Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 - Học kì II năm 2010

Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 - Học kì II năm 2010

Tiết 141:

BIÊN BẢN

I. Mục tiêu cần đạt

- HS nắm được các yêu cầu của biên bản thông dụng: phân tích được yêu cầu của biên bản, liệt kê được các loại biên bản thường gặp trong thực tế cuộc sống.

- RKN viết được một biên bản hành chính theo mẫu.

- Có ý thức vân dụng kiến thức viết biên bản vào thực tế đời sống.

II. Đồ dùng dạy học

 - GV: Giáo án, SGK+ SGV N.văn 9, bảng phụ, một số biên bản tham khảo

 - HS: Sưu tầm một số biên bản

 

doc 20 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 492Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 - Học kì II năm 2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 26/03/ 2010
Ngày giảng: 29 / 03 (9C+ 9B)
Tiết 141: 
Biên bản
I. Mục tiêu cần đạt
- HS nắm được các yêu cầu của biên bản thông dụng: phân tích được yêu cầu của biên bản, liệt kê được các loại biên bản thường gặp trong thực tế cuộc sống.
- RKN viết được một biên bản hành chính theo mẫu.
- Có ý thức vân dụng kiến thức viết biên bản vào thực tế đời sống. 
II. Đồ dùng dạy học
 - GV: Giáo án, SGK+ SGV N.văn 9, bảng phụ, một số biên bản tham khảo
 - HS: Sưu tầm một số biên bản
III. Phương pháp
 Nêu vấn đề, phân tích, thuyết trình, vấn đáp, gợi mở,...
IV. Tổ chức giờ học
* HĐ1: Khởi động 
- Mục tiêu: Tạo tâm thế tiếp thu bài mới cho học sinh
- Thời gian: 2 phút
- Cách tiến hành:
 GV: Trong thực tế đời sống có thể có đôi lần các em đã từng viết một biên bản. Nhưng có thể chúng ta chưa suy nghĩ và chưa từng đặt ra câu hỏi: Biên bản là gì? Đặc điểm và cách viết biên bản ra sao? Vậy, để trả lời các câu hỏi như thế -> Bài mới
Hoạt động của GV- HS
Nội dung
*HĐ2: Hình thành kiến thức mới
- Mục tiêu: HS nắm được các yêu cầu của biên bản thông dụng: 
+ Đặc điểm của biên bản, liệt kê được các loại biên bản thường gặp trong thực tế cuộc sống.
+ Cách viết biên bản 
- Thời gian: phút
- Cách tiến hành:
HS: đọc 2 biên bản trong SGK -> theo dõi và trả lời các câu hỏi
H: Mỗi biên bản ghi lại nội dung sự việc gì?
H: Viết biên bản để làm gì?
GV: Biên bản thuộc loại VB hành chính có tính quy ước cao về ND và hình thức.
H: Quan sát 2 biên bản, cho biết biên bản cần phải đạt được những yêu cầu gì về nội dung và hình thức?
HS: Thảo luận nhóm 4 (3')-> đại diện nhóm báo cáo KQ'
GV: Nhận xét -> kết luận
GV: Biên bản 1 là biên bản hội nghị, biên bản 2 là biên bản sự vụ 
H: Em hãy kể tên một số loại biên bản thường gặp trong thực tế ?
* Một số biên bản khác:
- Biên bản bàn giao công tác.
- Biên bản Đại hội Chi đội.
- Biên bản kiểm kê tài sản.
- Biên bản vi phạm giao thông...
H: Đặc điểm của biên bản?
GV: Khái quát kiến thức rút ra ghi nhớ ý 1+ 2 -> chuyển ý
HS: Quan sát lại 2 biên bản ở mục I
H: Một biên bản gồm mấy phần? Chúng được sắp xếp ntn?
 - 3 phần: MĐ, ND, KT -> Sắp xếp theo trình tự bắt buộc
H: Phần mở đầu biên bản gồm những mục gì?
H: Tên biên bản được viết như thế nào? (Tuỳ thuộc từng biên bản) 
H: Phần nội dung gồm những mục gì? 
H: Nhận xét cách ghi những ND này trong biên bản?
 - Cách ghi phải trung thực, khách quan, không được thêm vào những ý kiến chủ quan của người viết.
H: Tính chính xác, cụ thể của biên bản có giá trị như thế nào?
- Tính chính xác, cụ thể của biên bản giúp cho người có trách nhiệm làm cơ sở xem xét để đưa ra những kết luận đúng đắn.
H: Phần kết thúc có những mục gì? 
H: Tại sao phải kí tên? Mục kí tên cuối biên bản có tác dụng gì?
- Chữ kí thể hiện tư cách pháp lí của những người có trách nhiệm lập biên bản.
H: Lời văn của biên bản phải như thế nào?
H: Khi viết biên bản cần chú ý đến những điều gì? Những mục nào không thể thiếu trong biên bản? 
HS: đọc ghi nhớ SGK
GV: Khái quát rút ra ghi nhớ.
-> Lưu ý HS một số điểm khi viết biên bản:
- Cách viết Quốc hiệu, tiêu ngữ, tên biên bản
- Cách trình bày các mục (khoảng cách giữa các mục, lề trên, lề dưới) 
- Cách trình bày KQ' bằng số liệu
- Cách trình bày họ tên, chữ kí của những người có liên quan
*HĐ3: Hướng dẫn luyện tập
- Mục tiêu: 
+ RKN viết được một biên bản hành chính theo mẫu.
+ Có ý thức vận dụng kiến thức viết biên bản vào thực tế đời sống. 
- Thời gian: phút
- Cách tiến hành:
HS: Đọc và nêu yêu cầu bài tập 1
HS: HĐ cá nhân ->trả lời
H: Hai tình huống còn lại phải dùng kiểu văn bản hành chính nào để viết?
- Đơn, tường trình.
GV: hướng dẫn HS thực hiện
HS: trình bày-> nhận xét
GVNX, KL
I. Đặc điểm của biên bản
1.Bài tập (SGK- Tr123+124)
2.Nhận xét 
- Biên bản 1: Ghi lại nội dung, diễn biến buổi sinh hoạt chi đội.
- Biên bản 2: Nội dung, diễn biễn cuộc trao trả giấy tờ, tang vật, phương tiện cho người vi phạm sau khi đã xử lí.
-> Ghi lại những sự việc đã xảy ra hoặc đang xảy ra trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức chính trị - xã hội...
* Nội dung biên bản:
- Số liệu, sự kiện phải chính xác, cụ thể (nếu có tang vật, chứng cứ, giấy tờ liên quan phải đính kèm theo) 
- Ghi chép phải trung thực, đầy đủ, khách quan (không suy diễn theo ý chủ quan)
- Thủ tục phải chặt chẽ (thời gian, địa điểm cụ thể)
- Lời văn ngắn gọn, chính xác, dễ hiểu (tránh mập mờ, tối nghĩa)
* Hình thức:
-Viết đúng mẫu quy định.
- Không trang trí các hoạ tiết, tranh ảnh minh hoạ ngoài nội dung của biên bản.
II. Cách viết biên bản
1. Phần mở đầu ( Phần thủ tục)
- Gồm quốc hiệu, tiêu ngữ (Đối với biên bản sư vụ, hành chính)
- Tên biên bản: Ghi rõ nội dung chính của biên bản. 
- Thời gian, địa điểm, thành phần tham dự và chức danh
2. Phần nội dung (chính): Ghi lại diễn biến và kết quả sự việc.
3. Phần kết thúc
- Thời gian kết thúc.
- Họ tên, chữ kí của những người có trách nhiệm (chủ toạ, thư kí hoặc đại diện các bên tham gia lập biên bản)
III. Ghi nhớ (SGK- Tr 126)
IV. Luyện tập
1.Bài tập 1 (SGK- Tr 126)
 Những tình huống cần viết biên bản: a,c,d.
2.Bài tập 2 (SGK- Tr 126)
* Tổng kết và hướng dẫn học bài ở nhà (3')
- GV: Khái quát nội dung bài học, nhấn mạnh kiến thức trọng tâm
- HS: Học bài, nắm được cách viết biên bản.Viết biên bản sinh hoạt lớp tuần 29.
 Tiết 142 +143 - Văn bản : Những ngôi sao xa xôi (Y/cầu: Đọc và tóm tắt văn bản, tìm hiểu bố cục, soạn bài theo câu hỏi SGK, sưu tầm một số bài hát về thanh niên xung phong)
Ngày soạn: 26/03/ 2010
Ngày giảng: 29/03 (9C), 30/3 (9B)
Tiết 142 - Văn bản: 
 Những ngôi sao xa xôi	 - Lê Minh Khuê -
I. Mục tiêu cần đạt
- HS cảm nhận được tâm hồn trong sáng, tính cách dũng cảm, hồn nhiên trong cuộc sống chiến đấu nhiều gian khổ, hy sinh nhưng vẫn lạc quan của các nhân vật nữ thanh niên xung phong. Thấy được nét đặc sắc trong cách miêu tả nhân vật và nghệ thuật kể chuyện của tác giả.
- Rèn kĩ năng đọc, kể tóm tắt, phân tích tác phẩm; biết liên hệ thực tế, nhất là vấn đề môi trường. 
- GDHS lòng dũng cảm, tinh thần lạc quan, yêu cuộc sống; biết ơn sự hi sinh của thế hệ cha ông ta và trân trọng quá khứ hào hùng của dân tộc.
II. Đồ dùng dạy học
 - GV: Giáo án, SGK+ SGV N.văn 9, máy chiếu
III. Phương pháp
 Nêu vấn đề, phân tích, thuyết trình, vấn đáp, gợi mở,...
IV. Tổ chức giờ học
* HĐ1: Khởi động + KT
- Mục tiêu: Tạo tâm thế tiếp thu bài mới cho học sinh
- Thời gian: 7 phút
- Cách tiến hành:
+ Kiểm tra: (Chiếu slide 2,3,4,5 câu hỏi và đáp án phần KT) Nhân vật Nhĩ trong truyện ngắn “ Bến quê” được đặt trong những tình huống ntn ? Những quy luật cuộc đời nào đã được nhân vật Nhĩ chiêm nghiệm, khái quát từ chính bản thân c/sống và hoàn cảnh thực tại của mình?
+ Khởi động:
 GV: Trình chiếu slide 6 cảnh máy bay Mĩ ném bom trên tuyến đường Trường Sơn
 -> Dẫn vào bài mới: Trên nẻo đường Trường Sơn những năm đánh Mĩ, các chàng trai chiến sĩ lái xe còn kính hay không có kính, đều có những cuộc gặp gỡ chớp nhoáng nhưng vô cùng thú vị và cảm động. Họ đều có tinh thần lạc quan, yêu đời, yêu đất nước. Với những cô gái thanh niên xung phong, những cô trinh sát mặt đường, những cô chuyên phá bom nổ chậm để mở đường cho xe qua thì cuộc sống, tính cách, tâm hồn của họ như thế nào? VB "Những ngôi sao xa xôi" của t/g Lê Minh Khuê đã khắc hoạ một cách sinh động, chân thực chân dung tâm hồn, tính cách của 3 cô gái trẻ - 3 vì sao xa xôi trên cao điểm Trường Sơn đó. 
Hoạt động của GV- HS
Nội dung
*HĐ2:Hướng dẫn đọc - hiểu văn bản
- Mục tiêu: 
+ HS cảm nhận được tâm hồn trong sáng, tính cách dũng cảm, hồn nhiên trong cuộc sống chiến đấu nhiều gian khổ, hy sinh nhưng vẫn lạc quan của các nhân vật nữ thanh niên xung phong. 
+ Thấy được nét đặc sắc trong cách miêu tả nhân vật và nghệ thuật kể chuyện của tác giả.
+ Rèn kĩ năng đọc, kể tóm tắt, phân tích tác phẩm; biết liên hệ thực tế, nhất là vấn đề môi trường. 
- Thời gian: phút
- Cách tiến hành:
GV: HD đọc (Yêu cầu: giọng tâm tình, phân biệt lời kể với đối thoại giữa các nhân vật) chiếu slide 7- đọc mẫu 1 đoạn
HS : lần lượt đọc hết văn bản
H: Em hãy tóm tắt văn bản?
HS: tóm tắt, nhận xét
GV: Nhận xét - chiếu slide 8- phần tóm tắt mẫu: Truyện kể về ba nữ thanh niên xung phong Thao, Phương Định và Nho trong tổ trinh sát mặt đường tại một trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn thời kì k/c chống Mĩ. Nhiệm vụ của họ là quan sát địch ném bom, đo khối lượng đất đá phải san lấp do bom địch gây ra, đánh dấu các vị trí các trái bom chưa nổ và phá bom thông đường. Công việc của họ hết sức nguy hiểm vì thường xuyên phải chạy lên cao điểm giữa ban ngày và máy bay địch có thể ập đến bất cứ lúc nào. Đặc biệt, họ phải đối mặt với thần chết sau mỗi lần phá bom - công việc diễn ra hàng ngày, có khi đến vài lần trong ngày. Họ sống trong một cái hang dưới chân cao điểm, cách xa đơn vị. Mỗi người có một thói quen, sở thích, tính nết khác nhau nhưng họ đều can đảm, dũng cảm, hồn nhiên, tâm hồn trong sáng, gắn bó yêu thương nhau trong tình đồng đội. Phương Định, nhân vật kể chuyện là một cô gái giàu cảm xúc, hay mộng mơ luôn nhớ về những kỉ niệm thời niên thiếu, với gia đình và thành phố. Phần cuối truyện miêu tả hành động tâm trạng của Phương Định trong một lần phá bom, Nho bị thương và sự lo lắng, chăm sóc của 2 người đồng đội
HS: đọc phần chú thích * trong SGK
H: Trình bày những nét chính về tác giả?
GV: Chiếu slide 9 +10 - giới thiệu chân dung tác giả, đề tài sáng tác và những t/p tiêu biểu 
-> MR: L.M. Khuê thuộc thế hệ những nhà văn bắt đầu sáng tác trong thời kì k/c chống Mĩ. Những t/p đầu tay của chị ra đời vào đầu những năm 70 của XX, khi chị đang còn rất trẻ, đều viết về cuộc sống chiến đấu của thanh niên xung phong và bộ đội trên tuyến đường T.Sơn, đã gây sự chú ý của bạn đọc. Sau 1975, sáng tác của LMK bám sát những chuyển biến của đời sống, đề cập đến nhiều VĐ bức xúc của XH và con người với tinh thần đổi mới mạnh mẽ.
H: T/phẩm ra đời trong h/c nào?(Slide 11) 
GVMR: Truyện ngắn đầu tay của t/g. Đường T.Sơn, những cô gái TN xung phong, những anh bộ đội lái xe là đề tài quen thuộc trong k/c chống Mĩ: Thơ P.T.Duật, L.T.Mĩ Dạ, "Mảnh trăng cuối rừng" của N.M.Châu... "Những ngôi sao xa xôi" có nhiều điểm gặp gỡ với các t/p cùng đề tài, nhưng vẫn có những đặc sắc riêng. Cái tạo nên sức hấp dẫn của truyện là sự am hiểu cặn kẽ c/s cùng với tâm lí, t/cảm, suy nghĩ của những con người trẻ tuổi trên tuyến đường T.Sơn . 
GV: Hướng dẫn HS thảo luận các chú thích trong SGK, chú ý: (slide 12)
(1) Cao điểm : chỗ cao hơn mặt đất, như gò, đồi núi hoặc trên nóc công trình kiến trúc cao đ ở đây chỉ chỗ ở của ba cô TNXP.
(2) Trọng điểm : điểm, nơi được xác định là có vai trò quan trọng so với những điểm, những nơi khác đ ở đây chỉ chỗ làm việc của ba cô TNXP.
GV: chiếu slide 13 - HDHS thảo luận nhóm 3' - KT khăn trải bàn- trả lời các câu h ...  căn buồng nhỏ ở một đường phố yên tĩnh nơi thành phố của mình.
- Vào chiến trường đã ba năm, quen với bom đạn với hiểm nguy, giáp mặt hàng ngày với cái chết nhưng cô không hề mất đi sự trong sáng hồn nhiên và những ước mơ về tương lai.
-> Giàu cảm xúc, nhạy cảm, hồn nhiên, hay mơ mộng và thích hát.
- Yêu mến những người đồng đội trong tổ và cả đơn vị.
- Nhạy cảm và quan tâm đến hình thức của mình, nhưng kín đáo trước đám đông tưởng như kiêu kì.
b. Tâm lí Phương Định trong lần phá bom
"Tôi đến gần quả bom. Cảm thấy có ánh mắt các chiến sĩ theo dõi mình, tôi không sợ nữa. Tôi sẽ không đi khom. Các anh ấy không thích cái kiểu đi khom khi có thể cứ đàng hoàng mà bước đi
 Thỉnh thoảng lưỡi xẻng chạm vào quả bom. Một tiếng động sắc đến gai người , cứa vào da thịt tôi. Tôi rùng mình và bỗng thấy tại sao mình làm quá chậm. Nhanh lên một tí! Vỏ quả bom nóng. Một dấu hiệu chẳng lành.
 Tim tôi cũng đập không rõ .Dường như vật duy nhất vẫn bình tĩnh, phớt lờ mọi biến động chung là chiếc kim đồng hồTôi có nghĩ tới cái chết. Nhưng một cái chết mờ nhạt, không cụ thể" 
- Được miêu tả rất chi tiết, tỉ mỉ đến từng cảm giác, ý nghĩ dù chỉ thoáng qua trong giây lát: hồi hộp, lo lắng, căng thẳng, vẫn nghĩ đến cái chết dù mờ nhạt.
-> Phương Định dũng cảm, có tâm hồn phong phú, trong sáng nhưng không phức tạp, ở cô không có sự day dứt, băn khoăn, trăn trở trong ý nghĩ khi phải giáp mặt với cái chết. 
IV. Ghi nhớ (SGK - Tr 122)
* Tổng kết và hướng dẫn học bài ở nhà (3')
- GV: Khái quát nội dung bài học, nhấn mạnh kiến thức cơ bản
- HS: Nắm được ND và NT chính của bài, tính cách chung và riêng của 3 cô gái TNXP, nhân vật Phương Định; hoàn thiện phần luyện tập
 Chuẩn bị VB: Rô-bin- sơn ngoài đảo hoang.
 Tiết 144 : Tổng kết về ngữ pháp 
Ngày soạn: 29/03/ 2010
Ngày giảng: 31/03 (9C), 02/04 (9B)
Tiết 144: 
tổng kết về ngữ pháp
I. Mục tiêu cần đạt
- Hệ thống hoá kiến thức đã học từ lớp 6 - lớp 9 về: từ loại, thành phần câu, cụm từ, các kiểu câu.
- HS biết vận dụng các kiến thức ngữ pháp vào việc làm bài tập
- Có ý thức vận dụng kiến thức đó trong nói, viết, giao tiếp xã hội và trong viết bài tập làm văn của mình.
II. Đồ dùng dạy học
 - GV: Giáo án, SGK+ SGV N.văn 9, máy chiếu
III. Phương pháp
 Nêu vấn đề, phân tích, thuyết trình, vấn đáp, gợi mở,...
IV. Tổ chức giờ học
* HĐ1: Khởi động
- Mục tiêu: Tạo tâm thế tiếp thu bài mới cho học sinh
- Thời gian: 2 phút
- Cách tiến hành:
 GV: Chúng ta đã kết thúc toàn bộ phần kiến thức ngữ pháp đã học trong chương trình THCS . Để củng cố, khắc sâu những kiến thức đó- > ND bài học. 
Hoạt động của GV- HS
Nội dung
*HĐ2: Hướng dẫn tổng kết
- Mục tiêu: 
+ Hệ thống hoá kiến thức đã học từ lớp 6 - lớp 9 về: từ loại, thành phần câu, cụm từ, các kiểu câu.
+ HS biết vận dụng các kiến thức ngữ pháp vào việc làm bài tập thực hành
- Thời gian: phút
- ĐDDH: Máy chiếu
- Cách tiến hành:
GV: HDHS ôn lí thuyết
H: Thế nào là DT,ĐT, TT? Lấy VD minh hoạ?
HS: trả lời
GV: chốt kiến thức (slide 1)
HS:Đọc và XĐ y/cầu BT 1
-> HĐN 3' (KT khăn trải bàn) -> Trình bày KQ'
GVNX, KL:
HS:Đọc và XĐ y/cầu BT 2
-> HĐCN
GVNX, KL:
HS:Đọc và XĐ y/cầu BT 3
-> HĐCN
GVNX, KL:
HS:Đọc và XĐ y/cầu BT 4
GV: Hướng dẫn HS lập bảng tổng kết theo bảng SGK
HS:HĐN bàn 3'-báo cáo KQ
GVNX, KL: (chiếu slide 2)
.
HS:Đọc và XĐ y/cầu BT 5
-> HĐCN
GVNX, KL:
GV: HDHS ôn lại lí thuyết
HS:Đọc và XĐ y/cầu BT 1
-> HĐCN
GVNX, KL: (chiếu slide 3)
HS: Đọc, nêu yêu cầu bài tập
HS: Hoạt động cá nhân
HS:Đọc và XĐ y/cầu BT 2
-> HĐCN
GVNX, KL: 
HS:Đọc và XĐ y/cầu BT 1
-> HĐN bàn 2'
GVNX, KL: 
HS:Đọc và XĐ y/cầu BT 2
-> HĐCN 
GVNX, KL: 
HS:Đọc và XĐ y/cầu BT 3
-> HĐCN 
GVNX, KL: 
Chú ý: Việt Nam, phương Đông được dùng như tính từ
A. Từ loại
I. Danh từ, động từ, tính từ
1. Khái niệm
Từ loại
Đặc điểm
Ví dụ
Danh từ
-Là từ chỉ người, vật, sự việc, hiện tượng, khái niệm.
-Thường là CN, nếu là VN phải có từ là dứng trước.
Bàn, ghế, thầy giáo, đội viên, hoa hồng...
Động từ
-Là từ chỉ hành động, trạng thái của người, vật, sự vật.
Học,chơi, trồng cây...
Tính từ
-Là từ chỉ tính chất, đặc điểm của sự vật, hành động, trạng thái.
-Thường là VN	
Hiền lành, 
 thông minh, đỏ chói...
2. Bài tập:
 *Bài tập 1 (SGK- Tr 130)
- DT: Lần, lăng, làng.
- ĐT: Đọc, nghĩ ngợi, phục dịch, đập
- TT: Hay, đột ngột, phải, sung sướng.
*Bài tập 2 (SGK -Tr 130)
a) Những, các, một + lần, làng, cái lăng, ông giáo.
b) Hãy, đã, vừa + đọc, nghĩ ngợi, phục dịch, đập.
c) Rất, hơi, quá + hay, đột ngột, phải, sung sướng.
*Bài tập 3 ( SGK- Tr 131)
- DT đứng sau: những, các, một (số từ,lượng từ)
- ĐT đứng sau: hãy, đừng, chớ
- TT đứng sau: rất, hơi, quá (từ chỉ mức độ)
*Bài tập 4 (SGK- Tr 131)
Lập bảng tổng kết
ý nghĩa khái quát của từ loại
Khả năng kết hợp
Kết hợp phía trước
Từ loại
Kết hợp về phía sau
Chỉ sự vật (người, vật, hiện tượng, khái niệm)
Từ chỉ số lượng: một, hai, những, các
 (số từ, lượng từ )
Danh từ
Này, ấy, đó... (chỉ từ)
Chỉ hoạt động, trạng thái của SV
Hãy, đã, vừa, cũng, còn, đang
...
Động từ
Những chi tiết về đối tượng, hướng, địa điểm, thời gian, mục đích, phượng tiện, cách thức...
Chỉ đặc điểm, tính chất của SV, hoạt động, trạng thái.
Rất, hơi, quá, vẫn, còn, đang
.....
Tính từ
Những từ ngữ biểu thị sự so sánh, vị trí, mức độ, phạm vi...
Bài tập 5 (SGK Tr 131)
a. Tròn: TT được dùng như ĐT
b. Lý tưởng: DT được dùng như TT
c. Băn khoăn: TT được dùng như DT
II. Các từ loại khác
1.Bài tập 1(SGK- Tr132)
Số từ
Đại từ
Lượng từ
Chỉ từ
Phó từ
Quan hệ từ
Trợ từ
Tình
thái từ
Thán từ
Ba, năm, 
thứ nhất, thứ hai,
Tôi, bao nhiêu, 
bao giờ, bấy giờ, 
Những, các mọi,
ấy, đâu, đó, nọ, kia, 
Đã, mới, đang, sẽ, từng,
ở, của, nhưng như, và, với,...
Chỉ, cả, ngay, 
Hả, hử, ư, à, ạ,
Trời ơi, ôi, than ôi,
2. Bài tập 2(SGK Tr 132)
- Từ chuyên dùng ở cuối câu để tạo câu nghi vấn: à, ư, hử, hở, hả, nhỉ, đâu, nào đ thuộc loại từ tình thái.
B. Cụm từ
1. Bài tập 1(SGK- Tr 133)
a) tất cả những ảnh hưởng quốc tế đó.
 DT
 - một nhân cách rất Việt Nam.
 DT
 - một lối sống rất bình dị....
 DT
b) những ngày (khởi nghĩa) dồn dập ở làng
 DT
c) tiếng (cười nói) xôn xao của đám người ....
 DT 
*Dấu hiệu: Có số từ đứng trước hoặc có thể thêm từ "những" (lượng từ)
2. Bài tập 2 (SGK- Tr 133)
a) đã đến gần anh
 ĐT
 sẽ chạy xô vào lòng anh, 
 ĐT 
 sẽ ôm chặt lấy cổ anh.
 ĐT
b) vừa lên cải chính...
 ĐT
*Dấu hiệu: Đã, sẽ, vừa đứng trước động từ.
3. Bài tập 3 (SGK- Tr 133)
a) rất Việt Nam...rất bình dị, rất Việt Nam, rất
 TT TT TT
 phương Đông, ...rất mới, rất hiện đại.
 TT TT TT
b) sẽ không êm ả 
 TT
c) phức tạp hơn, cũng phong phú và sâu sắc hơn.
 TT TT TT
*Dấu hiệu: Có "rất" hoặc có thể thêm từ "rất" phía trước.
 * Tổng kết và hướng dẫn học bài ở nhà (3')
- GV: Khái quát nội dung bài học, nhấn mạnh kiến thức cơ bản
- HS: Ôn toàn bộ kiến thức, vận dụng viết đoạn văn có sử dụng các từ loại vừa ôn tập
 Tiết 145 : Luyện tập viết biên bản
Ngày soạn: 29/03/ 2010
Ngày giảng: 31/03 (9C), 02/04 (9B)
Tiết 144: 
tổng kết về ngữ pháp
I. Mục tiêu cần đạt
- HS ôn lại lí thuyết về đặc điểm và cách viết biên bản.
- Viết được một biên bản hội nghị hoặc một biên bản sự vụ thông dụng.
- Có ý thức vận dụng kiến thức về biên bản vào thực tế.
II. Đồ dùng dạy học
 - GV: Giáo án, SGK+ SGV N.văn 9.
III. Phương pháp
 Nêu vấn đề, phân tích, thuyết trình, vấn đáp, gợi mở,...
IV. Tổ chức giờ học
* HĐ1: Khởi động
- Mục tiêu: Tạo tâm thế tiếp thu bài mới cho học sinh
- Thời gian: 2 phút
- Cách tiến hành:
 GV: Chúng ta đã nắm được thế nào là biên bản, các đặc điểm cơ bản của biên bản.Hôm nay, chúng ta sẽ luyện tập viết một số văn văn bản thông dụng. 
Hoạt động của GV- HS
Nội dung
*HĐ2: HD ôn lại lí thuyết
- Mục tiêu: HS ôn lại lí thuyết về đặc điểm và cách viết biên bản.
- Thời gian: 8 phút
- Cách tiến hành:
GV: HDHS ôn lại lí thuyết theo câu hỏi trong SGK.
HS: 2 HS trả lời, nhận xét.
GV: Nhận xét, kết luận, cho điểm 
*HĐ3: Hướng dẫn luyện tập
- Mục tiêu: 
+ Viết được một biên bản hội nghị hoặc một biên bản sự vụ thông dụng.
+ Có ý thức vận dụng kiến thức về biên bản vào thực tế.
- Thời gian: 2 phút
- Cách tiến hành:
HS: Đọc, nêu yêu cầu bài tập 1
H: Nội dung ghi chép đã cung cấp đầy đủ dữ liệu để hình thành một biên bản chưa? Cần thêm bớt những gì?
- Cung cấp đầy đủ để hình thành biên bản; thêm quốc hiệu, tiêu ngữ, thời gian kết thúc, kí nhận.
H: Cách sắp xếp các nội dung đó có phù hợp với một biên bản không? Cần sắp xếp lại như thế nào?
HS: TLN bàn (2')-> trình bày, nhận xét
GV: Nhận xét, KL trên bảng phụ
HS: Đọc, nêu yêu cầu bài tập 2
->HĐN - trao đổi để xác định nội dung chủ yếu của biên bản -> viết (8')
HS: đại diện các nhóm đọc biên bản của nhóm mình -> các nhóm khác NX
GV: Nhận xét, sửa cho HS
HS: Đọc, nêu yêu cầu bài tập 3
GV: HD trao đổi để xác định nội dung chủ yếu của biên bản 
H: Thành phần tham dự bàn giao gồm những ai? Nội dung bàn giao như thế nào?
HS: Dựa trên kết quả thảo luận, viết biên bản vào vở bài tập.
GV: Theo dõi và uốn nắn những lệch lạc nếu có, giúp đỡ để HS hoàn thiện biên bản.
- Từng cặp HS trao đổi và kiểm tra cho nhau
GV: Chọn 1, 2 HS khá đọc KQ bài tập của mình
GV: Nhận xét, kết luận, biểu dương 
-> HDHS làm BT 4 (SGK.136)
I. Ôn tập lý thuyết 
 (SGK Tr -126)
II. Luyện tập
1. Bài tập1(SGK- Tr 134)
- Quốc hiệu và tiêu ngữ 
- Tên biên bản 
- Địa điểm, thời gian tiến hành hội nghị (b)
- Thành phần tham dự hội nghị (a)
- Diễn biến và kết quả hội nghị: d, c,e,g,h
- Thời gian kết thúc, thủ tục kí xác nhận 
2.Bài tập 2 (SGK- Tr 136) 
Ghi lại biên bản họp lớp tuần vừa qua.
- Quốc hiệu và tiêu ngữ 
- Tên biên bản ( Biên bản sinh hoạt lớp)
- Địa điểm, thời gian tiến hành 
- Thành phần tham dự (GVCN + hs)
- Diễn biến và kết quả buổi sinh hoạt :
* Lớp trưởng điều khiển 
+ Các tổ trưởng nhận xét các tổ viên + bình xét hạnh kiểm.
+ Tuyên dương, phê bình
+ Bình xét tổ xuất sắc.
* GVCN nhận xét, nêu kế hoạch tuần sau.
* Hoạt động HĐNGLL.
- Thời gian kết thúc, thủ tục kí xác nhận 
3. Bài tập 3 (SGK - 136)
 Viết biên bản bàn giao nhiệm vụ lớp trực tuần.
- Thành phần:
+Lớp 9A: Cô giáo CN lớp; ban cán sự lớp.
+Lớp 9B: Cô giáo chủ nhiệm, ban cán sự lớp.
- Nội dung: Nội dung và kết quả công việc đã làm trong tuần, nội dung công việc cần thực hiện trong tuần tới, các phương tiện vật chất và hiện trạng của chúng tại thời điểm bàn giao...
 * Tổng kết và hướng dẫn học bài ở nhà (3')
- GV: Khái quát những đặc điểm của biên bản và cách viết biên bản
- HS: Ôn lại lí thuyết, nắm được cách viết biên bản, hoàn thiện BT 4, ghi biên bản ĐH liên đội Trường THCS thị trấn. 
Tiết 146 : Trả bài TLV số 7
Tiết 147+ 148 - VB : Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang (Y/cầu: Đọc và tóm tắt văn bản, tìm hiểu bố cục, soạn bài theo câu hỏi SGK)

Tài liệu đính kèm:

  • docVAN 9- HKII- 141-145-V.YEN.doc