CHIỀU TỐI
(MỘ)
- Hồ Chí Minh -
I/ Giới thiệu chung:
- Bài thơ số 31 của tập thơ "Nhật kí trong tù", viết trên đường Bác bị giải đi từ nhà lao Tĩnh Tây đến nhà lao Thiên Bảo.
- Bài thơ ra đời trong thời gian bốn tháng đầu Bác bị giam trong nhà tù Tưởng Giới Thạch, bốn tháng bị đày ải vô cùng cực khổ: "Sống khác loài người vừa bốn tháng - Tiều tuỵ còn hơn mười năm trời" (Bốn tháng rồi).
- Bài thơ được sáng tác theo thể tứ tuyệt cổ điển, tính hàm súc rất cao.
II/ Tìm hiểu văn bản:
1/ So sánh nguyên tác và bản dịch:
a/ - Ở câu thơ thứ hai, nguyên tác có từ "cô vân", nghĩa là chòm mây lẻ, nhấn mạnh ý lẻ loi, cô độc của chòm mây; ngoài ra còn có từ "mạn mạn" nghĩa là trôi chậm chậm ý thơ thiên về sự ngưng đọng của cảnh vật buổi chiều, kết hợp với cánh chim mỏi mệt tìm chốn ngủ ở câu thơ đầu tạo nên một không gian buồn.
- Thế nhưng, bản dịch của tác giả Nam Trân lại là: "Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không" đã phần nào không đảm bảo được ý thơ trong nguyên tác. Câu thơ dịch đã tạo ra hình ảnh đám mây trôi nhẹ nhàng, thanh thoát và bởi vậy tưởng như gợi một không gian vui vẻ, thanh bình. Điều này có thể sẽ không phù hợp lắm với tâm trạng của người tù trên đường chuyển lao.
b/ - Câu 3 và 4 của nguyên tác có cụm từ "ma bao túc, bao túc ma hoàn" tạo nên một đảo ngữ liên hoàn gợi đến công việc lao động liên tục mang vẻ đẹp sự sống.
CHIỀU TỐI (MỘ) - Hồ Chí Minh - I/ Giới thiệu chung: - Bài thơ số 31 của tập thơ "Nhật kí trong tù", viết trên đường Bác bị giải đi từ nhà lao Tĩnh Tây đến nhà lao Thiên Bảo. - Bài thơ ra đời trong thời gian bốn tháng đầu Bác bị giam trong nhà tù Tưởng Giới Thạch, bốn tháng bị đày ải vô cùng cực khổ: "Sống khác loài người vừa bốn tháng - Tiều tuỵ còn hơn mười năm trời" (Bốn tháng rồi). - Bài thơ được sáng tác theo thể tứ tuyệt cổ điển, tính hàm súc rất cao. II/ Tìm hiểu văn bản: 1/ So sánh nguyên tác và bản dịch: a/ - Ở câu thơ thứ hai, nguyên tác có từ "cô vân", nghĩa là chòm mây lẻ, nhấn mạnh ý lẻ loi, cô độc của chòm mây; ngoài ra còn có từ "mạn mạn" nghĩa là trôi chậm chậm à ý thơ thiên về sự ngưng đọng của cảnh vật buổi chiều, kết hợp với cánh chim mỏi mệt tìm chốn ngủ ở câu thơ đầu tạo nên một không gian buồn. - Thế nhưng, bản dịch của tác giả Nam Trân lại là: "Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không" đã phần nào không đảm bảo được ý thơ trong nguyên tác. Câu thơ dịch đã tạo ra hình ảnh đám mây trôi nhẹ nhàng, thanh thoát và bởi vậy tưởng như gợi một không gian vui vẻ, thanh bình. Điều này có thể sẽ không phù hợp lắm với tâm trạng của người tù trên đường chuyển lao. b/ - Câu 3 và 4 của nguyên tác có cụm từ "ma bao túc, bao túc ma hoàn" tạo nên một đảo ngữ liên hoàn gợi đến công việc lao động liên tục mang vẻ đẹp sự sống. - Bản dịch bỏ mất một từ "ngô" và không còn hiện diện đảo ngữ nên phần nào làm ý thơ có vẻ rời rạc hơn. c/ Tuy nhiên, ở câu thơ cuối, nguyên tác là "lô dĩ hồng" dịch nghĩa là "lò than đã đỏ", thì bản dịch có cụm từ "lò than đã rực hồng" đã làm cho tứ thơ sáng lên và hay hơn so với ý của nguyên tác. 2/ Không gian, thời gian rừng núi trong cảm nhận ban đầu của người tù: (câu 1&2) - Hình ảnh chòm mây và một cánh chim đơn lẻ gợi ý niệm về một sự mỏi mệt, buồn bã, phần nào cũng là trạng thái ngưng đọng àmột không gian được miêu tả qua cái nhìn của người tù đã phải trải qua một ngày đi đường mệt mỏi à không gian tâm trạng. - Không nói đến thời gian nhưng với hình ảnh "chim mỏi về rừng tìm cây ngủ", tác giả đã ghi lại một thời gian chiều tà, và cũng với hình ảnh đó, đây cũng là thời gian tâm trạng. à hai câu thơ tả thiên nhiên nhưng đồng thời cũng là tả tâm trạng à ngoại cảnh cũng là tâm cảnh. 3/ Một nét cảm nhận khác: (câu 3&4): - Nhưng phải đến câu thơ thứ ba, người đọc mới thực sự ngạc nhiên trước một chuyển đổi trong nét cảnh: cái lạnh lẽo, lẻ loi, ngưng đọng của cảnh vật buổi chiều đã nhường chỗ cho biểu hiện của sự sống qua hình ảnh con người trong lao động: "thiếu nữ xóm núi xay ngô". Hình ảnh ấy đã làm tứ thơ đổi khác. - Tứ thơ sáng lên với hình ảnh "lò than rực hồng"à hình ảnh này có thể xem là "nhãn tự" của bài thơ, mang tất cả thần thái thơ mà tác giả gởi gắm: tâm hồn nhà thơ dường như cũng reo vui với ngọn lửa hồng. Người tù bỗng quên nỗi cô quạnh, u buồn của cảnh ngộ mình, cảm thông với niềm vui nho nhỏ đời thường của một người dân lao động. - Hình ảnh thơ ở câu cuối trong bài phần nào cũng đã nói lên được lòng nhân ái đạt đến độ quên mình của con người vĩ đại: người tù cách mạng, nhà thơ, người chiến sĩ Hồ Chí Minh. 4/ Cảm nhận về nghệ thuật: - Bài thơ mang vẻ đẹp cổ điển gần gũi với thơ Đường, thơ Tống. Thơ nghiêng về cảm hứng trước thiên nhiên. Bài thơ có thi đề của thơ xưa là "giai thì, mĩ cảnh" (thời gian đẹp, cảnh đẹp) và cảnh trong thơ cũng có những nét tiêu biểu của thơ xưa viết về cảnh chiều. - Cảnh trong thơ xưa thường là cảnh tĩnh, thì trong bài thơ của Hồ Chí Minh, cảnh lại vận động, chuyển biến theo một hướng thống nhất: hướng về sự sống, ánh sáng và tương lai. - Nhân vật trữ tình trong thơ xưa thường ẩn đi, chìm vào giữa thiên nhiên. Nhân vật trong thơ Hồ Chí Minh thường hiện ra ở trung tâm của cảnh thơ, chiếm vị trí chủ thể trên bức tranh phong cảnh. à Bởi những biểu hiện như trên về nghệ thuật, bài thơ "Chiều tối" của Hồ Chí Minh có màu sắc cổ điển nhưng không phải cổ thi mà là thơ hiện đại. . /.
Tài liệu đính kèm: