Giáo án môn Ngữ văn khối lớp 9 - Tuần 8 - Huỳnh Thị Điền

Giáo án môn Ngữ văn khối lớp 9 - Tuần 8 - Huỳnh Thị Điền

 Tuần 8

Tiết 31 MÃ GIÁM SINH MUA KIỀU

S: 02/10/2010

G: G:04/10/2010

A.Mục tiêu cần đạt:

1. Kiến thức:

- Hiểu thêm về giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo và tài năng của Nguyễn Du trong việc khắc hoạ hình tượng nhân vật qua một đoạn trích.

 -Thái độ khinh bỉ, căm phẫn sâu sắc của tác giả đối với bản chất xấu xa, đê hèn của kẻ buôn người và tâm trạng đau đớn, xót xa của tác giả trước thực trạng con người bị hạ thấp, bị chà đạp.

 -Tài năng nghệ thuật của tác giả trong việc khắc hoạ tính cách nhân vật thông qua diện mạo, cử chỉ.

 2. Kĩ năng:

- Đọc hiểu văn bản, thơ truyện trung đại.

- Nhận diện và phân tích các chi tiết nghệ thuật khắc hoạ hình tượng nhân vật phản diện (diện mạo, hành động, lời nói, bản chất ) đậm tính chất hiện thực trong đoạn trích.

- Cảm nhận được ý nghĩa tố cáo, lên án xã hội trong đoạn trích.

 3. Thái độ:

 - Đoạn thơ kể tỉ mỉ, giọng điệu khách quan nhưng mang màu sắc châm biếm.

B.Chuẩn bị: +GV:-Sách giáo khoa, SGV, Sách CHKT-KN; Bảng phụ

 +HS:-Soạn bài, đọc kĩ chú thích, vở ghi chép; Biết giới thiệu bài mới;Tranh vẽ chân dung Mã Giám Sinh;

 C. Tổ chức các hoạt động dạy - học :

 HĐ1 :Bài cũ:

 -Đọc thuộc lòng đoạn “Cảnh ngày xuân", nêu cảm nhận của em về bức họa mùa xuân tuyệt đẹp.

 -Phân tích NT tả cảnh ngụ tình ở 6 câu cuối.

 HĐ2 :Giới thiệu bài: Đoạn thơ khắc hoạ rõ nét tính cách MGS và gợi tả xúc động tâm trạng đáng thương của Kiều. Đó là đoạn "Mã Giám Sinh mua Kiều"

 

doc 12 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 710Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối lớp 9 - Tuần 8 - Huỳnh Thị Điền", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 8
Tiết 31
MÃ GIÁM SINH MUA KIỀU
S: 02/10/2010
G: G:04/10/2010
A.Mục tiêu cần đạt: 
1. Kiến thức:
- Hiểu thêm về giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo và tài năng của Nguyễn Du trong việc khắc hoạ hình tượng nhân vật qua một đoạn trích. 
 -Thái độ khinh bỉ, căm phẫn sâu sắc của tác giả đối với bản chất xấu xa, đê hèn của kẻ buôn người và tâm trạng đau đớn, xót xa của tác giả trước thực trạng con người bị hạ thấp, bị chà đạp.
 -Tài năng nghệ thuật của tác giả trong việc khắc hoạ tính cách nhân vật thông qua diện mạo, cử chỉ.
 2. Kĩ năng: 
- Đọc hiểu văn bản, thơ truyện trung đại.
- Nhận diện và phân tích các chi tiết nghệ thuật khắc hoạ hình tượng nhân vật phản diện (diện mạo, hành động, lời nói, bản chất ) đậm tính chất hiện thực trong đoạn trích. 
- Cảm nhận được ý nghĩa tố cáo, lên án xã hội trong đoạn trích.
 3. Thái độ: 
 - Đoạn thơ kể tỉ mỉ, giọng điệu khách quan nhưng mang màu sắc châm biếm.
B.Chuẩn bị: +GV:-Sách giáo khoa, SGV, Sách CHKT-KN; Bảng phụ 
 +HS:-Soạn bài, đọc kĩ chú thích, vở ghi chép; Biết giới thiệu bài mới;Tranh vẽ chân dung Mã Giám Sinh;
 C. Tổ chức các hoạt động dạy - học :
 HĐ1 :Bài cũ:
 -Đọc thuộc lòng đoạn “Cảnh ngày xuân", nêu cảm nhận của em về bức họa mùa xuân tuyệt đẹp.
 -Phân tích NT tả cảnh ngụ tình ở 6 câu cuối.
 HĐ2 :Giới thiệu bài: Đoạn thơ khắc hoạ rõ nét tính cách MGS và gợi tả xúc động tâm trạng đáng thương của Kiều. Đó là đoạn "Mã Giám Sinh mua Kiều"
 HĐ3: Bài học:
B1 : MT: HD đọc và tìm hiểu chung.
-GV đọc mẫu,gọi HS đọc lại,kết hợp xem chú giải
-Vị trí của đoạn trích? câu 623-648
-Đại ý?
-Đoạn trích kể,tả lại cảnh mua bán người với nhiều nhân vật nhưng tác gỉa tập trung vào n/v nào? MGS
B2 : Tìm hiểu đoạn trích.
@B2.1:MT:Tìm hiểu nhân vật Mã Giám Sinh 
H:MGS tìm đến nhà Kiều với tư cách gì? nhà giàu đi hỏi vợ thiếp
H:Qua hai câu : “Gần miền ...vấn danh” giúp em hiểu được gì về mụ mối và người khách cùng đi? HS trả lời
H:Em hiểu như thế nào về cái tên MGS? học sinh trường Quốc tử giám
H:Câu thơ nào nói về lai lịch của họ Mã?
-Nhận xét của em về lai lịch của MGS ở hai câu đầu và hai câu tiếp sau/ viễn khách > lai lịch bất minh
H:Câu thơ nào miêu tả ngoại hình của MGS? 
-Nhận xét cách dùng từ ngữ cuả tác giả? HS trả lời
-Nhận xét của em về n/v MGS qua cách ăm mặc, trau chuốt? 
H:Câu thơ miêu tả cách nói năng của MGS? Hỏi tên ....
H:Cách nói năng đó như thế nào? nói năng cộc lốc, vô lễ, không thưa gửi
 H:Câu thơ nào thể hiện cử chỉ, thái độ của MGS? Ghế trên...
H:Nhận xét ngôn ngữ kể chuyện, miêu tả của N Du? dùng từ “ngồi tót” rất gợi hình, khiến người đọc hình dung thật rõ cử chỉ hỗn hào. Đến đây MGS lộ nguyên hình là kẻ vô học giả danh 
H: Nhận xét MGS qua miêu tả diện mạo, hành động? 
-Đọc những câu thơ kể lại việc mua bán của MGS
H:Nhận xét cách dùng từ ngữ? dùng toàn những động từ một âm tiết, ngắn gọn, dứt khoát để tả những hành động quá ư thuần thục: cân, đo, ép, thử, dặt dìu
H:Nhận xét ngôn ngữ của MGS ở hai câu “Rằng mua .....”? 
H:Nhưng khi động đến đồng tiền, MGS đã bộc lộ bản chất qua hành động nào? cò kè bớt một thêm hai
H:Em hình dung cuộc mua bán diễn ra như thế nào? kẻ mua,người bán(mụ mối
H:Qua cảnh mua bán, MGS hiện nguyên hình bản chất gì? 
H:Nhận xét NT miêu tả n/v qua miêu tả MGS?.
@B2.2 : MT:Tìm hiểu tâm trạng Thuý Kiều qua cuộc mua bán.
-Tìm những câu thơ thể hiện hình ảnh Thuý Kiều khi bị đem ra xem xét, mua bán?
GV:Hai câu thơ thể hiện tâm trạng gì của Thuý Kiều trước tình cảnh này?HS trả lời.
-Nhận xét cách dùng từ ngữ và nghệ thuật?Tiểu đối,sử dụng từ láy để miêu tả bước chân chậm chạp,miễn cưỡng của nàng.
H:Tâm trạng của Kiều hiện rõ như thế nào qua miêu tả của N.Du?
H:Vì sao trong Kim Vân Kiều truyện Thanh Tâm Tài Nhân để Thuý Kiều lên tiếng năm lần,còn Truyện Kiều thì N.Du để Kiều hoàn toàn im lặng?Sự việc nào hợp lý hơn?Hs thảo luận,trả lời theo nhóm.
@B2.3 : MT:Tìm hiểu nhân vật mụ mối qua cuộc mua bán.
H: Tìm những từ ngữ miêu tả cử chỉ, hành động, lời nói của mụ mối?
H: Em có nhận xét gì về nhân vật này?
@B2.4 : MT: Tìm hiểu thái độ của nhà thơ.
H:Thái độ của nhà thơ khi miêu tả Mã Giám Sinh như thế nào?
B4: Tổng kết.
- ND,NT đoạn trích? Đoạn trích là bức tranh hiện thực vềXH: XH xấu xa,con người bị biến thành hàng hoá, đồng tiền và thế lực tàn bạo chà đạp lên tất cả. Đồng thời thể hiện tấm lòng nhân đạo của N Du;NT :bằng nét bút hiện thực khắc hoạ nhân vật qua diện mạo,cử chỉ . Đặng Quốc Khánh có nhận xét: “Truyện Kiều cho ta một kiểu mẫu hoàn bị về kỹ thuật văn chương của một nhà thơ tài hoa nhất TK XI X”
-HS đọc ghi nhớ 
B4: Luyện tập: Đọc diễn cảm thơ. 
I/Tìm hiểu chung:
1. Tác giả: ND
2.Tác phẩm:
- Vị trí đoạn trích : Nằm ở phần thứ hai ( gia biến và lưu lạc ) Sau khi gia đình Kiều bị vu oan, Kiều quyết định bán mình để lấy tiền cứu cha và gia đình khỏi tai hoạ. Đoạn này nói về Mã Giám Sinh đến mua Kiều.
- Bố cục:2 phần.
+ Phần 1: Đến “kíp ra ” Mã Giám Sinh đến nhà Kiều.
 + Phần 2: ( còn lại ) việc mua bán Kiều.
-Đại ý: khăc hoạ chân dung MGS và gợi tả tâm trạng Kiều
II. Đọc - hiểu văn bản:
 1. Nhân vật Mã Giám Sinh:
* Lai lịch: "viễn khách"(khách ở xa đến)
* Ngoại hình: 
+ Tuổi tác và diện mạo:
- Trạc tứ tuần
- Mày râu nhẵn nhụi
- Aó quần bảnh bao
+ Hành vi lời nói: Tên rằng, quê rằng.
-> Lời nói cộc lốc, thiếu văn hóa
+ Cử chỉ : ngồi tót sỗ sàng-> Bất lịch sự, vô học, trơ trẽn.
=> Qua ngoại hình, tính cách phơi bày chân tướng tên họ Mã
*Bản chất:
+ Cò kè bớt 1 thêm 2-> Xem Kiều như một món hàng
+ Thờ ơ, vô cảm trước nỗi tủi hổ của Kiều
=>NT miêu tả n/v phản diện:khắc hoạ n/v bằng ngòi bút hiện thực qua diện mạo, cử chỉ một tên buôn người lọc lõi đê tiện. MGS là loại người giả dối,tàn nhẫn, lạnh lùng, bất nhân,vô học, vì tiền..
 2. Cuộc mua bán:
a.Thuý Kiều:
- Nỗi mình thêm tức nỗi nhà
Thềm hoa một bước lệ hoa mấy hàng
=>đau đớn, tái tê cho hoàn cảnh.
- Ngại ngùng dợn gió e sương
Ngừng hoa bóng thẹn/ trông gương mặt dày
*NT miêu tả nội tâm:Kiều tủi nhục, đau đớn, ê chề- là một người con gái tài sắc vẹn toàn, lương thiện nhưng lại rơi vào cảnh ngộ bị biến thành món hàng trao tay, bị đồng tiền và những thế lực tàn bạo chà đạp lên nhân phẩm - Thúy Kiều thật vô cùng tội nghiệp.
b. Mụ mối:
- Vén tóc bắt tay, đắn đo cân sắc cân tài, ép cung,thử bài quạt thơ, tuỳ cơ dặt dìu
=> Mụ mua bán người chuyên nghiệp, coi nàng Kiều là một món hàng để mụ kiếm lời.
3/Tấm lòng của N Du:
-Tố cáo thế lực đồng tiền, thế lực lưu manh và quan lại chà đạp nhân phẩm con người. 
-Căm phẫn, khinh bỉ bọn buôn người bất nhân
-Thương cảm trước thực trạng con người bị hạ thấp,bị chà đạp.
=> nhân đạo chủ nghĩa
III.Tổng kết:
a.Nghệ thuật: 
- Miêu tả nhân vật Mã Giám Sinh : Diện mạo, hành động, ngôn ngữ đối thoại của nhân vật phản diện thể hiện bản chất xấu xa, đê hèn.
- Sử dụng từ ngữ kể lại cuaộc mua bán.
b.Ý nghĩa văn bản:
- Đoạn trích làm nổi bật bản chất bịp bợm của Mã Giám Sinh, qua đó tác giả lên án hành vi, bản chất xấu xa của kẻ buôn người và tố cáo xã hội bị đồng tiền ngự trị. Đồng thời thể hiện tấm lòng cảm thương, xót xa trước thực trạng con người bị chà đạp.
*Ghi nhớ/SGK
VI. Luyện tập: Đọc diễn cảm thơ.
 HĐ4 :Củng cố:- Đọc thêm :
Sao Trời giở thói đa đoan?
Giai nhân nỡ để lên bàn cân đo!
Cũng giao giá cũng ỡm ờ.
Cò kè thêm bớt bày trò con buôn.
Nghìn năm sau hẳn vẵn còn
Rùng mình ghê tởm chuyện buồn bán mua!
 HĐ5 :Hướng dẫn tự học:
- Phát biểu ý kiến của em về vai trò của đồng tiền trong đoạn trích 
- Học bài, Chuẩn bị bài mới:Miêu tả trong văn tự sự
-Thuộc lòng bốn đoạn trích đã học ở Truyện Kiều, nắm nội dung, NT từng đoạn
-Tập phân tích, nêu cảm nhận các câu thơ hay hoặc cả đoạn ở mỗi đoạn trích 
- Soạn "Kiều ở lầu Ngưng Bích"- học thuộc thơ.
Tuần 8
Tiết 37,38
LỤC VÂN TIÊN CỨU KIỀU NGUYỆT NGA
S: 10/10/2011
G:12/10/2011
A.Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức:
- Hiếu và lí giải được vị trí của tác phẩm truyện Lục Vân Tiên và đóng góp của Nguyễn Đình Chiểu cho kho tàng văn học dân tộc.
- Những hiểu biết bước đầu về tác giả Nguyễn Đình Chiểu và tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên.
- Những hiểu biết bước đầu về nhân vật sự kiện cốt truyện trong tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên.
- Nắm được giá trị nội dung và nghệ thuật của một đoạn trích trong tác phẩm truyện Lục Vân Tiên
 (Khát vọng cứu ngừơi giúp đời của tác giả và phẩm chất 2 nhân vật Lục Vân Tiên và K N Nga)
2. Kĩ năng: Đọc – hiểu đoạn trích truyện thơ:
- Nhận diện và hiểu được tác dụng của các từ địa phương Nam Bộ được sử dụng trong đoạn trích.
- Cảm nhận được vẻ đẹp của hình tượng nhân vật lí tưởng theo quan niêm đạo đức mà Nguyễn Đình Chiểu đã khắc họa trong đoạn trích
3. Thái độ: Giáo dục HS tấm lòng dũng cảm, sống có tình nghĩa, lòng biết ơn.
B.Chuẩn bị: +GV:-Sách giáo khoa, SGV, Sách CHKT-KN; Bảng phụ Truyện LVT; Ảnh chân dung Nguyễn Đình Chiểu. +HS:-Soạn bài, đọc kĩ chú thích, vở ghi chép; Biết giới thiệu bài mới;Tranh vẽ chân dung Lục Vân Tiên;
C. Phương pháp:Đọc sáng tạo, tái hiện, gợi tìm, vấn đáp, diễn giảng, thảo luận.
D. Tổ chức các hoạt động dạy - học :
HĐ1:Bài cũ:-Đọc thuộc lòng đoạn “Kiều ở lầu Ngưng Bích”,nêu cảm nhận của em về vẻ đẹp của Kiều
 -Phân tích NT miêu tả nội tâm qua ngôn ngữ độc thoại và NT tả cảnh ngụ tình trong đoạn trích
HĐ2: Giới thiệu bài :Có một tác phẩm - mười năm sau khi nó ra đời, một người Pháp đã dịch ra tiếng Pháp mà điều thôi thúc ông ta chính là hiện tượng đặc biệt “Ở Nam kỳ lục tỉnh,có lẽ không một người chài lưới hay một người lái đò nào lại không ngâm nga vài ba câu trong khi đưa đẩy mái chèo”.Tác phẩm đó chính là “Truyện Lục Vân Tiên” của N.Đ. Chiểu .Tác phẩm có một sức sống mạnh mẽ và lâu bền trong nhân dân, đặc biệt là n/d Nam Bộ.
HĐ3 : Bài học:
B1 : HD đọc- hiểu chung. 
*MT:Nhận ra những đặc điểm nổi bật về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu và tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên ; hiểu biết bước đầu về nhân vật sự kiện cốt truyện trong tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên.
-HS đọc phần chú thích về tác giả,tác phẩm.
-GV giới thiệu chân dung Nguyễn Đình Chiểu.
H:Qua tìm hiểu, em rút ra những bài học gì về con người của nhà thơ? HS trả lời.
-Nêu hiểu biết của em về tác phẩm?HS trả lời.
-Tóm tắt truyện :4 phần 
1/Lục Vân Tiên đánh cướp,cứu Kiều Nguyệt Nga.
2/Lục Vân Tiên gặp nạn và được cứu giúp.
3/Kiều Nguyệt Nga gặp nạn vẫn giữ lòng thuỷ chung.
4/LVT và KNN gặp lại nhau.
H:Qua cốt truyện và nhân vật,liên hệ với cuộc đời nhà thơ,em có nhận xét gì ?HS trả lời.
H:Ý nghĩa của sự khác biệt đó ? LVT là n/v lý tưởng của Đồ Chiểu.Qua n/v,nhà thơ gửi gắm ước mơ và khát vọng của mình
-Kết cấu của truyện
H:Kiểu kết cấu đó có ý nghĩa gì đối với loại văn chương tuyên truyền đạo đức? 
-Vị trí đoạn trích? thuộc phần đầu truyện
-Đại ý? 
-Kể lại nội dung đoạn trích? trên đường trở về thăm cha mẹ, LVT gặp bọn cướp hoành hành, một mình đánh tan 
bọn cướp, cứu KNN cùng cô hầu  ... ình cảm của nhân vật.
- Cũng có thể miêu tả nội tâm gián tiếp thông qua miêu tả ngoại hình của nhân vật.
II/Luyện tập:
1/Thuật lại đoạn KỞLNB bằng văn xuôi
 3/Ghi lại tâm trạng 
của em sau khi làm việc gì đó có lỗi với bạn 
 HĐ4 :Củng cố:Luyện tập.
 HĐ5 :Hướng dẫn tự học:
-Phân biệt được miêu tả nội tâm và miêu tả bên ngoài trong văn tự sự
-Hoàn chỉnh BT 3 ở nhà 
Tìm hiểu trước bài Nghị luận trong văn bản tự sự
- Soạn bài Ôn tập truyện trung đại(Kiểm tra truyện trung đại)
Tuần 8
Tiết 31
MÃ GIÁM SINH MUA KIỀU
S: 10/10/09
G G:13 /10/09
A.Mục tiêu cần đạt: Giúp HS :
-Hiểu được tấm lòng nhân đạo của N Du:khinh bỉ và căm phẫn sâu sắc bọn buôn người; đau đớn xót xa trước thực trạng con người bị chà đạp
-Thấy được NT miêu tả nhân vật :Khắc hoạ tính cách qua diện mạo,cử chỉ
B.Chuẩn bị: HS:Tranh vẽ chân dung Mã Giám Sinh; - GV: Bảng phụ
C.Bài cũ:
 -Đọc thuộc lòng đoạn “Kiều ở lầu Ngưng Bích”,nêu cảm nhận của em về vẻ đẹp của Kiều
 -Phân tích NT miêu tả nội tâm qua ngôn ngữ độc thoại và NT tả cảnh ngụ tình trong đoạn trích
D. Tổ chức các hoạt động dạy - học :
HĐ1 : Giới thiệu bài:Đang “chập chờn nửa tỉnh,nửa mê trong hạnh phúc với mối tình đầu thì bổng đâu cảnh nhà gặp tai biến vì thằng bán tơ vu oan giá hoạ.TK không đành lòng để gia đình tan nát nên đã tự nguyện bán mình chuộc cha và em. Được mụ mối mách bảo,MGS tìm đến mua Kiều. “MGS mua Kiều” là đoạn thơ tự sự trữ tình đặc sắc về NT tả người qua ngoại hình, qua tâm trạng n/v.Màn bi hài kịch vừa khắc hoạ rõ nét tính cách MGS,vừa gợi tả xúc động tâm trạng đáng thương của kiều
