Giáo án môn Ngữ văn khối lớp 9 - Tuần 10 - Trường THCS Cái Nước

Giáo án môn Ngữ văn khối lớp 9 - Tuần 10 - Trường THCS Cái Nước

TỔNG KẾT VỀ TỪ VỰNG

( Từ đồng âm, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa,

cấp độ khái quát nghĩa của từ, trường từ vựng)

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Giúp học sinh nắm vững kiến thức về từ vựng đã học như: Từ đồng âm, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, cấp độ khái quát nghĩa của từ, trường từ vựng.

2. Kỹ năng:

- Rèn luyện kĩ năng vận dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn.

3. Thái độ:

¬¬- Giáo dục học sinh có ý thức dùng từ, đặt câu phù hợp hoàn cảnh giao tiếp.

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên:

- Sách giáo khoa, giáo án, bảng phụ.

2. Học sinh:

- Vở bài soạn, dụng cụ học tập.

III. TIẾN TRÌNH:

1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp.

2. Kiểm tra bài cũ:

- Không.

3. Giảng bài mới:

 

doc 11 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 968Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối lớp 9 - Tuần 10 - Trường THCS Cái Nước", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 14/10/2009
Tuần 10
Tiết PPCT: 44
TỔNG KẾT VỀ TỪ VỰNG
( Từ đồng âm, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, 
cấp độ khái quát nghĩa của từ, trường từ vựng)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Giúp học sinh nắm vững kiến thức về từ vựng đã học như: Từ đồng âm, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, cấp độ khái quát nghĩa của từ, trường từ vựng.
2. Kỹ năng:
- Rèn luyện kĩ năng vận dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn.
3. Thái độ:
- Giáo dục học sinh có ý thức dùng từ, đặt câu phù hợp hoàn cảnh giao tiếp.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Sách giáo khoa, giáo án, bảng phụ.
2. Học sinh: 
- Vở bài soạn, dụng cụ học tập.
III. TIẾN TRÌNH:
1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp.
2. Kiểm tra bài cũ:
- Không.
3. Giảng bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
* Hoạt động 1:
- Giáo viên cho học sinh đọc sách giáo khoa.
- Giáo viên cho học sinh thảo luận nhóm, học sinh trình bày, học sinh nhận xét. Giáo viên nhận xét và chốt ý.
- Từ đồng âm là gì?
- Phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa?
- Ví dụ: Cây đàn, đàn bò, lạc đàn.
- Bánh đa, gốc đa, chim đa đa. 
- Xác định từ đồng âm, từ nhiều nghĩa?
* Hoạt động 2:
- Giáo viên cho học sinh thảo luận nhóm, học sinh trình bày, học sinh nhận xét. Giáo viên nhận xét và chốt ý.
- Từ đồng nghĩa là gì?
- Giải thích nghĩa của từ xuân và nêu tác dụng của việc diễn đạt đó?
* Hoạt động 3:
- Giáo viên cho học sinh đọc sách giáo khoa mục 7 . Giáo viên cho học sinh thảo luận nhóm, học sinh trình bày, học sinh nhận xét. Giáo viên nhận xét và chốt ý.
- Thế nào là từ trái nghĩa?
- Xác định những cặp từ trái nghĩa theo mức độ?
+ N1: Lưỡng phân (tương đối)
+ N2: Thang độ( kết hớp với rất, hơi, khá..).
* Hoạt động 4:
- Định nghĩa cấp độ khái quát nghĩa của từ, cho ví dụ?
2. Điền Vào sơ đồ: Giáo viên treo sơ đồ lên bảng, học sinh điền ( sơ đồ ở trên phần củng cố).
 * Hoạt động 5:
- Thế nào là trường từ vựng cho ví dụ?
+ Ví dụ: Trường, lớp, bảng, phấn
+ Gia đình: Cha,mẹ, anh, chị, em, con, cái
+ Bộ phận xe đạp: Xích, xăm, lốp, căm, yên, 
+ Hoạt động của con người: Aên, ngủ, đi lại, làm việc
+Tính chất của con người: đẹp, xấu, hiền lành, độc ác...
V/ Từ đồng âm:
1. Từ đồng âm: 
- Là những từ giống nhau về âm thanh, nhưng nghĩa khác nhau, không liên quan gì đến nhau.
2. Phân biệt:
- Từ đồng âm:
- Từ nhiều nghĩa: Giống nhau về âm, có nét chung về nghĩa (nghĩa gốc và nghĩa chuyển)
Ví dụ: Chân bàn, chân người ( nhiều nghĩa)
Đường ra trận, đường ăn ( đồng âm).
VI/ Từ đồng nghĩa:
1. Từ đồng nghĩa:
- Là những từ có nghĩa giống nhau , hoặc gần giống nhau.
2. Từ đồng nghĩa:
Ví dụ: Hy sinh, chết, mất, toi mạng (không thể thay thế cho nhau).
- Từ “xuân” chỉ một mùa trong năm, tương ứng với một tuổi.
- Phương thức hoán dụ, lấy bộ phận thay cho cái toàn thể.
Ví dụ:”xuân” thể hiện tinh thần lạc quan của tác giả, tránh lặp với từ tuổi tác.
VII/ Từ trái nghĩa: 
1. Từ trái nghĩa:
- Là những từ có nghĩa trái ngược nhau.
2. Xác định những cặp từ có nghĩa trái ngược nhau: 
Xấu- đẹp
Xa- gần 
Rộng - hẹp
3. Sắp xếp:
NHÓM 1
NHÓM 2
Sống – chết.
Chẳn – lẻ.
Chiến tranh – hòa bình.
Già – trẻ.
Yêu –ghét.
Nông – sâu
Cao –thấp
Nông_ sâu
Giàu _ nghèo
VIII/ Cấp đôï khái quát nghĩa của từ ngữ:
- Một từ ngữ có thể có nghĩa rộng hơn hay hẹp hơn nghĩa của một từ khác.
Ví dụ: Thực vật " cây cỏ " Cây xoài, cây ổi, cây mít
 " cỏ chỉ, cỏ gấu, cỏ mật, cỏ 
IX/ Trường từ vựng:
1. Trường từ vựng:
- Là tập hợp những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa.
2. Tắm, bể.
3. Tác dụng:
- Sử dụng các từ này góp phần tăng giá trị biểu cảm của câu nói, làm cho câu nói có sức tố cáo mạnh mẽ hơn.
Töø ñôn
Töø Phöùc
Töø gheùp
Töø laùy
Ñaúng laäp
Chính Phuï
Hoaøn toaøn
Boä phaän
Töø laùy aâm
Töø laùy vaàn
TÖØ XEÙT VEÀØ ÑAËC ÑIEÅM CAÁU TAÏO
SƠ ĐỒ VỀ CẤP ĐỘ KHÁI QUÁT NGHĨA CỦA TỪ NGỮ
4. Củng cố và luyện tập:
1. Nêu những phần đã tổng kết.
2. Xác định và giải nghĩa từ đá trong câu sau thuộc từ loại nào?
a. Con ngựa đá, con ngựa đá. ( một từ đá danh từ, một thuộc động từ).
5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:
- Học thuộc nội dung bài, làm bài tập.
- Chuẩn bị bài mới, trả lời các câu hỏi theo sách giáo khoa.
IV. Rút kinh nghiệm:
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: 14/10/2009
Tuần 10
Tiết PPCT: 45
TRẢ BÀI VIẾT TẬP LÀM VĂN SỐ 2
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Giúp học sinh nắm vững cách làm bài văn tự sự, miêu tả, biểu cảm. Nhận ra ưu khuyết điểm để khắc phục trong lần làm bài sau cho tốt hơn. 
2. Kỹ năng:
- Rèn luyện kĩ năng viết bài văn hoàn chỉnh.
3. Thái độ:
- Giáo dục hs có ý thức cẩn thận trong khi làm bài.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Sách giáo khoa, giáo án, bảng phụ.
2. Học sinh: 
- Vở bài soạn, dụng cụ học tập.
III. TIẾN TRÌNH:
1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp.
2. Kiểm tra bài cũ:
- Không.
3. Giảng bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
1. Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại đề.
2. Phân tích đề:
- Yêu cầu về thể loại:
+ Kể kết hợp miêu tả và biểu cảm.
- Nội dung:
+ Viết một bức thư cho bạn.
+ Kể lại buổi thăm trường cũ vào ngày hè.
3. Nhận xét:
- Ưu điểm:
+ Viết được bố cục ba phần.
+ Có kết hợp các biện pháp trên.
+ Trình bày tương đối hợp lí giữa các phần.
- Tồn tại:
+ Một số em chưa biết viết đoạn văn (tách đoạn).
+ Viết hoa tùy tiện, không có dấu câu.
+ Chưa kết hợp được nhuần nhuyễn các yếu tố trên. kể không có kết thúc.
+ Viết sai nhiều lỗi chính tả.
4. Công bố điểm:
- Đọc bài hay, đoạn hay.
- Nêu ưu điểm, tồn tại.
5. Phát bài:
6. Lập dàn ý:
- Giáo viên treo bảng phụ dàn ý cho học sinh tham khảo sau khi dùng một số câu hỏi gợi ý.
7. Sửa lỗi:
- Giáo viên nêu các lỗi học sinh mắc phải trong quá trình làm bài.
- Lỗi sai về dùng từ, đặt câu.
- Lỗi sai vềdùng dấu thanh không đúng.
- Lỗi sai vềcách viết đoạn văn.
-Lỗi sai diễn đạt.
- Lỗi chính tả
1.ĐỀ: Tưởng tượng sau 10 năm, vào một ngày hè, em về thăm lại trường cũ. Hãy viết thư cho bạn học cùng lớp hồi ấy, kể lại buổi thăm trường đầy xúc động đó.
2.Dàn ý:
Mở bài:
- Địa điểm, ngày tháng năm.
- Lời xưng hô.
- Đầu thư, hỏi thăm.
- Nêu lí do viết thư.
Thân bài:
- Diễn biến và kết thúc sự việc gồm:
+ Thời gian đến thăm trường, đi cùng ai.
+ Đến trường thấy gì? (miêu tả từ xa đến gần).
+ Quan sát cảnh vật chung quanh để tả.
+ Thầy cô trong nhà trường.
+ So sánh về ngày xưa.
( kể có kết hợp tả, biểu cảm)
Kết bài:
- Cuối thư: lời chúc, mời mọc, kí tên.
3. Sửa lỗi:
- Lỗi sai của học sinh được sửa lại.
4. Củng cố và luyện tập:
- Nhắc học sinh khi làm bài phải đọc kĩ đề, lập dàn ý, viết cẩn thận và đọc lại trước khi nộp bài làm.
5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:
-Học thuộc nội dung bài, làm bài tập.
- Chuẩn bị bài mới, trả lời các câu hỏi theo sách giáo khoa.
IV. Rút kinh nghiệm:
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: 19/10/2009
Tuần 10
TiếtPPCT: *
ÔN TẬP VĂN HỌC TRUNG ĐẠI
I. Mục tiêu:
	Giúp HS: Củng cố kiến thức về văn học trung đại. Cảm nhận được giá trị của các tác phẩm. Rèn kỹ năng phân tích.
II. Chuẩn bị:
Thầy: Giáo án.
Trò: Vở ghi, viết.
III. Tiến trình tổ chức các hđ dạy - học:
Ổn định lớp:
Kiểm tra bài cũ:
Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng
* Hoạt động 1:
-GV: Giới thiệu bài.
* Hoạt động 2:
-GV: Hướng dẫn HS ôn tập tác phẩm "Chuyện người con gái Nam Xương"
(HS: Thảo luận nhóm theo những yêu cầu của gv)
* Hoạt động 3:
-GV: Yêu cầu HS giới thiệu về Nguyễn Du và Truyện Kiều.
(HS: Phát biểu ý kiến).
HS: Nêu cảm nhận về giá trị nội dung và nghệ thuật của Truyện Kiều.
I. Chuyện người con gái Nam Xương:
 1/ Nguyễn Dữ , quê ở Hải Dương , sống vào thế kỉ 16 , thời kì nhà Lê khủng hoảng , các tập đoàn Lê- Trịnh -Nguyễn tranh giành quyền lực . Tác phẩm nổi tiếng của Nguyễn Dữ là " Truyền kì mạn lục ", gồm 20 truyện viết đan xen giữa biền văn và thơ ca .
2/ Chủ đề của truyện " Chuyện người con gái Nam Xương " : thể hiện niềm cảm thương của tác giả đối với số phận oan nghiệt , đồng thời ca ngợi vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ VN dưới chế độ PK.
3/ Tóm tắt truyện : Câu chuyện kể về Vũ Thị Thiết, người con gái quê ở Nam Xương, tính tình nết na thuỳ mị. Cô lấy chồng là Trương Sinh chưa được bao lâu thì chàng phải đi lính . Nàng ở nhà phụng dưỡng mẹ chồng già và nuôi con nhỏ . Để dỗ con, nàng thường chỉ bóng mình trên tường và bảo đó là cha nó . Khi Trương Sinh về thì con đã biết nói. Đứa bé ngây thơ nói với Trương sinh rằng cha nó đêm đêm vẫn đến nhà . Trương Sinh sẵn tính ghen, nghi ngờ vợ không chung thuỷ, mắng nhiếc và đuổi đi. Vũ Nương giãi bày không được. Hàng xóm biện bạch cũng không xong. Phẫn uất, Vũ Nương chạy ra bến Hoàng Giang tự vẫn . Nàng được tiên rùa Linh Phi rẽ nước cho xuống sống dưới thuỷ cung . Khi hiểu ra nỗi oan của vợ thì sự đã rồi . Trương Sinh lập đàn giải oan cho nàng . Vũ Nương hiện về nói lời từ biệt rồi biến mất .
II. TRUYÊN KIỀU 
1. Tìm hiểu chung :
 Nguyễn Du( tự Tố Như, hiệu Thanh Hiên), quê ở làng Tiên Điền huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh) sống trong một thời đại có nhiều biến cố lịch sử : cuối thế kỉ 18, đầu thế kỉ 19 , chế độ PK khủng hoảng trầm trọng với sự tranh giành của các tập đoàn PK Lê- Trịnh- Nguyễn , phong trào nông dân khởi nghĩa nổ ra khắp nơi, đỉnh cao là khởi Tây Sơn .Nguyễn Du xuất thân trong một gia đình đai quí tộc, nhiều đời làm quan , có truyền thống về văn học . Nguyễn Du từng làm quan dưới triều Nguyễn, đi sứ Trung quốc, vốn kiến thức sâu rộng ,am hiểu cuộc sống của nhân dân.Sự nghiệp văn học của Nguyễn Du gồm sáng tác bằng chữ Hán và chữ Nôm .
 Đoạn trường tân thanh ( Truyện Kiều ) là tác phẩm chữ Nôm xuất sắc nhất của Nguyễn Du , mượn cốt truyện từ tiểu thuyết Kim Vân Kiều Truyện của Thanh Tâm Tài Nhân (Trung Quốc). Tác phẩm được viết lại bằng chữ Nôm, gồm 3254 câu lục bát truyền thống .
2. Giá trị nội dung và nghệ thuật của Truyện Kiều :
 a. Giá trị nội dung : Hiện thực và nhân đạo 
 - Hiện thực:
 Là bức tranh hiện thực về xã hội bất công, tàn bạo , đặc biệt là ma lực đồng tiền
 Phơi bày nỗi thống khổ của người lương thiện đặc biệt là người phụ nữ 
 - Nhân đạo: Là tiếng nói thương cảm trước số phận bi kịch của con người nhất là người PN
 Tiếng nói lên án , tố cáo những thế lực xấu xa
 Tiếng nói khẳng định, đề cao tài năng, nhân phẩm và những khát vọng chân chính của con người như quyền sống, quyền tự do, công lí và hạnh phúc
b. Giá trị nghệ thuật : Kiệt tác truyện Kiều là kết tinh thành tựu nghệ thuật văn học dân tộc trên các phương diện ngôn ngữ, thể loại 
 - Ngôn ngữ VHDT và thể thơ lục bát đã đạt tới đỉnh cao rực rỡ 
 - Nghệ thuật tự sự đã có những phát triển vượt bậc : Dẫn chuyện , miêu tả thiên nhiên, khắc hoạ tính cách và miêu tả tâm lí nhân vật 
Ngày soạn: 19/10/2009
Tuần 10
Tiết PPCT: 46
KIỂM TRA TRUYỆN TRUNG ĐẠI
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Giúp học sinh nắm lại những kiến thức cơ bản về truyện Trung Đại Việt Nam. Những thể loại chủ yếu, giá trị nội dung và nghệ thuật tiêu biểu. 
2. Kỹ năng:
- Rèn luyện kĩ năng phán đoán, nhận xét, phương pháp loại trừ để làm đúng bài tập trắc nghiệm. 
3. Thái độ:
- Giáo dục học sinh tính cẩn thận trong khi làm bài. 
II. CHUẨN BỊ:
a. Giáo viên:
- Giáo án, đề kiểm tra.
b. Học sinh: 
- Ôn tập; Giấy kiểm tra, viết
III. TIẾN TRÌNH:
1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp.
2. Yêu cầu: 
	-GV: Yêu cầu làm bài kiểm tra một cách nghiêm túc.
3. Phát đề: (Phôtô kèm theo).
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
Ngày Soạn: 17/10/2009
Tuần 10
Tiết PPCT: 47
ĐỒNG CHÍ
(Chính Hữu)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Giúp học sinh cảm nhận được vẻ đẹp chân thực giản dị của tình đồng chí, đồng đội và hình ảnh người lính cách mạng thể hiện trong bài thơ. Nắm được nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ: chi tiết chân thực, hình ảnh gợi cảm, và cô đúc giàu ý nghĩa.
2. Kỹ năng:
- Rèn luyện kĩ năng cảm thụ và phân tích tác phẩm trữ tình.
3. Thái độ:
- Giáo dục học sinh tình yêu quê hương đất nước, tình đồng chí, đồng đội, tình bạn và sẳn sàng hy sinh vì tình cảm đó.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Sách giáo khoa, giáo án, tranh, bảng phụ.
2. Học sinh: 
- Vở bài soạn, dụng cụ học tập.
III. TIẾN TRÌNH:
1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp.
2. Kiểm tra bài cũ:
- Không.
3. Giảng bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
* Hoạt động 1:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc, giáo viên gọi học sinh đọc. Giáo viên nhận xét.
- Dựa vào chú thích em hãy nêu sơ lược về tác giả và tác phẩm.
* Hoạt động 2:
- Giáo viên cho học sinh thảo luận nhóm, học sinh trình bày, học sinh nhận xét. Giáo viên nhận xét và chốt ý.
- Dòng thứ 7 của bài thơ có gì đặc biệt?
+ Sáu câu đầu nêu hoàn cảnh xuất thân của người lính.
+ Câu 7 chỉ có một từ và dấu chấm cảm. Một lời khẳng định sự kết tinh tình cảm giữa người lính.
+ 10 dòng tiếp theo là nêu cuộc sống của người lính.
+ 3 câu cuối là hình ảnh giàu đẹp của chất thơ.
- Giáo viên cho học sinh thảo luận nhóm câu 2, học sinh trình bày, học sinh nhận xét. Giáo viên nhận xét và chốt ý.
- Cơ sở hình thành tình đồng chí là gì?
- Họ xuất thân từ đâu và có mối quan hệ như thế nào?
- Vì sao họ trở thành đồng chí?
- Nêu những chi tiết, hình ảnh thể hiện tình đồng chí?
- Cuộc sống nơi quê nhà của họ ra sao?
- Tinh thần chiến đấu như thế nào?
- Những câu thơ cuối gợi lên suy nghĩ gì về người lính và cuộc chiến đấu?
- Hình ảnh vầng trăng có ý nghĩa gì?
- Vì sao tác giả lại đặt tên bài thơ là đồng chí?
+ Là dùng để xưng hô với những người chiến sĩ.
+ Là những người cùng chung lí tưởng.
- Em có cảm nhận gì về hình ảnh anh bộ đội trong thời kì kháng chiến chống Pháp? 
+ Cuộc sống thiếu thốn, gian khổ.
+ tình cảm đồng chí, đồng đội thiêng liêng, cao cả.
+ Tinh thần lạc quan, yêu quê hương đất nước.
- Giáo viên gọi học sinh đọc ghi nhớ.
* Hoạt động 3:
- Giáo viên gọi học sinh lấy vở bài tập giáo viên hướng dẫn học sinh làm.
- Gọi học sinh làm bài tập giáo viên sửa.
I/ Đọc và tìm hiểu chú thích:
1. Đọc:
2. Tìm hiểu chú thích:
- Tác giả: 
Chính Hữu tên thật Trần Đình Đắc sinh năm 1928 quê ở Hà Tĩnh.
- Tác phẩm:
Được sáng tác năm 1949 trích trong tập thơ “Đầu súng trăng treo” xuất bản năm 1966.
- Chú thích:
II/ Tìm hiểu văn bản:
1. Tìm hiểu chung bài thơ:
2. Hình ảnh người lính:
- Xuất thân từ làng quê nghèo khó, ở mọi miền đất nước, chưa hề quen nhau.
- Họ ra đi cùng chung lí tưởng, cùng chí hướng.
- Họ cùng sống chiến đấu bên nhau " trở thành những người bạn tri kĩ, là đồng chí, đồng đội của nhau.
3. Cuộc sống chiến đấu của người lính:
- Hiểu và cảm thông về hoàn cảnh của nhau, gửi lại quê nhà những gì thân thương để đi chiến đấu.
- Họ chịu gian nan, khổ cực, thiếu thốn của người lính trong cuộc sống và chiến đấu.
- Bệnh tật, đói rét vẫn cười tươi.
- Họ vượt qua nhờ tình đồng chí.
4. Hình ảnh đẹp cuối bài thơ:
- Trong cảnh rừng hoang sương muối, họ cùng nhau đứng canh giặc thù cùng với hình ảnh vầng trăng làm bạn, là biểu tượng đẹp về người lính. 
* Nghệ thuật:
- Ngôn ngữ giản dị, trong sáng, gợi hình ảnh, tả chân thực nhưng pha chút lãng mạn “đầu súng, trăng treo”.
* Kết luận: Ghi nhớ sgk. 
III/ Luyện tập:
4. Củng cố và luyện tập:
1. Hình tượng người lính được tác giả khắc họa qua những phương diện nào?
a. Hoàn cảnh xuất thân.
b. Đời sống chiến đấu thiếu thốn gian khổ.
c. Tình đồng chí, đồng đội thắm thiết.
d. Các ý trên đều đúng.
2. Từ “đồng chí” được hiểu như thế nào?
a. Cùng giống nòi. c. Cùng một tôn giáo.
b. Cùng một thời đại. d. Cùng một chí hướng chính trị.
5. ướng dẫn học sinh tự học ở nhà:
-Học thuộc nội dung bài, làm bài tập.
- Chuẩn bị bài mới, trả lời các câu hỏi theo sách giáo khoa.
IV. Rút kinh nghiệm:
.........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
TUẦN 10

Tài liệu đính kèm:

  • docNgu van 9(60).doc