Giáo án môn Ngữ văn khối lớp 9 - Tuần dạy 18

Giáo án môn Ngữ văn khối lớp 9 - Tuần dạy 18

 Tiết 83-Tập làm văn.

ÔN TẬP PHẦN TẬP LÀM VĂN

1. Mục tiêu cần đạt.

 a. Kiến thức:

 HS cần nắm được :

 - Những điểm giống và khác nhau của văn bản tự sự đã học ở lớp 9 với kiểu văn bản tự sự đã học ở lớp dưới. Tiếp tục thấy được tính tích hợp của văn bản tự sự với văn bản chung.

 - Tiếp tục thấy được tính kế thừa và phát triển của các nội dung Tập làm văn ở lớp 9 với các kiểu văn bản đã học ở lớp 6, 7, 8.

 b. Kỹ năng.

 - Rèn luyện kỹ năng so sánh, lập bảng thống kê .

 c. Thái độ

 - GD HS ý thức học tập.

2. Chuẩn bị:

 - GV : soạn giáo án + bangt phụ

 - HS : Chuẩn bị bài .

3. Tiến trình bài dạy

a.Kiểm tra bài cũ: (2')

- Kiểm tra sự chuẩn bị bài ở nhà của học sinh

 b. Bài mới.

 Ở tiết học trước chúng ta đã ôn tập về tập làm văn tự sự và thuyết minh cùng các yếu tố bổ trợ. Tiết này chúng ta cùng đi tìm hiểu sự giống và khác nhau của văn bản tự sự lớp 9 và các khối lớp đã học.

 

doc 7 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 859Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối lớp 9 - Tuần dạy 18", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn:
Ngày giảng 9a:
9b:
 Tiết 83-Tập làm văn.
ÔN TẬP PHẦN TẬP LÀM VĂN
1. Mục tiêu cần đạt.
	a. Kiến thức:
	HS cần nắm được :
	 - Những điểm giống và khác nhau của văn bản tự sự đã học ở lớp 9 với kiểu văn bản tự sự đã học ở lớp dưới. Tiếp tục thấy được tính tích hợp của văn bản tự sự với văn bản chung.
	- Tiếp tục thấy được tính kế thừa và phát triển của các nội dung Tập làm văn ở lớp 9 với các kiểu văn bản đã học ở lớp 6, 7, 8.
	 b. Kỹ năng.
 - Rèn luyện kỹ năng so sánh, lập bảng thống kê.
 c. Thái độ
	- GD HS ý thức học tập.
2. Chuẩn bị:
 - GV : soạn giáo án + bangt phụ
 - HS : Chuẩn bị bài . 
3. Tiến trình bài dạy 
a.Kiểm tra bài cũ: (2')
- Kiểm tra sự chuẩn bị bài ở nhà của học sinh
 b. Bài mới.
 Ở tiết học trước chúng ta đã ôn tập về tập làm văn tự sự và thuyết minh cùng các yếu tố bổ trợ. Tiết này chúng ta cùng đi tìm hiểu sự giống và khác nhau của văn bản tự sự lớp 9 và các khối lớp đã học.
Hoạt động GV
Hoạt động HS
Ghi bảng 
Các nội dung của văn bản tự sự giống và khác nhau như thế nào nào với kiểu văn bản này?
- Giáo viên chốt ý.
- HS thảo luận nhóm, thống nhất ý trả lời, cử đại diện trả lời đại diện nhóm khác nhận xét bổ sung
7. Những điểm giống và khác nhau của văn bản tự sự đã học ở lớp 9 với kiểu văn bản đã học ở lớp 6: (8')
a) Giống nhau: Đều là VB tự sự
b) Khác nhau: 
- ở lớp 6: Tự sự là phương thức trình bày một chuỗi các sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia cuối cùng dẫn đến một kết, thể hiện một ý nghĩa.
- ở lớp 9: 
+ Sự kết hợp giác tự sự với biểu cảm và miêu tả nội tâm, giữa tự sự với lập luận
+ Một số nội dung mới trong văn bản tự sự như: đối thoại và độc thoại nội tâm trong tự sự, người kể chuyện và vai trò của người kể chuyện trong tự sự.
? Giải thích tại sao trong một VB có đủ các yếu tố miêu tảm, BCNL mà vẫn gọi là VB tự sự?
? Có VB nào chỉ sử dụng 1 phương thức biểu đạt không?
- Treo bảng phụ.
-Nhận xét, đánh giá
- Miêu tả, Biểu cảm, Nghị luận được dùng như những yếu tố bổ trợ.
- suy nghĩ, trả lời.
- Đại diện nhóm trình bày, nhận xét
8.Văn bản tự sự có phương thức biểu đạt chính là phương thức tự sự (7')
- Trong VB có đủ các yếu tố miêu tả, biểu cảm, nghị luận mà vẫn gọi là VB tự sự vì các yếu tố miêu tả, biểu cảm, nghị luận chỉ là những yếu tố bổ trợ nhằm làm nổi bật phương thức chính là Tự sự.
- Trong thực tế ít có một văn bản nào chỉ vận dụng một PT biểu đạt duy nhất.
9. Các yếu tố kết hợp với Văn bản (5')
TT
Kiểu VB chính
Các yếu tố kết hợp với văn bản chính
TS
MT
NL
BC
TM
ĐH
1
Tự sự
x
x
x
x
2
Miêu tả
x
x
x
3
Nghị luận
x
x
x
4
Biểu cảm
x
x
x
5
Thuyết minh
x
x
6
Điều hành
? Một số tác phẩm Tự sự đã học trong chương trình Ngữ Văn từ lớp 6->9 không phải bao giờ cũng phân biệt rõ 3 phần: MB- TB- KB. Tại sao, bài TLV Tự sự của HS vẫn phảI có đủ 3 phần đã nêu?
? Các nội dung, kĩ năng về các kiểu bài VB đã học theo em có sự tích hợp kiến thức không?
? Hãy lấy ví dụ minh họa, chứng minh?
? Theo em, khi viết bài văn Tự sự có tích hợp kiến thức về Tiếng Việt và Văn bản không?
- Thảo luận cặp đôi
- Trình bày, nhận xét, bổ sung.
- Rút kiến thức bài học.
- các nội dung luôn tích hợp bổ trợ lẫn nhau.
- lấy ví dụ, chứng minh.
- Suy nghĩ, phát biểu.
- Nhận xét, bổ sung
10. Bố cục văn bản Tự sự(10')
- Một số tác phẩm Tự sự đã học trong chương trình Ngữ Văn từ lớp 6->9 không phải bao giờ cũng phân biệt rõ 3 phần: MB- TB- KB.
- Tuy vậy, khi viết bài văn Tự sự, HS phảI viết có đủ 3 phần: MB- TB- KB bởi vì khi còn ngồi trên ghế nhà trường, đang trong giai đoạn luyện tập, theo rèn luyện theo những yêu cầu “chuẩn mực của nhà trường. Sau khi đã trưởng thành các em có thể viết tự do, phá cách như các nhà văn.
11. Tích hợp kiến thức (5')
- Những kiến thức, kĩ năng về kiểu VB Tự sự của phần Tập làm văn đã soi sáng thêm rất nhiều cho việc đọc- hiểu các VB, tác phẩm văn học trong SGK Ngữ Văn.
Chẳng hạn, khi học về các yếu tố đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm trong VB Tự sự các kiến thức về TLV đã giúp người đọc hiểu sâu hơn các đoạn trích trong Truyện Kiều nhất là đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích hay các truyện ngắn Làng, Lặng lẽ Sa Pa..
12. Những kiến thức, kỹ năng về kiểu VB Tự sự: (5')
Những kiến thức, kĩ năng về các tác phẩm văn học Tự sự ở phần Đọc – hiểu văn bản và phần TLV tương ứng giúp người HS học tốt hơn khi làm văn kể chuyện.
Vd: Các VB Tự sự đã cung cấp các đề tài, nội dung và cách kể chuyện, các dùng các ngôi kể, cách dẫn dắt, xây dựng và miêu tả nhân vật, sự việc .
c. Củng cố (2')
- Gv khái quát kiến thức phần ôn tập
 d. Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà (1')
Ôn lại toàn bộ phần thuyết minh, tự sự
Chuẩn bị làm bài tổng hợp
*Rút kinh nghiệm.
Ngày soạn:
Ngày giảng 9a:
9b:
 Tiết 86
TẬP LÀM THƠ TÁM CHỮ
1. Mục tiêu cần đạt.
a. Kiến thức:
 - Tiếp tục hướng dẫn cho học sinh tìm hiểu những bài thơ tám chữ của các nhà thơ.
 - Tập làm thơ tám chữ theo đề tài tự chọn hoặc viết tiếp những câu thơ vào một bài thơ cho trước.
 b. Kỹ năng:
 - Rèn kỹ năng làm bài thơ tám chữ đúng vần điệu.
 c. Thái độ.
 - Giáo dục học sinh ý thức tự giác học tập.
2. Chuẩn bị
 - GV : Soạn bài.
 - HS : Chuẩn bị bài.
3. Tiến trình lên lớp
 a. Kiểm tra bài cũ.(4')
 ? Thơ 8 chữ thường có cách gieo vần ntn?
	- Vần chân theo từng cặp khuân âm
	- Vần chân gieo cách theo từng cặp
 ? Nêu cách ngắt nhịp trong thơ tám chữ?
 b. Bài mới
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi bảng
- Giáo viên cung cấp một số đoạn thơ 8 chữ
	- Giáo viên đưa bảng phụ ghi các đoạn thơ đó?
GV : Đọc 2 đoạn thơ
? Nêu tác giả và tên tác phẩm được trích dẫn?
? Nêu nội dung từng đoạn thơ?
? Em có nhận xét gì về cách gieo vần trong các đoạn thơ trên?
? Cách ngắt nhịp có gì đáng lưu ý? Vì sao.
? Hãy chỉ rõ cách ngắt nhịp ở từng câu thơ?
? Mỗi khổ thơ gồm có mấy câu? 
? Thơ 8 chữ có hạn chế số câu trong mỗi khổ không? Vì sao?
? Hãy viết tiếp 1 câu thơ để hoàn thiện khổ thơ sau:
Giáo viên chia lớp làm 2 nhóm làm bài
? Đọc yêu cầu của đề bài?
? Viết câu thơ ấy phải đảm bảo yêu cầu gì?
Gợi ý: Giáo viên có thể cho học sinh 1 số câu gần đủ 8 chữ để học sinh lựa chọn
Ví dụ:	
- Mà sông xưa vẫn chảy
- Bởi đời tôi cũng đang chảy
- Sao thương cũng chảy
Ví dụ 2: 
Sao bâng khuâng trước những cảnh
Cho 1 người thơ thẩn ngắm
 Chợt giật mình nghe ai gọi
Lưu ý: Giáo viên cần nắm được các câu thơ nguyên tác là:
	a. Mà sống bình yên nước chảy theo dòng
	b.Cho 1 người nào đó ngạc nhiên hoa
- Giáo viên cho đề tài để học sinh tập sáng tác
? Hãy viết về bạn bè, trường lớp, quê hương
- Giáo viên yêu cầu học sinh viết đúng đề tài, đúng quy định về vần, về nhịp thơ.
- Chia nhóm hoặc học sinh tự tập làm bài
Giáo viên gợi ý một số câu thơ
Ví dụ 1: Nhớ trường
Nơi ta đến hàng ngày 
 quen thuộc thế
Sân trường mênh mông, 
 nắng cũng mênh mông
Khăn quàng tung bay 
 rực rỡ sắc hồng
Mái trường ơi! Khi xa 
 lòng bỗng nhớ!
Ví dụ 2: Bạn bè
Ta chia tay nhau 
 phượng đỏ đầy trời
Nhớ nhiều ngày rộn rã 
 tiếng cười vui
Và nhớ lắm những đêm 
 cùng lửa trại
Quây quần bên nhau 
 long lanh lệ rơi
Ví dụ 3: Quê hương
Con sông quê ru tuổi 
 thơ trong mơ
Giữa những hoàng hôn 
 ngời lên ánh mắt
Gặp nhau hồn nhiên nụ 
 cười rất thật
Để mai ngày thao thức 
 viết thành thơ
- Giáo viên yêu cầu học sinh trình bày bài viết của mình, thuyết minh về thể thơ, cách gieo vần, nhịp điệu của bài viết
- Giáo viên sửa chữa – cho điểm
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- Gieo vần chân một cách linh hoạt
Ví dụ 1: Gieo vần trực tiếp tạo thành cặp ở 2 câu thơ đi liền nhau: Bay – lầy mộng - động
Ví dụ 2: Gieo vần gián cách – huyết – siết
- Cách ngắt nhịp rất linh hoạt
- Vì thơ 8 chữ rất gần với văn xuôi
Ví dụ 1: 3/2/3 	 3/3/2
Ví dụ 2: 3/2/3	 3/2/3
	 3/3/2	 3/5
- 4 câu
- Không
- Câu mới viết phải đủ 8 chữ
- Phải đảm bảo sự lôgic về ý nghĩa với những câu đã cho
- Phải có vần chân trực tiếp hoặc gián tiếp với những câu đã cho
I. Tìm hiểu một số đoạn thơ tám chữ. (10')
Ví dụ: 
Nét mong manh/ thấp thoáng/ cánh hoa bay
Cảnh cơ hàn/ nơi nước đọng/ bùn lầy
Thú sán lạn/ mơ hồ/ trong ảo mộng
Chí hăng hái/ ganh đua/ đời náo động
Tôi đều yêu/ đều kiếm/ đều say mê
	(Cây đàn muôn điều – Thế Lữ)
Ví dụ 2:
Cứ để ta/ ngất ngư/ trên vũng huyết
Trải niềm đau/ trên mảnh giấy/ mong manh
Đừng nắm lại/ nguồn thơ/ ta đang siết
Cả lòng ta/ trong mớ chữ sang sinh
	(Trăng – Hàn Mạc Tử)
II. Viết thêm câu thơ để hoàn thiện khổ thơ(10')
a.
Cảnh mùa thu đã mùa xuân nảy lộc
Hoa gạo nở rồi, nở đỏ bến sông
Tôi cũng khác tôi sau lần gặp trước
 ..
 (Trước dòng sông - Đỗ Bạch Mai)
b,.
Nhưng sớm nay tôi chợt đứng sững sờ
Phố hàng Ngang dâu da xoan nở trắng
Và mưa rơi thật dịu dàng, êm lặng
	..
 (Dâu da xoan – Bế Kiến Quốc)
III. Tập làm thơ 8 chữ theo đề tài(15')
	c. Củng cố. (4')
	- Khái quát nội dung bài học.
	d. Hướng dẫn học sinh học ở nhà.(1')
	- Về nhà làm tiếp thành bài tập ở mục III.
 	* Rút kinh nghiệm.
Học sinh lớp 9H cần chủ động một số câu thơ có sẵn để minh hoạ từng phần.

Tài liệu đính kèm:

  • docNgu Van 9 Tuan 18(2).doc