Giáo án môn Ngữ văn khối lớp 9 - Tuần 20 năm 2011

Giáo án môn Ngữ văn khối lớp 9 - Tuần 20 năm 2011

BÀN VỀ ĐỌC SÁCH

 1. Mục tiêu: Giúp học sinh:

a. Kiến thức: - Hiểu được sự cần thiết của việc đọc sách và phương pháp đọc sách qua bài nghị luận sâu sắc, giàu tính thuyết phục của Chu Quang Tiềm .

b. Kỹ năng: - Rèn luyện thêm cách viết văn nghị luận qua việc lĩnh hội bài nghị luận sâu sắc, sinh động, giàu tính thuyết phục của Chu Quang Tiềm .

c. Tư tưởng: - Giáo dục hs có ý thức đọc sách, biết quý trọng sách.

2. Chuẩn bị

a. GV: Soạn bài và đọc tài liệu tham khảo;

b. HS: Đọc và chuẩn bị bài ở nhà; tham khảo tài liệu có liên quan đến bài học.

3. Tiến trình bài dạy

a. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS ở nhà.

b.Bài mới.

* Giới thiệu bài ( 1’) Sách là tri thức của nhân loại, đọc sách là việc làm rất cần thiết để bổ sung kiến thức. Nhưng đọc và tìm hiểu như thế nào là 1 vấn đề. Điều này đã được Chu Quang tiềm dày công suy nghĩ qua tác phẩm “ Bàn về đọc sách” chúng ta cùng tìm hiểu.

 

doc 16 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 692Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối lớp 9 - Tuần 20 năm 2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:23/12/2011
Ngày giảng 9ab:26/12/2011
Tiết 91 - Văn bản
BÀN VỀ ĐỌC SÁCH
 1. Mục tiêu: Giúp học sinh:
a. Kiến thức: - Hiểu được sự cần thiết của việc đọc sách và phương pháp đọc sách qua bài nghị luận sâu sắc, giàu tính thuyết phục của Chu Quang Tiềm .
b. Kỹ năng: - Rèn luyện thêm cách viết văn nghị luận qua việc lĩnh hội bài nghị luận sâu sắc, sinh động, giàu tính thuyết phục của Chu Quang Tiềm . 
c. Tư tưởng: - Giáo dục hs có ý thức đọc sách, biết quý trọng sách.
2. Chuẩn bị 
a. GV: Soạn bài và đọc tài liệu tham khảo; 
b. HS: Đọc và chuẩn bị bài ở nhà; tham khảo tài liệu có liên quan đến bài học.
3. Tiến trình bài dạy
a. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS ở nhà.
b.Bài mới.
* Giới thiệu bài ( 1’) Sách là tri thức của nhân loại, đọc sách là việc làm rất cần thiết để bổ sung kiến thức. Nhưng đọc và tìm hiểu như thế nào là 1 vấn đề. Điều này đã được Chu Quang tiềm dày công suy nghĩ qua tác phẩm “ Bàn về đọc sách” chúng ta cùng tìm hiểu....
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi bảng
 ? Trình bày những hiểu biết của em về tác giả?
 GV: Bài viết là kết quả của quá trình tích luỹ kinh nghiệm, dày công suy nghĩ là những lời bàn tâm huyết, những kinh nghiệm quý báu của thế hệ trước truyền lại cho thế hệ sau, được đúc kết bằng trải nghiệm của mấy mươi năm, bằng cả cuộc đời của một con người cả một thế hệ, một lớp người đi trước.
 ? Em hãy nêu xuất xứ của văn bản trên?
 GV: Người dịch ra tiếng Việt là Trần Đình Sử
 GV: Nêu yêu cầu đọc: To rõ ràng, mạch lạc
 - Giáo viên đọc mẫu từ đầu  thế giới mới”
 ? Căn cứ vào phần chú thích giải nghĩa cho ta 1 số từ sau
 - Học vấn và học thuật
 ? Nêu bố cục của văn bản, dựa vào phần đọc nêu nội dung từng phần
 GV: Các phương pháp đọc sách: Lựa chọn sách cần đọc, cách đọc thế nào có hiệu quả
? Dựa vào phần chuẩn bị bài ở nhà, cho biết văn bản này được trình bày bằng phương thức biểu đạt nào?
? Vấn đề cần nghị luận của văn bản là gì?
? Khi bàn về đọc sách tác giả đã chỉ ra mấy luận điểm, em 2 chỉ rõ
GV : Đọc thầm phần đầu
? Nêu nội dung?
? Tác giả chỉ ra tầm quan trọng của việc đọc sách như thế nào?
? Em có nhận xét gì việc nêu vấn đề tầm quan trọng của đọc sách?
? Em hãy chỉ rõ mối quan hệ đó?
? Tích luỹ bằng cách nào?
? Như vậy sách giữ vai trò gì?
 GV: Như vậy sách vô cùng quan trọng, nếu chúng ta mong tiến lên từ văn hoá, học thuật của giai đoạn này, thì nhất định phải lấy thành quả của nhân loại trong quá khứ để làm điểm xuất phát
? Nếu ta coi thường sách, không đọc sách dẫn đến hậu quả gì?
? Đến đây tác giả khẳng định sách quan trọng như thế nào?
- Đọc sách là để chuẩn bị hành trang, thực lực về mọi mặt để con người có thể tiếp tục tiến xa trên con đường học tập phát triển thế giới.
GV: Mà theo tác giả đó là 1 cuộc “trường trinh vạn dặm”
? Qua đây em có nhận xét gì về cách trình bày tầm quan trọng của việc đọc sách của tác giả 
? Với cách lập luận chặt chẽ như vậy có tác dụng gì? 
? Đến đây giúp các em cảm nhận gì về tầm quan trọng của đọc sách?
GV: Như vậy đọc sách chính là tự học, học với các thầy vắng mặt.
? Đọc sách có phải đọc trong ngày một, ngày hai hay không? Và đọc sách có phải chỉ là việc của cá nhân hay không?
? Như vậy đọc sách có ý nghĩa như thế nào?
? Theo em trong thời đại ngày nay, để trau dồi học vấn, ngoài con đường đọc sách còn có những con đường nào khác?
? Em hãy so sánh (và cho biết) con đường nghe nhìn và đọc sách và rút ra kết luận?
- HS : trả lời
- HS : trả lời
- HS giải thích
- Gồm 3 phần:
 + Phần 1: Đầu .. “thế giới mới”. Tầm quan trọng và ý nghĩa của việc đọc sách
 + Phần 2: Tiếp  “tiêu hao lực lượng”những khó khăn và thiên hướng sai lệch của việc đọc sách ngày nay.
 + Phần 3: Còn lại: Bàn về các phương pháp đọc sách.
- Phương thức biểu đạt nghị luận
- Bàn về đọc sách
- 3 luận điểm tương ứng nội dung của 3 phần
- HS đọc , nêu nội dung
- Muốn có học vấn phải đọc sách.
- Tác giả đặt trong mối quan hệ với học vấn của con người
- Đọc sách là con đường quan trọng của học vấn
 - Học vấn là thành quả tích luỹ lâu dài của nhân loại
- Tích luỹ bằng sách và ở sách
- Sách giữ vai trò là kho tàng quý báu lưu giữ tinh thần nhân loại, những cột mốc ghi dấu sự tiến hoá của nhân loại
 - Là xoá bỏ quá khứ, là kẻ thụt lùi lạc hậu, là kẻ kiêu ngạo một cách ngu xuẩn
- Đọc sách là để trả nợ quá khứ, là ôn lại kinh nghiệm loài người, là hưởng thụ kiến thức.
- Cách lập luận rõ ràng, chặt chẽ, thấu tình đạt lý.
- Làm nổi bật tầm quan trọng của đọc sách
- HS trả lời.
- Đọc sách phải đòi hỏi lâu dài, và đọc sách là nhiệm vụ của toàn nhân loại (không chỉ với mỗi cá nhân mà toàn nhân loại)
- HS trả lời.
- Con đường nghe nhìn
- Văn hoá nghe nhìn cũng là con đường học tập quan trọng nhưng không bao giờ có thể thay đổi được việc đọc sách
I. Đọc - tìm hiểu chung văn bản (20’ )
1. Tác giả , tác phẩm:
- Chu Quang Tiềm (1897 - 1986): nhà mĩ học, lí luận văn học nổi tiếng Trung Quốc .
- "Bàn về đọc sách" trích "Danh nhân Trung Quốc bàn về niềm vui nỗi buồn của việc đọc sách" xuất bản 1995 .
2. Đọc và tìm hiểu chú thích
a. Đọc.
b. Chú thích.
4. Bố cục
II. Phân tích
1. Tầm quan trọng và ý nghĩa của việc đọc sách.(20')
- Trên con đường gian nan trau dồi học vấn của con người thì đọc sách là con đường quan trọng để tích luỹ và nâng cao tri thức
- Đọc sách có ý nghĩa lớn lao và lâu dài với mỗi con người
 	c. Củng cố
 	? Qua bài học giúp các em cảm nhận được tầm quan trọng và ý nghĩa của việc đọc sách như thế nào?
	d. Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà
 	 - Nắm chắc vai trò và tầm quan trọng của việc đọc sách
 	 - Xem tiếp phần còn lại của văn bản.
 	* Rút kinh nghiệm
  .
Ngày soạn:23/12/2011
Ngày giảng 9ab: 27/12/2011
Tiết 92 - Văn bản: BÀN VỀ ĐỌC SÁCH ( tiếp)
 1. Mục tiêu: Giúp học sinh:
a. Kiến thức: -Tiếp tục hiểu được sự cần thiết của việc đọc sách và phương pháp đọc sách qua bài nghị luận sâu sắc, giàu tính thuyết phục của Chu Quang Tiềm .
b. Kỹ năng: - Rèn luyện thêm cách viết văn nghị luận qua việc lĩnh hội bài nghị luận sâu sắc, sinh động, giàu tính thuyết phục của Chu Quang Tiềm . 
c. Tư tưởng: - Giáo dục hs có ý thức đọc sách, biết quý trọng sách.
2. Chuẩn bị 
a. GV: Soạn bài và đọc tài liệu tham khảo; 
b. HS: Đọc và chuẩn bị bài ở nhà; tham khảo tài liệu có liên quan đến bài học.
3. Tiến trình bài dạy
a. Kiểm tra bài cũ: 
- GV kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS ở nhà.
	b.Bài mới.
	* Giới thiệu bài (1') Trong tiết học trước ta thấy rõ tầm quan trọng của việc đọc sách. Nhưng tác giả không tuyệt đối hoá, thần thánh hoá việc đọc sách. Ông chỉ ra những hạn chế trong việc nghiên cứu, trau dồi học vấn trong đọc sách. Đó là gì, và tác hại của chúng ra sao?
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi bảng
GV: Đọc “Lịch sử càng tiến lên à tự tiêu hao lực lượng”
? Nêu luận điểm của đoạn vừa đọc?
? Tác giả chỉ ra mấy cái hại trong việc đọc sách? Đó là những cái hại nào?
? Chú ý vào cái hại thứ nhất? Tại sao sách nhiều mà không chuyên sâu?
 ? Để thấy rõ đọc nhiều mà không hiệu quả trong so sánh với cách đọc nào?
? Em hiểu cách nói trên như thế nào?
? Theo em cách so sánh ấy có tác dụng gì?
? Nguyên nhân nào dẫn đến tác hại trên?
GV: Ngày xưa sách tuy ít nhưng người xưa dành nhiều thời gian đọc cả đời mới hết một quyển kinh. Còn bây giờ ngược lại
 ? Để chứng minh cho việc đọc nhiều mà không sâu giống như việc nào?
 GV: Và nhiều thói xấu hư danh nông cạn đều do lỗi ăn tươi nuốt sống đó mà sinh ra cả?
 ? (Như vậy đọc nhiều mà không sâu nó có hại). Em có suy nghĩ gì về lối đọc nhiều mà không sâu?
 GV: chốt.
 GV: Lối đọc ấy thật vô bổ giống như việc ăn uống vô tội vạ, ăn tươi nuốt sống. Các thứ không tiêu hoá được tích càng nhiều càng sinh bệnh. Thói hư danh đọc nhiều mà dối, đọc để khoe khoang. Đọc lấy được ăn tươi nuốt sống cũng chính từ đó mà ra. Lời bàn thật sâu mà chí lý.
 ? Rất nhiều người được mệnh danh là “con mọt sách” nếu em được mệnh danh như vậy em có thích không?
 ? Tiếp đến tác giả tiếp tục chỉ ra tác hại thứ hai ntn?
 ? Lối đọc này được tác giả so sánh với vấn đề gì?
 ? Việc tác giả so sánh như vậy có dụng ý gì?
 ? Từ đó em rút ra được điều gì từ các hại thứ 2 này
 GV: Các hại thứ 2 là sách nhiều quá nên dễ lạc hướng, chọn lầm, chọn sai phải những cuốn sách nhạt nhẽo, tầm phào vô bổ, thậm chí những cuốn sách độc hại. Bơi loạn trong bể sách không chỉ lãng phí tiền bạc, thời gian, công sức đọc mà nhiều khi tự mình hại mình, tiền mất tật mang. So sánh với việc đánh trận thất bại vì tự tiêu hao lực lượng của mình là khá mới mẻ mà vẫn quen thuộc và khá lí thú
 Vậy chọn đọc sách ntn?
 GV: Đọc phần còn lại?
 ? Tác giả khuyên chúng ta chọn sách khi đọc ntn?
 ? Tại sao phải chọn tinh, không cốt lấy nhiều
 ? Từ đó ta rút được kinh nghiệm gì khi chọn sách để đọc?
 GV: Ta phải chọn lọc có mục đích, định hướng rõ ràng, kiên định không tuỳ hứng, nhất thời
 ? Khi chọn sách để đọc lên chia làm mấy loại?
 ? Em hiểu thế nào là sách phổ thông và sách chuyên môn?
? Đối với sách phổ thông theo tác giả ta phải chọn ntn?
? Khi chọn được sách ta phải đọc ntn?
? Cái hại của đọc hời hợt được tác giả chế diễu ntn?
? Như vậy ta cảm nhận được đọc sách phải ntn?
? Trong khi đọc sách chuyên môn ta phải đọc ntn?
? Tác giả khẳng định điều này ntn?
GV: Vì thế không biết rộng thì không thể chuyên, không thông thái thì không thể nắm gọn
? Em có nhận xét gì về ý kiến này?
? Nêu những thành công về nghệ thuật?
? Với thành công về nghệ thuật, làm nổi bật nội dung gì?
? Đọc ghi nhớ sách giáo khoa
? Phát biểu điều mà em thấm thía nhất khi học bài trên.
- HS chỉ ra luận điểm
- Sách nhiều khiến người ta không chuyên sâu
- Sách nhiều khiến người đọc lạc hướng
- Vì đọc nhiều mà không thể đọc kĩ “Liếc qua” chỉ đọc qua, hời hợt nên liếc qua nhiều mà đọng lại chẳng bao nhiêu
- So sánh với cách đọc sách của người xưa “Các học giả dùng mãi không cạn”
 - Đọc ít nhưng kĩ càng, nghiền ngẫm từng câu, từng chữ
 - Tác dụng làm nổi bật việc đọc sách đọc ít mà linh thông còn hơn nhiều mà dối
 - Nguyên nhân: Sách nhiều nhưng thời gian dành cho sách lại ít
 - Việc ăn uống vô tội vạ à khó tiêu à sinh bệnh
- HS trả lời.
- HS khác bổ sung
- Không thích bởi chỉ chúi mũi vào sách vở, chẳng chú ý đến chuyện gì khác, thành xa rời thực tế, như sống lên mây.
- Sách nhiều khiến người đọc lạc hướng không tìm thấy cái đích thực, bản chất của vấn đề cần đọc, vấn đề đó đôi khi chỉ nằm trong mấy quyển nhưng nhiều người ham đọc nhiều--> phí thời gian và sức lực nên không tránh khỏi bỏ lỡ mất dịp đọc những cuốn sách quan trọng đích thực cơ bản
- So sánh với việc đánh trận đánh vào thành trì...
- Làm nổi bật các hại của lối đọc lạc hướng
- Chọn cho tinh, không cốt lấy nhiều.
- Vì đọc nhiều không thể coi là vinh dự (đọc đối) đọc ít không phương pháp xấu hổ (ít mà kỹ, chất lượng)
- HS trả lời
- Sách phổ thông, sách chuyên môn.
- Sách phổ thông là loạ ... ứa nó (câu hỏi thăm dò: cái gì là đối tượng được nói đến trong câu này?)
- Sử dụng khởi ngữ tốt nhờ biết vai trò của nó trong câu và ngữ pháp tiếng Việt cho phép dùng nó ở đầu câu.
b. Kỹ năng:
	- Rèn kĩ năng nhận diện khởi ngữ và vận dụng khởi ngữ trong nói, viết.
c. Tư tưởng
	- Học sinh có ý thức, thái độ đúng đắn khi dùng khởi ngữ.
2. Chuẩn bị 
a.GV: Soạn bài và đọc tài liệu tham khảo.
b. HS: Đọc và chuẩn bị bài ở nhà; tham khảo tài liệu có liên quan đến bài học.
3. Tiến trình bài dạy
a. Kiểm tra bài cũ.
- GV kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS ở nhà.
 b. Bài mới
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi bảng
GV: sử dụng bảng phụ
? Xác định chủ ngữ trong những câu chứa từ ngữ in đậm?
? Các từ in đậm có giá trị ntn so với chủ ngữ?
? Nêu nội dung của các câu trên?
? Cho biết mối quan hệ của từ in đậm với nội dung của câu chứa nó?
? Em có thấy các quan hệ từ nào trước các từ in đậm
? Em có thể thay từ “về” câu (c) bằng quan hệ từ nào?
GV: Những từ ngữ đứng trước CN nêu lên đề tài được nói đến trong câu chứa nó, nó thường đi kèm với các quan hệ từ “về, đối với...” gọi là khởi ngữ
? Em hiểu thế nào là khởi ngữ?
- GV: chốt lại.
- Giáo viên đưa 2 nd:
 a. Giàu, tôi cũng giàu rồi
 b .Kiện ở huyện này, bất quá mình tốt lễ, quan trên mới xử cho được
? Xác định khởi ngữ ở ví dụ (b)?
? Qua 2 ví dụ em có nhận xét gì về các mối quan hệ của đề ngữ với câu chứa nó
GV: Có thông qua nội dung ý nghĩa ta mới xác định được mối quan hệ.
? Qua phân tích ví dụ ta rút ra được lưu ý gì?
?Đọc và nêu yêu cầu của bài tập?
? Như vậy mục đích của bài tập này là gì?
?Muốn xác định đúng ta phải làm gì?
? Căn cứ vào đó em hãy làm bài tập.
? Đọc và nêu yêu cầu bài tập?
? Theo em mục đích bài tập 2 là gì?
? Muốn làm được bài tập này ta làm ntn?
? Căn cứ vào đó em hãy làm bài tập?
? Viết đoạn văn trong đó có câu sử dụng đề ngữ viết về đề tài học tập
Gợi ý: - Viết đúng đề tài
 - Trong đó có câu sử dụng đề ngữ
 - Gạch chân dưới đề ngữ
a, Chủ ngữ trong câu cuối từ “anh” thứ 2
b, Chủ ngữ “tôi”
c, Chủ ngữ là “chúng ta”
- Các từ in đậm đứng trước chủ ngữ
a, Nói lên tâm trạng xúc động của ông Sáu trước thái độ của Thu
b, Khẳng định sự giàu của nhân vật tôi
c, Khẳng định sự giàu đẹp của Tiếng việt trong lĩnh vực văn nghệ
- Các từ in đậm nêu nên đề tài của câu chứa nó
- Còn, về	
- Đối với
- HS trả lời.
 - Kiện ở huyện này.
 - (a) quan hệ trực tiếp được lặp lại 1 yếu tố giàu nguyên vẹn ở phần câu còn lại
 - (b) Có quan hệ gián tiếp với phần câu còn lại
- Tìm khởi ngữ trong các đoạn trích sau đây.
- Nhận diện khởi ngữ dưới những hình thức diễn đạt khác nhau
- Nắm chắc đặc điểm và công dụng của khởi ngữ.
- HS làm bài tập.
- Chuyển phần in đậm thành phần khởi ngữ
 - Luyện tập dùng khởi ngữ có ý thức
- Chuyển những phần làm nòng cốt câu lên trước chủ ngữ
I. Đặc điểm và công dụng của khởi ngữ trong câu(20')
1. Ví dụ
2. Nhận xét.
- Khởi ngữ là thành phần câu đứng trước CN để nêu nên đề tài nói đến trong câu.
- Trước khởi ngữ có thể thêm các quan hệ từ
* Lưu ý: Khởi ngữ có quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp với phần câu còn lại
II. Luyện tập(20')
Bài tập 1
a, Điều này
b, Đối với chúng mình
c, Một mình
d, Làm khí tượng
e, Đối với cháu
Bài tập 2
a. Làm bài, anh ấy cẩn thận lắm
b. Hiểu thì tôi rồi, nhưng giải thì tôi chưa giải được.
Bài tập 3
	c. Củng cố ( 3’)
	? Xác định Khởi ngữ trong câu sau?
	Còn chị, chị khoẻ không?
 KN CN VN
d. Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà ( 1’)
- Nắm vững toàn bộ kiến thức tiết học (Nắm lại đặc điểm, tác dụng của khởi ngữ); Làm hoàn chỉnh bài tập vào vở BT.
	- BTVN: Đặt 3 câu có Khởi ngữ.
	- Chuẩn bị: Phép phân tích và tổng hợp.
	* Rút kinh nghiệm
Ngày soạn:26/12/2011
Ngày giảng 9a:29/12/2011
9b:30/12/2011
	Tiết 94 - Tập làm văn: PHÉP PHÂN TÍCH VÀ TỔNG HỢP
1. Mục tiêu: Giúp học sinh:
a. Kiến thức: - Nắm và chỉ ra được đặc điểm của phép phân tích và tổng hợp. Hiểu và biết vận dụng các thao tác phân tích, tổng hợp trong làm văn nghị luận.
b. Kỹ năng: Rèn kĩ năng vận dụng phép phân tích tổng hợp trong văn bản nghị luận.
c. Tư tưởng: Học sinh có ý thức trau dồi bài viết của mình.
2. Chuẩn bị 
- GV: Soạn bài và đọc tài liệu tham khảo.
- HS: Đọc và chuẩn bị bài ở nhà; tham khảo tài liệu có liên quan đến bài học.
3. Tiến trình bài dạy
a. Kiểm tra bài cũ.
? Trình bày những phép lập luận đã học?
 b. Bài mới
* Giới thiệu bài ( 1’) Để xem xét sự vật một cách cụ thể chi tiết, người ta chia nhỏ ra bộ phận để xem xét đánh giá -> như vậy người ta gọi là phân tích. Sau đó đánh giá 1 cách khái quát lại -> tổng hợp. Hai phương pháp này rất cần thiết trong văn nghị luân.....
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi bảng
GV : Đọc văn bản?
? Văn bản gồm mấy phần? Nêu giới hạn từng phần?
? Văn bản bàn về vấn đề gì?
? Chú ý: ở phần mở bài tác giả đưa ra những dẫn chứng nào?
? Thông qua hàng loạt dẫn chứng ở đoạn mở bài, tác giả đã rút ra nhận xét về vấn đề gì?
? Đến phần thân bài, tác giả nêu lên mấy luận điểm đó là những luận điểm nào?
? Luận điểm 1 và luận điểm 2 được thể hiện qua cụm từ nào?
? Để làm nổi bật luận điểm 1 tác giả dùng những dẫn chứng nào? (ở luận điểm 1)
? Để làm nổi bật luận điểm 2 tác giả dùng những dẫn chứng nêu ra yêu cầu gì?
? Theo em tác giả đã dùng phép lập luận nào để nêu ra các dẫn chứng trên để làm sáng tỏ cho từng luận điểm?
? Em hiểu tác giả dùng phép lập luận phân tích ở đây ntn?
? Tác giả dẫn chứng bằng giả thiết, so sánh, hay đối chiếu
GV: Ngoài cách nêu giả thiết ta có thể dùng cách so sánh, đối chiếu.... và cả phép giải thích, chứng minh
? Theo em hiểu phép phân tích là gì.
GV : Như vậy phân tích là chia nhỏ sự vật, hiện tượng phù hợp với cấu tạo, quy luật của sự vật rồi dùng so sánh, đối chiếu, suy luận để tìm ra ý nghĩa của các bộ phận ấy, mối quan hệ của các bộ phận ấy với nhau.
Ví dụ: Văn bản “Trang phục” là nêu nên vấn đề văn hoá trong trang phục mọi người phải tuân theo để đi đến nhận thức đó tác giả bắt đầu đi từ việc phân tích quy tắc ăn mặc.
- Trước tác giả nêu vấn đề ăn mặc đề ở phần mở bài “không ai ăn mặc .....” Sự thiếu đề trông chướng mắt, vì trái với quy tắc ăn mặc (nằm phần mở bài)
- Thứ 2: ăn mặc phù hợp với hoàn cảnh chung và riêng
- Thứ 3: ăn mặc phù hợp với đạo đức
=> nằm thân bài
? Theo em câu “ăn mặc sao cho ...... hay toàn xã hội”? là câu tổng hợp các ý phân tích ở luận điểm nào?
? Tại sao nằm ở đoạn 2?
? Câu văn đó có thâu tóm được các ý trong từng dẫn chứng cụ thể nêu trên không? (luận điểm 1)
GV: Câu văn làm nhiệm vụ thâu tóm toàn bộ ý của những câu trên gọi là phép tổng hợp
GV: Sau khi tổng hợp quy tắc ăn mặc phù hợp với hoàn cảnh riêng và hoàn cảnh chung, tác giả mở sang vấn đề ăn mặc ntn cho đẹp như giản dị, hoà mình vào cộng đồng
? Và để chốt lại toàn bộ vấn đề trang phục đẹp tác giả đưa ra kết luận nào?
? Kết luận này nằm ở vị trí nào?
? Theo em lời kết luận này thâu tóm ý của luận điểm 2 hay toàn bài?
? Như vậy ở đây tác giả tiếp tục dùng phép lập luận nào?
? Vậy em hiểu thế nào là phép tổng hợp
? Vị trí của phép tổng hợp
? Vai trò của phép phân tích và tổng hợp trong văn bản là gì?
? Từ đó em thấy vai trò của phép phân tích, tổng hợp có vai trò ntn trong bài văn nghị luận? .
? Mối quan hệ của phân tích và tổng hợp ntn?
Gọi học sinh đọc ghi nhớ
? Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
? Tác giả phân tích theo trình tự nào?
? Tác giả phân tích lí do phải chọn sách để đọc như thế nào?
? Phân tích cách đọc sách?
- 3 phần: + Mở bài
 + Thân bài
 + Kết bài
- Cách ăn mặc, trang phục
 + Mặc quần áo chỉnh tề lại đi chân đất
 + Đi giày có bít tất .... phanh hết cúc áo để lộ cả da thịt
- Tác giả rút ra nhận xét về vấn đề “ăn mặc chỉnh tề”, cụ thể đó là sự đồng bộ hài hoà giữa quần áo với giày tất, trang phục của con người
- Trang phục phải phù hợp với hoàn cảnh, tức là tuân thủ những quy tắc ngầm mang tính văn hoá xã hội
- Trang phục phải phù hợp với đạo đức, tức là giản dị và hài hoà với môi trường xung quanh
- Luận điểm 1: “ăn cho mình, mặc cho người”
- Luận điểm 2: “Y phục xứng kì đức”
- Cô gái một mình trong hang sâu
- Anh thanh niên đi tát nước
- Đi đám cưới không thể lôi thôi
- Đi đám ma không được ăn mặc loè loẹt
- Dù ăn mặc đẹp đến đâu...
- Xưa nay cái đẹp bao giờ ....
- Tác giả dùng phép lập luận phân tích
- Tác giả chỉ ra từng khía cạnh các phương diện của ăn mặc để đưa ra những dẫn chứng cụ thể để làm nổi bật phương diện, khía cạnh đó
- Đưa ra dẫn chứng bằng hàng loạt các giả thiết về ăn mặc.
- HS trả lời.
- Luận điểm 1
- Vừa có nhiệm vụ nhận định lại các câu phân tích ở trên vừa có nhiệm vụ liên kết với đoạn 2
- Thâu tóm toàn bộ ý ở luận điểm 1: Cái riêng và cái chung.
- Thế mới biết ..... là trang phục đẹp
- Phần kết bài
- Thâu tóm ý toàn bài
- Phép tổng hợp
- HS trả lời.
- Phép lập luận phân tích giúp ta hiểu sâu sắc các khía cạnh khác nhau của trang phục đối với từng người, trong từng hoàn cảnh cụ thể?
- Phép lập luận tổng hợp giúp ta hiểu ý nghĩa văn hoá và đạo đức của cách ăn mặc, nghĩa là không thể ăn mặc một cách tuỳ tiện, cẩu thả như là một số người lầm tưởng đó là sở thích.
-> là thao tác bắt buộc
-Học sinh đọc ghi nhớ
- Chỉ rõ kĩ năng phân tích làm sáng tỏ luận điểm “Học vấn .... của học vấn”
- Sách nhiều nhưng phải chọn sách tốt để đọc.
- Nếu không chọn sẽ lãng phí thời gian “vô thưởng vô phạt”.
- Phân sách làm hai loại.
- Không nên đọc nhiều vì
Đọc ít mà kĩ
I. Tìm hiểu phép lập luận phân tích và tổng hợp (20')
* Ví dụ: Văn bản “Trang phục”
1. Lập luận phân tích
- Phân tích là phép lập luận trình bày từng bộ phận phương diện của một vấn đề nhằm chỉ ra nội dung sự vật hiện tượng .
-Để phân tích nội dung sự vật hiện tượng người ta có thể vận dụng các biện pháp nêu giả thiêt,so sánh ,đối chiếu..và cả phép giải thích, chứng minh.
2. Phép lập luận tổng hợp
- Tổng hợp là phép lập luận rút ra những cái chung từ những điều đã phân tích . Không có phân tícha thì không có tổng hợp.
- Lập luận tổng hợp thường đặt ở cuối đoạn hay cuối bài ,ở phần kết luận của một phần hoặc toàn bộ bài văn.
3. Vai trò của phép phân tích, tổng hợp
- Hai phương pháp tuy đối lập nhau nhưng không tách rời. Phân tích rồi phải tổng hợp mới có ý nghĩa, mặt khác trên cơ sở phân tích mới có tổng hợp
* Ghi nhớ
II. Luyện tập(20')
Bài tập 1
- Theo lập luận lô gíc.
Đọc sách là con đường quan trọng để có học vấn-> học vấn là của nhân loại-> học vấn nhân loại-> lưu giữ trong sách vở và lưu truyền lại-> Chính vì vậy sách la kho báu nếu ta không đọc  kẻ lạc hậu.
Bài tập 2.	
	c. Củng cố ( 3’)
	? Nhắc lại khái niệm phân tích và tổng hợp?
	HS: Nhắc lại như sgk vừa học.
 d. Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà ( 1’)
- Nắm vững toàn bộ kiến thức tiết học; 
	- BTVN: Làm hoàn chỉnh bài tập vào vở BT. Làm các bài tập của bài Luyện tập phân tích và tổng hợp.
	- Chuẩn bị: Luyện tập phân tích và tổng hợp.

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 20(2).doc