Bài tập 1:( SGK- 21)
- Giúp bạn học tập tốt.
- Góp ý phê bình khi bạn có khuyết điểm.
- Bảo vệ cây xanh trong trường.
- Giúp đỡ các gia đình thương binh liệt sĩ.
- Đưa em nhỏ qua đường.
- Nhường chỗ cho người già trên xe khách.
- Trả lại của rơi cho người đánh mất.
+ Giúp bạn học tốt ( do bạn yếu kém, gia đình khó khăn).
+ Bảo vệ cây xanh ( xây dựng môi trường xanh sạch đẹp).
+ Giúp đỡ gia đình thương binh, liệt sĩ ( đạo lí “ Uống nước nhớ nguồn” )
2. Bài tập 2: (SGK- 21)
-> Là 1 hiện tượng cần viết bài NL vì:
+ Nó liên quan đến vấn đề sức khoẻ
+  vấn đề bảo vệ môi trường
+ Nó gây tốn kém tiền bạc cho người sử dụng
c. Củng cố - Luyện tập:(3’) 
GV cho học sinh nhắc lại kiến thức vừa học.
d. Hướng dẫn học sinh tự học và làm bài ở nhà:(1’)
 - Học bài. Có thể lập theo nhiều cách.
 - Làm hoàn thiện 2 BT.
 - Hãy nêu các hiện tượng sv có vấn đề xã hội ( Tốt, xấu).
 - Viết bài NL về vấn đè hút thuôc lá và hậu quả của nó với đời sống con người.
 - Chuẩn bị bài sau.
 ................................................................................
RÚT KINH NGHIỆM SAU KHI GIẢNG
Thời gian:....................................................................................................................
.....................................................................................................................................
Nội dung kiến thức:.....................................................................................................
.....................................................................................................................................
Phương pháp giảng dạy:..............................................................................................
.....................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 9599.doc