Giáo án môn Ngữ Văn Lớp 9 học kì 2 theo CV 5512

Giáo án môn Ngữ Văn Lớp 9 học kì 2 theo CV 5512

1.Kiến thức:

+ Những đóng góp của Lỗ Tấn vào nền văn học Trung Quốc và văn học nhân loại.

+ Tinh thần phê phán sâu sắc xã hội cũ và niềm tin vào sự xuất hiện tất yếu của cuộc sống mới, con người mới.

+ Màu sắc trữ tình đậm đà trong tác phẩm.

+ Những sáng tạo về nghệ thuật của nhà văn Lỗ Tấn trong truyện Cố hương.

2. Năng lực:

+ Thu thập và xử lí thông tin, quản lí thời gian, kĩ năng ra quyết định, giải quyết vấn đề, kĩ năng hợp tác, kĩ năng giao tiếp, lắng nghe tích cực

3. Phẩm chất:

+ Giáo dục tình yêu quê hương đất nước, tình bạn trong sáng thuỷ chung, căm ghét chế độ phong kiến hà khắc.

 

docx 443 trang Người đăng Đăng Hải Ngày đăng 27/05/2024 Lượt xem 63Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ Văn Lớp 9 học kì 2 theo CV 5512", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn :
Ngày dạy :	 
Tuần 17 - Tiết 81
 Văn bản : CỐ HƯƠNG
 (Lỗ Tấn)
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT. 
1.Kiến thức:
+ Những đóng góp của Lỗ Tấn vào nền văn học Trung Quốc và văn học nhân loại.
 + Tinh thần phê phán sâu sắc xã hội cũ và niềm tin vào sự xuất hiện tất yếu của cuộc sống mới, con người mới.
 + Màu sắc trữ tình đậm đà trong tác phẩm.
 + Những sáng tạo về nghệ thuật của nhà văn Lỗ Tấn trong truyện Cố hương.
2. Năng lực:
+ Thu thập và xử lí thông tin, quản lí thời gian, kĩ năng ra quyết định, giải quyết vấn đề, kĩ năng hợp tác, kĩ năng giao tiếp, lắng nghe tích cực
3. Phẩm chất: 
+ Giáo dục tình yêu quê hương đất nước, tình bạn trong sáng thuỷ chung, căm ghét chế độ phong kiến hà khắc.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên: 
Chân dung tác giả, tác phẩm, bảng phụ, tài kiệu tham khảo-> bài soạn
2. Chuẩn bị của học sinh: : Đọc và trả lời câu hỏi, tìm hiểu thêm về tác giả, tác phẩm, tóm tắt tác phẩm. Tình huống truyện, bố cục, ngôn ngữ, nghệ thuật, nội dung phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vật.
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU
a. Mục tiêu: :
 - Tạo tâm thế hứng thú cho HS. 
 - Kích thích HS tìm hiểu về tình cha con sâu nặng trong hoàn cảnh éo le chiến tranh.
b. Nội dung: HS theo dõi đoạn video và thực hiện yêu cầu của GV.
c. Sản phẩm: HS suy nghĩ trả lời.
d) Tổ chức thực hiện: 
 - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
- Kể tên các tác phẩm viết về đề tài quê hương: Hai cây phong, Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh, Quê hương, Bến quê....
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 2 phút
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới.
GV dẫn dắt: 
Từ xưa đến nay, quê hương luôn là đề tài cho các nhà văn, nhà thơ sáng tác. Sau nhiều năm xa cách, nhân vật “tôi” trong “Cố hương” của Lỗ Tấn trở về quê nhà. Tuy không bẽ bàng như nhà thơ họ Hạ, nhưng cũng bùi ngùi 1 nỗi buồn tê táiPhê phán xã hội phong kiến, lễ giáo phong kiến & con đường đi của nông dân T.Quốc cũng như của toàn xã hội T.Quốc là để người đọc suy ngẫm. Đó chính là mục tiêu, mục đích của nhà văn Lỗ Tấn khi viết truyện ngắn Cố hương.
Hoạt động của GV - HS
Nội dung bài học
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI.
Hoạt động 1: Tìm hiểu chung