HĐ2 : HD đọc và tìm hiểu chung.
-GV đọc mẫu,gọi HS đọc lại,kết hợp xem chú giải
-Vị trí của đoạn trích? câu 623-648
-Đại ý?
-Đoạn trích kể,tả lại cảnh mua bán người với nhiều nhân vật nhưng tác gỉa tập trung vào n/v nào? MGS
HĐ3 : Tìm hiểu đoạn trích.
@B1:Tìm hiểu nhân vật Mã Giám Sinh 
H:MGS tìm đến nhà Kiều với tư cách gì? nhà giàu đi hỏi vợ thiếp
H:Qua hai câu : “Gần miền ...vấn danh” giúp em hiểu được gì về mụ mối và người khách cùng đi? HS trả lời
-GV chốt: Người ta chỉ có thể biết mụ ở gần nơi cư trú của gia đình họ Vương mà không hề có địa chỉ cụ thể .Cộng thêm tính danh của mụ cũng không xác định “mụ nào”. Đi với mụ là người khách từ phương xa đến.Như vậy,một người không quen biết đưa một người xa lạ đến nhà để hỏi vợ
H:Em hiểu như htế nào về cái tên MGS? học sinh trường Quốc tử giám
H:Câu thơ nào nói về lai lịch của họ Mã?
-Nhận xét của em về lai lịch của MGS ở hai câu đầu và hai câu tiếp sau/ viễn khách > lai lịch bất minh
H:Câu thơ nào miêu tả ngoại hình của MGS? 
-Nhận xét cách dùng từ ngữ cuả tác giả? HS trả lời
GV : từ “nhẵn nhụi” thường dùng để chỉ đồ vật (không biểu đạt sự trang nhã,lịch sự) chứng tỏ đây là người đã nhiều tuổi nhưng lại cố tô vẽ cho trẻ .Từ “bảnh bao” dùng để khen cách ăn mặc của trẻ con .Cách dùng tử nheư vậy đã thể hiện rõ sắc thái giễu cợt,mỉa mai.Ngôn ngữ miêu tả ngoại hình của n Du đầy ẩn ýa
-Nhậ xét của em về n/v MGS qua cách ăm mặc, trau chuốt? vẻ ngoài thì chải chuốc lố lăng,khônhg phù hợp với tuổi tác, ra vẻ trai lơ,cố tỏ ra phong lưu lịch sự vậy mà lại dẫn theo cả một lũ ô hợp “Trước thầy sau tớ lao xao” .Chỉ hai chữ “lao xao”,N Du đã vạch rõ chân tướng bịp bợm của MGS
H:Câu thơ miêu tả cách nói năng của MGS? Hỏi tên ....
H:Cách nói năng đó như thế nào? nói năng cộc lốc,vô lễ,không thưa gửi cho phải vai trò của một người đi hỏi vợ.MGS là kẻ vô học,hợm của
H:Câu thơ nào thể hiện cử chỉ,thái độ của MGS? Ghế trên...
-Nhận xét ngôn ngữ kể chuyện,miêu tả của N Du? dùng từ “ngồi tót” rất gợi hình,khiến người đọc hình dung thật rõ cử chỉ hỗn hào . Đến đây MGS lộ nguyên hình là kẻ vô học giả danh 
-GV giảng: “Ghế trên”là ghế ở vị trí trang trọng,dành cho bậc cao niên,huynh trưởng đáng kính,kẻ đi hỏi vợ là hàng con cái mà dám ngồi,tệ hại hơn lại còn “ngồi tót” thì thật là khiếm nhã, bất lịch sự đến trơ trẻn, hỗn hào N Du hạ ngay hai chữ “sỗ sàng”.N Du thật có tài lột tả cái thần của n/v chỉ bằng một từ .Từ “tót” khi tả họ Mã,từ “lẻn” khi tả hành động của Sở Khanh, từ “ngây” dành cho bộ mặt Hồ Tôn Hiến chính là những nhãn tự trong truyện Kiều.Chỉ dùng một từ thôi.N Du đã để n/v tự bộc lộ bản chất,tính cách
-Nhận xét MGS qua miêu tả diện mạo,hành động? giả dối, vô học hợm của
-Đọc những câu thơ kể lại việc mua bán của MGS
-Nhận xét cách dùng từ ngữ? dùng toàn những động từ một âm tiết,ngắn gọn,dứt khoát để tả những hành độngquá ư thuần thục:cân, đo, ép, thử,dặt dìu
GV giảng: qua hàng loạt hành động đo,cân, ép,thử... thận trọng cân đong,đo đếm nhan sắc lẫn tài hoa của Kiều “Đắn đo...”,MGS càng thấy được giá trị của món hàng .Nhưng Mã không vồ vập mà từ tốn,chậm rãi,tính toán chi li rồi mới đặt giá :“tuỳ cơ dặt dìu”
-Nhận xét ngôn ngữ của MGS ở hai câu “Rằng mua .....”? cố dùng lời lẽ hoa mỹ :sính nghi, xin dạy ; đề cao Kiều “...mua ngọc đến lam kiều”,thái độ nhũn nhặn coi đây là chuyện cưới xin nghiêm chỉnh 
H:Nhưng khi động đến đồng tiền,MGS đã bộc lộ bản chất qua hành động nào? cò kè bớt một thêm hai
H:Em hình dung cuộc mua bán diễn ra như thế nào? kẻ mua,người bán(mụ mối
H:Qua cảnh mua bán,MGS hiện nguyên hình bản chất gì? một tay buôn thịt bán người sành sỏi hàng hoá nhưng lọc lõi,keo kiệt trong việc mua hàng.MGS là kẻ bất nhân
-GV giảng bình: MGS giả dối từ lai lịch xuất thân đến tướng mạo,tính danh .MGS bất nhân lạnh lùng,vô cảm xem Kiều chỉ là món hàng không hơn ;đê tiện khi mặc cả “cò kè...” .Tâm lý hợm hĩnh, vì tiền : “Tiền lưng đã sẵn việc gì chẳng xong” với mục đích duy nhất là “nhất bảng vạn lợi”.Cùng là kẻ “mạt cưa mướp đắng” với Tú Bà “Quanh năm buôn phấn bán hương đã lề”,hắn là công cụ của số mệnh,của thế lực đồng tiền, đã gieo rắc tai hoạ cho đời Kiều, đẩy nàng vào chốn đoạn trường khổ nhục suốt mười lăm năm
-Nhận xét NT miêu tả n/v qua miêu tả MGS?n/v hiện lên qua ngôn ngữ miêu tả trực diện của tác giả,khắc hoạ n/v phản diện bằng ngòi bút hiện thực qua diện mạo, cử chỉ(khác với miêu tả nhân vật chính diện bằng bút pháp NT ước lệ có phần lý tưởng hoá n/v) để làm nổi bậc tính cách bản chất n/v.MGS được khắc hoạ cụ thể,sinh động, đồng thời mang ý nghĩa khái quát về một loại người: giả dối,vô học,bất nhân.
@B2 : Tìm hiểu tâm trạng Thuý Kiều.
-Tìm những câu thơ thể hiện hình ảnh Thuý Kiều khi bị đem ra xem xét, mua bán?
GV:Hai câu thơ thể hiện tâm trạng gì của Thuý Kiều trước tình cảnh này?HS trả lời.
GV:Kiều đau xót trước cảnh đời ngang trái, đau đớn khi nghĩ tới “nỗi mình”tình duyên dang dở,uất bởi “nỗi nhà” bị vu oan.Kiều bước đi trong đau đớn,tái tê “Thềm hoa ...”
-Nhận xét cách dùng từ ngữ và nghệ thuật?Tiểu đối,sử dụng từ láy để miêu tả bước chân cậm chạp,miễng cưỡng của nàng.
H:Tâm trạng của Kiều hiện rõ như thế nào qua miêu tả của N.Du?
GV chốt:Thuý Kiều thật tội nghiệp vì nàng là một món hàng đem rao bán,càng tội nghiệp hơn khi nàng ý thức được nhân phẩm.Nàng tưởng sượng sùng trong bước đi “ngại ngùng”, ê chề trong cảm giác “thẹn”trước hoa và “mặt dày”trước gương.Kiều đau uất,tủi nhục, ê chề khôn xiết.
H:Vì sao trong Kim Vân Kiều truyện Thanh Tâm Tài Nhân để Thuý Kiều lên tiếng năm lần,còn Truyện Kiều thì N.Du để Kiều hoàn toàn im lặng?Sự việc nào hợp lý hơn?Hs thảo luận,trả lời theo nhóm.
GV chốt:Sự câm lặng của Thuý Kiều hoàn toàn phù hợp với tình cảnh và tâm trạng bi kịch,phù hợp với lôgíc tính cách của nàng.Qua sự câm lặng,người đọc hình dung Kiều đau đớn, ê chề, chỉ biết hành động theo lời mụ mối như cái máy bởi lòng nàng tái tê,tủi nhục.Là một người con gái khuê các,nay bị đem cho người xem xét, đắn đo,soi rọi như món hàng.Từng câu thơ tưởng như nhà thơ khách quan đứng ngoài cuộc kể lại diễn biến “lễ vấn danh”.Nhưng chắc rằng nước mắt Thuý Kiều cũng thấm đẫm trái tim nhân đạo của N.Du.
@B3 : Tìm hiểu thái độ của nhà thơ.
H:Thái độ của nhà thơ khi miêu tả Mã Giám Sinh như thế nào?
Khinh bỉ và căm phẫn sâu sắc bọn buôn người bất nhân,vô học .Nhà thơ với cách nhìn,cách tả châm biếm,lên án qua việc dùng từ ngữ có tính chất bình luận “nhẵn nhụi”, “bảnh bao”, sỗ sàng”.Nhà thơ như hoá thân vào n/v để nói lên nỗi đau đớn tủi hổ của Kiều.N Du còn htể hiện nioềm cảm thương sâu sắc trước thực trạng con người bị chà đạp.N Du tố cáo đồng tiền là một trong những thế lực chà đạp nhân phẩm con người “Tiền lưng đã sẵn ..” .Lời nhận xét đầy chua xót,căm phẫn. Đồng tiền là công cụ để bọn bất nhân biến tài hoa nhan sắc Kiều thành món hàng tủi nhục,
biến kẻ tán tận lương tâm thành kẻ mãn nguyện,tự đắc.Thế lực đồng tiền cùgn thế lực lưu manh với sự tiếp tay của quan lại đã vào hùa với nhau tàn phá,chà đạp con người tài sắc 
HĐ4: Tổng kết.
- ND,NT đoạn trích? Đoạn trích là bức tranh hiện thực vềXH: XH xấu xa,con người bị biến thành hàng hoá, đồng tiền và thế lực tàn bạo chà đạp lên tất cả
đồng thời thể hiện tấm lòng nhân đạo của N Du;NT :bằng nét bút hiện thực khắc hoạ nhân vật qua diện mạo,cử chỉ . Đặng Quốc Khánh có nhận xét: “Truyện Kiều cho ta một kiểu mẫu hoàn bị về kỹ thuật văn chương của một nhà thơ tài hoa nhất TK XI X”
-HS đọc ghi nhớ 
I/Đọc –tìm hiểu chung
-Vị trí: thuộc phần gia biến và lưu lạc,mở đầu kiếp đoạn trường của Kiều
-Đại ý: khăc hoạ chân dung MGS và gợi tả tâm trạng Kiều
II/Tìm hiểu đoạn trích:
1/Nhân vật Mã Giám Sinh:
a)Diện mạo,hành động
.....viễn khách
Hỏi tên rằng :Mã Giám Sinh
Hỏi quê rằng huyện Lâm Thanh cũng gần
=>lai lịch bất minh 
Quá niên trạc ngoại tứ tuần 
Mày râu nhẵn nhụi,áo quần bảnh bao 
Trước thầy sau tớ lao xao
=>ngôn ngữ mỉa mai châm biếm=> ngoaị hình lố lăng,giả dối;ngôn ngữ của kẻ vô học,hợm của
Ghế trên ngồi tót sỗ sàng
 ↓
 Nhãn tự
=> bất lịch sự đến trơ trẽn hỗn hào 
b)Bản chất
Đắn đo cân sắc cân tài
Ép cung cầm nguyệt thử bài quạt thơ
=>thận trọng đánh giá món hàng
Mặn nồng một vẻ một ưa
Bằng lòng khách mới tuỳ cơ dặt dìu
=> chậm rãi,không vồ vập →sành sỏi 
Cò kè bớt một thêm hai
Giờ lâu ngã giá vâng ngoài bốn trăm
=>tay buôn người lọc lõi, keo kiệt
*NT miêu tả n/v phản diện:khắc hoạ n/v bằng ngòi bút hiện thực qua diện mạo,cử chỉ
*Loại người giả dối,bất nhân,vô học
2/Tâm trạng của Thuý Kiều:
Nỗi mình thêm tức nỗi nhà
Thềm hoa một bước lệ hoa mấy hàng
=>đau đớn,tái tê cho hoàn cảnh
Ngại ngùng dợn gió e sương
Ngừng hoa bóng thẹn/ trông gương mặt dày
*NT miêu tả nội tâm:
Kiều tủi nhục, đau đớn, ê chề =>vô cùng tội nghiệp
3/Tấm lòng của N Du:
-Tố cáo thế lực đồng tiền,thế lực lưu manh và quan lại chà đạp nhân phẩm con người 
-Căm phẫn,khinh bỉ bọn buôn người bất nhân
-Thương cảm trước thực trạng con người bị hạ thấp,bị chà đạp
=> nhân đạo chủ nghĩa
III/Tổng kết:
Ghi nhớ
E.Dặn dò:
-Thuộc lòng bốn đoạn trích đã học ở Truyện Kiều, nắm nội dung, NT từng đoạn
-Tập phân tích,nêu cảm nhận các câu thơ hay hoặc cả đoạn ở mỗi đoạn trích 
-Tìm hiểu tác phẩm “Lục Vân Tiên” và tác giả N Đình Chiểu;soạn đoạn trích “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga” tiết 38,39 học

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_ngu_van_khoi_lop_9_tuan_8_huynh_thi_dien.doc