Giáo án môn Ngữ văn khối lớp 9 - Tuần thứ 25

Giáo án môn Ngữ văn khối lớp 9 - Tuần thứ 25

Văn bản: sang thu

 (Hữu Thỉnh)

A.Mục tiêu.

- Giúp học sinh phân tích được những cảm nhận tinh tế của nhà thơ Hữu Thỉnh về sự biến đổi của đất trời từ cuối hạ sang đầu thu.

- Thêm yêu quê hương, đất nước mình

- Rèn luyện thêm năng lực cảm thụ thơ ca.

B.Chuẩn bị.

- Giáo viên:Soạn giáo án.

- Học sinh: Đọc và soạn trước bài ở nhà.

C.Tiến trình bài dạy.

I.ổn định tổ chức lớp: Kiểm tra sĩ số lớp.

II.Kiểm tra bài cũ.

? Đọc thuộc lòng bài thơ “Viếng lăng Bác” của nhà thơ Viễn Phương và giới thiệu đôi nét về nhà thơ và bài thơ trên.

? Phân tích tâm trạng của nhà thơ Viễn Phương trong khổ cuối của bài thơ Viếng lăng Bác.

- G/v cho học sinh nhận xét, giáo viên nhận xét chung

 

doc 7 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 491Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối lớp 9 - Tuần thứ 25", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tuần: 25
Tiết: 121
Văn bản: sang thu
 (Hữu Thỉnh)
A.Mục tiêu.
- Giúp học sinh phân tích được những cảm nhận tinh tế của nhà thơ Hữu Thỉnh về sự biến đổi của đất trời từ cuối hạ sang đầu thu.
- Thêm yêu quê hương, đất nước mình
- Rèn luyện thêm năng lực cảm thụ thơ ca.
B.Chuẩn bị.
- Giáo viên:Soạn giáo án.
- Học sinh: Đọc và soạn trước bài ở nhà.
C.Tiến trình bài dạy.
I.ổn định tổ chức lớp: Kiểm tra sĩ số lớp.
II.Kiểm tra bài cũ.
? Đọc thuộc lòng bài thơ “Viếng lăng Bác” của nhà thơ Viễn Phương và giới thiệu đôi nét về nhà thơ và bài thơ trên.
? Phân tích tâm trạng của nhà thơ Viễn Phương trong khổ cuối của bài thơ Viếng lăng Bác.
- G/v cho học sinh nhận xét, giáo viên nhận xét chung
III.Bài mới.
T/g
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
- Cho học sinh đọc phần chú thích* sgk t71
? Em hãy nêu đôi nét về tác giả Hữu Thỉnh.
? Em hãy nêu đôi nét về bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh.
- G/v hướng dẫn học sinh đọc bài thơ.
- Cho học sinh đọc bài.
- Cho học sinh tìm hiểu chú thích SGK t71
-G/v Giới thiệu chú thích 2 SGk
? Sự biến đổi của đất trời khi sang thu được Hữu Thỉnh cảm nhận và gợi tả như thế nào.
? Tác giả đón nhận sự biến đổi đó của đất trời bằng cảm xúc như thế nào.
? Em hãy tìm những từ ngữ diễn tả cảm giác, trạng thái thể hiện sự tinh tế trong cảm nhận của nhà thơ.
? Theo em nét riêng của thời điểm giao mùa được Hữu Thỉnh thể hiện đặc sắc nhất qua hình ảnh, câu thơ nào.
? Em có nhận xét gì về những từ ngữ được tác giả sử dụng trong bài.
? Em hãy phân tích hiểu biết của mình về hai dòng thơ cuối bài.
G/v: Hữu Thỉnh tâm sự: Với hình ảnh có giá trị tả thực về hiện tượng thiên nhiên này, ông muốn gửi gắm suy ngẫm của mình. Khi con người từng trải thì cũng vững vàng hơn trước những tác động bất thường của ngợi cảnh, của cuộc đời.
- Cho học sinh đọc ghi nhớ SGK t71
- G/v nhấn mạnh ghi nhớ.
- Cho học sinh đọc phần luyện tập SGK 
- Hướng dẫn học sinh viết đoạn văn theo yêu cầu của bài.
+ Viết đoạn văn dài khoảng 7-10 dòng.
+ Chú ý những cảm nhận tinh tế của nhà thơ được thể hiện trong bài.
- Cho học inh đọc đoạn văn mình làm.
- Cho học sinh nhận xét bài viết của bạn.
- G/v nhận xét chung.
I.Tìm hiểu chung.
1.Tác giả.
-Hữu Thỉnh (1942) SGK t71
2.Bài thơ.
-Sáng tác gần cuối năm 1977
-In lần đầu tiên trên báo văn nghệ. Được in trong nhiều tập thơ khác nhau.
II.Đọc - hiểu văn bản.
1.Đọc.
-Học sinh đọc bài thơ.
2.Chú thích.
-Học sinh đọc chú thích.
3.Phân tích.
- Ngọn gió se: Gió nhẹ, khô, hơi lạnh.
- Gió mang theo hương ổi: ổi đang vào độ chín, hương thơm lan vào trong không gian, trong ngọn gió se.
- Cảm xúc ngỡ ngàng, bâng khuâng được thể hiện trong những từ ngữ diễn tả trạng thái: Bỗng; hình như. 
- Sương đầu thu giăng nhẹ nhàng, chuyển động chậm nơi đường thôn, ngõ xóm.
- Dòng sông trôi thanh nhản, gợi lên vẻ êm dịu của bức tranh thiên nhiên.
- Những cánh chim vội vã ở buổi hàng hôn
- Cảm giác giao mùa được miêu tả thú vị qua đám mây mùa hạ vắt nửa mình sang thu.
- Nắng cuối hạ còn nồng, sáng nhưng nhạt dần, ít đi những cơn mưa rào ào ạt, bất ngờ.
- Bớt đi tiếng sấm bất ngờ.
- Từ ngữ diễn tả cảm giác, trạng thái: Bỗng, phả vào, chùng chình, hình như, dềnh dàng, vắt nửa mình
- Học sinh nêu, phân tích, chứng minh.
“Sấm cũng bớt bất ngờ 
Trên hàng cây đứng tuổi”
Hiểu theo hai cách:
+ Lúc sang thu, tiếng sấm thưa dần, bớt đi tiếng sấm bất ngờ.
+ Hàng cây không còn bị bất ngờ, bị giật mình vì tiếng sấm nữa
*Ghi nhớ SGK t71
-Học sinh đọc ghi nhớ.
III.Luyện tập.
-Học sinh đọc.
-Học sinh làm theo hướng dẫn.
-Học sinh đọc đoạn văn của mình.
-Học sinh nhận xét bài viết của bạn.
IV.Củng cố.
? Sự thay đổi của trời đất vào thu được Hữu Thỉnh cảm nhận như thế nào.
? Chọn một câu thơ mà em thích nhất trong bài và phân tích câu thơ đó.
V.Hướng dẫn học bài.
- Học lại bài cũ.
- Học thuộc lòng bài thơ.
- Hoàn thành đoạn thơ theo yêu cầu phần luyện tập.
- Soạn trước bài: Nói với con.
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tuần: 25
Tiết: 122
Văn bản: Nói với con
 ( Y Phương )
A.Mục tiêu.
- Giúp học sinh cảm nhận được tình cảm thắm thiết của cha mẹ với con cái, tình yêu quê hương sâu nặng cùng niềm vui tự hào với sức sống mạnh mẽ, bền bỉ của dân tộc mình qua lời thơ của Y Phương.
- Giáo dục tình cảm cha mẹ và con cái.
- Rèn luyện thêm năng lực cảm thụ thơ ca miền núi.
B.Chuẩn bị.
- Giáo viên:Soạn giáo án.
- Học sinh: Đọc và soạn trước bài ở nhà.
C.Tiến trình bài dạy.
I.ổn định tổ chức lớp: Kiểm tra sĩ số lớp.
II.Kiểm tra bài cũ.
? Đọc thuộc lòng bài thơ “Sang thu” của nhà thơ Hữu Thỉnh, giới thiệu đôi nét về nhà thơ và bài thơ trên.
? Phân tích những cảm nhận tinh tế của nhà thơ Hữu Thỉnh qua bài thơ “Sang thu”.
- G/v cho học sinh nhận xét, giáo viên nhận xét chung
III.Bài mới.
T/g
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
- Cho học sinh đọc chú thích * SGK t73
? Em hãy nêu đôi nét về nhà thơ Y Phương.
? Em hãy nêu một vài nét về bài thơ “Nói với con” của Y Phương.
- G/v hướng dẫn học sinh đọc bài.
Đọc với giọng ấm áp, yêu thương, tự hào.
- Cho học sinh tìm hiểu chú thích SGK t73
? Bài thơ được làm bằng thể thơ nào.
? Em hãy nhận xét về bố cục bài thơ và nêu nội dung chính từng đoạn.
- Cho học sinh đọc đoạn 1.
- Cho học sinh thảo luận trả lời câu hỏi:
? Em có nhận xét gì về cách diễn đạt trong bốn câu thơ đầu? Những hình ảnh chân phải, chân trái, một bước, hai bước nói lên điều gì?
? Qua câu thơ trên em cảm nhận được điều gì.
- Cách diễn đạt tư tưởng như vô lí nhưng hết sức đặc sắc, độc đáo thường thấy trong tư duy và cách diễn đạt của người miền núi để tả đứa con ngây thơ, lẫm chẫm tập đi, tập nói trong vòng tay, trong tình yêu thương, chăm sóc nâng niu của cha mẹ.
- Câu thơ gợi không khí gia đình thật ấm áp, êm đềm, quấn quýt, từng bước con đi, từng tiếng con nói, con cười đều được cha mẹ chăm chút, vui mừng đón nhận.
? Qua 4 câu thơ đầu người cha muốn nói với con điều gì.
? Những hình ảnh đan lờ......hoa, vách .......hát thể hiện cuộc sống như thế nào ở quê hương. 
? Những từ cài, ken còn có ý nghĩa gì.
? Người cha nói với con những gì qua các dòng thơ: Rừng cho hoa
 Con đường cho những tấm lòng
- Cho học sinh đọc đoạn 2.
? Tìm trong khổ thơ những từ ngữ, hình ảnh người cha dùng để nói con người quê hương mình.
? Những biện pháp nghệ thuật gì đã được tác giả sử dụng khi viết lên những hình ảnh này.
? Em hiểu như thế nào về hình ảnh thơ 
“Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương”.
? Qua đó người cha đã nói với con về những nét đẹp gì của con người quê hương.
- Hình thức mộc mạc, không mĩ miều, chau chuốt, tâm hồn cao thượng, sáng ngời.
? Trước những nét tốt đẹp ấy của quê hương, tâm trạng người cha như thế nào? Đọc câu thơ thể hiện điều đó.
? Người cha mong muốn ở con điều gì khi tâm tình với con về những phẩm chất tốt đẹp của người đồng mình.
- Cho học sinh đọc những lời thơ cuối.
?ở 4 câu thơ này những hình ảnh thơ nào được nhắc lại? Qua đó người cha muốn nói với con điều gì.
? Những từ con ơi, nghe con cho em cảm nhận thêm gì về lời nhắn nhủ của người cha.
 ? Theo em đó có phải là lời nhắn nhủ của riêng một người không.
? Em hãy khái quát những biện pháp nghệ thuật chính tác giả đã sử dụng trong bài.
- Cho học sinh đọc ghi nhớ SGK t74
- G/v hướng dẫn học sinh làm phần luyện tập SGK
+ Nhân vật gọi cha xưng con( hoặc tôi)
+ Chú ý cảm xúc, suy nghĩ của con phải gắn liền với những lời cha nói
I.Tìm hiểu chung.
1.Tác giả. 
- Y Phương(1948) SGK t73
2.Tác phẩm.
- Bài thơ là một trong chùm 3 bài thơ được giải nhất báo văn nghệ- 1984
II.Đọc - hiểu văn bản.
1.Đọc.
-Học sinh đọc bài thơ.
2.Chú thích. 
- Cho học sinh đọc chú thích
3.Bố cục: Chia làm hai đoạn
+Đ1:Từ đầu đến “ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời” Con lớn lên trong tình yêu thương, sự nâng đỡ của cha mẹ trong cuộc sống lao động nên thơ của quê hương.
+Đ2.Còn lại: Lòng tự hào về sức sống mạnh mẽ, bền bỉ về truyền thống cao đẹp của quê hương và niềm tin mong ước con hãy kế tục xứng đáng truyền thống ấy.
4. Phân tích.
a- Tình yêu thương của cha mẹ. Sự đùm bọc của quê hương đối với con.
- Học sinh thảo luận nhanh theo nhóm nhỏ.
- Đại diện nhóm trả lời câu hỏi.
- Con lớn lên từng ngày nhờ tình yêu thương, sự nâng đỡ và mong chờ của cha mẹ.
- Cuộc sống lao động cần cù, vui tươi
- Động từ cài, ken miêu tả cụ thể và cũng nói lên sự gắn bó quấn quýt.
-Rừng núi quê hương thơ mộng, nghĩa tình. Thiên nhiên đã che trở, nuôi dưỡng con người về tâm hồn, lối sống.
b.Những đức tính cao đẹp của “Người đồng mình” và mong ước của người cha với con.
- “Người đồng mình thô sơ
........nghe con”
 Mộc mạc nhưng giàu chí khí, niềm tin.
-“Thô sơ da thịt” nhưng không hề nhỏ bé về tâm hồn về ý chí và mong ước xây dựng quê hương.
- Những người bằng lao động cần cù, nhẫn lại đã làm nên quê hương với những truyền thống, phong tục tập quán tốt đẹp.
 Mong con biết tự hào với truyền thống quê hương, dặn dò con cần tự tin mà vững bước trên đường.
 Qua những lời nói của cha với con đã nói lên tình yêu thương trìu mến, thiết tha và niềm tin tưởng của người cha với con.
- Lòng tự hào về sức sống mạnh mẽ,bền bỉ, về truyền thống cao đẹp của quê hương và niềm tự tin khi bước vào đời.
- Giọng điệu thiết tha trìu mến
- Xây dựng các hình ảnh cụ thể có tính khái quát, mộc mạc mà vẫn giàu chất thơ 
-Bố cục chặt chẽ, dẫn dắt tự nhiên
* Ghi nhớ: SGK t74
-Học sinh đọc ghi nhớ.
IV. Luyện tập.
- Học sinh đọc.
- Chú ý gợi ý của giáo viên về nhà làm bài.
IV. Củng cố.
? Người cha trong bài thơ Nói với con đã dạy con như thế nào.
? Em hãy nêu những nét đặc sắc nghệ thuật trong bài thơ Nói với con.
V.Hướng dẫn học bài.
-Học lại bài cũ.
-Học thuộc lòng bài thơ.
-Viết bài theo yêu cầu phần luyện tập. 
-Soạn bài Mây và Sóng 
Tuần:26
Tiết:123
Ngày soạn:
Ngày dạy:

Tài liệu đính kèm:

  • docNGV9TU1 (6).doc