a. Mục tiêu: tìm hiểu tác giả, tác phẩm
b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV
c) Sản phẩm: Từ bài HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.
d) Tổ chức thực hiện: 
 - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
GV giới thiệu, yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
GV đặt câu hỏi: 
Nêu những hiểu biết của em về nhà văn Lỗ Tấn ?
? Nêu xuất xứ của tác phẩm ?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: trình bày theo nhóm.
 - Một nhóm trình bày.
 - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới.
- GV chuẩn kiến thức:
* Giáo viên giới thiệu ảnh chân dung nhà văn Lỗ Tấn, và bổ sung thêm những tư liệu về ông: Lỗ Tấn là nhà văn TQ, sinh trưởng trong 1 gia đình quan lại sa sút, cơ nghiệp cha ông có tới 40, 50 mẫu ruộng, sống không đến nỗi vất vả.Cha ông là Chu Phượng Nghi (hiệu Bá Nghi, mẹ là Lỗ Thụy (hiệu Trình Hiên). Bà là người hiền lành, nhân hậu, tự học đến trình độ xem sách được, bà dễ tiếp thu cái mới, hiểu thời thế, tán thành những việc Lỗ Tấn làm (sống đến 1943 mới chết). 18 tuổi ông xa quê. Từ năm 28 tuổi (1909) đến năm 30 tuổi (1911), Lỗ Tấn dạy học tại trường trung học và sư phạm ở quê nhà. Năm 39 tuổi (1919), Lỗ Tấn đưa mẹ và em lên Bắc Kinh, từ đó ông ít có dịp về thăm quê
+ Bối cảnh xã hội Trung Quốc trì trệ, lạc hậu, những đặc điểm tinh thần của người Trung Quốc đầu thế kỉ XX đã thôi thúc nhà văn có ý chí và mục đích lập nghiệp cao cả. 
+ Các công trình nghiên cứu và tác phẩm của Lỗ Tấn rất đồ sộ và đa dạng: 17 tạp văn và 2 tập truyện ngắn xuất sắc: "Gào thét" (1923) và "Bàng hoàng" (1926). 
Hoạt động 2: Đọc hiểu văn bản/ HD học sinh đọc, tìm hiểu chú thích, PTBĐ, bố cục
a. Mục tiêu: HS nắm được phương thức biểu đạt và bố cục văn bản.
b. Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c. Sản phẩm: Kết quả của nhóm bằng phiếu học tập, câu trả lời của HS
d) Tổ chức thực hiện: 
NV1:
 - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
* Giáo viên hướng dẫn đọc: Chú ý giọng điệu chậm buồn, hơi bùi ngùi khi kể, tả, giọng ấp úng của nhân vật Nhuận Thổ; giọng chua chát của tím Hai Dương; giọng suy ngẫm, triết lí ở 1 số câu, đoạn.
? Hãy tóm tắt nội dung của truyện?
* Giáo viên cùng học sinh giải nghĩa 1 số chú thích trong SGK
? Xác định thể loại, phương thức biểu đạt chính của truyện ? Ngôi kể ?
? Chuyện được kể theo ngôi thứ nhất. Vậy nhân vật Tôi có phải là tác giả không ? Tại sao?
? Câu chuyện được kể theo trình tự nào ? 
? Tìm hiểu bố cục của truyện ?
? Em có nhận xét gì về sự tương ứng này ?
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
 - Một nhóm trình bày.
 - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
Kết quả mong đợi: 
Tóm tắt nội dung của truyện :
 (1) Tôi trở về quê sau hơn 20 năm xa cách, lúc này thời tiết vào độ giữa đông: âm u, gió lạnh lùa vào khoang thuyền, hình ảnh xóm làng tiêu điều xơ xác, hình ảnh quê cũ hiện lên trong kí ức làm lòng Tôi thấy không vui. Về quê chuyến này Tôi có ý định từ giã quê lần cuối và lo chuyển nhà đi nơi khác. (2) Những ngày ở quê, Tôi gặp lại những người bạn thưở nhỏ là Nhuận Thổ, 1 cậu bé nông dân khoẻ mạnh, tháo vát, hiểu biết, hồn nhiên – ngày ấy 2 đứa chơi với nhau rất thân. Sau 20 năm gặp lại Nhuận Thổ thay đổi nhiều: Anh trở thành người nông dân nghèo khổ, đần độn, mụ mẫmgặp lại chị Hai Dương (Tây Thi đậu phụ)(3) Tôi buồn bã rời quê với niềm băn khoăn không biết tương lai của cháu Hoàng (cháu của nhân vật Tôi) và Sinh (con Nhuận Thổ) sẽ ra saohình ảnh con đường cuối truyện -> Hi vọng cho sự đổi thay của đất nước Ttung Quốc.
- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS
GV chuẩn kiến thức:
+ Phương thức biểu đạt sinh động, phong phú: Yếu tố chính là tự sự (kể, tường thuật) song phương thức biểu cảm có vai trò quan trọng (nhiều đoạn đối thoại, độc thoại nội tâm, ngôi kể thứ nhất để dẫn dắt truyện, dễ bộc lộ suy nghĩ, tình cảm, quan điểm của bản thân, kể cả khi miêu tả lập luận tình cảm của tác giả thể hiện ở mỗi dòng, mỗi chữ, mỗi hình ảnh, chi tiết,)
* Truyện có nhiều chi tiết là sự việc có thật trong cuộc đời Lỗ Tấn song không nên đồng nhất nhân vật “tôi” với tác giả bởi ngay câu đầu ta đã thấy vai trò hư cấu trong sáng tạo nghệ thuật: “ Xa quê đã hơn 20 năm nay” 
-> nổi bật sự thay đổi ghê gớm của quê hương, đặc biệt là nguời bạn thời thơ ấu-> Phản ánh tình trạng sa sút của xã hội Trung Quốc những năm đầu thế kỉ XX, đồng thời chỉ ra nguyên nhânnhững tiêu cực trong tâm hồn, tính cách của người lao động ( qua nhân vật Nhuận Thổ, chị Hai Dương)
Trình tự :
+ Diễn ra theo trình tự thời gian, nhưng mạch tường thuật sự việc luôn bị gián đoạn bởi những đoạn hồi ức xen kẽ.
+ Theo trình tự thời gian trong một chuyến đi với 
sự thay đổi không gian: Tôi trên đường trở về 
thăm quê, trên thuyền, và những ngày ở quê.
+ Thay đổi thời gian: nhớ lại quá khứ hồi còn nhỏ đan xen với thời gian hiện tại.
Bố cục :
+ Đ1: “ Tinh mơ sáng hôm sau sạch như quét (215)”: Nhân vật “Tôi” những ngày ở quê
+ Đ2: Còn lại: Nhân vật “Tôi” trên đường rời quê.
à Nhận xét : Một con người đang suy tư trong một con thuyền dưới bầu trời u ám về cố hương và cũng con người ấy đang suy tư trong một chiếc thuyền rời cố hương.
à “Đầu cuối tương ứng”. Một con người đang suy tư trong 1 chiếc thuyền, dưới bầu trời u ám, về cố hương và cũng con người ấy đang suy tư trong 1 chiếc thuyền rời cố hương. Tất nhiên tương ứng không phải là lặp lại đơn thuần. Trên đường rời quê, còn có mẹ “Tôi”, Hoàng, về quê, “Tôi” hình dung, dự đoán thực trạng của cố hương - rời quê, “Tôi” ước mơ cố hương đổi mới...
=> Trong quá trình phân tích, không theo trình tự chia đoạn mà phân tích bổ ngang.
Hoạt động 3: Đọc hiểu văn bản/ tìm hiểu nhân vật Nhuận Thổ
a. Mục tiêu: HS nắm được đặc điểm nhân vật
b. Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c. Sản phẩm: Kết quả của nhóm bằng phiếu học tập, câu trả lời của HS
d) Tổ chức thực hiện: 
NV1:
 - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
Gv yêu cầu HS quan sát văn bản và trả lời :
? Ai là nhân vật chính của tác phẩm ? 
? Trong kí ức của nhân vật“Tôi”, hình ảnh Nhuận Thổ gắn với cảnh tượng nào?
? Tại sao nhân vật “Tôi” gọi đó là “cảnh tượng thần tiên” ? 
? Trong cảnh tượng thần tiên ấy, Nhuận Thổ hiện lên với những biểu hiện nào? 
? Hình dáng, trang phục, tính tình, sự hiểu biết).
? Trong kí ức của nhân vật “Tôi”, Nhuận Thổ là cậu bé như thế nào ?
? Em nhận xét gì về PTBĐ ở đoạn này ?
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
 - Một nhóm trình bày.
 - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
Kết quả mong đợi: 
Nhân vật chính của tác phẩm : Nhuận Thổ
Trong kí ức của nhân vật“Tôi”, hình ảnh Nhuận Thổ gắn với cảnh thần tiên kì dị:
+ Vầng trăng tròn vàng thắm nằm trên nền trời xanh đậm
+ Dưới là bãi cát trên bờ biển, trồng toàn dưa hấu, bát ngát 1 màu xanh rờn.
+ 1đứa bé 11-12 tuổi, cổ đeo vòng bạc, đứng giữa ruộng dưa, tay lăm lăm cầm chiếc đinh bađang cố sức đâm theo 1 con tra
- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS
GV chuẩn kiến thức:
+ Đoạn văn chủ yếu là phương thức tự sự (kể) kết hợp miêu tả, biểu cảm làm nổi bật tình bạn của 2 người thời quá khứ, đồng thời làm nổi bật sự thay đổi của Nhuận Thổ với tôi hiện nay ở phần sau.
+ Tình bạn sau hơn 20 năm xa cáchkí ức không phai mờ trong tâm trí “Tôi”niềm khao khát gặp bạn càng mãnh liệthi vọng bao nhiêu cho tới ngày gặp bạn, chuẩn bị cho sự xuất hiện tâm trạng mới của nhân vật “Tôi »
A. Giới thiệu chung.
1. Tác giả : Lỗ Tấn (1881- 1936) là nhà văn nổi tiếng của T.Quố.
+ Sự nghiệp sáng tác đồ sộ & đa dạng.
2. Tác phẩm:
+ Trích trong tập truyện ngắn 
" Gào thét" năm 1923.
B. Đọc- Hiểu văn bản:
1. Đọc - chú thích:
2. Thể loại- Bố cục:
+ Thể loại: Truyện ngắn có yếu tố hồi kí.
+ PTBĐ: tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm, nghị luận.
+ Ngôi kể ngôi thứ 1.
+ Bố cục: 2 phần
3. Phân tích:
a Hình ảnh những con người lao động:
a. Nhân vật Nhuận Thổ:
* Nhuận Thổ thời quá khứ:
+ Gắn với cảnh tượng thần tiên kì dị.
-> Kí ức đẹp, tươi sáng, dấu hiệu cho một cuộc sống thanh bình hạnh phúc ở làng quê
- Hình dáng: Khuôn mặt tròn trĩnh, nước da bánh mật.
- Trang phục: đầu đội mũ lông chiên, cổ đeo vòng bạc sáng loáng.
- Tính tìn ... áo cáo kết quả
*Đánh giá kết quả
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng
Hoạt động 2: C/ Luyện tập (20 phút)
1. Mục tiêu: Củng cố lại những kiến thức về VHVN qua ba tiết ôn tập
2. Phương thức thực hiện: cá nhân, nhóm, cả lớp
3. Sản phẩm hoạt động:
- Bản đồ tư duy
- trình bày miệng, phiếu học tập
4. Phương án kiểm tra, đánh giá:
HS tự đánh giá
5. Tiến trình hoạt động:
* Chuyển giao nhiệm vụ
- Giáo viên nêu câu hỏi
- Học sinh tiếp nhận 
* Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh suy nghĩ, thảo luận
- Giáo viên hướng dẫn
- Dự kiến sản phẩm
1. HS lên bảng vẽ sơ đồ tư duy
2. Nét nổi bật nội dung tư tưởng bao trùm VHVN: tinh thần yêu nước và giá trị nhân đạo
3. Phiếu học tập: Bảng so sánh về sự khác nhau về hình ảnh con người VN trước và sau cách mạng tháng 8/1945. Chứng minh qua một số Vb cụ thể
*Báo cáo kết quả
*Đánh giá kết quả
- Học sinh nhận xét, bổ sung
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng
 HOẠT ĐỘNG 3: VẬN DỤNG, TÌM TÒI, MỞ RỘNG (10 PHÚT)
1. Mục tiêu: HS tạo lập VB
2. Phương thức thực hiện: cá nhân
3. Sản phẩm hoạt động: bài viết ở nhà.
4. Phương án kiểm tra, đánh giá: HS kiểm tra lẫn nhau
5. Tiến trình hoạt động 
- GV chuyển giao nhiệm vụ:
1. Cảm nhận nét đặc sắc về giá trị nghệ thuật bài thơ 
“ Ngắm trăng” của Hồ Chí Minh
2. Viết bài văn trình bày cảm nhận về vẻ đẹp anh bộ đội cụ Hồ qua bài thơ: “Đồng chí” của Chính Hữu và “ Bài thơ về tiểu đội xe không kinh” của Phạm Tiến Duât.
3. Suy nghĩ về một nhân vật văn học mà em thích.
 
III/ Một số thể loại Vh hiện đại
- Đặc điểm: Có sự kế thừa, biến đổi; các thể loại phong phú đa dạng
* Ghi nhớ( tr201)
C/ Luyện tập
1.Vẽ sơ đồ tư duy, trình bày tóm tắt các thể loại VHVN.
2. Nét nội bật về nội dung tư tưởng bao trùm nền VH VN là gì
3. Chỉ ra đặc điểm thơ mới có gì khác so với thơ lục bát hay thơ Đường luật? 
4. Hình ảnh con người Việt Nam mới được phản ánh trong các truyện sau năm 1945 có gì khác với hình ảnh người nông dân Việt Nam trước năm 1945/ Hãy lấy một số VB để chứng minh?

IV. Rút kinh nghiệm 
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tuần 34: Tiết 169,70:
ĐỀ KIỂM TRA TỔNG HỢP CUỐI NĂM 
MÔN NGỮ VĂN
THỜI GIAN: 90 PHÚT 
I. THIẾT LẬP MA TRẬN
 Mức độ
Chủ đề

Nhận biết

Thông hiểu
 Vận dụng

Tổng cộng
 VD thấp
 VD cao
Phần I: Đọc -hiểu văn bản ( Những ngôi sao xa xôi)
 Nhớ và nhận biết được đoạn trích trong tác phẩm và của tác giả nào ?
 Hiểu được chủ đề của đoạn trích và tác dụng của cách đặt câu trong đoạn trích .
 Viết được đoạn văn nêu cảm nhận về nhân vật trong đoạn trích.


Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
1
0,5
5%
1
1,5
15%
1
2
20%

3
4
40%

Phần II: Làm văn



 Bài vưn cảm nhận về một nhân vật trong văn bản đã học


Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %



1
6
60%
1
6
60%
Tổng số câu
Tổng số điểm
Tỉ lệ % 
1
0,5
5%
1
1,5
15%
1
2
20%
1
6
60%
4
10
100%
II. ĐỀ BÀI.
Phần I: (4điểm): Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi 1 đến 3: 
“Tôi dùng xẻng nhỏ đào đất dưới quả bom. Đất rắn. những hòn sỏi theo tay tôi bay ra hai bên. Thỉnh thoảng lưỡi xẻng chạm vào quả bom. Một tiếng động sắc đến gai người, cứa vào da thịt tôi. Tôi rùng mình và bỗng thấy tại sao mình làm quá chậm. Nhanh lên một tí! Vỏ quả bom nóng. Một dấu hiệu chẳng lành. Hoặc là nóng từ bên trong quả bom. Hoặc là mặt trời nung nóng.”
Câu 1:(1 điểm) Đoạn văn trên gợi cho em nhớ đến tác phẩm nào, do ai sáng tác?
Câu 2: (1 điểm) Điều gì đã được kể trong đoạn truyện? Em có nhận xét gì về cách đặt câu và tác dụng của cách đặt câu ấy?
Câu 3: (2 điểm) Viết đoạn văn (khoảng 200 từ) nêu cảm nhận của em về nhân vật trong đoạn trích. 
 ( Ngữ văn 9, tập hai) 
Phần II (6điểm)
Câu 4: “Sang thu” của Hữu Thỉnh không chỉ có hình ảnh đất trời nên thơ mà còn có hình tượng con người trước những biến chuyển của cuộc đời ở thời khắc giao mùa.
Hãy phân tích bài thơ để làm sáng tỏ ý kiến trên.
III. HƯỚNG DẪN CHẤM.
 CÂU
 HƯỚNG DÃN CHẤM
 ĐIỂM
 Câu 1
(1 điểm) 
 Đoạn văn được trích trong tác phẩm “Những ngôi sao xa xôi” của nhà văn Lê Minh Khuê.
0,5 điểm 
 Câu 2
(2 điểm) 
- Đoạn truyện tả tâm trạng của nhân vật Phương Định khi phá bom nổ chậm.
- Cách đặt câu đặc biệt ở chỗ: có những câu ngắn, câu tách ra từ một câu hoàn chỉnh như: Đất rắnNhanh lên một tí! Một dấu hiệu chẳng lànhHoặc là mặt trời nung nóng.
- Cách đặt câu như vậy tạo được nhịp nhanh cho đoạn truyện, phù hợp với tâm trạng hồi hộp, lo lắngcủa nhân vật và diễn biến nhanh của hành động.
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
 
 Câu 3
(2 điểm)
Viết đoạn văn cần đảm bảo các yêu cầu sau:
 Về nội dung : Cần làm rõ tâm trạng hồi hộp, lo lắng; hành động nhanh, dứt khoát của nhân vật Phương Định khi phá bom nổ chậm
 Về kĩ năng: Viết đoạn văn theo phép lập luận tổng hợp - phân tích – tổng hợp và đúng số từ quy định. 

1 điểm
1 điểm
 
 Câu 4
( 6 điểm )
A, Yêu cầu về kĩ năng:
- Bài làm phải được tổ chức thành bài làm văn hoàn chỉnh.
- Biết vận dụng kĩ năng nghị luận kết hợp với các yếu tố miêu tả và biểu cảm để trình bày những cảm nhận về một bài thơ.
- Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt trôi chảy; hạn chế lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
B, Yêu cầu về kiến thức:
* Trên cơ sở những kiến thức đã học về kiểu văn nghị luận về bài thơ (hoặc đoạn thơ) và những hiểu biết về tác phẩm Sang thu của Hữu Thỉnh, học sinh trình bày những cảm nhận của học sinh về bài thơ.
* Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đáp ứng những ý cơ bản sau.
1. Mở bài: - Giới thiệu tác giả Hữu Thỉnh và bài thơ Sang thu. Dẫn ý kiến.
 - Nhận xét sơ bộ về bài thơ.
2. Thân bài: Nêu nhận xét làm sáng tỏ ý kiến.
- Cảm nhận về sự biến chuyển của đất trời lúc sang thu: 
+ Sự cảm nhận qua nhiều giác quan, nhận ra những dấu hiệu của thu đến từ mơ hồ đến rõ nét: ban đầu là hương ổi, gió se rồi đến sương đầu ngõ, xa hơn là dòng sông, cánh chim, làn mây.
+ Cảnh vật mang nét đặc trưng của lúc giao mùa qua hoạt động tính chất: gió se, sông dềnh dàng, chim vội vã, sương chùng chình – Tập trung phân tích hình ảnh đặc sắc “ Có đám mây mùa hạ/ Vắt nửa mình sang thu”.
+ Sự tinh tế không chỉ thể hiện ở những từ ngữ diễn tả trạng thái sự vật mà còn ở cảm nhận bâng khuâng, xao xuyến của con người: bỗng, hình như thu đã về
- Cảm nhận tinh tế của nhà thơ về thời tiết lúc giao mùa:
+ Những hiện tượng thời tiết mùa hè vẫn còn: nắng, mưa, sấm nhưng đã đổi thay theo bước đi của mùa hè. Điều đó được diễn tả qua những từ ngữ: vẫn, còn, bao nhiêu, vơi dần, bớt
+ Hình ảnh hàng cây “đứng tuổi ” nét hạ qua thu tới. Học sinh phân tích hình ảnh đó.
3. Kết bài: 
- Khung cảnh thiên nhiên vào thời giao mùa hạ - thu đẹp như một bức tranh làm xao động lòng người.
- Nêu nhận định, đánh giá chung của mình về bài thơ. 
0,5 điểm
4 điểm
(2 điểm)
(2 điểm)
0,5 điểm
IV. Rút kinh nghiệm 
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tuần 35:	 
Bài. Tiết 175: TRẢ BÀI KIỂM TRA TỔNG HỢP HỌC KỲ II
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Hiểu kĩ, nhớ đầy đủ  và hoàn chỉnh hơn những kiến thức trọng tâm đã học thông qua việc sửa bài kiểm tra văn học.
- Nhận thấy rõ những ưu khuyết điểm trong bài làm của mình.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng sửa chữa những lỗi sai trong bài làm.
3. Thái độ: Giáo dục tình yêu quê hương đất nước, lối sống giàu tình yêu thương con người thông qua nội dung kiểm tra.
2. Năng lực:
a. Năng lực chung: Rèn cho học sinh năng lực phát hiện và tự giải quyết vấn đề.
b. Năng lực riêng: Năng lực nghe, nói, tạo lập văn bản.
3. Phẩm chất:
- Yêu quê hương đất nước, yêu Tiếng Việt.
- Tự lập, tự tin, tự chủ.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên: 
- Kế hoạch dạy học
- Học liệu: Chấm bài của HS, chọn lọc những lỗi sai cơ bản của bài làm của học sinh. 2. Chuẩn bị của học sinh: Xem lại đề
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. Ổn định lớp
2. Bài mới
Hoạt động 1: Chữa bài kiểm tra cho học sinh
( Theo đáp án trong giáo án kiểm tra)
 Gv cho hs nhắc lại từng câu theo đề bài
 Gv nêu đáp án của bài 
Hoạt động 2: Gv nhận xét bài làm của hs, đọc một số bài tiêu biểu:
+ Ưu điểm: Một số bài:
       - Trình bày sạch, đẹp
       - Nội dung câu trả lời rõ ràng, đúng trọng tâm
       - Đa số hs nắm được yêu cầu của đề bài.
       - Xác định được nội dung cần diễn đạt
       - Phần câu hỏi vận dụng cao có tập trung đầu tư tốt, hiểu được nội dung yêu cầu của đề và làm bám sát yêu cầu
       - Bài TLV xác định đúng thể loại, bài viết có cảm xúc, vận dụng tốt thể văn nghị luận. Đặc biệt có chú ý đến phần mở rộng.
GV: đọc bài làm tốt của học sinh.....
 +Tồn tại: Một số bài:
       - Viết sai lỗi chính tả nhiều; dùng từ không chính xác
       - Bài văn trình bày luộm thuộm
       - Câu trả lời chưa đúng trọng tâm; trình bày bài làm chưa khoa học
       - Bài văn chưa thể hiện được cảm xúc và chưa vận dụng tốt vào liên hệ cuộc sống.
       - Một số bài làm còn sơ sài, tỏ ra ít đầu tư
GV: Chỉ rõ tên học sinh cần rút kinh nghiệm.....
Hoạt động 3: Trả bài và sửa lại:
Gv hướng dẫn  hs sửa những lỗi sai cụ thể
Qua phần chữa và nhận xét trong bài làm các em sửa vào bảng dưới đậy.
Các yêu cầu:
Các lỗi cụ thể
Nguyên nhân mắc lỗi
Cách sửa
Về bố cục



Về dùng từ, diễn đạt



Về chính tả



Về ngữ pháp



Về thiếu ý, thừa ý




Hoạt động 4: Thống kê:
Loại giỏi:
Loại khá:
Loại TB:
Loại yếu:
3/Củng cố:  GV ghi điểm - Tổng kết, rút kinh nghiệm
4/ Dặn dò: Gv dặn hs chuẩn bị ôn thi vào 10 THPT.
IV. Rút kinh nghiệm 
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_mon_ngu_van_lop_9_hoc_ki_2_theo_cv_5512.docx