Đấu tranh cho một thế giới hoà bình
Soạn : . . (G. G. Mác- két)
Dạy : .
A/ Mục tiêu: Qua tiết học, HS có thể :
- Hiểu được nội dung vấn đề được đặt ra trong VB: nguy cơ chiến tranh hạt nhân đe doạ toàn bộ sự sống trên trái đất và nhiệm vụ cấp bách của toàn thể nhân loại là ngăn chặn nguy cơ đó, lađấu tranh cho một thế giới hoà bình. Bước đầu thấy được đặc sắc nghệ thuật của VB: nghị luận chính trị xã hội với lí lẽ rõ ràng, toàn diên, cụ thể, đầy sức thuyết phục
- Rèn kĩ năng đọc, tìm hiểu và phân tích luận điểm, luận cứ trong VBnghị luận chính trị, xã hội
- Có ý thức ngăn chặn các nguy cơ có ảnh hưởng đến hoà bình thế giới
B/ Chuẩn bị :
- GV: Theo dõi tình hình thời sự hàng ngày qua ti vi, báo chí; lưu ý những sự kiện quan trọng, ghi chép tóm tắt và liên hệ với bài học
- HS: Sưu tầm h/ả bom hạt nhân( bom H, phân biệt với bom nguyên tử- bom A), tên lửa mang đầu đạn hạt nhân hoặc tàu ngầm trang bị hạt nhân.
C/ Hoạt động trên lớp :
1) ổn định tổ chức: KT sĩ số: 9 : 9 : 9 :
2) KT bài cũ: (3 )
- GV sử dụng bảng phụ có câu hỏi trắc nghiệm
? Vẻ đẹp của phong cách HCM là gì?
A. Truyền thống văn hoá dân tộc. C. Vĩ đại và giản dị.
B. Tinh hoa văn hoá nhân loại. D.Kết hợp hài hoà những vẻ đẹp đó.
? Học tập và rèn luyện theo phong cách của Bác, mỗi chúng ta cần làm gì?
A. Hiểu sâu sắc vẻ đẹp của phong cách HCM.
B. Làm tốt 5 điều Bác dạy.
C. Sống thật trong sạch, giản dị.
D. Làm nhiều việc tốt, giúp đỡ mọi người.
( HS cần lựa chọn hai ý đúng là D và A)
3) Bài mới : - GV giới thiệu vào bài: (1 )
Tuần 2 : & Bài 2 - Tiết 6 - VB : Đấu tranh cho một thế giới hoà bình Soạn : . .. (G. G. Mác- két) Dạy : . A/ Mục tiêu: Qua tiết học, HS có thể : - Hiểu được nội dung vấn đề được đặt ra trong VB: nguy cơ chiến tranh hạt nhân đe doạ toàn bộ sự sống trên trái đất và nhiệm vụ cấp bách của toàn thể nhân loại là ngăn chặn nguy cơ đó, lađấu tranh cho một thế giới hoà bình. Bước đầu thấy được đặc sắc nghệ thuật của VB: nghị luận chính trị xã hội với lí lẽ rõ ràng, toàn diên, cụ thể, đầy sức thuyết phục - Rèn kĩ năng đọc, tìm hiểu và phân tích luận điểm, luận cứ trong VBnghị luận chính trị, xã hội - Có ý thức ngăn chặn các nguy cơ có ảnh hưởng đến hoà bình thế giới B/ Chuẩn bị : - GV: Theo dõi tình hình thời sự hàng ngày qua ti vi, báo chí; lưu ý những sự kiện quan trọng, ghi chép tóm tắt và liên hệ với bài học - HS: Sưu tầm h/ả bom hạt nhân( bom H, phân biệt với bom nguyên tử- bom A), tên lửa mang đầu đạn hạt nhân hoặc tàu ngầm trang bị hạt nhân. C/ Hoạt động trên lớp : 1) ổn định tổ chức: KT sĩ số: 9 : 9 : 9 : 2) KT bài cũ: (3‘ ) - GV sử dụng bảng phụ có câu hỏi trắc nghiệm ? Vẻ đẹp của phong cách HCM là gì? A. Truyền thống văn hoá dân tộc. C. Vĩ đại và giản dị. B. Tinh hoa văn hoá nhân loại. D.Kết hợp hài hoà những vẻ đẹp đó. ? Học tập và rèn luyện theo phong cách của Bác, mỗi chúng ta cần làm gì? A. Hiểu sâu sắc vẻ đẹp của phong cách HCM. B. Làm tốt 5 điều Bác dạy. C. Sống thật trong sạch, giản dị. D. Làm nhiều việc tốt, giúp đỡ mọi người. ( HS cần lựa chọn hai ý đúng là D và A) 3) Bài mới : - GV giới thiệu vào bài: (1’ ) Hoạt động của GV Hoạt động của HS I) Tìm hiểu chung: (3’ ) ? Qua phần soạn bài ở nhà, em hãy cho biết xuất xứ của VB :" Đấu tranh" ? ? Xét về tính chất nội dung, VB này thuộc loạiVB nào ? Vì sao ? II) Đọc, hiểu VB : (33’ ) 1) Đọc, tìm hiểu chú thích: (7’ ) - GV hướng dẫn đọc: giọng rõ ràng, dứt khoát, chính xác các từ phiên âm, viết tắt, các con số. - GV đọc mẫu 1 đoạn sau đó gọi HS đọc và nhận xét. - Gv hướng dẫn giải nghĩa các từ khó có trong chú thích và yêu cầu HS giải thích thêm từ " hạt nhân". 2) Tìm hiểu VB : (26’ ) - GV hướng dẫn HS tìm hiểu luận điểm chủ chốt và các luận cứ của VB. Trên cơ sở đó HS sẽ xác định được bố cục của VB ? Luận điểm chủ chốt mà tác giả nêu ra và tìm cách giải quyết trong VB là gì ? Giải thích tại sao em lại hiểu như vậy ? A. Chiến tranh hạt nhân là một hiểm hoạ khủng khiếp đang đe doạ toàn thế giới. B. Đấu tranh chống lại và xoá bỏ nguy cơ chiến tranh hạt nhân vì một thế giới hoà bình là nhiệm vụ cấp bách của toàn thể nhân loại. C. Kết hợp cả A và B. ? Hệ thống luận cứ để làm rõ luận điểm được triển khai như thế nào? ? Vậy PTBĐ chính của VB này là gì ? a) Nguy cơ khủng khiếp của chiến tranh hạt nhân đang đe doạ toàn thế giới. - GV yêu cầu HS theo dõi đoạn đầu của VB và cho biết: ? Bằng những lí lẽ và chứng cứ nào, tác giả đã làm rõ nguy cơ của chiến tranh hạt nhân ? ? Theo em cách đưa lí lẽ và chứng cứ trong đoạn VB này có gì đặc biệt ? ? Cách vào đề trực tiếp và những chứng cứ rất xác thực đó có tác dụng gì ? ộ GV chốt lại : Bằng cách vào đề trực tiếp, cách lập luận chặt chẽ kết hợp giữa lí lẽ và đưa ra những chứng cứ xác thực, tác giả đã thu hút người đọc về sức mạnh ghê gớm của chiến tranh hạt nhân và gây ấn tượng mạnh mẽ về t/c hệ trọng của vấn đề đang nói tới. ? Qua các phương tiện thông tin đại chúng, em có thêm chứng cứ nào về nguy cơ chiến tranh hạt nhân vẫn đang đe doạ cuộc sống của trái đất ? * HS dựa vào phần chú thích (ộ) trả lời:--Văn bản trích từ tham luận của Mác- két tại cuộc họp nguyên thủ 6 nước tại Mê- hi- cô * HS xác định : - VB nhật dụng vì nó bàn về một vấn đề lớn lao luôn được đặt ra ở mọi thời đại. * 3 HS đọc tiếp đến hết. * HS tìm hiểu chú thích, giải nghĩa từ. * HS lựa chọn và giải thích : Đáp án : C - A là nguyên nhân , B là kết quả. Vì vậy không thể chỉ là A hoặc chỉ là B. * HS thảo luận, phát hiện và trả lời : - Có 4 luận cứ tương ứng với 4 phần của VB. VB nghị luận. * HS phát hiện, phát biểu : ộ Lí lẽ: - CT hạt nhân là sự tàn phá, huỷ diệt (Về lí thuyết hệ mặt trời ) . - Phát minh hạt nhân quyết định vận mệnh thế giới ( không có một đứa con thế giới). ộ chứng cứ : - Thời gian : Ngày 8/8 - Số lượng: Tất cả mọi người4 tấn sự sống trên trái đất. Lí lẽ kết hợp chứng cứ đều dựa trên sự tính toán khoa học. * HS trả lời : -Thu hút sự chú ý của người đọc và gây ấn tượng mạnh mẽ về sự hệ trọng của chiến tranh hạt nhân. * HS nghe, kết hợp tự ghi. * HS tự tìm thêm các chứng cứ : VD: Các cuộc thử bom nguyên tử, các lò phản ứng hạt nhân, tên lửa đạn đạo trên thế giới đang diễn ra trong thời gian qua. 4) Củng cố: (3’ ) ? Văn bản" Đấu tranh" nhằm thể hiện một tư tưởng nổi bật. Theo em, đó là tư tưởng nào? 5) HD về nhà: (1’) - Nắm chắc những nội dung cơ bản của tiết học. Đọc và tìm hiểu trước những phần còn lại của VB. ------------------------------------------------------- Tiết 7 - Văn bản : Đấu tranh cho một thế giới hoà bình ( tiếp ) Soạn : ( G. G. Mác- két) Dạy : A/ Mục tiêu: Qua tiết học, HS có thể : - Thấy được nguy cơ chiến tranh hạt nhân đe doạ toàn bộ sự sống trên trái đất và nhiệm vụ cấp bách của nhân loại là ngăn chặn nguy cơ đó vì một thế giới hoà bình - Rèn kĩ năng phân tích, tìm hiểu luận điểm, luận cứ trong VB nghị luận - Có thái độ căm ghét chiến tranh và tình cảm thiết tha với hoà bình B/ Chuẩn bị : - GV : Bảng phụ C/ Hoạt động trên lớp : 1) ổn định tổ chức: KT sĩ số : 9 : 9 : 9 : 2) KT bài cũ: ( 3’ ) - GV dùng bảng phụ có câu hỏi trắc nghiệm ? ý nào nói đúng nhất cách lập luận của tác giả G. G Mác- két để cho người đọc hiểu rõ nguy cơ khủng khiếp của chiến tranh hạt nhân đối với nhân loại, nhất là trong thời điểm hiện tại ? A. Xác định thời gian cụ thể. C. Đưa ra những số liệu đầu đạn hạt nhân. B. Đưa ra những tính toán lí thuyết. D. Cả A,B, C đều đúng. 3) Bài mới: ( 32‘ ) Hoạt động của GV Hoạt động của HS 2) Tìm hiểu VB : ( tiếp ) a) Nguy cơ khủng khiếp của chiến tranh hạt nhân đang đe doạ toàn thế giới. - GV yêu cầu HS theo dõi phần VB thứ 2 và cho biết : ? Những chứng cứ nào được đưa ra để nói về cuộc chạy đua chiến tranh hạt nhân trên lĩnh vực quân sự ? ? Em thấy cách lập luận của tác giả có gì đặc biệt ? ? Theo em, cách lập luận này có tác dụng gì ? ộ GV chốt lại nội dung phần 2: Cách lập luận ở phần 2 làm nổi bật sự tốn kém ghê gớm và phi lí, vô nhân đạo của cuộc chạy đua chiến tranh hạt nhân trên thế giới. ? Qua các phương tiện thông tin đại chúng, em biết nhân loại đã tìm cách nào để hạn chế chạy đua CT hạt nhân ? - GV: Phần VB thứ 3 được tạo bằng 3 đoạn văn, mỗi đoạn đều nói đến hai chữ " trái đất ". Vậy mục đích của tác giả khi liên tục nhắc đến danh từ này là gì ? ? Quá trình sống trên trái đất được tác giả hình dung như thế nào ? ? Em thấy có gì độc đáo trong cách lập luận của tác giả ở đoạn này ? ? Qua cách lập luận đó, tác giả muốn làm nổi bật điều gì? ộ Gv chốt lại : Qua các số liệu khoa học và cách diễn đạt sinh động bằng các hình ảnh, tác gỉa đã cho ta thấy chiến tranh hạt nhân là hành động cực kì phi lí, ngu ngốc, man rợ, đáng xấu hổ, đi ngược lại lí trí b) Đấu tranh loại bỏ là nhiệm vụ của toàn nhân loại. ? Sau khi cảnh báo hiểm hoạ chiến tranh hạt nhân và chạy đua vũ trang, tác giả có thái độ như thế nào ? - GV lưu ý: Cần phản đối hành động của Mĩ vin vào cớ này để xâm lược hoặc lạm quyền can thiệp vào các nước khác như I- rắc, I- ran, Triều Tiên. ? Để kết thúc lời kêu gọi của mình, Mác- két đã đưa ra đề nghị gì? Cần hiểu đề nghị này như thế nào ? ộ GV chốt lại : Với cách kết thúc vấn đề đầy ấn tượng, tác giả đưa ra thông điệp gửi tới toàn thể loài người tiến bộ trên thế giới: Hãy xiết chặt đội ngũ, ngăn chặn chiến tranh hạt nhân vì một thế giới hoà bình 3) Tổng kết : ( ghi nhớ : SGK - 21 ) - Gv hướng dẫn HS tổng kết lại toàn bài về nghệ thuật, nội dung. ? Theo em, Mác- két đã đấu tranh cho một thế giới hoà bình bằng cách riêng của mình như thế nào ? ? Đọc bài viết này, em nhận thức thêm được điều gì sâu sắc về thảm hoạ chiến tranh hạt nhân, về nhiệm vụ cấp bách của mỗi người và toàn thể nhân loại ? ? Tính thuyết phục và hấp dẫn của VB nhật dụng- nghị luận này là ở những yếu tố nào ? - GV chốt lại nội dung, nghệ thuật của bài và cho HS đọc (ghi nhớ ) * HS đọc phần 2: " Niềm an ủicho toàn thế giới ". * HS phát hiện : - Chi phí hàng trăm tỉ đô la để tạo nên máy bay ném bom chiến lược, tên lửa vượt đại châu, tàu sân bay, tên lửa MX, tàu ngầm mang vũ khí hạt nhân. * HS thảo luận, phát biểu : - Dẫn chứng cụ thể, xác thực. - Dùng phép so sánh, đối lập: Một bên chi phí nhằm tạo ra sức mạnh huỷ diệt tương đương vơí một bên dùng chi phí đó để cứu vớt, phòng bệnh cho hàng trăm triệu trẻ em, người thiếu dinh dưỡng. Làm nổi bật sự tốn kém ghê gớm và phi lí, vô nhân đạo của cuộc chạy đua chiến tranh hạt nhân. * HS tự bộc lộ: Chẳng hạn các hiệp ước cấm thử vũ khí hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên, hạn chế số lượng đầu đạn hạt nhân * HS quan sát phần 3:" một nhàcủa nó" * HS thảo luận, phát biểu : - Trái đất là nơi có sự sống của con người vì vậy rất thiêng liêng. - Không được xâm phạm, huỷ diệt trái đất. * HS phát hiện ở đoạn 3 của phần 3: ( 180 chết vì yêu ) * HS thảo luận nhóm trả lời: - Các số liệu chính xác - Cách diễn đạt có hình ảnh( con bướm, bông hồng, con người). Phải lâu dài lắm mới có được sự sống và vẻ đẹp trên trái đất. Chiến tranh hạt nhân là hành động cực kì phi lí, ngu ngốc, đi ngược lại lí trí. * HS Nghe, kết hợp tự ghi. * HS quan sát phần VB cuối cùng. * HS phát hiện, phát biểu : Tác giả hướng tới một thái độ tích cực là đấu tranh ngăn chặn CT hạt nhân cho một thế giới hoà bình: đoàn kết, xiết chặt đội ngũ. * HS trao đổi, thảo luận, trả lời: - Đề nghị: lập ra một nhà băng lưu trữ trí nhớ có thể tồn tại được sau thảm hoạ hạt nhân. - Nhấn mạnh: nhân loại cần giữ gìn kí ức của mình, lịch sử sẽ lên án những thế lực hiếu chiến đẩy nhân loại vào thảm hoạ hạt nhân. * HS Nghe, kết hợp tự ghi. * HS Khái quát lại các nội dung đã tìm hiểu. Bằng bài viết. - Chiến tranh hạt nhân đang đe doạ toàn thể nhân loại trên trái đất; nhiệm vụ của mỗi người là phải đấu tranh cho một thế giới hoà bình, ngăn chặn chiến tranh hạt nhân. - Luận điểm đúng đắn, luận cứ rành mạch đầy sức thuyết phục, diễn đạt giàu hình ảnh, giọng văn truyền cảm. * HS đọc (ghi nhớ : SGK - 21 ) 4) Luyện tập, củng cố: ( 7’ ) Phát biểu cảm nghĩ của em sau khi học bài: "Đấu tranh" của G. G. Mác- két ( Phát biểu miệng hoặc viết) 5) HD về nhà: ( 2’ ) - Học thuộc phần ghi nhớ để nắm nội dung, nghệ thuật của VB - Làm bài tập phần LT- SGK và bài tập bổ sung SBT vào vở - Chuẩn bị VB:" Tuyên bố. trẻ em": Đọc kĩ Vb, soạn bài theo hệ thống câu hỏi trong SGK. --------------------------------------------------------- Tiết 8 - Tiếng Việ ... ậy em rút ra bài học gì khi giao tiếp ? ộ GV chốt : Khi giao tiếp cần chú ý đến cách nói ngắn gọn, rành mạch b) Xét câu nói: " Tôi đồng ý với những nhận định về truyện ngắn của ông ấy ". ? Để người nghe không hiểu lầm cần phải nói như thế nào ? Như vậy trong giao tiếp cần phải tuân thủ điều gì ? ộ GV chốt : Trong giao tiếp, cần chú ý nói rõ ràng, tránh cách nói mơ hồ 3) Kết luận : ( ghi nhớ 2) III) Phương châm lịch sự ( 6’ ) 1) Ví dụ : - GV hướng dẫn HS đọc truyện:"Người ăn xin" và trả lời các câu hỏi. 2) Nhận xét : ? Vì sao người ăn xin và cậu bé trong truyện đều cảm thấy mình đã nhận được từ người kia một cái gì ? ? Có thể rút ra bài học gì trong giao tiếp ? ộ GV chốt : Khi giao tiếp, cần tôn trọng người đối thoại, không phân biệt sang- hèn; giàu- nghèo. 3) Kết luận : ( ghi nhớ 3 ) - GV chốt lại toàn bộ kiến thức của bài và chuyển sang phần LT. IV) Luyện tập : 1) Bài tập 1: - GV chỉ định một vài HS trả lời, nhận xét - GV nhận xét chung và đưa ra đáp án chính xác 2) Bài tập 4: - GV chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm thực hiện một yêu cầu của bài tập ở phiếu học tập - GV tổng kết chung : 3) Bài tập 5 : - GV gọi một số HS giải thích nghĩa của các thành ngữ và xác định phương châm hội thoại. - GV yêu cầu các HS khác nhận xét, bổ sung. 4) Bài tập 2, 3 : ( về nhà) * HS quan sát VD trên bảng * HS suy nghĩ trả lời : - Đó là tình huống hội thoại mà mỗi người nói về một đề tài khác nhau. - Hậu quả: Người nói và người nghe không hiểu nhau. - Bài học: Khi giao tiếp phải nói đúng vào đề tài đang hội thoại. * 1 HS đọc phần (ghi nhớ1) * HS quan sát VD : * HS suy nghĩ, thảo luận, trả lời : - Thành ngữ " dây cà ra dây muống" chỉ cách nói năng dài dòng, rườm rà". - Thành ngữ " lúng búng như ngậm hột thị" chỉ cách nói năng ấp úng, không rành mạch, không thoát ý. - Hậu quả: Người nghe không hiểu hoặc hiểu sai lạc ý người nói ở trường hợp thứ nhất và người nghe bị ức chế, không có thiện cảm với người nói ở trường hợp thứ hai. * HS rút ra bài học: Trong giao tiếp cần nói năng cho ngắn gọn, rành mạch * HS thảo luận và rút ra những cách hiểu về câu nói đó. * HS có thể đưa ra những cách hiểu như sau : - Cách1: Tôi đồng ý với những nhận định của ông ấy về truyện ngắn - Cách 2: Tôi đồng ý với những nhận định của 1( những) người nào đó về truyện ngắn của ông ấy. * HS trả lời : Tuỳ theo ý muốn diễn đạt mà chọn cách1 hoặc cách 2. * HS rút ra nhận xét : Không nên nói những câu mà người nghe có thể hiểu theo nhiều cách khác nhau. * 1 HS đọc chậm, rõ phần (ghi nhớ 2 ). * HS đọc truyện. * HS thảo luận trả lời các câu hỏi : Vì cả hai đều cảm nhận được sự chân thành và tôn trọng của nhau * HS rút ra nhận xét: Khi giao tiếp cần tôn trọng người đối thoại với mình. * 1 HS đọc phần (ghi nhớ 3) * 1 HS đọc bài tập 1. * HS thảo luận, thực hiện trả lời yêu cầu của bài tập. * HS thảo luận, làm bài tập theo nhóm : a. nhóm 1 b. nhóm 2 c. nhóm 3 - Đại diện các nhóm trả lời, các nhóm khác nhận xét. * Một số HS thực hiện yêu cầu của giáo viên. * Các HS khác nhận xét, bổ sung. 4) Củng cố: ( 3’ ) Hãy kể tên các phương châm hội thoại đã học trong cả hai tiết Tiếng việt 5) HD về nhà: ( 2’ ) - Nắm thật chắc 5 phương châm hội thoại đã học. - Làm bài tập 2, 3 ( SGK ) và bài tập bổ sung ( SBT ). - Xem trước nội dung tiết TV: Các phương châm hội thoại ( Tiếp ) ---------------------------------------------------------------- Tiết 9 - Tập làm văn : Sử dụng yếu tố miêu tả Soạn : .. trong văn bản thuyết minh Dạy : ... A/ Mục tiêu: Qua tiết học, HS có thể : - Được củng cố kiến thức về VBTM và VB miêu tả. - Hiểu được VBTM có khi phải kết hợp với yếu tố miêu tả thì mới hay. - Sử dụng có hiệu quả các yếu tố miêu tả trong VBTM. B/ Chuẩn bị : - GV: Bảng phụ ghi bài tập phần LT. - HS : Đọc và tìm hiểu trước nội dung tiết học. C/ Hoạt đông trên lớp : 1) ổn định tổ chức: KT sĩ số : 9 : 9 : 9 : 2) KT bài cũ : (3’ ) ? Sử dụng các yếu tố nghệ thuật trong VBTM có tác dụng gì ? 3) Bài mới: ( 36’ ) Hoạt động của GV Hoạt động của HS I) Tìm hiểu yếu tố miêu tả trong VBTM : 1) Ví dụ : - GV yêu cầu HS đọc và tìm hiểu VB : " Cây chuối trong đời sống Việt Nam ". 2) Nhận xét: ? Nhan đề của VB có ý nghĩa gì ? ? Tìm những câu văn trong bài TM về đặc điểm tiêu biểu của cây chuối ? - GV gọi đại diện các nhóm khác nhận xét và sửa chữa( nếu HS tìm chưa đúng) ? Chỉ ra các câu văn có yếu tố miêu tả về cây chuối và cho biết tác dụng của các yếu tố miêu tả đó ? ? Theo yêu cầu chung của VBTM, bài này có thể bổ sung những gì ? - GV yêu cầu HS viết đoạn văn TM thêm công dụng của các bộ phận bổ sung. - GV gọi đại diện các nhóm trình bày đoạn văn vừa viết. - GV nhận xét chung kết quả đạt được của từng nhóm ? Qua việc tìm hiểu bài văn trên, em rút ra nhận xét gì về việc sử dụng yếu tố miêu tả trong VBTM ? ộ GV chốt lại : Trong bài TM có thể kết hợp sử dụng yếu tố miêu tả. ýêu tố miêu tả có tác dụng làm cho đối tượng TM được cụ thể , sinh đông, hấp dẫn. 3) Kết luận : ( ghi nhớ ) - GV chỉ định 1 HS đọc chậm, rõ mục ghi nhớ. II) Luyện tập : 1) Bài tập 1: - GV sử dụng bảng phụ cho bài tập 1. - GV yêu cầu đại diện các nhóm lên viết vào bảng phụ. - GV nhận xét chung kết quả đạt được của từng nhóm. Có thể sửa chữa, bổ sung. 2) Bài tập 2: - GV gọi 1 HS chỉ ra yếu tố miêu tả trong đoạn văn. - GV giao bài tập 3 cho HS về nhà làm. * 2 HS đọc VB, các HS khác chú ý theo dõi. * Thảo luận, trả lời : Nhan đề có ý nghĩa : - Nhấn mạnh vai trò của cây chuối đối với đời sống vật chất và tinh thần của người VN từ xưa đến nay. - Nhấn mạnh thái độ đúng đắn của con người trong việc trồng, chăm sóc và sử dụng có hiệu quả các giá trị của cây chuối. * HS tìm theo 4 nhóm: Nhóm 1: đoạn 1 Nhóm 2: đoạn 2 Nhóm 3, 4: đoạn 3 * Đại diện các nhóm đọc các câu văn TM trong các đoạn vừa tìm. * HS tiếp tục làm theo nhóm và cử đại diện trình bày: - Đoạn 1: câu đầu. - Đoạn 3: miêu tả hương vị của quả chuối và chuối trứng cuốc; tả các cách ăn chuối xanh. - Tác dụng: giúp cho người đọc hình dung ra được những đặc điểm của cây chuối và cách chế biến các món ăn về chuối * HS phát hiện, trả lời: Bổ sung thêm những đoạn nói về các bộ phận khác của cây chuối như thân chuối, lá chuối, nõn chuối, bắp chuối. * HS làm theo nhóm : Nhóm 1: TM về công dụng của thân chuối. Nhóm 2: .lá chuối Nhóm 3:.nõn chuối Nhóm 4: ..bắp chuối * Đại diện các nhóm trình bày. * HS rút ra nhận xét. -* HS đọc ghi nhớ: * HS đọc yêu cầu của bài tập. * HS làm việc theo nhóm đã được phân công ở mục I. * Đại diện các nhóm lên trình bày. Các nhóm khác theo dõi, nhận xét. * HS theo dõi và tự ghi chép vào vở. * HS đọc thầm yêu cầu của bài tập 2, suy nghĩ trả lời yêu cầu của bài tập. * 1 HS trả lời theo yêu cầu của GV. Các HS khác theo dõi, bổ sung. 4) Củng cố: ( 4’) ? Miêu tả trong văn bản TM có vai trò gì? Người ta thường sử dụng yếu tố miêu tả khi TM về những đối tượng nào? 5) HD về nhà : ( 1’ ) - Học thuộc ( ghi nhớ ) - Làm bài tập 3( SGK) và bài tập bổ sung( SBT) - Xem trước nội dung của tiết: " LT TM" -------------------------------------------------------- Tiết 10- Tập làm văn : Luyện tập sử dụng yếu tố miêu tả Soạn : .. trong văn bản thuyết minh Dạy : .. A/ Mục tiêu : Qua tiết học, HS có thể : - Tiếp tục ôn tập , củng cố về VBTM; có nâng cao thông qua việc kết hợp với miêu tả - Rèn luyện kĩ năng tổng hợp về VBTM. B/ Chuẩn bị : - GV: đề bài để HS luyện tập. Bảng phụ có đoạn văn TM làm mẫu. - HS : Đọc kĩ mục 1, 2 phần I. C/ Hoạt động trên lớp : 1) ổn định tổ chức : KT sĩ số : 9 : 9 : 9 : 2) KT bài cũ: ( Kết hợp khi luyện tập ) 3) Bài mới: ( 38’ ) Hoạt động của GV Hoạt động của HS I) Nội dung luyện tập : ( 10’ ) - GV ghi đề bài LT lên bảng và nêu yêu cầu. Đề bài : Con trâu ở làng quê Việt Nam Yêu cầu: Hãy vận dụng yếu tố miêu tả trong việc giới thiệu con trâu ở làng quê Viêt Nam ( Con trâu trên đồng ruộng, làng quê VN). 1) Tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý. a) Tìm hiểu đề : ? Đề bài yêu cầu trình bày vấn đề gì ? ?Cụm từ:"Con trâu ở làng quê Việt Nam" bao gồm những ý gì ? b) Tìm ý và lập dàn ý: - GV nêu câu hỏi và gợi ý để HS nêu ra thật nhiều ý và lập dàn ý theo bố cục 3 phần của bài văn TM. ? Với vấn đề này, cần trình bày những ý gì ? ? Hãy xác định các ý trong từng phần của dàn bài ? II) Luyện tập trên lớp : ( 28‘ ) Viết các đoạn văn có kết hợp TM với miêu tả. 1) Xây dựng đoạn mở bài, vừa có nội dung TM vừ có yếu tố miêu tả con trâu ở làng quê VN. ? Nội dung cần TM trong phần mở bài là gì ? yếu tố miêu tả cần sử dụng là gì ? * GV nhận xét và chốt lại : - Có thể mở bài bằng cách giới thiệu. - Mở bài bằng cách nêu mấy câu tục ngữ, ca dao về con trâu. - Hoặc bắt đầu bằng tả cảnh trẻ em chăn trâu, cho trâu tắm. Từ đó dẫn ra vị trí của con trâu trong đời sống nông thôn VN. - GV yêu cầu tất cả HS làm vào vở. Sau đố gọi một số em đọc và phân tích đánh giá. 2) Xây dựng các đoạn thân bài : - GV chia lớp làm các nhóm, giao nhiệm vụ cho từng nhóm. Nhóm 1: Viết đoạn con trâu trong việc làm ruộng. Nhóm 2: Giới thiệu con trâu trong một số lễ hội. Nhóm 3: Giới thiệu con trâu với tuổi thơ ở nông thôn. Nhóm 4: Giới thiệu con trâu là tài sản của người nông dân. - Gv nhận xét kết quả đạt được của từng nhóm. 3) Viết đoạn kết bài: ? Kết thúc phần thân bài cần nêu ý gì ? Yếu tố miêu tả sử dụng như thế nào ? - GV cho cả lớp tập viết đoạn kết bài. Sau đó gọi một vài em trình bày. * HS ghi đề bài luyện tập vào vở. * HS xác định : Vấn đề: Con trâu ở làng quê Việt Nam. - Con trâu trong việc làm ruộng - Con trâu trong một số lễ hội - Con trâu với tuổi thơ ở nông thôn Vai trò, vị trí của con trâu trong đời sống người nông dân. * HS thảo luận, lần lượt phát biểu : - Con trâu trong nghề làm ruộng. - Con trâu trong lễ hội đình đám. - Con trâu đối với việc cung cấp thực phẩm và chế biến đồ mĩ nghệ. - Con trâu là tài sản của người nông dân. - Con trâu đối với tuổi thơ. * HS xác định: ộ Mở bài: - Giới thiệu chung về con trâu trên đồng ruộng Việt Nam ộ Thân bài: Các ý vừa tìm được ộ Kết bài: - Con trâu trong tình cảm của người nông dân * HS thảo luận theo nhóm nhỏ và phát biểu. * HS cả lớp làm vào vở. Một số em trình bày. * HS làm việc theo nhóm, viết ra vở nháp, sau đó cử đại diện trình bày. * HS xác định - Con trâu trong tình cảm của người nông dân. - Miêu tả sự gắn bó giữa người nông dân và con trâu. HS viết đoạn và trình bày. 4) Củng cố: ( 4’ ) - GV sử dụng bảng phụ có ghi sẵn các đoạn văn( 1 đoạn mở bài, 1 đoạn phần thân bài và 1 đoạn kết bài) của bài tập phần LT cho HS quan sát, học tập 5) HD về nhà : ( 2’ ) - Ôn lại vai trò của yếu tố miêu tả và các biện pháp nghệ thuật trong VBTM. - Xem trước một số đề bài tham khảo ở tiết: Viết bài TLV số 1 để tuần sau viết bài. Viết thành bài văn hoàn chỉnh cho đề bài vừa luyện tập. .
Tài liệu đính kèm: