Giáo án môn Ngữ văn khối lớp 9 - Tuần 13 năm 2010

Giáo án môn Ngữ văn khối lớp 9 - Tuần 13 năm 2010

A. Mục tiêu cần đạt:

1. Kiến thức:

- Có hiểu biết bước đầu về tác giả Kim Lân, một đại diện của thế hệ nhà văn đã có những thành công từ giai đoạn Cách mạng tháng Tám.

- Hiểu, cảm nhận được giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của truyện ngắn Làng:

 + Nhân vật, sự việc, cốt truyện trong một tác phẩm hiện đại.

+ Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm: Sự kết hợp với các yếu tố miêu tả, biểu cảm trong văn bản tự sự hiện đại.

+ Tình yêu làng, yêu nước, tinh thần kháng chiến của người nông dân Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống pháp

2. Kĩ năng:

- Đọc hiểu văn bản truyện Việt Nam hiện đại được sáng tác trong thời kì chống thức dân pháp.

 - Vận dụng kiến thức về thể loại và kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm truyện để cảm nhận một văn bản tự sự hiện đại.

3. Thái độ: GD tình yêu quê hương đất nước, lòng kính yêu lãnh tụ Hồ Chí Minh.

B. Chuẩn bị:

+GV:-Sách giáo khoa, SGV, Sách CHKT-KN; Bảng phụ;.-Một số bài hát, bài thơ về chủ đề làng quê

 +HS:-Soạn bài, đọc kĩ chú thích, vở ghi chép; Biết giới thiệu bài mới;Bảng phụ nhóm;- Một số bài hát, bài thơ về chủ đề làng quê

 

doc 15 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 480Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối lớp 9 - Tuần 13 năm 2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 13
Tiết 61,62
LÀNG
( Kim Lân )
S : 26/11/2010
G :29/11/2010
A. Mục tiêu cần đạt: 
1. Kiến thức: 
- Có hiểu biết bước đầu về tác giả Kim Lân, một đại diện của thế hệ nhà văn đã có những thành công từ giai đoạn Cách mạng tháng Tám.
- Hiểu, cảm nhận được giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của truyện ngắn Làng: 
 + Nhân vật, sự việc, cốt truyện trong một tác phẩm hiện đại.
+ Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm: Sự kết hợp với các yếu tố miêu tả, biểu cảm trong văn bản tự sự hiện đại.
+ Tình yêu làng, yêu nước, tinh thần kháng chiến của người nông dân Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống pháp
2. Kĩ năng:
- Đọc hiểu văn bản truyện Việt Nam hiện đại được sáng tác trong thời kì chống thức dân pháp.
 - Vận dụng kiến thức về thể loại và kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm truyện để cảm nhận một văn bản tự sự hiện đại.
3. Thái độ: GD tình yêu quê hương đất nước, lòng kính yêu lãnh tụ Hồ Chí Minh.
B. Chuẩn bị:
+GV:-Sách giáo khoa, SGV, Sách CHKT-KN; Bảng phụ;.-Một số bài hát, bài thơ về chủ đề làng quê 
 +HS:-Soạn bài, đọc kĩ chú thích, vở ghi chép; Biết giới thiệu bài mới;Bảng phụ nhóm;- Một số bài hát, bài thơ về chủ đề làng quê 
C. Tiến hành tổ chức các hoạt động dạy học:
 HĐ1: Kiểm tra bài cũ:
- Đọc thuộc bài thơ “Ánh trăng.”
- Phân tích triết lý của tác giả nêu ở khổ cuối.
 HĐ2:Giới thiệu bài: 
( Hát một đoạn trong bài thơ phổ nhạc" Quê hương " của Đỗ Trung Quân ).Mỗi người dân Việt Nam đều gắn bó với làng quê của mình, nơi sinh ra và sống suốt cả cuộc đời cần lao giản dị. Sống nhờ làng , chết cũng nhờ làng  Người dân trong sáng tác của nhà văn Kim Lân đã thể hiện tình yêu quê hương làng xóm của mình như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu trong giờ học hôm nay.
HĐ3:Bài học:
B1: Tìm hiểu chung về văn bản:
MT:HS có hiểu biết bước đầu về tác giả Kim Lân, một đại diện của thế hệ nhà văn đã có những thành công từ giai đoạn Cách mạng tháng Tám.
H: Nêu những hiểu biết của em về tác giả? Tác phẩm ? 
H:GV khái quát những đặc điểm cơ bản về tác giả, sự nghiệp sáng tác, truỵên tiêu biểu.
H:Hiểu gì về hoàn cảnh ra đời của tác phẩm này ?
* GV hướng dẫn học và tóm tắt truyện, tìm hiểu chú thích.
H:Hãy tóm tắt văn bản bằng sự hiểu biết của em ?
* HS tóm tắt, GV bổ sung phần đầu.
H: Đại ý của truyện? (Truyện nói gì về người nông dân? Trong hoàn cảnh nào?)
H: Phân đoạn truyện?
B2:HD tìm hiểu chi tiết bài thơ.
MT:HS hiểu, cảm nhận được giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của truyện 
@B2.1:Hướng dẫn HS phân tích đoạn 1:
H:Truyện xây dựng tình huống làm bộc lộ được tình cảm, phẩm chât của nhân vật, đó là tình huống nào ?
@B2.2: Hướng dẫn HS phân tích đoạn 2:
* HS đọc từ đầu đến “dật dờ”
H: Hướng dẫn HS thảo luận: diễn biến tâm lý của ông Hai?
* Gợi ý: Trước khi nghe tin xấu về làng, tâm trạng của ông Hai được mô tả như thế nào?
H:Tìm các từ ngữ, chi tiết diễn tả điều đó
H: Khi ở phòng thông tin, ông nghe được những tin gì? Tâm trạng của ông Hai ra sao?
H: Những biểu hiện tâm lý đó là bằng chứng cho tình cảm gì của ông về làng? Vì sao em lại nhận định như thế?
* GV khái quát ý sau khi nhận xét ý kiến thảo luận của HS.
 H:Tìm những đoạn văn diễn tả tâm lý của ông Hai khi mới nghe tin làng theo Tây? Khi ông về nhà tâm trạng của ông như thế nào?
H: Em cảm nhận được điều gì ở ông Hai trước những câu văn tả về ông khi ông mới biết tin xấu?
H: Hiểu gì về dáng vẻ, cử chỉ, điệu bộ, suy nghĩ của ông trong đọan: “Nhìn lũ con  này chưa”?
H: Nhận xét lối kể? Cách vận dụng lối kể độc thoại có tác dụng gì?
H: Những cảm xúc của ông chất chứa trong lòng có thể gọi tên là những cảm xúc gì?
H: Đoạn văn nào phía sau bổ sung cho những diễn biến cảm xúc trên? “Đã 3, 4 hôm... ấy rồi”
=> điều đó chứng tỏ tin xấu đó ảnh hưởng đến ông Hai như thế nào?
H: Nhận xét gì về cách kể chuyện xen lẫn miêu tả tâm lý của tác giả? (diễn tả cụ thể, tinh tế tâm lý của nhân vật)
H: Phân tích cuộc độc thoại nội tâm để thấy rõ à tâm hồn, tình cảm của nhân vật?
H: Sự lựa chọn đó à có phải ông không yêu làng?
H: Cảm xúc của em khi đọc những đoạn văn này?
* HS đọc đoạn ông trò chuyện với đứa con.
H: Qua đoạn văn đó, em hiểu gì về tình cảm của ông Hai với làng quê, với Cách mạng?
H: Điều đó thống nhất trong đoạn miêu tả ông đi cải chính tin xấu như thế nào?
H: Tâm trạng ông Hai khi nghe tin cải chính có gì đặc biệt?
H: Ấn tượng của em về người nông dân này?
B3: Hướng dẫn tổng kết:
MT:HS thấy được việc sử dụng tình huống truyện gay cấn, miêu tả tâm lí nhân vật chân thực và sinh động qua suy nghĩ, hành động, qua lời nói ( đối thoại và độc thoại ).Từ đó hiểu được ý nghĩa của bài thơ.
H: Khái quát những nét đặc sắc về nghệ thuật và ý nghĩa văn bản?
B4 :HD luyện tập.
Cho HS về nhà làm.
I. Tìm hiểu chung về văn bản:
1.Tác giả: Kim Lân (1920 – 2007)
- Tên khai sinh là nguyễn Văn Tài ; quê ở huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.
- Nhà văn chuyên viết truyện ngắn và có sáng tác từ trước Cách mạng tháng Tám năm 1945. Những cảnh ngộ của người nông dân và sinh hoạt làng quê là đề tài sáng tác chủ yếu của ông. 
2 . Tác phẩm :
- Truyện ngắn Làng là tác phẩm thành công của văn học Việt Nam thời kì đầu cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.
3. Đọc và tìm hiểu chú thích:
4. Tóm tắt truyện:
5. Đại ý:
Truyện diễn tả chân thực và sinh động tình yêu làng quê ở ông Hai – người nông dân dời làng đi tản cư trong thời kỳ kháng chiến.
II. Đọc và tìm hiểu cụ thể:
1. Tình huống độc đáo:
- Ông Hai nghe tin làng chợ Dầu của ông theo Tây (tình huống đối nghịch với tình cảm tự hào mãnh liệt về làng khác với suy nghĩ về một làng quê có “tinh thần cách mạng lắm” của ông) 
=> tạo một tâm lý à diễn biến gay gắt trong nhân vật => bộc lộ tính cách, bản chất của nhân vật.
2. Diễn biến tâm lý của ông Hai:
 a.Trước khi nghe tin xấu về làng:
 - Nhớ làng da diết (nghĩ đến những ngày làm việc cùng anh em nhớ làng quá)
 - Nghe được những tin hay (tin chiến thắng của quân ta)
à ruột gan ông múa lên vui quá.
=> Niềm vui, niềm tự hào của người nông dân trước thành quả của cách mạng, của làng quê à biểu hiện của tình yêu làng tha thiết.
 b. Tâm trạng của ông Hai khi nghe tin làng theo giặc:
- Nhà văn đã khắc họa hình tượng nhân vật qua các chi tiết miêu tả sau:
+ “Cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại,da mặt tê rân rân ”, “nước mắt ông lão giàn ra”à tin đến đột ngột, bất ngờ, cảm thấy bị xúc phạm, trong ông dấy lên nỗi đau đớn, bẽ bàng.
 + Dáng vẻ, cử chỉ, điệu bộ ( cúi gằm mặt, chột dạ, nơm nớp, trống ngực ông lão đập thình thịch ... )à diễn tả nỗi nhục nhã ê chề, nỗi đau đớn tái tê.
+ Hàng lọat câu hỏi, câu cảm thán, diễn tả những cung bậc cảm xúc của ông Hai, chứng tỏ tin đó trở thành nỗi ám ảnh day dứt trong lòng ông với sự ngờ vực chưa tin, sự bế tắc vào cuộc sống phía trướcà Nỗi ám ảnh nặng nề biến thành sự sợ hãi thường xuyên trong lòng ông cùng nỗi xót xa tủi hổ của ông.
 + Dẫn đến cuộc xung đột nội tâm: ông băn khoăn kiểm điểm từng người trụ lại làng, ông trằn trọc không ngủ đượcà đưa ông đến lựa chọn dứt khoát: “Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây thì phải thù”
=> tình yêu nước rộng lớn, bao trùm lên tình cảm đối với làng quê nhưng không vì thế mà bỏ tình cảm với làng. Vì vậy càng đau xót, tủi hổ.
 + Ông trò chuyện với đứa con út để vơi bớt buồn khổ. Trong lời tâm sự chứa đựng:Tình yêu sâu nặng với làng chợ Dầu, tấm lòng thủy chung với kháng chiến, với cách mạng.
 - Tâm trạng của ông Hai thực chất là tâm trạng và suy nghĩ về danh dự, lòng tự trọng của người dân làng Chợ Dầu, của người dân Việt Nam.
c. Tâm trạng của ông Hai khi nghe tin làng Chợ Dầu theo Tây được cải chính:
- Tâm trạng ông Hai khác hẳn:
 + Ông Hai tươi vui, rạng rỡ hẳn lên, chia quà cho con, 
 + Ông Hai đi khoe nhà ông bị đốt cháy.
 - Tình yêu làng của ông Hai như vậy đồng thời là biểu hiện của tình yêu đối với đất nước, với kháng chiến, với Cụ Hồ.
III. Tổng kết:
1. Nghệ thuật
- Tạo tình huống truyện gay cấn: tin thất thiệt được chính những người đang đi tản cư từ phía làng Chợ Dầu lên nói ra .
- Miêu tả tâm lí nhân vật chân thực và sinh động qua suy nghĩ, hành động, qua lời nói ( đối thoại và độc thoại ).
2. Ý nghĩa: Đoạn trích thể hiện tình cảm yêu làng, tinh thần yêu nước của người nông dân trong thời kì kháng chiến chống Pháp
IV. Luyện tập:
 Chỉ ra một số chi tiết nghệ thuật đặc sắc miêu tả tâm trạng nhân vật ông Hai trong truyện. 
HĐ4:Củng cố: Luyện tập.
HĐ5: Hướng dẫn tự học: Về đọc kĩ truyện và tóm tắt; - Nắm nội dung - nghệ thuật của truyện.( Phân tích tâm lý nhân vật ông Hai ở đoạn cuối truyện khi biết được sự thật làng ông không hề theo giặc.); -Về làm phần luyện tập; - Chuẩn bị bài: Chương trình địa phương - Phần Văn:"Về thôi em"(Dương Quang Anh):Nỗi nhớ quê của người con xứ Quảng; Những hồi tưởng của một người con xứ Quảng:Về cảnh, vật quê hương; về con người; Niềm thôi thúc trong hiện tại.
Tuần 13
Tiết 63
Chương trình địa phương:
VỀ THÔI EM (Dương Quang Anh)
S : 26/11/2010
G :01/12/2010
A. Mục tiêu cần đạt: 
1. Kiến thức: 
- Có hiểu biết bước đầu về tác giả Dương Quang Anh, một nhà thơ xứ Quảng.
- Hiểu, cảm nhận được giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của bài thơ"Về thôi em": 
+ Cảm nhận được tình yêu quê da diết thể hiện qua nỗi nhớ thương quay quắt của những người con Quảng Nam xa xứ.
 + Cảm nhận sự tinh tế của tác giả trong việc đã chọn lọc để đưa vào bài thơ những hình ảnh, địa danh và cả những ý tưởng ca dao đậm đà chất Quảng Nam.
2. Kĩ năng:
-Nhận diện, phân tích được các hình ảnh lẫn ý tình của những câu ca dao thân thuộc tự lâu đời với bao người dân xứ Quảng. Không gian nghệ thuật của bài thơ, nhờ thế, chan chứa tình Quảng. 
- Liên hệ để thấy được nỗi nhớ về quê hương trong hoàn cảnh tác giả đang ở xa quê hương, có mối liên hệ chặt chẽ với những tình cảm quê hương xứ Quảng..
3. Thái độ: GD tình yêu quê hương xứ xở.
B. Chuẩn bị:
+ GV: - Bảng phụ. - Chân dung nhà văn - Bài hát Về thôi em – Tư liệu về tác giả - tác phẩm.
+ HS : - Soạn bài theo tài liệu đã hướng dẫn – Tìm bài hát Về thôi em . - Bảng phụ nhóm.	
C. Tiến hành tổ chức các hoạt động dạy học:
 HĐ1: Kiểm tra bài cũ:
 1/Khái quát những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật văn bản "Làng" - Kim Lân?
 2/Cảm nhận của em về tình yêu làng của nhân vật ông Hai trong văn bản "Làng".
 HĐ2:Giới thiệu bài: ( Hát một đoạn trong bài thơ phổ nhạc)-Dẫn vào bài.
HĐ3:Bài học:
B1:Tìm hiểu chung.
MT: HS có hiểu biết bước đầu về tác giả, tác phẩm.
H: Nêu những hiểu biết của em về tác giả? Tác phẩm ? 
H:GV khái quát những đặc điểm cơ bản về tác giả, sự nghiệp sáng tác, một số tác phẩm tiêu biểu.
H:Hiểu gì về hoàn cảnh ra đời của tác phẩm này ?
B2:Đọc và tìm hiểu cụ thể bài thơ.
MT:HS hiểu, cảm nhận được giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của bài thơ.
- GV hướng dẫn HS đọc văn bản. GV đọc bài thơ , gọi 2 HS đọc lại. Nhân xét giọng đọc và những sai sót.
- Tìm hiểu văn bản:
H: Bài thơ l ...  Nhớ nhà nhớ quê (những hoài niệm nhớ mong)
- Thương xót đời bà lận đận, cô độc (vắng vẻ)
- Muốn nhắn gửi nhớ thương an ủi bà.
3. Những suy nghĩ về bà và hình ảnh bếp lửa:
+ Suy ngẫm về đời bà luôn gắn với hình ảnh bếp lửa, ngọn lửa => người nhóm lửa luôn giữ cho ngọn lửa ấm nóng và tỏa sáng trong mỗi gia đinh.
+ Sự tảo tần, đức hy sinh chăm lo cho mọi người “Mấy chục năm nồng đượm”
à bà nhóm lên niềm yêu thương, niềm vui sưởi ấm, san sẻ.
 “Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi thơ”
=> Ngọn lửa của bà là niềm tin thiêng liêng, kỷ niệm ấm lòng, nâng bước cháu trên đường dài, truyền ngọn lửa của sự sống niềm tin cho các thế hệ tiếp nối => yêu bà, yêu quê hương đất nước
+ Hình ảnh bà gắn liền hình ảnh bếp lửa (10 lần) à bếp lửa bình dị mà thân thuộc, kỳ diệu mà thiêng liêng.
+ Bếp lửa à ngọn lửa (trừu tượng + khái quát)
III. TỔNG KẾT:
+ Nghệ thuật: Kết hợp miêu tả + biểu cảm + tự sự + bình luận.
+ Nội dung: Những kỷ niệm xúc động về bà và tình bà cháu.
 IV. LUYỆN TẬP:SGK
E. Dặn dò:
- Luyện tập 1: tại lớp
- Về nhà: học thuộc bài thơ
- Kể lại câu chuyện trên bằng văn xuôi + ôn tập : TK từ vựng.
- Chuẩn bị bài đọc thêm:" Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ "
Tuần 11
Tiết 53
TỔNG KẾT TỪ VỰNG (tt)
S : 
G:
 A. Mục tiêu cần đạt:Giúp HS nắm vững hơn và biết vận dụng những kiến thức về từ vựng đã học từ lớp 6 đến lớp 9 (từ tượng thanh, từ tượng hình, một số phép tu từ từ vựng: so sánh, ẩn dụ, nhân hóa, hoán dụ, nói quá, nói giảm nói tránh, điệp ngữ, chơi chữ).
B. Chuẩn bị:
+ GV:Bảng phụ - Tìm thêm ví dụ.
+ HS : Ôn lại các khái niệm- Soạn vầo vở, tìm ví dụ, nghiên cwú các bài tập ở SGK
C. Kiểm tra bài cũ:
D.Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học:
HĐ1: Giới thiệu bài: Dẫn dắt từ bài tổng kết trước để đẫn vào bài.
HĐ2:Ôn lại từ tượng hình và từ tượng thanh:
@B1:Cho HS ôn lại khái niệm.
 H:Thế nào là từ tượng thanh? Cho ví dụ?
 H:Thế nào là từ tượng hình? Cho ví dụ?
@B2: Hướng dẫn HS làm bài tập 2 (mục I / SGK)
H:Tìm những tên loài vật là từ tượng thanh? 
(Chia nhóm/ghi vào phiếu học tập của nhóm ).
* GV thu phiếu - đại diện nhóm đọc từ và cả lớp đếm xem nhóm nào tìm được nhiều từ nhất - GV ghi điểm)
HĐ3: Ôn lại biện pháp tu từ từ vựng:
@B1:Khái niệm.
 H:Kể tên các phép tu từ từ vựng đã học từ lớp 6 à lớp 9?
H:Nhắc lại các khái niệm về phép tu từ:
(So sánh,Ẩn dụ, Hoán dụ, Nhân hóa, Nói quá, Nói giảm, nói tránh, Điệp ngữ, Chơi chữ)
@B2: Hướng dẫn HS làm bài tập 2
 (mục II/SGK)
* Vận dụng kiến thức về từ vựng đã học để phân tích nét nghệ thuật độc đáo của một số câu thơ trong “Truyện Kiều”
 * GV treo bảng phụ.
 * HS thảo luận nhóm và ghi vào phiếu học tập (GV thu phiếu học tập)
- Cử đại diện 4 nhóm (giải bảng)
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét chung: Biện pháp tu từ,ý nghĩa của mỗi hình ảnh.
 * Bài tập 3: xác định yêu cầu của đề?
* Cho HS làm bảng con (hoặc phiếu học tập)
HĐ4: Củng cố 
* GV khái quát toàn bộ từ vựng đã học.
 - Yêu cầu HS nắm chắc các đặc điểm từ vựng 
H:Các VB nào hay sử dụng biện pháp tu từ?
I. Từ tượng thanh – từ tượng hình:
a. Từ tượng thanh:là từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên và con người.
b. Từ tượng hình:là từ gợi tả hình ảnh dáng vẻ trạng thái – của sự vật.
c. Tác dụng:
 *Bài tập:
- Những loài vật có tên gọi là từ tượng thanh: mèo, bò, tắc kè, vạc, tu hú, chim cuốc
 - Những từ tượng hình trong đoạn trích: lốm đốm, lê thê, loáng thoáng, lồ lộ => tác dụng mô tả hình ảnh đám mây một cách cụ thể, sinh động.
II. Một số phép tu từ từ vựng:
1. So sánh: 5. Nói quá:
 2. Ẩn dụ: 6. Nói giảm, nói tránh:
 3. Hoán dụ: 7. Điệp ngữ:
 4. Nhân hóa: 8. Chơi chữ:
* Bài tập 2:
a. Ẩn dụ:
- Hoa, cánh: (chỉ Thúy Kiều và cuộc đời của nàng)
- Cây, lá (chỉ gia đình Kiều và cuộc sống của họ)
b. So sánh:
- Tiếng đàn TKiều: tiếng hạc, tiếng suối,
 tiếng gió thoảng, tiếng trời đổ mưa.
c. Nói quá: sắc đẹp của TKiều: Hoa ghen, liễu hờn.
 - Một hai.. thành - Sắc đành .hai
=> ấn tượng về 1 nhân vật tài sắc vẹn toàn
- gần nhau gang tấc = gấp mười quan san
 cực tả sự xa cách giữa thân phận cảnh ngộ của TKiều và Thúc Sinh.
d. Chơi chữ: Tài – tai
 *Bài tập 3: 
a. Điệp ngữ: “còn”
- từ đa nghĩa: “say sưa” say rượu + say tình (chơi chữ)
 thể hiện tình cảm mạnh mẽ và kín đáo.
 b. Nói quá:
- “Gươm.. đá mòn”
- “ Voi uống nước – sông cạn”
=> sự lớn mạnh của nghĩa quân Lam Sơn.
c. So sánh:
Tiếng suối à trong à tiếng hát xa.
=> mô tả sắc nét, sinh động âm thanh của tiếng suối và cảnh vật rừng dưới đêm trăng.
d. Phép nhân hóa:
- Trăng nhòm – ngắm nhà thơ => biến ánh trăng thành người bạn tri âm tri kỉ (thiên nhiên sống động, có hồn và gắn bó với con người hơn).
 e. Ẩn dụ:
- "mặt trời"2 : chỉ em bé trên lưng mẹ.
(đứa con là nguồn sống, niềm tin, hạnh phúc của mẹ) 
E. Dặn dò 
- Về nhà hình thành tiếp các bài tập còn lại.
- Chuẩn bị bài: “Tập làm thơ 8 chữ”.
Tuần 11
Tiết 54
TẬP LÀM THƠ 8 CHỮ
S :
G:
A. Mục tiêu cần đạt:Giúp HS:
- Nắm được đặc điểm, khả năng mô tả, biểu hiện phong phú của thể thơ 8 chữ.
- Qua hoạt động làm thơ 8 chữ, giúp HS phát huy tinh thần sáng tạo, tạo hứng thú trong học tập rèn luyện thêm năng lực cảm thụ thơ ca.
- Giúp HS biết cảm nhận cái hay, cái đẹp của cuộc sống và con người xung quanh.
 B.Chuẩn bị:
+ GV: - Giáo án và sách tham khảo	
 - Bảng phụ 
+HS: - Soạn bài theo hướng dẫn của GV. - Đọc kĩ SGK để thực hiện. 
C.Kiểm tra bài cũ:
- Đọc khổ thơ đầu và khổ thơ cuối bài "Đoàn thuyền đánh cá" cuả Huy Cận? 
- Phân tích khổ thơ đầu.
 D. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học:
 HĐ1:Giới thiệu bài.
 HĐ2:Hướng dẫn nhận diện thể thơ 8 chữ:
- Cho HS đọc 3 ví dụ ở SGK-144
H:Điểm giống nhau của 3 đoạn thơ trên?
- Số chữ?
- Cách gieo vần? Tìm và gạch dưới những chữ gieo vần?
- Khổ thơ gồm mấy dòng?
=> Nêu đặc điểm của thể thơ 8 chữ?
- 1 HS nêu khái quát.
- 1HS đọc ghi nhớ trong SGK.
HĐ3: Hướng dẫn làm bài tập:
*Luyện tập: 
Dùng bảng phụ cho HS lên chọn từ gắn vào.
* Bài tập 1, 2: 
- Thảo luận nhóm
- Xung phong gắn nhanh các từ thích hợp vào chỗ trống.
* Bài tập 3: cho HS đọc và tự sáng tạo thêm (yêu cầu có vần ương hoăc a ở cuối câu).
* Mỗi nhóm nộp 1 bài thơ 8 chữ đã chọn và ghi trên giấy rôki 
(GV treo từng bài một và cho HS bình – chọn bài hay nhất à ghi điểm vào sổ)
I. Nhận dạng thể thơ 8 chữ: 
 + Số chữ:
 + Gieo vần:
 * Ghi nhớ: SGK
II. Luyện tập:
Bài 1: Điền từ:
 1.- Ca hát 3.- Bát ngát
2.- Ngay qua 4.- Muôn hoa
Bài 2: Điền từ:
Cũng mất
Tuần hoàn
Đất trời
Bài 3: Thêm câu:
Của đàn chim tung cánh đi muôn phương.
E.Dặn dò:
- Nắm chắc đặc điểm thơ 8 chữ.
- Hoàn thành bài tập.
- Chuẩn bị bài: "Bếp lửa"- Đọc thêm "Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ"
Tuần 11
Tiết 55
TRẢ BÀI KIỂM TRA VĂN HỌC TRUNG ĐẠI.
S:
G:
A. Mục tiêu cần đạt:Giúp HS: nắm được những ưu điểm, khuyết điểm của bài kiểm tra, từ đó rút ra kinh nghiệm cho bài kiểm tra sau.
 B. Chuẩn bị:
 + GV: Chấm - trả trước 1 ngày.
 + HS: RKN qua bài làm, rút ra những lỗi sai.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học:
 HĐ1: Giới thiệu mục tiêu bài học.
 HĐ2: Nêu lại các yêu cầu của đề KT.
- GV cho HS đọc lại đề trắc nghiệm.
- GV trả lời
- Gọi HS trả lời
- GV nhận xét và chỉ ra đáp án đúng nhất
- HS tự xem lại bài và GV giải thích cho HS hiểu vì sao phải chọn ý đó 
HĐ3:GV nhận xét bài làm.
 1/ Ưu điểm : - Một số em thuộc bài, nắm vững kiến thức đã học về văn thơ trung đại nên làm bài rất tốt.
 - Mốt số làm phần trắc nghiệm hoàn chỉnh ( My, Minh,Uyên,...), tự luận làm tốt
 ( N.Giang, Tú My, Mỹ Li, Thảo,...), phân tích giá trị nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc.- Chữ viết sạch sẽ.
2/ Khuyết điểm : 
 - Đa số HS trung bình, yếu chưa làm tốt phần tự luận, kĩ năng phân tích thơ còn yếu. Thiếu cẩn thận khi làm bài trắc nghiệm.
 - Một số chưa thuộc thơ, viết sai chính tả, trình bày bài cẩu thả.
 - Chưa nắm nội dung, nghệ thuạt của văn bản mà đề yêu cầu.
 HĐ4: GV ghi một số lỗi sai lên bảng phụ , cho HS tự sửa lỗi.
 1.Lỗi chính tả : HS lên ghi lại những lỗi mà mình đã phạm - cho các bạn nhận xét và sửa.
 2. Lỗi diễn đạt :HS tự thống kê lỗi và sửa.
HĐ5:Đọc một số đoạn văn viết tốt.
 HĐ6: Chât lượng chung :
Lớp
TS
Giỏi
Khá
T.B
Yếu
Kém
TB
G.K
Ghi chú
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
9/4
41
7
10
15
8
1
32
17
D. Dặn dò :
 - Củng cố lại phần văn học trung đại. 
- Chuẩn bị bài : " Bếp lửa" &"Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ".
Tuần 13
Tiết 63
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG
PHẦN TIẾNG VIỆT
S : 
G : 
A. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh:
 - Hiểu được sự phong phú của các vùng miền với nhưng phương ngữ khác nhau
- Có ý thức sử dụng từ địa phương trong những văn cảnh cho phù hợp.
B. Chuẩn bị: + GV: - Bảng phụ, các đoạn - Chuẩn bị 1 số đoạn thơ sử dụng từ địa phương. 
 + HS : - Nội dung bài học – Sưu tầm phương ngữ địa phương.	
C. Kiểm tra bài cũ:
- Hãy đọc một đoạn thơ có sử dụng từ địa phương mà em biết?
D.Tổ chức các hoạt động dạy - học : 
HĐ1 :Giới thiệu bài: Ghi 2 từ : Lợn / heo lên bảng.
 H : Cùng một con vật nhưng lại có 2 cách gọi khác nhau, theo em tại sao lại có 2 cách gọi khác nhau đó ?==> Bài học.
HĐ2: Tìm những từ địa phương trong phương ngữ à đang sử dụng:
* GV hướng dẫn HS tìm hiểu và trả lời các yêu cầu của bài tập 1 trong SGK
H:Tìm những từ ngữ địa phương?
- HS trả lời.
- GV bổ sung.
*HS đọc bài tập 2:
- Xác định yêu cầu của bài tập 2:
- HS làm việc theo nhóm.
- Đại diện nhóm trình bày.
- Lớp nhận xét bổ sung.
* HS đọc yêu cầu BT3.
Treo bảng phụ cho HS thực hiện.
* GV cho HS đọc bài thơ “Mẹ Suốt” và tìm từ địa phương.
HĐ3: Sưu tầm thơ văn và hướng dẫn sử dụng từ địa phương?
- GV đưa 1 đoạn thơ:
 “Răng không cô gái  tới ngoài”
H: Tìm từ địa phương ? Xác định địa phương nào?
- Cùng một từ nhưng có thể hiểu theo 2 ý khác nhau ( đưa vào văn cảnh )
I. Bài tập:
Bài tập1: a. Những từ ngữ (sự vật, hiện tượng) không có tên trong phương ngữ khác,ngôn ngữ toàn dân.
- Nhút: món ăn Nghệ An (Xơ mít)
- Bồn bồn: rau
 b. Đồng nghĩa nhưng khác âm:
Bắc Trung Nam
 Cá quả cá trầu cá lóc
 Lợn heo heo
 Ngã bổ té
 c. Đồng âm nhưng khác nghĩa:
 ốm (bị bệnh) gầy gầy
 Bài tập 2: Các từ địa phương không có trong phương ngữ khác à sự phong phú đa dạng trong tự nhiên, trong đời sống cộng đồng.
Bài tập 3: Các từ được coi là ngôn ngữ toàn dân: cá quả, lợn, ngã, ốm => (đều là phương ngữ miền Bắc)
Bài tập4: Các từ địa phương (chi rứa, nớ, tàu bay, tui, răng, mụ)
 * Tác dụng: nhấn mạnh phẩm chất, tâm hồn người nông dân Quảng Bình.
II. Luyện tập: Sưu tầm và phát hiện:
Bài 1: Ghi lại lời chào của 2 cô gái miền Trung.
Bài 2: Người dân miền Nam nói “ngài” em phải hiểu:
 (ngài : ngày đặt vào
 con ngài  văn cảnh
E. Dặn dò :
-Tiếp tục sưu tầm từ địa phương và chú ý cách dùng.- Làm các bài tập còn lại ở SGK
- Chuẩn bị tốt bài mới:" Đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự "

Tài liệu đính kèm:

  • docNV9 tuan 13.doc