Chương trình địa phương
Tập làm văn
A.Mục tiêu:
Giúp học sinh
-Tập suy nghĩ về một hiện tượng thực tế ở địa phương .
-Viết một bài văn trình bày vấn đề đó với suy nghĩ ,kiến nghị của mình dưới các hình thức thích hợp Tự sự ,miêu tả , nghị luận ,thuyết minh.
B .Chuẩn bị :
-Thày : Soạn giáo án
-Trò: soạn bài.
C.Tiến trình bài dạy:
I. ổn định tổ chức lớp .
II. Kiểm tra bài cũ:
- Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị bài ở nhà của học sinh
III. Bài mới:
Ngày soạn : Tuần 21 Tiết101 Ngày dạy: Chương trình địa phương Tập làm văn A.Mục tiêu: Giúp học sinh -Tập suy nghĩ về một hiện tượng thực tế ở địa phương . -Viết một bài văn trình bày vấn đề đó với suy nghĩ ,kiến nghị của mình dưới các hình thức thích hợp ‘’ Tự sự ,miêu tả , nghị luận ,thuyết minh’’. B .Chuẩn bị : -Thày : Soạn giáo án -Trò: soạn bài. C.Tiến trình bài dạy: I. ổn định tổ chức lớp . II. Kiểm tra bài cũ : - Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị bài ở nhà của học sinh III. Bài mới : T/g Hoạt động của thầy Hoạt động của trò *Hoạt động 1: Nhiệm vụ , yêu cầu của chương trình . Giáo viên nêu yêu cầu . Tìm hiểu ,suy nghĩ để viết bài nêu ý kiến riêng dưới dạng nghị luận về một sự việc , hiện tượng nào đó ở địa phương . *Hoạt động 2 : Giáo viên cho học sinh đọc các mục hướng dẫn cách làm bài trong sách giáo khoa Giáo viên lưu ý thêm . - Về nội dung :Tình hình , ý kiến và nhận định của cá nhân học sinh phải rõ ràng cụ thể, có lập luận , thuyết minh , thuyết phục . -Tuyệt đối không được nêu tên người , tên cơ quan , đơn vị cụ thể , có thật , vì như vậy phạm vi tập làm văn đã trở thành một phạm vi khác .Học sinh vi phạm sẽ bị phê bình . -Để chuẩn bị cho hoạt động ngữ văn bài 28: Giáo viên lưu ý nhắc nhở để lớp trưởng thu bài dần từ bài 24-25,-> Giáo viên hướng dẫn học sinh sửa chữa bài cho nhau. -Bài 28:Dự kiến bài cho học sinh phát biểu . 4. Củng cố – Hướng dẫn . -Thực hiện nghiêm túc yêu cầu của bài . -Soạn bài “Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới “. Ngày soạn : Tuần 21– Tiết 102 chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới Vũ khoan ******************** A.Mục tiêu cần đạt : Giúp học sinh 1.Kiến thức : -Nhận thức được những điểm mạnh ,điểm yếu trong tính cách và thói quen của người Việt Nam ,yêu cầu gấp rút phải khắc phục điểm yếu , hình thành những đức tính và thói quen tốt khi đất nước đi vào công nghiệp hóa – hiện đại hóa trong thế kỉ mới . 2.Kĩ năng: -Nắm được trình tự lập luận và nghệ thuật nghị luận của tác giả . 3. Thái độ: - Nghiêm túc phấn đấu học tập. B .Chuẩn bị : Thày – trò soạn bài. C. Tiến trình dạy – học : 1. ổn định . 2. Kiểm tra : - Giải thích tại sao con người cần tiếng nói của văn nghệ ? - Phân tích con đường văn nghệ với người đọc và khả năng kì diệu của nó ? 3. Bài mới : ?Những hiểu biết của em về tác giả , tác phẩm ? Giáo viên nhấn mạnh ý nghĩa cấp thiết của bài viết trong thời điểm mở đầu thế kỉ mới và ý nghĩa thiết thực đối với học sinh lớp 9. ?GV +học sinh đọc kế tiếp nhau .Chú ý thể hiện đúng thái độ của tác giả qua giọng điệu “Giọng trần tĩnh ,khách quan nhưng không xa cách ‘’ ?Nhận xét về thời điểm ra đời bài viết ? ?Thời điểm đó có ý nghĩa đặc biệt như thế nào đối với nước ta ? ?Xác định đề bài và luận điểm cơ bản của bài ? ?Tìm luận cứ thứ nhất trong văn bản ?Vai trò của luận cứ đó ? ?Các lí lẽ để làm sáng tỏ luận cứ trên là gì ? ?Xác định luận cứ thứ 2 trong văn bản ? ?Tìm trong văn bản những lí lẽ để phục vụ cho luận cứ đó ? ?Xác định những luận cứ tiếp theo trong phần văn bản còn lại ? ?Phân tích những điểm mạnh / điểm yếu trong tính cách , thói quen của con người Việt Nam ? ?Cách lập luận của tác giả có gì đặc biệt ? ? Qua sự lập luận đó , em thấy thái độ của tác giả như thế nào ? ?Nhận xét về đặc điểm ngôn ngữ của văn bản ? Ví dụ ? ?Khái quát giá trị văn bản ? I . Giới thiệu bài: Vũ Khoan nhà hoạt động chính trị , nhiều năm là thứ trưởng Bộ Ngoại giao , Bộ Trưởng Bộ Thương mại , là phó Thủ tướng Chính Phủ . -Bài viết :Đăng trên tạp chí Tia sáng ( 2001) II. Đọc – hiểu văn bản : 1.