Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 hoàn chỉnh

Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 hoàn chỉnh

TuÇn1

Tiết 1+2 Ngày soạn: 13.8.2010 Ngày giảng: 16.8.2010

 Văn bản: PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH

A/ Mục tiêu cần đạt:

- Hs hiểu được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, thanh cao và giản dị.

- Rèn hs có kĩ năng phân tích văn bản nhật dụng.

- Gdhs có ý thức tu dưỡng, học tập rèn luyện theo gương Bác Hồ vĩ đại.

B/ Chuẩn bị:

- Hướng dẫn học sinh sưu tầm tranh ảnh, bài viết về nơi ở, làm việc của Bác, đọc văn bản tìm hiểu chú thích và trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa.

C. Tiến trình hoạt động:

 1.Ổn định lớp học

2. Kiểm tra sự chuẩn bị của HS

3. Bài mới.

 - Giới thiệu bài

 - Vào bài C. Tiến trình hoạt động:

 

 

doc 247 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 669Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 hoàn chỉnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TuÇn1
Tiết 1+2 Ngày soạn: 13.8.2010 Ngày giảng: 16.8.2010
	Văn bản:	PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH
A/ Mục tiêu cần đạt: 
- Hs hiểu được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, thanh cao và giản dị.
- Rèn hs có kĩ năng phân tích văn bản nhật dụng.
- Gdhs có ý thức tu dưỡng, học tập rèn luyện theo gương Bác Hồ vĩ đại.
B/ Chuẩn bị:
- Hướng dẫn học sinh sưu tầm tranh ảnh, bài viết về nơi ở, làm việc của Bác, đọc văn bản tìm hiểu chú thích và trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa.
C. TiÕn tr×nh ho¹t ®éng:
	1.Ổn định lớp học
2. KiÓm tra sù chuÈn bÞ cña HS
3. Bµi míi.
	 - Giíi thiÖu bµi
 - Vµo bµi 
H§1
- Gv hướng dẫn hs cách đọc- gv đọc mẫu đoạn đầu.
- Gv gọi hs đọc tiếp 
- GV - VB nµy thuéc kiÓu lo¹i VB nµy ? Chia ®o¹n cho v¨n b¶n?
- Gv hướng dẫn hs quan sát đoạn 1 SGK và hoạt động độc lập trả lời câu hỏi.
GV. Theo em tại sao vốn tri thức văn hoá của Chủ tịch Hồ Chí Minh lại sâu rộng?
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đi nhiều nơi trên thế giới, học nhiều thứ tiếng, tiếp xúc với nhiều nền văn hoá của các nước phương Đông và phương Tây.
Bác cũng đã làm nhiều nghề. Qua lao động bác học hỏi và tìm hiểu đến mức sâu sắc.
GV. Em hãy kể một vài nghề mà Bác đã làm khi bác ở nước ngoài?
- Gv gợi ý để hs chỉ ra được các nghề mà Bác đã làm trong thời gian Bác ở nước ngoài.
GV. Theo em cách tiếp thu nền văn hoá thế giới của Bác ntn?
Cách tiếp thu văn hoá của Bác có sự chọn lọc, Bác luôn học hỏi những điều tốt, có lợi để vận dụng vào cuộc sống thực tại của đất nước. Phê phán những hạn chế tiêu cực của họ.
GV. Theo em qua cách tiếp nhận đó em thấy nhân cách, lối sống của chủ tịch Hồ Chí Minh ntn?
Cách tiếp nhận văn hoá trên thế giới của Bác là cách tiếp nhận những tinh hoa (cái đẹp) đã tạo nên một nhân cách, một lối sống rất Việt Nam, rất phương Đông, rất mới và rất hiện đại.
 Tiết 2
H§1
- Hs quan sát phần còn lại của vb, hđ độc lập, trả lời câu hỏi.
GV. Với cương vị là một chủ tịch nước, vị lãnh đạo cao nhất của đảng và nhà nước ta, Bác Hồ đã có lối sống ntn? Em hãy tìm một số chi tiết nói về nơi ở, trang phục, ăn uống của Bác?
- Chiếc nhà sàn nhỏ là nơi làm việc và cũng là nơi ở của Bác.
- Vài ba bộ quần áo bà ba nâu, áo trấn thủ, dép cao su.
- Ăn rau muống luộc, cà ghém, cháo hoa... hết sức đạm bạc.
GV. Tg có nhận xét gì về lối sống đó của Chủ tịch Hồ Chí Minh?
Lối sống của Bác không phải là lối sống khắc khổ tự vui trong cảnh nghèo khó, cũng không phải là cách thần thánh hoá, tự làm cho khác đời, hơn người. mà đây là cách sống có văn hoá đã trở thàmh một quan niệm thẩm mĩ. Cái đẹp đó là sự giản dị, tự nhiên. Nét đẹp ở lối sống của Chủ tịch Hồ Chí Minh rất dân tộc, rất Việt Nam
GV. Chú thích 8, 9,11,12 ?
GVVì sao nói lối sống của Bác kết hợp giản dị và thanh cao?
GV. Từ đó em hãy pb 1 quan niệm thẩm mĩ về cuộc sống?
GV. Cách sống của Bác gợi cho ta nhớ đến cách sống của ai? Kết hợp xem tranh minh hoạ, em có bình luận gì?
- Hs đọc đoạn cuối của bài và cho hs phân tích hai câu thơ của Nguyễn Bỉnh Khiêm để làm nổi bật cuộc sống của các vị hiền triết thời xưa rất đạm bạc mà thanh cao.(Tích hợp câu thơ: Kho thu phong nguyệt đầy qua nóc/ Thuyền chở yên hà nặng vạy then; Ao cạn vớt bèo cấy muống/ Đìa thanh vớt cỏ ương sen - Nguyễn Trãi)
GV. Theo em bài viết đã được tác giả sử dụng nghệ thuật đặc sắc nào? 
Lê Anh Trà đã khéo léo sử dụng nghệ thuật đối lập trong bài để diễn tả cuộc sống hết sức giản dị, gần gũi; am hiểu văn hoá nhân loại mà hết sức dân tộc, VN của một vị Chủ tịch, một nguyên thủ quốc gia. Tác giả cũng đã sử dụng giữa tự sự và bình luận, đan xen những lời kể và những lời bình rất tự nhiên.
Tác giả cũng đã chọn lọc các chi tiết để đề cập đến sự tiếp thu văn hoá nhân loại, cách sống của Bác rất tiêu biểu. Đồng thời tác giả lại đan xen thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm để kết hợp sự hài hoà, gần gủi giữa Bác và các vị hiền triết xưa.
H§2
GV. Em hãy nêu nhận xét chung của mình về nội dung và nghệ thuật? 
- Gv cho hs đọc ghi nhớ trong sgk/ 8
H§4
- Gv cho hs kể chuyện về chủ tịch hồ chí minh
- Hs kể chuyện, gv nhận xét cách kể chuyện của hs 
I/ Tìm hiểu chung
- KiÓu lo¹i VB: V¨n b¶n nhËt dông.
- Chia ®o¹n : 3 ®o¹n. 
II/ Đọc- hiểu văn bản
1/ Sự tiếp thu văn hoá nhân loại của Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Hồ Chí Minh là người đi nhiều nơi, tiếp thu với nhiều nền văn hoá trên thế giới.
- Bác học hỏi qua lao động.
- Có sự chọn lọc trong tiếp thu
] Bác tiếp nhận những tinh hoa, tạo nên một nhân cách, một lối sống rất Việt Nam, rất Phương Đông, rất mới và rất hiện đại.
2/ Lối sống của Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Nơi ở và làm việc đơn sơ.
- Trang phục giản dị.
- Tư trang ít ỏi.
- Ăn uống đạm bạc.
] Đó là lối sống hết sức giản dị, tự nhiên của Bác nhưng rất thanh cao và sang trọng.
]Quan niệm thẩm mĩ: Cái đẹp là sự giản dị, tự nhiên
3/ Nghệ thuật:
- Nghệ thuật đối lập độc đáo: giữa sự giản dị với một vĩ nhân.
- Kết hợp tự sự với bình luận
- Chọn lọc chi tiết đặc sắc.
- Đan xen thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm
III/ Tổng kết:
* Ghi nhớ: Sgk/ 8
IV/ Luyện tập:
- Thi kể chuyện Bác Hồ.
 	4. Củng cố: Gv khái quát lại toàn bộ nội dung bài học
5. Dặn dò: Gv dặn hs học bài và chuẩn bị bài Phương châm hội thoại.
 **********************************
Tiết 3 Ngày soạn: 16.8.2010 Ngày giảng: 18.8.2010
Tiếng Việt	CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI
A/ Mục tiêu cần đạt: 
-Hs nắm được nội dung phương châm về lượng và phương châm về chất.
- Có ý thức sử dụng các phương châm này trong giao tiếp.
- Nhận biết được các phương châm này trong các văn bản.
B/ Các bước lên lớp:
	1. Ổn định lớp học
	2. KiÓm tra
3. Bµi míi. – Giíi thiÖu bµi
- Vµo bµi 
H§1
Gv hướng dẫn hs tìm hiểu nội dung bài học
- Gv gọi hs đọc đoạn đối thoại
GV. Câu trả lời của Ba có đáp ứng yêu cầu mà An cần hỏi không? Điều An cần biết là gì?
Câu trả lời của Ba không mang nội dung mà An cần biết. Điều mà An cần biết là địa điểm học bơi. Chắng hạn: Bể bơi thành phố, sông, hồ hay ao...
GV. Cách nói của Ba có nội dung chưa?
 Cách nói đó của Ba chưa có nội dung.
GV. Nếu là em em sẽ trả lời ntn?
- Gv cho hs thảo luận nhóm.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- Gv nhận xét và hướng hs cách trả lời câu hỏi theo địa điểm.
- Gv gọi hs đọc câu truyện cười
GV. Vì sao truyện lại gây cho em muốn cười?
Truyện gây cười vì các nhân vật nói nhiều hơn những gì cần nói. Hai anh đều có ý khoe của.
GV. Theo em thì chỉ cần trả lời thế nào là đủ?
- Gv cho hs tự suy nghĩ và trả lời đúng với yêu cầu của câu hỏi.
GV. Qua đó em có thể rút ra được bài học gì trong giao tiếp?
Khi nói cần phải có nội dung đúng với mục đích giao tiếp, không nên nói thừa, cũng không nên nói thiếu vì như thế sẽ gây khó hiểu cho người khác.
GV. Em hiểu thế nào là phương châm hội thoại về lượng?
- Gv cho hs đọc ghi nhớ trong sgk/9
- Gv gọi hs đọc ví dụ trong sgk
GV. Truyện phê phán điều gì? Trong giao tiếp cần tránh điều gì?
Truyện phê phán tính nói khoác, không nên nói những điều mà mình không tin là đúng sự thật. hoặc không có bằng chứng xác thực.
GV. Hãy kể một câu chuyện tương tự?
Vd chuyện Con rắn vuông.
GV. Nếu không biết chắc 1 tuần nữa lớp sẽ tổ chức đi cắm trại thì em có thông báo điều đó với các bạn không?
GV. Nếu không biết chắc vì sao bạn mình nghỉ học thì em có trả lời thầy là bạn ấy nghỉ vì ốm không?
GV. Pt sự khác nhau giữa 2 ycầu trên?
Yc 1: ta không nên nói những gì trái với điều ta nghĩ
Yc 2: ta không nên nói những gì chưa có cơ sở để xđ là đúng.
GV. Em hiểu thế nào là phương châm về chất?
HS đọc ghi nhớ trong sgk/ 10.
H§3
Bài tập1:
- Gv cho hs tự phân tích lỗi dùng trong giao tiếp.
- Hs thực hiện- gvkl và ghi bảng:
Bài tập 2:
- Gv cho hs điền từ vào chỗ trống.
- Gv nhận xét và ghi bảng:
Bài tập 3: Xác định phương châm hội thoại không được tuân thủ trong câu chuyện.
Bài tập 4:
- Hs xác định kiểu phương châm hội thoại dùng trong các câu.
- Gv nhận xét và kết luận ghi bảng:
I/ Phương châm về lượng
Ví d ụ 1: 
- Câu trả lời của Ba không đúng với nội dung mà An cần hỏi.
Ví dụ 2:
- Các nhân vật hỏi và trả lời nhiều hơn những gì cần nói.
] Trong giao tiếp cần nói đúng nội dung cuộc giao tiếp, không nên nói thừa hoặc thiếu về nội dung.
* Ghi nhớ: sgk/ 9
II/ Phương châm về chất
Ví dụ: Sgk
- Nói điều không đúng sự thật, không có bằng chứng xác thực.
]Trong giao tiếp không nên nói những điều mà mình không tin là đúng sự thật
]Trong giao tiếp không nói những điều mà mình không có bằng chứng xác thực.
* Ghi nhớ: sgk/ 10.
III/ Luyện tập:
Bài tập1:Phân tích lỗi dùng từ:
a, Thừa cụm từ"nuôi ở nhà"vì từ "gia súc" đã hàm chứa điều đó.
b, Tất cả loài chim đều có hai cánh vì thế nói đến "én" là nói đến chim cho nên cụm từ "hai cánh" là cụm từ thừa.
Bài tập 2: Điền từ thích hợp
a, Nói có sách, mách có chứng.
b, Nói nhăng nói cuội.
c, Nói trạng.
d, Nói mò.
e, Nói dối 
Bài tập 3:
Câu nói"rồi có nuôi được không" người nói đã vi phạm phương châm về lượng
Bài tập 4: Xác định các phương châm hội thoại trong các ý
a, Phương châm về chất.
b, Phương châm về lượng
4. Củng cố: Gv củng cố nội dung bài học
5. Dặn dò: Gv dặn hs học bài 
	 Chuẩn bị bài Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh
 **********************************
Ngày soạn: 16/8/2010 Ngày giảng : 19.8. 2010
Tiết 4: SỬ DỤNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP NGHỆ THUẬT
TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH
A/ Mục tiêu cần đạt:
- Hs hiểu việc sử dụng một số biện pháp nghệ thuật ttrong văn bản thuyết minh để làm cho văn bản thuyết minh được sinh động, hấp dẫn.
- Rèn kĩ năng sử dụng các biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh.
- GDHS ý thức sử dụng các biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh.
B/ Chuẩn bị:
- GV Tham khảo những diều cần lưu , chuẩn bị thêm ví dụ minh họa.
C/ Tiến trình dạy học:
1-Ổn định lớp học
2-Kiểm tra: Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh
3- Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Hđ1: 
Ôn kiến thức về văn bản thuyết minh	
 Bước1: Ôn lại kiến thức về văn bản thuyết minh
GV- Thuyết minh là gì?
Thuyết minh là kiểu vb thông dụng trong mọi lĩnh vực đời sống nhằm cung cấp tri thức về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân của các hiện tượng trong tự nhiên, xã hội bằng phương thức trình bày, giải thích, giới thiệu.
GV- Văn bản thuyết minh có những tính chất nào?
Văn bản thuyết minh đòi hỏi phải có tính khách quan, xác thực, hữu ích. Trình bày phải chính xác, rõ ràng, chặt chẽ.
GV- Em hãy nêu các phương pháp thuyết minh thường dùng?
Phương pháp nêu định nghĩa, giải thích, lịêt kê, nêu ví dụ, dùng số liệu, so sánh, phân tích, phân loại.
Bước 2: Tìm hiểu một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh
- Gv gọi hs đọc văn bản "Hạ Long đá và nước".
GV- Văn bản này thuyết minh đặc điểm của đối tượng nào?
Tác giả thuyết minh sự kì lạ của Vịnh Hạ Long do đá và nước tạo nên, tức là thuyết minh vẻ đẹp hấp dẫn kì lạ của Hạ Long. Đá chen chúc khắp vịnh, nước tạo nên sự d ... 
- Sẵn sàng cùng Hoàng Việt đấu tranh chống lại cái cũ.
c, Nguyễn Chính:
- Máy móc, bảo thủ, gian ngoan đầy thủ đoạn.
- Luôn tin vào cơ chế, nguyên tắc để chống lại cái mới.
- Khôn khéo luồn lách xu nịnh cấp trên.
ž Đối thoại trực tiếp của các nhân vật.
] Phần thắng thuộc về cái mới, cái tiến bộ.
III/ Tổng kết:
*Ghi nhớ: sgk/ 180
IV/ Luyện tập
- Đọc phân vai và tập diễn kịch
C/ Củng cố: Gv củng cố nội dung bài học
D/ Dặn dò: Gv dặn hs học bài và chuẩn bị bài tổng kết văn học
Ngày soạn: 23/4/2010
Ngày giảng: 25 /4/2010 Tiết 168+169 
TỔNG KẾT VĂN HỌC
Mục tiêu cần đạt
- Hs hình dung lại hệ thống các tác phẩm văn học đã học và đọc thêm trong chương trình Ngữ Văn toàn cấp THCS.
- Hình thành những hiểu biết ban đầu về nền văn học Việt Nam; các bộ phận văn học, các thời kì lớn, những đặc sắc nổi bật về tư tưởng và nghệ thuật.
- Củng cố, hệ thống hoá, những tri thức đã học về các thể loại văn học gắn với từng thời kì trong tiến trình vận động của văn học. Biết vận dụng những hiểu biết này để đọc và hiểu đúng các tác phẩm trong chương trình.
B. Chuẩn bị
1. Giáo viên: chuẩn bị phương tiện dạy học và nội dung tích hợp, lập bảng thống kê các văn bản đã học NV6 đến NV9.
2. Học sinh: soạn bài.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
3. Giới thiệu bài
4. Nội dung tổng kết
Hoạt động của thầy và trò
? Quan sát bảng thống kê tác phẩm văn học, cho biết văn học VN được tạo thành từ những bộ phận nào?
- Hs trả lời, gv ghi bảng.
? Bộ phận văn học dân gian ra đời khi nào? Nó có những đặc điểm gì nổi bật?
- Hs trả lời, gv ghi bảng.
? Văn học viết xuất hiện từ khi nào? Có những bộ phận nào hợp thành văn học viết?
Hs tl, gv kl và ghi bảng:
Hs quan sát và khai thác phần II.
? Tiến trình lịch sử văn học VN trải qua những thời kì lớn nào?
Hs tl, gv kl và ghi bảng:
Gv yêu cầu hs khai thác phần III.
? Nêu nét nổi bật về nội dung tư tưởng của văn học VN?
? Nêu đặc điểm về qui mô của tác phẩm văn học VN?
Hs khai thác mục I.
? Vh dân gian có những nhóm thể loại nào?
Hs tl, gv kl và ghi bảng:
Hs khai thác phần 1, các thể thơ tóm tắt các thể thơ của văn học trung đại.
? Các thể thơ có nguồn gốc thơ ca Trung Quốc?
? Các thể thơ nào có nguồn gốc dân gian? Lấy ví dụ văn bản đã học?
? Nêu tên các tác phẩm thuộc thể truyện kí đã học?
? Đặc điểm của thể loại truyện thơ Nôm? Nêu tên các tác phẩm đã học?
? Nêu một số tác phẩm thuộc thể văn nghị luận đã học?
? Văn học hiện đại có những thể loại nào?
Ghi bảng
A. Nhìn chung về nền văn học Việt Nam
I. Các bộ phận hợp thành nền văn học Việt Nam
1. Văn học dân gian
Được hình thành từ thời xa xưa và tiếp tục được bổ sung phát triển trong các thời kì lịch sử tiếp theo. VHDG nằm trong tổng thể văn hoá dân gian.
Là sản phẩm của nhân dân chủ yếu là tầng lớp bình dân nên chỉ chọn lựa những cái gì là tiêu biểu chung cho nhân dân hay mỗi tầng lớp trong quần chúng.
Được lưu truyền chủ yếu bằng cách truyền miệng nên có dị bản.
Có vai trò quan trọng trong việc nuôi dưỡng tâm hồn, trí tuệ nhân dân.
Bao gồm văn học của nhiều dân tộc trên đất nước Việt Nam. Và vẫn phát triển suốt thời Trung đại, khi văn học viết đã ra đời và phát triển.
Thể loại: chủ yếu giống văn học dân gian thế giới, có 1 số thể loại riêng như vè, truyện thơ, chèo, tuồng đồ.
2. Văn học viết
Xuất hiện từ thế kỉ X, gồm 3 bộ phận: 
Văn học viết bằng chữ Hán
Văn học viết bằng chữ Nôm
Văn học viết bằng chữ quốc ngữ.
Văn học chữ Hán xuất hiện và phát triển thế kỉ X->XIX, còn 1 số tác phẩm ở đầu thế kỉ XX.
Văn học chữ Nôm xuất hiện ở thế kỉ XIII nhưng tác phẩm cổ nhất còn lại đến nay là tập Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi ở thế kỉ XVI, phát triển mạnh mẽ ở thế kỉ XVIII->XIX, đỉnh cao là Truyện Kiều, thơ Hồ Xuân Hương.
Văn học chữ quốc ngữ: chữ quốc ngữ xuất hiện từ thế kỉ XVII đến cuối thế kỉ XIX mới được dùng để sáng tác văn học.
II. Tiến trình lịch sử văn học Việt Nam
Trải qua 3 thời kì lớn:
1. Từ đầu thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX (văn học Trung đại)
Văn học phát triển trong môi trường xã hội trung đại, có những đặc điểm chung về tư tưởng, quan niệm thẩm mĩ, hệ thống thể loại, ngôn ngữ. Có những giai đoạn phát triển mạnh mẽ kết tinh thành tựu ở những tác giả lớn, tác phẩm xuất sắc.
2. Từ đầu thế kỉ XX- 1945 (văn học Hiện đại)
Thực dân Pháp xâm lược, văn học vận động theo hướng hiện đại hoá, có những biến đổi toàn diện và mau lẹ, nhanh chóng kết tinh thành những thành tựu xuất sắc ở giai đoạn 30-45.
3.Từ sau Cách mạng Tháng Tám đến nay (văn học của thời đại mới: độc lập dân chủ đi lên CNXH- văn học đương đại)
- Giai đoạn 1945-1975: văn học tích cực phục vụ cho 2 cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ và các nhiệm vụ cách mạng, nêu cao tinh thần yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, lòng nhân ái, đức hi sinh, sáng tạo những hình ảnh cao đẹp về đất nước và con người Việt Nam, thuộc nhiều thế hệ.
- Giai đoạn từ sau năm 1975 đến nay: văn học bước vào thời kì đổi mới, mở rộng phạm vi tiếp cận đời sống 1 cách toàn diện, khám phá con người ở nhiều mặt, hướng tới sự thức tỉnh ý thức cá nhân và tinh thần dân chủ.
III. Mấy nét đặc sắc nổi bật của văn học Việt Nam
*) Về nội dung tư tưởng 
Tinh thần yêu nước và ý thức cộng đồng xuyên suốt các thời kì phát triển của văn học VN.
Tinh thần nhân đạo.
Sức sống bền bỉ và tinh thần lạc quan thể hiện sức sống và đặc điểm tinh thần dân tộc.
*) Về qui mô các tác phẩm không lớn, chú trọng sự tinh tế mà dung dị, có vẻ đẹp hài hoà.
B. Sơ lược về một số thể loại văn học
I. Một số thể loại văn học dân gian
- Thể tự sự dân gian: thần thoại, truyền thuyết, cổ tích.
- Thể trữ tình dân gian: ca dao- dân ca.
- Thể sân khấu dân gian: chèo, tuồng đồ.
II. Một số thể loại văn học trung đại
Các thể thơ
Các thể thơ có nguồn gốc thơ ca Trung Quốc
- Thể cổ phong: tương đối tự do, chỉ có vần
- Thể Đường luật: có qui định chặt chẽ về vần, than, đối, số câu, chữ và cấu trúc bài thơ.
Có ba dạng chính căn cứ vào số câu:
bát cú
tứ tuyệt: thất ngôn tứ tuyệt, ngũ ngôn tứ tuyệt
trường luật (bài luật).
Các thể thơ có nguồn gốc dân gian
lục bát
song thất lục bát
Các thể truyện kí
kí sự
truyền kì
chí (chí quái)
Truyện thơ Nôm
Chủ yếu viết bằng thơ lục bát, có thể coi là tiểu thuyết viết bằng thơ.
Một số thể văn nghị luận
chiếu
biểu
hịch: thể văn hùng biện do vua chúa, tướng soái làm ra.
cáo: thể văn chính luận mà vua chúa hoặc thủ lĩnh phong trào làm ra.
III. Một số thể loại văn học hiện đại
Các thể loại của văn học hiện đại có nhiều biến đổi sâu sắc.
Thể loại mới xuất hiện: kịch nói, phóng sự.
Thể loại của văn học đa dạng, linh hoạt, luôn biến đổi theo hướng ngày càng tự do, không bị gò bó.
C.Củng cố: Gv củng cố theo nội dung các đề mục, gọi hs đọc ghi nhớ.
D. Dặn dò: Hs về nhà học bài và chuẩn bị kiểm tra học kì II theo đề chung.
**********************************************************************
Tiết 170+171 
KIỂM TRA TỔNG HỢP CUỐI NĂM
THEO ĐỀ CHUNG CỦA SỞ GD & ĐT
A/ Mục tiêu cần đạt
Đánh giá được nội dung cơ bản của cả ba phần trong SGK NV chủ yếu là học kì II.
Biết cách vận dụng những kiến thức cơ bản và kĩ năng Ngữ Văn đã học một cách tổng hợp toàn diện theo nội dung và cách thức kiểm tra, đánh giá mới.
B/ Chuẩn bị
1/ Giáo viên: đọc những điều cần lưu ý SGV (194)
2/ Học sinh: ôn tập để kiểm tra theo đề chung của Sở GD & ĐT.
C/ Tiến trình tổ chức các hoạt động
Bước 1: GV ổn định tổ chức, kiểm tra sĩ số.
Bước 2: GV phát đề (tờ đề đính kèm giáo án).
Bước 3: GV thu bài, dặn dò hs chuẩn bị bài Thư điện chúc mừng, thăm hỏi.
**********************************************************************
Ngày soạn: 27-4-2010.
Ngày giảng: 29-4- 2010 Tuần 37-Bài 35 
Tiết 172+173 Tập làm văn
THƯ, ĐIỆN CHÚC MỪNG VÀ THĂM HỎI
A/ Mục tiêu cần đạt
Học sinh trình bày được mục đích, tình huống và cách viết thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi.
Viết được thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi.
B/ Chuẩn bị
1/ GV: chuẩn bị phương tiện dạy học và tích hợp
2/ HS: soạn bài
C/ Tiến trình tổ chức các hoạt động
1/ Ổn định tổ chức, kiểm tra sĩ số
2/ Tổ chức các hoạt động
Hoạt động của thầy và trò
Hđ1: Gv giới thiệu tiết học- hs lắng nghe.
Hđ2: Gv hướng dẫn hs tìm hiểu bài học:
- Hs đọc các trường hợp cần gửi thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi.
? Kể thêm những tình huống cần phải gửi thư điện trong đời sống.
- Hs thảo luận nhanh.
? Gửi thư (điện) trong hoàn cảnh nào? Để làm gì? Khi có điều kiện đến tận nơi thì có nên gửi thư (điện) không? Tại sao?
- Hs đọc các văn bản.
? Phân biệt sự giống nhau và khác nhau của thư điện chúc mừng và thăm hỏi?
? Độ dài của thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi?
- Hs tl, gv kl: Thư (điện) không dài mà phải ngắn gọn.
? Tình cảm trong bức thư (điện) ntn?
- Hs tl, gv kl: Tình cảm chân thành.
- Gv hướng dẫn hs làm nhanh bài tập 2,3 (203)
Hđ 3: Gv gọi hs đọc ghi nhớ SGK(204)
Hđ 4: Luyện tập
Gv gọi hs đọc bài tập, hướng dẫn hs làm bài
Hs làm bài tập
Ghi bảng
I. Những trường hợp cần viết thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi
- Thư (điện) chúc mừng được viết khi người nhận có những sự kiện vui mừng phấn khởi thực sự mang ý nghĩa.
- Thư (điện) thăm hỏi đượic viết trong tình huống người nhận gặp những rủi ro, những điều không mong muốn.
II. Cách viết thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi
III. Luyện tập
Bài 1: Hoàn chỉnh bức điện theo mẫu
Bài 2: Chọn tình huống:
Cần viết thư (điện) chúc mừng: q,b,d,e.
Cần viết thư (điện) thăm hỏi: c.
Bài 3: Hs về nhà sưu tầm và làm bài.
4/ Củng cố, dặn dò: Hs về nhà học bài, chuẩn bị bài sau: Trả bài kiểm tra TV, bài Kt Văn.
	*************************************************************
Ngày soạn: 2-5-2010.
Ngày trả bài 4-5-2010 
Tiết 174	TRẢ BÀI KIỂM TRA TIẾNG VIỆT, B ÀI KIỂM TRA VĂN 
A/ Mục tiêu cần đạt: giúp hs
- Có ý thức thực hiện được bài làm.
- Nhận biết lỗi bài làm của mình
- Rút kinh nghiệm cho bài làm lần sau.
B/ Các bước lên lớp
	- Ổn định lớp học
	- Tiến trình trả bài
Hđ1: Gv cho hs nhắc lại đề bài- gv chép đề lên bảng
Hđ2: Gv cho hs xác định yêu cần của đề bài
 Gv nêu đáp án theo tiết 155+157.
Hđ3: Gv nhận xét bài làm của hs 
 + ­u điểm:
 + khuyết điểm
C/ Dặn dò: Gv dặn hs về nhà thực hiện lại bài làm và rút kinh nghiệm cho lần sau.
	*********************************************************
Ngày soạn: 11-5-2010.
Ngày trả bài 13-5-2010 
Tiết 175	TRẢ BÀI KIỂM TRA T
A/ Mục tiêu cần đạt: giúp hs
- Có ý thức thực hiện được bài làm.
- Nhận biết lỗi bài làm của mình
- Rút kinh nghiệm cho bài làm lần sau.
B/ Các bước lên lớp
	- Ổn định lớp học
	- Tiến trình trả bài
Hđ1: Gv cho hs nhắc lại đề bài- gv chép đề lên bảng
Hđ2: Gv cho hs xác định yêu cần của đề bài
 Gv nêu đáp án theo tiết 170+171.
Hđ3: Gv nhận xét bài làm của hs 
 + ­u điểm:
 + khuyết điểm
C/ Dặn dò: Gv dặn hs về nhà thực hiện lại bài làm và rút kinh nghiệm cho lần sau.
	************************************************************

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_ngu_van_lop_9_hoan_chinh.doc