Giáo án môn Ngữ văn lớp 6 - Trường THCS Giao Thạnh

Giáo án môn Ngữ văn lớp 6 - Trường THCS Giao Thạnh

 BÀI 1

Văn bản: CON RỒNG CHÁU TIÊN

 (TRUYỀN THUYẾT)

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

-Giúp học sinh hiểu được thế nào là truyền thuyết.

-Học sinh hiểu được nội dung, ý nghĩa và những chi tiết tưởng tượng, kì ảo của truyện.

-Kể lại được truyện.

II. CHUẨN BỊ:

 GV: SGK+SGV+Tham khảo.

 -Tranh.

 HS: Soạn bài theo đọc hiểu văn bản.

 III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

1) Ổn định lớp: (1)

2) Kiểm tra bài cũ: (5)

 -Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.

3) Giới thiệu bài mới:(1)Con người luôn muốn thỏa mãn nhu cầu vật chất và đăc biệt là đời sống tinh thần. Để thỏa mãn thắc mắc của mình con người luôn tìm lời giải đáp. Nguồn gốc con người cũng là một thắc mắc mà người xưa đưa ra lời giải đáp và lời giải đáp đó được giải thích trong văn bản:"Con rồng cháu tiên”.

 

doc 390 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 686Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn lớp 6 - Trường THCS Giao Thạnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 
Ngày thực hiện: 
 TUẦN 1 - TIẾT 1
 BÀI 1
Văn bản: CON RỒNG CHÁU TIÊN
 (TRUYỀN THUYẾT)
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
-Giúp học sinh hiểu được thế nào là truyền thuyết. 
-Học sinh hiểu được nội dung, ý nghĩa và những chi tiết tưởng tượng, kì ảo của truyện. 
-Kể lại được truyện. 
II. CHUẨN BỊ:
 GV: SGK+SGV+Tham khảo. 
 -Tranh. 
 HS: Soạn bài theo đọc hiểu văn bản. 
 III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1) Ổn định lớp: (1’)
2) Kiểm tra bài cũ: (5’)
 -Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh. 
3) Giới thiệu bài mới:(1’)Con người luôn muốn thỏa mãn nhu cầu vật chất và đăc biệt là đời sống tinh thần. Để thỏa mãn thắc mắc của mình con người luôn tìm lời giải đáp. Nguồn gốc con người cũng là một thắc mắc mà người xưa đưa ra lời giải đáp và lời giải đáp đó được giải thích trong văn bản:"Con rồng cháu tiên”.
 HOẠT ĐỘNG CỦA GV
 HOẠT ĐỘNG CỦA HS
 NỘI DUNG GHI BẢNG
Hoạt động 1:(3’)HDHS tìm hiểu khái niệm về truyền thuyết. 
 - Yêu cầu học sinh đọc chú thích về truyền thuyết. 
 ->Chốt lại. 
 Hoạt động 2:(8’)HDHS
cách đọc và hiểu chú thích. 
- Đọc nhẹ nhàng, mạch lạc, nhấn mạnh các chi tiết li kì tưởng tượng, chú ý lời thoại giọng Âu Cơ lo lắng, than thở, giọng lạc Long Quân tình cảm ân cần, chậm rãi. 
 -Đọc một lần, kể tóm tắt 1 lần. 
 -Nhận xét cách đọc của học sinh. 
 -Yêu cầu học sinh nêu từ khó 
 -Giải thích lại các chú thích. 
 Hoạt động 3:(20’)HDHS
tìm hiểu văn bản. 
 -Yêu cầu học sinh tìm bố cục của bài. 
 -Nhận xét cách chia đoạn của học sinh. 
 -Yêu cầu học sinh đọc đoạn 1.
 H.Lạc Long Quân là người như thế nào ? Có giống người bình thường không ?
 H.Chi tiết nào cho thấy Lạc Long Quân thể hiện tính chất lớn lao kì lạ đẹp đẽ ?
 H.Âu Cơ là người như thế nào?
Giảng: Như vậy, trong tưởng tượng mộc mạc của người Việt cổ, nguồn gốc dân tộc chúng ta thật cao đẹp, là con cháu thần tiên, là kết quả của 1 tình yêu, một mối lương duyên Tiên-Rồng.
 -Yêu cầu học sinh đọc đoạn 2.
H.Lạc Long Quân và Âu Cơ kết duyên có kì lạ không ?
 H.Âu Cơ sinh con như thế nào? 
 H.Các con của Âu Cơ như thế nào?
 H.Điều này có gì lạ ?
 H.Vì sao họ chia tay nhau ?
H.Họ chia con như thế nào ? và chia con để làm gì ?
 H.Khi cần thì họ gọi nhau điều này thể hiện ý nghĩa gì?
H.Theo truyện này thì người Việt Nam là con cháu của ai?
 H.Qua truyện này em hiểu thế nào là chi tiết tưởng tượng, kì ảo ?
H.Vậy vai trò của chi tiết
này là gì ?
 -Yêu cầu học sinh nêu ý nghĩa truyện ?
Hoạt động 4: (3’) HDHS tổng kết bài.
 H.Nêu nghệ thuật bài ?
 H.Nêu nội dung bài ?
- Yêu cầu học sinh đọc
Ghi nhớ.
Hoạt động 5 :(3’) HDHS luyện tập. 
 Yêu cầu học sinh kể diễn. cảm lại truyện. 
 -Nhận xét.
-Đọc chú thích về truyền thuyết. 
 -Đọc theo hướng dẫn của giáo viên , kể truyện. 
 -Nhận xét.
 -Nêu từ khó.
 -Tìm bố cục của bài. 
 -Nhận xét. 
 -Con trai thần Long Nữ rất khác biệt với người bình thường. 
-Tài đức vẹn toàn được mọi người yêu mến. 
 -Dòng dõi tiên. 
-Đọc đoạn 2.
- Kì lạ vì người ở dưới nước và người ở trên cạn. 
 -100 trứng và nở ra 100 con trai. 
 -Không cần bú mớm mà vẫn khỏe mạnh. 
 -Chi tiết tưởng tượng, kì ảo. 
 LLQ quen sống dưới nước không thể ở lâu trên cạn được. 
 -Mỗi người 50 con cai quản các phương. 
 -Tinh thần đoàn kết của nhân dân ta đã hình thành từ lâu đời.
-Con rồng cháu tiên.
-Là chi tiết không có thật. 
Thảo luận nhóm. (2’)
Nêu ý nghĩa truyện.
-Chi tiết kì ảo. 
-Nêu nội dung bài. 
-Đọc ghi nhớ SGK.
 2 học sinh kể lại truyện.
- Nhận xét .
* KHÁI NIỆM VỀTRUYỀN THUYẾT: 
-Là loại truyện dân gian truyền miệng kể về các nhân vật và sự kiện liên quan đến lịch sử thời quá khứ, thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo, thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử được kể. 
 I. ĐỌC –TÌM HIỂU CHÚ THÍCH: 
 1) Đọc: 
 2) Chú thích: 1, 2, 3, 5.
II. ĐỌC- HIỂU VĂN BẢN: 
 * Bố cục :3 đoạn 
 -Đoạn 1: Từ đầu .Long
Trang : Giới thiệu về Lạc Long Quân và Âu Cơ .
 -Đoạn 2: Tiếp theo Lên đường : Lạc Long Quân và Âu cơ kết duyên và chia tay nhau.
 -Đoạn 3 : Đoạn còn lại : Ý nghĩa truyện.
 1) Lạc Long Quân và Âu Cơ:
 a) Lạc Long Quân: 
 - Con trai thần Long Nữ, ngự ở biển. 
 -Mình rồng ...có phép la.ï
 ->Diệt trừ yêu quái giúp dân.
 b) Âu Cơ: 
 -Dòng dõi tiên, họ thần nông. 
 -Nhan sắc tuyệt trần. 
2) Việc kết duyên kì lạ và chia tay nhau: 
 -Một người ở vùng biển một người ở vùng núi kết thành vợ chồng. 
 -Sinh100 trứng nở thành 100 con trai không cần bú mớm mà vẫn khỏe mạnh như thần. 
-Họ chia con ra để cai quản các phương khi cần thì gọi nhau.
->Người Việt Nam có nguồn gốc từ con rồng cháu tiên.
 -Là chi tiết không có thật, được tác giả dân gian sáng tạo nhằm mục đích nhất định. 
-Vai trò: Tô đậm tính chất kì lạ, đẹp đẽ của nhân vật, sự kiện. Thần kì hóa sự việc.
 3) Ý nghĩa truyện:
 -Giải thích, suy tôn nguồn gốc cao quí của cộng đồng người Việt. 
 III. TỔNG KẾT:
 1) Nghệ thuật: Nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo. 
 2) Nội dung: Giải thích suy tôn nguồn gốc cao quí và thể hiện ý nguyện đoàn kết thống nhất của cộng đồng người Việt. 
 *Ghi nhớ : SGK
IV. LUYỆN TẬP: 
 -Kể lại truyện. 
 IV. CÔNG VIỆC VỀ NHÀ: (1’)
 -Học thuộc ghi nhớ. 
 -Xem lại bài. 
 -Chuẩn bị bài: "Bánh chưng, bánh giầy".
 .Đọc kĩ văn bản.
 .Trả lời câu hỏi hiểu văn bản.
* Rút kinh nghiệm tiết 1:
.
Ngày soạn:
Ngày thực hiện:
 TUẦN 1 - TIẾT 2
Văn bản : BÁNH CHƯNG, BÁNH GIẦY
(Hướng dẫn đọc thêm)
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :
-Giúp HS nắm vững hơn về khái niệm truyền thuyết thông qua văn bản này. 
-Học sinh nắm được ý nghĩa và những chi tiết tưởng tượng kì ảo của truyện. 
II. CHUẨN BỊ:
 GV: SGK+SGV+Tham khảo. 
 -Tranh.
 HS: Chuẩn bị theo hướng dẫn của GV.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1) Ổn định lớp:(1’)
2) Kiểm tra bài cũ :(5’) 
 -Nêu ý nghĩa truyền thuyết:"Con rồng cháu tiên".
 -Kể diễn cảm truyện. 
3) Giới thiệu bài mới :(1’)Mỗi dịp xuân về nhân dân ta thường hay nô nức chuẩn bị xay đỗ, giãû gạo gói bánh. Quang cảnh ấy làm cho ta thêm yêu quí tự hào về nền văn hóa cổ truyền độc đáo của nhân dân ta và như làm sống lại truyền thuyết "Bánh chưng, bánh giầy". Đây là truyền thuyết giải thích phong tục..
 HOẠT ĐỘNG CỦA GV
 HOẠT ĐỘNG CỦA HS
 NỘI DUNG GHI BẢNG
Hoạt động 1:(2’) HD tìm hiểu xuất xứ truyện.
-Yêu cầu HS nêu xuất xứ ?
Hoạt động 2: (12’)HD
Cách đọc: Đọc chậm rãi,
tình cảm, chú ý lời nói của thần trong giấc mộng của Lang Liêu, giọng âm vang, lắng đọng. Giọng vua Hùng đỉnh đạc chắc, khỏe.
-Đọc một lần.
-Lưu ý học sinh đọc trôi chảy chú ý cách phát âm cho chuẩn, ngừng nghỉ phải đúng chỗ không được ngắt câu nữa chừng. 
-Uốn nắn sửa chữa cho học sinh.
H.Kể toàn câu chuyện ?
-Nhận xét - sửa sai .
-Yêu cầu HS chia bố cục bài. 
-Nhận xét - sửa sai. 
-Yêu cầu HS nêu từ khó. 
Hoạt động 3:(10’)HDHS
tìm hiểu văn bản. 
H.Vua hùng chọn người nối ngôi vua trong hoàn cảnh nào ?
H.Ý định như thế nào?
H.Hình thức như thế nào ?
H.Vì sao Lang Liêu biết tạo ra hai loại bánh ?
H.Vì sao trong các con vua chỉ có Lang Liêu là được thần giúp đỡ ?
H.Vì sao hai thứ bánh của Lang Liêu được chọn để tế Tiên Vương?
H.Ý nghĩa truyền thuyết 
này là gì?
Hoạt động 4: (2’) HDHS tổng kết.
H.Em hãy nêu nghệ thuật chủ yếu của bài ?
H.Nội dung chính của bài là gì?
-Yêu cầu HS đọc ghi nhớ.
Hoạt động 5: (2’) HDHS luyện tập. 
-HDHS kể truyện. 
- Nhận xét.
-Nêu khái niệm về truyền thuyết. 
-Theo hợp tuyển VHVN
 tập I.
-Đọc theo HD của GV.
-Kể lại truyện. 
-Nhận xét - bổ sung. 
-Chia bố cục bài .
-Nhận xét .
-Đọc lại các từ khó.
-Đất nước đã ấm no.
-Chọn người vừa ý. 
-Cuộc thi tài của các người con. 
-Nhờ thần mách bảo. 
-Lang Liêu là người biết lo cho dân cho nước.
-Một hình tròn tượng trời, một hình vuông tượng đất. Có ý nghĩa sâu xa.
-Giải thích hai loại bánh. 
-Chi tiết tưởng tượng. 
-Giải thích hai loại bánh.
-Đọc ghi nhớ SGK.
-Hai HS kể truyện. 
- Nhận xét. 
I. XUẤT XỨ:
-Đây là truyền thuyết theo hợp tuyển VHVN tập I VH
DG NXB Hà Nội 1997.
II. ĐỌC - HIỂU CHÚ THÍCH:
 1) Đọc: 
 2) Bố cục: 3 đoạn
-Đ 1: Từ đầu.Chứng giám->Ý định nhường ngôi của vua Hùng. 
-Đ 2: tiếp theoHình tròn 
->Qua ùtrình làm bánh của Lang Liêu.
-Đ 3: Đoạn còn lại ->
Lang Liêu được nhường ngôi 
 3) Chú thích:1, 2, 3, 4, 7, 8, 9.
III. ĐỌC- HIỂU VĂN BẢN
 1) Ý định nhường ngôi của vua Hùng: 
-Hoàn cảnh: Giặc ngoài đã yên, đất nước ấm no, vua đã già. 
-Ý định: Chọn người vừa ý .
-Hình thức: Cuộc đua tài của 20 người con .
 2) Lang Liêu tạo ra hai loại bánh: 
-Lang Liêu là người thiệt thòi nhất.
-Hiểu được ý thần .(Không gì quí bằng hạt gạo )
-Thực hiện được ý thần.
->Biết quí trọng hạt gạo là người biết lo cho dân, cho nước. 
 3) Lang Liêu được nối ngôi vua: 
-Hai thứ bánh có ý nghĩa
sâu xa. 
-Có ý nghĩa thực tế. 
 4) Ý nghĩa truyện: 
-Giải thích nguồn gốc bánh chưng, bánh giầy, đề cao lđ.
 IV. TỔNG KẾT: 
1) Nghệ thuật: Truyện có nhiều chi tiết tiêu biểu cho truyện dân gian. 
 2) Nội dung: Giải thích nguồn gốc bánh chưng, bánh giầy, đề cao lao động và thể hiện sự thờ kính Tổ Tiên của nhân dân ta.
*Ghi nhớ : SGK
V. LUYỆN TẬP: 
 -Kể lại truyện. 
IV. CÔNG VIỆC VỀ NHÀ: (1')
- Chép ghi nhớ và học thuộc. 
- Đọc và tập kể lại văn bản. 
- Chuẩn bị bài: "Từ và cấu tạo của từ tiếng Việt".
 + Phân biệt từ đơn và từ phức.
 + Xem trước phần bài tập. 
* Rút kinh nghiệm tiết 2: 
.. ...
Ngày soạn:
Ngày thực hiện:
 TUẦN 1 - TIẾT 3
Tiếng Việt : TỪ VÀ CẤU TẠO CỦA TỪ TIẾNG VIỆT
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
-Giúp học sinh nắm được định nghĩa về từ và đặc điểm cấu ... 5')
1) Cấu tạo từ:
-Từ đơn: Chỉ gồm 1 tiếng. 
VD: nhà, đi, nhanh,
-Từ phức: Có 2 loại từ ghép và từ láy. 
+ Từ ghép: Tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa. 
VD: nhà cửa, ăn ở, câu lạc bộ,..
+ Từ láy: Những từ phức có quan hệ láy âm giữa các tiếng. 
VD: Đẹp đẽ, lảo đảo, sạch sành sanh,
Hoạt động 2: (10')
2) Từ loại và cụm từ: 
-Danh từ: Là những từ chỉ người, vật, sự vật, hiện tượng, khái niệm
VD: sinh viên, người, gà, vịt, văn học, hòa bình,..
-Động từ: Là những từ chỉ hành động, trạng thái của sự vật. 
VD: đi, thấy, chạy, nhảy, ăn, ngủ,
-Tính từ: Là những từ chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật, hiện tượng.
VD: tốt, xấu, dài, ngắn, to, nhỏ,.
-Số từ: Là những từ chỉ số lượng và số thứ tự.
VD: chỉ số lượng: 3 con trâu, 2 cái tủ, 5 quyển sách.
 Chỉ số thứ tự: tầng 7, trang 9, cây số 125
-Lượng từ: Là những từ chỉ lượng ít hay nhiều của sự vật. 
VD: tất cả, mỗi, cái, từng..
-Phó từ: Là những từ chuyên đi kèm với động từ, tính từ để bổ sung ý nghĩa cho động từ hoặc tính từ đó.
VD: Vẫn, sẽ, cứ, ra, rất, ..
-Chỉ từ: Là những từ dùng để trỏ vào sự vật nhằm xác định vị trí của sự vật trong không gian hoặc thời gian.
VD: Kia, nọ, đấy, này, ấy,
-Cụm danh từ: Là tổ hợp từ do danh từ với một số từ ngữ phụ thuộc tạo thành.
VD: Tất cả những/ cái bàn/ ấy.
 PT TT PS
-Cụm động từ: Là tổ hợp từ do động từ với một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành.
VD: Đang/ chạy/ trên đường.
 PT TT PS 
-Cụm tính từ: Là tổ hợp từ do tính từ với một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành.
VD: Đang/ đẹp/ như trăng mới mọc.
 PT TT PS 
Hoạt động 3: (5')
3) Nghĩa của từ: 
-Nghĩa gốc: Nghĩa xuất hiện từ đầu, làm cơ sở để hình thành các nghĩa khác 
VD: Chân: Bộ phận của cơ thể người, nơi tiếp xúc với đất.
-Nghĩa chuyển: Được hình thành từ nghĩa gốc.
VD: Chân: Nơi tiếp xúc với đất của sự vật nói chung: chân bàn, chân núi,.
Hoạt động 4: (5')
4) Phân loại từ theo nguồn gốc:
-Từ thuần Việt: Những từ do nhân dân sáng tạo ra.
VD: Lúa, sông, cỏ, nhà, cây,
-Từ mượn:
+Từ mượn tiếng Hán: Nhân, mã, tượng, hải cẩu, phu nhân, nhi đồng.
+Từ mượn của những ngôn ngữ khác: Anh, Pháp, Nga: Ti-vi, xà phòng, ra-đi-ô, in ter net.
Hoạt động 5: (8')
5) Các phép tu từ: 
-So sánh: Đối chiếu sự vật này với sự vật khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
VD: Trẻ em như búp trên cành.
-Nhân hóa: Gọi tên con vật, cây cối, đồ vật bằng những từ ngữ vốn dùng để gọi hoặc tả con người làm cho thế giới loài vật, đồ vật.trở nên gần gũi với con người ..
VD: Trăng đang cười với chúng em.
-Ẩn dụ: Gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt 
VD: Thuyền về có nhớ bến chăng
 Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền.
-Hoán dụ: Là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm này bằng tên của mộtt sự vật, hiện tượng khác có nét gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
VD: Áo nâu liền với áo xanh
 Nông thôn cùng với thị thành đứng lên.
Hoạt động 6: (5')
 6) Các kiểu cấu tạo câu:
-Câu trần thuật đơn: Câu do một cụm C-V tạo thành, dùng để giới thiệu, tả hoặc kể về một sự việc, sự vật hay để nêu một ý kiến.
VD: Mẹ /đi làm.
 C V
-Câu trần thuật đơn có từ là: VN thường do từ là kết hợp với danh từ (cụm danh từ) tạo thành.
VD: Dế Mèn trêu chị Cốc là dại.
-Câu trần thuật đơn không có từ là : VN thường do động từ hoặc cụm động từ, tính từ tạo thành. 
VD: Phú ông /mừng lắm.
Hoạt động 7: (4')
7) Các dấu câu:
-Dấu chấm: Kết thúc câu trần thuật.
VD: Giời chớm hè.
-Dấu chấm hỏi: Kết thúc câu nghi vấn.
VD: Con có nhận ra ta không ? 
-Dấu chấm than: Kết thúc câu cầu khiến hoặc câu cảm thán.
VD: Cá ơi, giúp tôi với !
-Dấu phẩy: Dùng để đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận câu.
VD: Từ hôm đó, bác Tai, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay không làm gì nữa.
IV. CÔNG VIỆC VỀ NHÀ: (1')
-Xem lại bài.
-Chuẩn bị bài: "Ôn tập tổng hợp".
 .Xem lại các bài văn bản, tiếng Việt, tập làm văn.
* Rút kinh nghiệm tiết 135:
..
Ngày soạn:
Ngày thực hiện:
 Tuần 34 - Tiết 136
ÔN TẬP TỔNG HỢP
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh
-Vận dụng linh hoạt theo hướng tích cực hóa các kiến thức và kĩ năng của môn học ngữ văn
-Năng lực vận dụng tổng hợp các phương thức biểu đạt.
II. CHUẨN BỊ:
 GV: Giáo án + bảng hệ thống.
 HS: Xem bài trước.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
 1) Ổn định lớp: (1')
 2) Kiểm tra bài cũ: (5')
 -Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh. 
 3) Giới thiệu bài mới: (1')Hôm nay, chúng ta sẽ tổng hợp lại các kiến thức về tiếng Việt, Tập làm văn, Văn bản.
A. TIẾNG VIỆT: 
* Các thành phần chính của câu:
-Chữa lỗi CN, VN .
-Câu trần thuật đơn.
* Các biện pháp tu từ:
-So Sánh.
-Nhân hóa.
-Ẩn dụ.
-Hoán dụ. 
B. TẬP LÀM VĂN:
* Ôn lại một số kiến thức về văn tự sự:
-Dàn bài.
-Ngôi kể.
-Thứ tự kể.
-Biết cách làm bài văn tự sự. 
* Nắm được một số vấn đề chung về văn miêu tả: 
-Thế nào là miêu tả, mục đích và tác dụng của văn miêu tả. 
-Các thao tác cơ bản của văn miêu tả: quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả. 
-Cách làm bài miêu tả.
-Phương pháp tả người.
-Phương pháp tả cảnh.
* Biết cách viết đơn từ và nắm được các lỗi khi viết đơn từ: 
C. VĂN BẢN: 
-Nắm chắc các thể loại văn bản đã học. 
-Nắm được nội dung cụ thể của các văn bản. 
-Nắm được sự biểu hiện cụ thể của các đặc điểm thể loại.
-Nắm được nội dung và ý nghĩa của một số văn bản nhật dụng. 
IV. CÔNG VIỆC VỀ NHÀ: (1')
- Xem lại bài. 
-Chuẩn bị: "Kiểm tra tổng hợp cuối năm".
 .Học bài chuẩn bị kiểm tra HK II.
* Rút kinh nghiệm tiết 136:
.
Ngày soạn:
Ngày thực hiện:
 Tuần 35 - Tiết 137, 138
BÀI 33, 34
KIỂM TRA TỔNG HỢP CUỐI NĂM
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 
-Bài kiểm tra cuối năm, nhằm đánh giá học sinh ở cuối năm học. 
-Kiểm tra nhận thức của học sinh về các vấn đề cơ bản của 3 phần môn văn học-tiếng Việt- Tập làm văn đã được học trong cả năm học.
Kiểm tra các kĩ năng làm bài trắc nghiệm và tự luận tổng hợp trong thời gian.( 90').
II. CHUẨN BỊ:
 GV: Đề kiểm tra. 
 HS: Học bài kĩ. 
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
 1) Ổn định lớp: (1')
 2) Kiểm tra bài cũ:
 -Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh. 
 3) Giới thiệu bài mới:
IV. CÔNG VIỆC VỀ NHÀ: (1')
- Xem lại bài làm của mình.
- Chuẩn bị bài: "Chương trình ngữ văn địa phương".
 .Sưu tầm tranh ảnh, sách báo, về danh lam thắng cảnh ở địa phương (nếu có).
* Ma trận đề:
 Nội dung chủ đề
Nhận biết 
Thông hiểu
Vd thấp
Vd cao
 Tổng số câu hỏi
 Tổng số điểm
 Tỉ lệ 
* Rút kinh nghiệm tiết 137, 138:
..
.
Ngày soạn:
Ngày thực hiện:
 Tuần 35 - Tiết 139, 140
CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN ĐỊA PHƯƠNG
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh
-Biết được một số danh lam thắng cảnh, các di tích lịch sử hay chương trình bảo vệ kế hoạch bảo vệ môi trường nơi địa phương mình đang sống.
-Biết liên hệ với phần văn bản nhật dụng đã học trong Ngữ văn 6, tập 2 để làm phong phú thêm nhận thức của mình về các chủ đề đã học.
II. CHUẨN BỊ:
 GV: Giáo án + Tranh ảnh có liên quan.
 HS: Chuẩn bị theo hướng dẫn của giáo viên.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
 1) Ổn định lớp: (1')
 2) Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
 3) Giới thiệu bài mới: (1') Các em đã biết được đất nước mình có những danh lam thắng cảnh nào ? Chúng ta sẽ làm gì để bảo vệ những danh lam thắng cảnh đó cũng như những di tích lịch sử .
 HOẠT ĐỘNG CỦA GV
 HOẠT ĐỘNG CỦA HS
 NỘI DUNG GHI BẢNG
Hoạt động 1: (7') HDHS chuẩn bị ở nhà. 
H.Em hãy kể tên tác phẩm, tác giả, nội dung chính của 3 văn bản nhật dụng đã học ở chương trình Ngữ văn 6 ?
H.Tìm hiểu danh lam thắng cảnh ở địa phương theo mẫu ?
H.Môi trường xung quanh em có xanh, sạch, đẹp hay không? 
H.Có những yếu tố nào về môi trường đang bị vi phạm ?
H.Địa phương em có những chủ trương, chính sách gì nhằm bảo vệ và gìn giữ môi trường xanh, sạch, đẹp?
Hoạt động 2: (30')
-Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm. 
-Trình bày trước lớp .
-Tổng kết, rút ra bài học kinh nghiệm tìm hiểu, sưu tầm, trình bày kết quả của học sinh.
Hoạt động 3: (5') Nhận xét đánh giá. 
-Đọc yêu cầu thứ nhất. 
-Kể tên văn bản nhật dụng đã học: Cầu Long Biên chứng nhân lịch sử, Động Phong Nha, Bức thư của thủ lĩnh da đỏ.
-Đọc yêu cầu 2.
-Trả lời. 
-Nhận xét. 
-Thảo luận nhóm. 
-Trình bày, giới thiệu bài chuẩn bị và hiện vật, tranh, ảnh sưu tầm. 
-Trao đổi nhận xét của các bạn .
I. CHUẨN BỊ Ở NHÀ:
-Văn bản nhật dụng đã học: 
+Cầu Long Biên chứng nhân lịch sử .
+Động Phong Nha.
+Bức thư của thủ lĩnh da đỏ. 
-Tên di tích hay danh lam thắng cảnh. 
-Vị trí địa lí .
-Có tự bao giờ.
-Vẻ đẹp và sức hấp dẫn của nó. 
-Ý nghĩa lịch sử. 
-Giá trị văn hóa.
-Tình hình tôn tạo hiện nay.
-Những ưu điểm, những việc làm của nhân dân và chính quyền địa phương nhằm bảo vệ môi trường. 
-Những vấn đề còn tồn tại khiến môi trường ở địa phương em bị ô nhiễm .
II. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
-Trình bày, giới thiệu bài chuẩn bị và hiện vật, tranh, ảnh sưu tầm được hoặc giới thiệu qua băng hình, băng tiếng. 
* Di tích nhà truyền thống Đồng Khởi ở xã Định Thủy.
* Chùa Tuyên Linh ở Minh Đức.
* Khu căn cứ Y 4 (Khu ủy Sài Gòn Gia Định) ở Tân Phú Tây.
* Mộ Nguyễn Đình Chiểu ở An Đức Ba Tri .
- Giới thiệu bằng miệng hoặc đọc những bài viết về các di tích ấy.
III. NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ:
- Bảo vệ môi trường.
- Bảo vệ di tích lịch sử.
IV. CÔNG VIỆC VỀ NHÀ: (1')
-Xem lại bài, sưu tầm tiếp.
* Rút kinh nghiệm tiết 139, 140:
..
.

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN SUA NV 6.doc