Đọc , tìm hiểu chung : -Hs đọc bài . -Thời điểm ra đời bài viết :Đầu năm 2001, khi đất nước ta cùng toàn thế giới bước vào năm đầu tiên của thế kỉ mới ,thiên niên kỉ mới .Riêng đối với nước ta ,công cuộc đổi mới từ thế kỉ trước đã đạt được những thành quả bước đầu và chúng ta tiến sang thế kỉ mới với nhiệm vụ cơ bản là trở thành nước công nghiệp vào năm 2020. -Đề tài : Nhan đề ‘’ Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới’’ +Luận điểm cơ bản ; ‘’Lớp trẻ Việt Nam cần nhận ra những cái mạnh ,kinh tế mới ‘’ 2.Tìm hiểu hệ thống luận cứ trong văn bản : a)Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới thì quan trọng nhất là sự chuẩn bị bản thân con người . -Là luận cứ mở đầu ,đặt vấn đề . -Các lí lẽ . +Từ cổ chí kim , bao giờ con người cũng là động lực phát triển của lịch sử . +Trong thời kì nền kinh tế tri thức phát triển mạnh mẽ thì vai trò của con người lại càng nổi trội. b)Bối cảnh của thế giới hiện nay và những mục tiêu , nhiệm vụ nặng nề của đất nước . -Bối cảnh hiện nay . -Nước ta phải đồng thời giải quyết 3 nhiệm vụ c)Những điểm mạnh , điểm yếu của con người Việt Nam cần được nhận rõ khi bước vào nền kinh tế mới trong thế kỉ mới. d) kết luận . 3.Phân tích những điểm mạnh , điểm yếu trong tính cách , thói quen của người Việt Nam . -Cách lập luận của tác giả : Điểm mạnh đi liền với điểm yếu : +Thông minh, nhạy bén với cái mới nhưng thiếu kiến thức cơ bản ,kém khả năng thực hành . +Cần cù , sáng tạo nhưng thiếu đức tính tỉ mỉ ,không coi trọng nghiêm ngặt quy trình . +Có tinh thần đoàn kết đố kị nhau trong làm , ăn . +Thích ứng nhanhhạn chế trong thói quen ,nếp nghĩ . -> Thái độ của tác giả : Tôn trọng sự thực , nhìn nhận vấn đề một cách khách quan ,toàn diện . *Một đặc điểm ngôn ngữ của văn bản :Sử dụng thích hợp nhiều thành ngữ , tục ngữ . VD: + Nước đến chân mới nhảy . +Liệu cơm gắp mắm . +Trâu buộc ghét trâu ăn , bóc ngắn cắn dài .: III.Tổng kết :-Ghi nhớ - sgk 4.Củng cố , hướng dẫn : - Nắm nội dung bài . – Soạn bài tiếp theo : "Các thành phần biệt lập " (tiếp ) Ngày soạn : Tuần 21– Tiết 103 Các thành phần biệt lập (Tiếp ) ******************** A.Mục tiêu cần đạt : Giúp học sinh 1.Kiến thức,kĩ năng : -Nhận biết các thành phần biệt lập . - Nắm được công dụng của mỗi thành phần trong câu . - Biết đặt câu có thành phần hô đáp , phụ chú . 2. Thái độ: - Nghiêm túc học tập. B .Chuẩn bị : Thày – trò soạn bài. C. Các hoạt động dạy – học : 1. ổn định . 2. Kiểm tra : - Thế nào là thành phần tình thái ,cảm thán ? Lấy ví dụ ? - Chữa bài tập 4. 3. Bài mới : ?Đọc các đoạn trích sau và trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa? ?Những từ ngữ trên có tham gia diễn đạt nghĩa sự việc của câu hay không ? ?Trong những từ ngữ in đậm đó ,từ ngữ nào dùng để tạo lập cuộc thoại ,từ ngữ nào được dùng để duy trì cuộc thoại đang diễn ra ? ?Thế nào là thành phần gọi - đáp ? ?Nếu lược bỏ các từ in đậm nghĩa sự việc của mọi câu trên có thay đổi không ? ?Vai trò của các từ ngữ in đậm ? ?Thế nào là thành phần phụ chú ? ?Tìm thành phần gọi - đáp trong các ví dụ , những từ ngữ đó thể hiện quan hệ như thế nào ? ?Xác định các thành phần phụ chú trong sách giáo khoa ? ?Đặc điểm hình thức của các thành phần đó ? I . Thành phần gọi đáp : 1. Ví dụ ,nhận xét : -Từ dùng để gọi :Này . -Từ dùng để đáp : Thưa ông . ->Không tham gia diễn đạt nghĩa sự việc của câu . +Này : Tạo lập . +Thưa ông :Duy trì . 2. Khái niệm :SGK. II. Thành phần phụ chú : 1.Ví dụ ,nhận xét : -Nếu lược bỏ các từ in đậm ,nghĩa sự việc của mỗi câu không thay đổi . -Dùng để bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu . 2.Khái niệm :SGK. III.Luyện tập : 1. Bài tập 1: -Thành phần gọi : Này Đáp :Thưa ông . +Quan hệ :Trên -dưới ,thân . 2.Bài tập 3. a)Kể cả anh . b) –Các thầy những người mẹ . c) –Những người chủ thực sự của đất nước trong thế kỉ tới d) (có ai ngờ) (Thương thương quá đi thôi ) 4.Củng cố , hướng dẫn : - Nắm nội dung bài . -Ôn tập chuẩn bị kiểm tra Tập làm văn. Ngày soạn : Tuần 21– Tiết 104-105. Viết bài tập làm văn số 5- Nghị luận xã hội ******************** A.Mục tiêu cần đạt : Giúp học sinh 1.Kiến thức,kĩ năng : - Vận dụng kiến thức đã học để kiểm tra kĩ năng làm bài nghị luận về một sự việc ,hiện tượng của đời sống xã hội . 2 Thái độ: - Nghiêm túc học tập. B .Chuẩn bị : Thày – trò soạn bài. C. Tiến trình dạy – học : 1. ổn định . 2. Kiểm tra : 3. Tiến trình : Đề bài Đề 1: Về việc học tập của học sinh hiện nay , nhiều bạn coi trọng các mmôn học tự nhiên (Toán ,lí ,hoá ) mà lơ là các môn xã hội (Văn,sử ,địa ).Hãy nêu suy nghĩ của em về hiện tượng trên. Đề 2: Về việc học tập của học sinh hiện nay, từ lớp 9 một số bạn đã có xu hướng “học lệch “theo các khối A,B,C vói lí do để thi vào các khối chuyên ,các trường đại học sau này .Hãy nêu suy nghĩ của em về hiện tượng trên Đáp án –Biểu điểm . Đề 1: 1.MB: Giới thiệu sự việc , hiện tượng trong đề bài (1,5đ) 2.TB: - Nêu rõ sự việc , hiện tượng +Coi trọng các môn học tự nhiên :Dành nhiều thời gian ,đầu tư sách vở . +Lơ là các môn xã hội :Coi đó chỉ là “học vẹt” . (1,5đ) -Nêu nguyên nhân : (1,5đ) +Học kém các môn xã hội +Không coi trọng các môn xã hội . +”Ngại”học các môn xã hội , chưa đánh giá đúng tầm quan trọng của các môn xã hội -Đánh giá (1,5đ) +Đó là “học lệch “ +Không biết được vai trò của các môn xã hội đối với ngay các môn tự nhiên và với sự phát triển toàn diện nhân cách ,trí ruệ học sinh +Gây hậu quả đối với các kì thi , đặc biệt là với lớp 9Liên hệ bản thân và thực tế (1,5) -Thái độ : Phê phán ( 1đ) 3.KL: Kết luận vấn đề (1,5đ) Lời khuyên : Phải học toàn diện Đề 2 : 1.MB: Giới thiệu hiện tượng đã nêu trong đề bài (1,5đ) 2.TB: - Nêu rõ hiện tượng : (1đ) +Khối A:Toán ,lí ,hoá +Khối B: Toán , hoá , sinh . +Khối C: Văn , sử , địa . + “Học lệch “: Chỉ chuyên chú vào các môn đó , xem nhẹ các môn khác . -Nêu nguyên nhân : (1,5đ) +Do chỉ học được các môn đó . +Do thái độ coi nhẹ các môn khác , chưa nhận thức được tàm quan trọng của các môn khác . +Do ý thức thi khối , chuyên ,khối đại học . -Thái độ , đánh giá . (1,5đ) Có 2 khả năng : +Đồng ý : Vì đó là sự chuẩn bị , dự định sớm về tương lai ( Không có điểm ) +Không đồng ý vì : (1,5đ) -Dự định sớm về tương lai là tốt nhưng không vì đó mà “học lệch “vì như vậy không có sự phát triển toàn diện . -Nếu “học lệch “sẽ ảnh hưởng ngay đến kết quả xét tuyển lớp 9 và lên cấp III sẽ chưa chắc đảm bảo kiến thức yêu cầu . - Liên hệ thực tế (1,5đ) 3.KL: (1,5đ)-Kết luận vấn đề . -Lời khuyên : Học toàn diện . *Thu bài kiểm tra . 4. Củng cố –hướng dẫn . - Nhận xét chung giờ kiểm tra . - Soạn bài ‘’Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn Laphông Ten “
Tài liệu đính kèm: