Giáo án môn Ngữ văn khối lớp 9 - Tuần 10 - Tiết 47: Văn bản: Bài thơ tiểu đội xe không kính

Giáo án môn Ngữ văn khối lớp 9 - Tuần 10 - Tiết 47: Văn bản: Bài thơ tiểu đội xe không kính

I/ Mục tiêu cần đạt:

Giúp HS:

-Cảm nhận được nét độc đáo của hình tượng những chiếc xe không kính cùng hình ảnh những người lái xe Trường Sơn hiên ngang, dũng cảm, sôi nổi trong bài thơ.

-Thấy được những nét riêng của giọng điệu, ngôn ngữ bài thơ.

-Rèn luyện kĩ năng phân tích hình ảnh, ngôn ngữ thơ.

II/ Chuẩn bị:

GV: Bảng phụ , phương tiện công nghệ thông tin và tài liệu có liên quan.

HS: Soạn ,trả lời câu hỏi SGK.

III/ Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học:

1. Ổn định lớp.

2. Kiểm tra bài cũ : Kết hợp trong khi dạy bài mới( Câ hỏi 4 – SGK/133)

3. Giới thiệu bài mới:

Giáo viên :“ Trường sơn đông nắng, tây mưa.

 Ai chưa đến đó như chưa rõ mình”

 Chiếu đoạn violip ( Slide 1)về những chiếc xe vận tải hoạt động ở tuyến đường Trường Sơn trong những năm chống Mĩ ( 1 phút)

Chắc hẳn không ai có thể quên được những tháng năm hào hùng cả nước ta tham gia đánh Mỹ. Lớp lớp thế hệ thanh niên lên đường “ Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước – Mà lòng phơi phới dậy tương lai”. Trong đó Phạm Tiến Duật nổi lên như một nhà thơ-chiến sĩ của chiến trường Trường Sơn năm xưa. “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”đã góp một tiếng nói nghệ thuật mới mẻ về đề tài thế người lính chống Mỹ cứu nước( chiếu Slide 2 giới thiệu bài học)

 

doc 4 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 617Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối lớp 9 - Tuần 10 - Tiết 47: Văn bản: Bài thơ tiểu đội xe không kính", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN HỘI GIẢNG CẤP TRƯỜNG VÒNG 1 (2010-2011)
 -Họ và tên giáo viên: Trần Đăng Tá.
 -Ngày hội giảng: 1/11/2010 -Lớp: 9/1
------o-----
TUẦN 10 . TIẾT 47
VĂN BẢN: BÀI THƠ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH
( Phạm Tiến Duật)
I/ Mục tiêu cần đạt:
Giúp HS:
-Cảm nhận được nét độc đáo của hình tượng những chiếc xe không kính cùng hình ảnh những người lái xe Trường Sơn hiên ngang, dũng cảm, sôi nổi trong bài thơ.
-Thấy được những nét riêng của giọng điệu, ngôn ngữ bài thơ.
-Rèn luyện kĩ năng phân tích hình ảnh, ngôn ngữ thơ.
II/ Chuẩn bị: 
GV: Bảng phụ , phương tiện công nghệ thông tin và tài liệu có liên quan.
HS: Soạn ,trả lời câu hỏi SGK.
III/ Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học:
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ : Kết hợp trong khi dạy bài mới( Câ hỏi 4 – SGK/133)
3. Giới thiệu bài mới:
Giáo viên :“ Trường sơn đông nắng, tây mưa.
 Ai chưa đến đó như chưa rõ mình”
 Chiếu đoạn violip ( Slide 1)về những chiếc xe vận tải hoạt động ở tuyến đường Trường Sơn trong những năm chống Mĩ ( 1 phút)
Chắc hẳn không ai có thể quên được những tháng năm hào hùng cả nước ta tham gia đánh Mỹ. Lớp lớp thế hệ thanh niên lên đường “ Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước – Mà lòng phơi phới dậy tương lai”. Trong đó Phạm Tiến Duật nổi lên như một nhà thơ-chiến sĩ của chiến trường Trường Sơn năm xưa. “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”đã góp một tiếng nói nghệ thuật mới mẻ về đề tài thế người lính chống Mỹ cứu nước( chiếu Slide 2 giới thiệu bài học)
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng
HĐ1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
-HS đọc chú thích ( SGK/132).
- GV nhấn mạnh một số điểm lưu ý.
- Trình chiếu Slide 3,4 chân dung tác giả, tác phẩm
HĐ2. Hướng dẫn đọc- hiểu văn bản.
-Đọc giọng vui , khoẻ khoắn, dứt khoát
H-Nhan đề bài thơ có gì khác lạ?
-GV trình chiếu Slide 5,6( Tác giả nói về nhan đề)
-GV nói thêm: Đây là phát hiện thú vị .Tác giả. thêm 2 chữ "bài thơ" vào nhan đề trên tưởng như có chỗ thừa (các từ "bài thơ về") -> mới lạ và độc đáo, thu hút người đọc.Nhà thơ không phải chỉ viết về hiện thực khóc liệt của những chiếc xe không kính.Điều chủ yếu ở đây là cách nhìn, cách khai thác hiện thực bằng chất thơ,tìm thấy chất thơ trong hiện thực ấy.
H- Bài thơ viết về đề tài gì? 
GV : Chiếu Slide 7 về những người lính lái xe trên đường ra trận
HĐ 3:Hướng dẫn phân tích 
Bước 1. Phân tích hình ảnh những chiếc xe.
H- Hình ảnh nổi bật trong bài thơ để tạo nguồn cảm hứng cho nhà thơ Phạm Tiến duật là gì?
H-Hình ảnh những chiếc xe không kính trong bài thơ được hiện lên qua những câu thơ nào?
-HS phát hiện( 2 câu đầu của khổ 1,7),GV trình chiếu Slide 8,9,10, những chiếc xe biến dạng, trần trụi
H-Vì sao có thể nói hình ảnh những chiếc xe không kính là độc đáo?
->Vì rất thực , rất trần trụi mà gợi chất thơ
H-Nguyên nhân nào khiến xe không có kính?
(GV chiếu Slide 11,12- Bom giật, bom rung)
H-Nhận xét về những từ ngữ, giọng điệu được tác giả sử dụng trong những câu thơ trên?Tác dụng của nó? 
-GV nói thêm: Hình ảnh những chiếc xe không kính vốn không hiếm trong chiến tranh, nhưng phải có hồn thơ nhạy cảm với nét ngang tàng và tinh nghịch, thích cái lạ như Phạm Tiến Duật mới đưa nó trở thành hình tượng độc đáo.
Bước 2: Phân tích hình ảnh những chiến sĩ lái xe.
- Tác giả khắc họa những chiếc xe không kính để làm nỗi bật hình ảnh nào?
-Hình ảnh người lái xe trên tuyến đường Trường Sơn
- GV: Thiếu đi phương tiện vật chất tối thiểu lại là hoàn cảnh để người lái xe bộc lộ những phẩm chất cao đẹp.
-Những nét tính cách cao đẹp của những chiến sĩ lái xe là gì?(theo gợi ýcủa SGK câu 2/133)
-Hs đọc 6 câu thơ tiếp 
“ Ung dung...buồng lái”(Slide 13)
- GV chiếu Slide 14 (người lính trong buồng lái.)
H: Những chiến sĩ lái xe hiện lên với tư thế như thế nào?
H- Những câu thơ dùng nghệ thuật gì?
Đảo ngữ ,Điệp từ, Nhân hóa,So sánh, liệt kê.
-HS đọc khổ thơ 3,4.( Chiếu Slide 15)
-Không có kính,ù thì có bụi
.....Mưa ngừng, gió lùa khô mau thôi.
H-Xe không kính , người lính gặp phải những khó khăn gì ? Từ đó nó phản ánh một hiện thực ntn?
Giáo dục môi trường
Người lính lái xe phải sống , chiến đấu trong không gian , môi trường như thế nào?
GV chiếu Slide 16 hậu qủa về môi trường
GV liên hệ: Sự khốc liệt của chiến tranh tác động dữ dội lên môi trường sống và chiến đấu của người lính Trường Sơn.
H- Những người lính lái xe không kính đã chấp nhận hiện thực đó bằng tinh thần , thái độ như thế nào? ( không bận tâm, cười)
H- Nhận xét về giọng điệu ,cấu trúc, ngôn ngữ thơ trong 2 khổ thơ?
(Giọng điệu ngang tàng , tinh nghịch .Cấu trúc câu thơ được lặp lại, dùng khẩu ngữ,so sánh)
H-Từ đó những vẻ đẹp tính cách nào của người lính lái xe trên tuyến lửa được bộc lộ?
- HS đọc khổ thơ 5,6 ( Chiếu Slide 17,18)
- Những chiếc xe từ trong bom rơi.
.....Lại đi, lại đi trời xanh thêm
H- Cách thành lập tiểu đội xe không kính có gì đặc biệt ? ở họ có gì giống nhau?
H-Nhận xét về nghệ thuật trong 2 khổ thơ?Trong đoạn thơ hình ảnh nào gây ấn tượng nhất? Hình ảnh đó nói với ta điều gì?
- HS phát hiện
H: Những cái bắt tay qua cửa kính vỡ đi rồi và cách định nghĩa gia đình là chung bát đũa đã nói với ta điều gì về người lính?
-GV chiếu Slide 19,20 (về tình đồng đội)và diễn giảng:
Từ trong bom rơi , họ họp thành tiểu đội, cùng làm nhiệm vụ, cùng chịu gian nguy, họ thản nhiên gặp gỡ bắt tay nhau qua cửa kính vở đi rồi, họ chung bát đũa như trong gia đình, rồi họ lại lên đường với niềm vui sôi nỗi “ trời xanh thêm”
H: Em cảm nhận được điều gì về tình cảm của người lính qua hai khổ thơ đó?
-Học sinh đọc đoạn cuối.
GV chiếu Slide 21
H:Tác giả tả lại hình dáng chiếc xe không kính như thế nào?(Không kính, không đèn không mui, thùng xe xướcxe vẫn chạy)
H: Cách tả như thế để làm gì? ( Chiếu Slide 22,23)
-Khẳng định những gian khổ, khó khăn ,nguy hiểm ngày càng tăng, ngày càng ác liệt của nhiệm vụ phục vụ chiến đấu của những người lính lái xe Trường Sơn.
H: Nét nghệ thuật đặc sắc trong đoạn thơ này?
-Đối lập (tất cả không có> < một cái có của con người)
H:Từ sự đối lập này tác giả muốn nhấn mạnh điều gì?
Những gian khó không thể ngăn cản được ý chí quyết tâm chiến đấu của người lính lái xe.( chiếu Slide 24)
H: Theo em , hình ảnh hoán dụ trái tim trong lời thơ : “ Chỉ cần trong xe có một trái tim” có ý nghĩa gì?
-Trái tim yêu nước,lí tưởng chiến đấu giải phóng miền Nam ( HS nghe chiến sĩ lái xe hát)
HĐ 4: Hướng dẫn tổng kết
GV chiếu Slide 25 
H:Nêu giá trị nội dung và đặc sắc nghệ thuật của bài thơ? (ngôn ngữ, giọng điệu bài thơ góp phần khắc hoạ hình ảnh người lính lái xe như thế nào)
HĐ 5 :Củng cố ( Kiểm tra kiến thức- cho điểm)
H:Cảm nghĩ của em về thế hệ trẻ thời chống Mĩ? 
-Họ là những con người:
«  Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước – Mà lòng phơi phới dậy tương lai »
-Họ sống hiên ngang, coi thường gian khổ, vui tươi, thân thiện giữa hiện thực khốc liệt của chiến tranh.
-Họ có trái tim yêu nước, có ý chí quyết tâm giải phóng miền Nam , thống nhất đất nước
H: So sánh với hình ảnh người lính ở bài thơ này và bài Đồng chí? ( chiếu Slide 26)
 * Giống : 
- Lý tưởng, trách nhiệm, lòng yêu nước.
- Tinh thần vượt khó khăn ,gian khổ, hy sinh
- Ý chí chiến đấu, niềm lạc quan 
- Tình cảm đồng đội gắn bó chia ngọt sẻ bùi
* Khác :
-“Đồng chí”: Những người nông dân mặc áo lính giản dị, chân thành, chất phác. trang bị thô sơ thiếu thốn hơn, bộc lộ tình cảm thầm lặng
- Người lính chống Mỹ : Xuất thân từ nhiều tầng lớp ,Trang bị hiện đại hơn. Tình cảm sôi nổi trẻ trung hơn
I/ Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
Tác giả:
Phạm Tiến Duật (1941 – 2007) 
- Quê quán: Phú Thọ.
- Tiêu biểu cho thế hệ nhà thơ thời chống Mỹ.
- Phong cách thơ : sôi nổi, trẻ trung, tinh nghịch mà sâu sắc.
Tác phẩm:
- ViÕt vµo n¨m 1969, được giải nhất cuộc thi thơ báo Văn nghệ in trong tËp “VÇng tr¨ng quÇng löa
II/ Đọc- hiểu văn bản:
1- Thể thơ:tự do câu dài, nhịp điệu linh hoạt như văn xuôi, ít vần
2- Nhan đề bài thơ: khá dài , lạ, độc đáo.
-> làm nổi bật rõ hình ảnh toàn bài: những chiếc xe không kính ,gợi chất thơ của hiện thực khốc liệt trong chiến tranh
-> chất thơ của tuổi trẻ hiên ngang, dũng cảm, trẻ trung, vượt lên thiếu thốn, gian khổ, nguy hiểm của chiến tranh
3- Đề tài: Viết về người lính thời chống Mĩ
III.Phân tích văn bản:
1 Hình ảnh những chiếc xe không kính :
 bom giật,rung 
+Xe có kính-> vỡ ->không kính
+Không đèn, không mui,xước thùng xe
- Độc đáo,rất thực, thực đến trần trụi.
-Giải thích nguyên nhân cũng rất thực. Bom đạn chiến tranh làm cho xe biến dạng 
- Dùng động từ mạnh, tả thực, giọng thản nhiên pha chút ngang tàng -> gợi lên hiện thực khốc liệt của chiến tranh
2. Hình ảnh những chiến sĩ lái xe.
- Đảo ngữ,điệp từ, nhân hóa ,so sánh,liệt kê,
 Tư thế ,ung dung,hiên ngang,tự tin,tập trung cao độ 
-Giọng điệu ngang tàng, cấu trúc lặp,dùng khẩu ngữ, so sánh
 Tinh thần dũng cảm,lạc quan,Thái độ bất chấp khó khăn, gian khổ, nguy hiểm.
-Hình ảnh đẹp,điệp ngữ, từ láy, ẩn dụ,chứa đầy chất lãng mạn.
 Tình cảm đồng đội thân thiết, gắn bó, tin tưởng
-Nghệ thuật:Đối lập ,hoán dụ,liệt kê
 Ý chí chiến đấu vì miền Nam ,thống nhất tổ quốcTổ quốc.
III/ Tổng kết.
1- Nghệ thuật :
- Hình ảnh thơ: Hiện thực, độc đáo.
-Ngôn ngữ thơ:Giàu tính khẩu ngữ.
-Giọng điệu thơ: Tự nhiên, khỏe khoắn , ngang tàng
2- Nội dung:
- Hình ảnh người lính lái xe Trường Sơn với tư thế hiên ngang, tinh thần lạc quan, dũng cảm bất chấp khó khăn nguy hiểm và ý chí chiến đấu giải phóng miền Nam
4-Dặn dò: 
 -Học thuộc lòng bài thơ.
	 -Nắm vững giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
 - Rèn kĩ năng phân tích hình ảnh, ngôn ngữ thơ
5- Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 47 Bai tho ve tieu doi xe khong kinh Chi tiet.doc