Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 năm 2009 - Bố của Xi - Mông

Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 năm 2009 - Bố của Xi - Mông

A. Mục tiêu cần đạt: Qua bài nhằm làm cho HS có được:

- Kiến thức: HS hiểu được Mô-pa-xăng đã mêu tả sắc nét diễn biến tâm trạng của 3 nhân vật chính trong văn bản này ntn. cảm nhận cảnh ngộ đáng thương của mẹ con cậu bé Xi-mông, lòng hào hiệp của bác thợ Phi-líp - Lòng thương người có thể cứu được con người.

- Kỹ năng: Rèn luyện kĩ năng phân tích nhân vật qua diễn biến tâm trạng, theo mạch cốt truyện.

- Thái độ: Giáo dục lòng yêu thương bè bạn và mở rộng ra là lòng yêu thương con người

B. Chuẩn bị:

- GV: Nghiên cứu văn bản, toàn văn truyện “Bố của Xi-mông”, chân dung tác giả.

- HS: Chuẩn bị bài theo yêu cầu của GV

 

doc 8 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 912Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 năm 2009 - Bố của Xi - Mông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 2009
Ngày dạy: 2009
 Văn Bản:
BỐ CỦA XI-MÔNG
(Trích) - Mô-pa-xăng -
	Tiết 152, 153: ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN
A. Mục tiêu cần đạt: Qua bài nhằm làm cho HS có được:
- Kiến thức: HS hiểu được Mô-pa-xăng đã mêu tả sắc nét diễn biến tâm trạng của 3 nhân vật chính trong văn bản này ntn. cảm nhận cảnh ngộ đáng thương của mẹ con cậu bé Xi-mông, lòng hào hiệp của bác thợ Phi-líp - Lòng thương người có thể cứu được con người.
- Kỹ năng: Rèn luyện kĩ năng phân tích nhân vật qua diễn biến tâm trạng, theo mạch cốt truyện.
- Thái độ: Giáo dục lòng yêu thương bè bạn và mở rộng ra là lòng yêu thương con người
B. Chuẩn bị:
- GV: Nghiên cứu văn bản, toàn văn truyện “Bố của Xi-mông”, chân dung tác giả.
- HS: Chuẩn bị bài theo yêu cầu của GV
C. Tổ chức các hoạt động dạy - học:
* Hoạt động 1: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS:(3’)
	? Nêu cảm nhận của em về nhân vật Rô-bin-xơn? 
* Hoạt động 2: Giới thiệu bài:(2’)
	? Trong chương trình ngữ văn các em đã học từ lớp 6 -> lớp 9, hãy nhớ lại và cho biết em đã được tiếp xúc với những tác phẩm nào của tác giả người Pháp?
	TL: Lớp 6: Buổi học cuối cùng của Đô Đê, Lớp 7: Ông Giuốc Đanh của Mô-li-e, lớp 8: Đi bộ ngao du của Ru-xô.
	GV: Như vậy nước P là một nước đã sản sinh ra nhiều nhà văn, nhà thơ,nhà viết kịch nổi tiếng thế giới. Cùng với cá tác giả các em đã học, hôm nay cô sẽ giới thiệu với các em một tác giả mới, một nhà văn P cuối TK XIX. Với hàng chục tiểu thuyết và khoảng 300 truyện ngắn, tên tuổi của ông đã trở thành bất tử đó là tác giả Mô-pa-xăng với đoạn trích “Bố của Xi-mông”.
* Hoạt động 3: Bài mới:(83’)
Hoạt động của Giáo viên
HĐ của HS
Nội dung cần đạt
GV: Gọi HS đọc phần chú tích *
? Nêu vài nét về tác giả tác phẩm?
GV: Nhấn mạnh bổ sung.
GV: HD đọc: Chú ý phân biệt lời kể chuyện, tả cảnh, giọng nói, lời đối thoại của Xi-mông, bác Phi-líp và chị Blăng-sốt.
GV: Đọc mẫu - HS đọc nối tiếp.
GV: Nhận xét, sửa chữa
? Kể tóm tắt ND đoạn trích?
GV: Y/C HS giải thích nghĩa của một số từ: Đóng đinh chữ chi? Thâm tâm? Lầm lỡ? Thiếu phụ, Phi-líp gì?
? Truyện kể theo ngôi thứ mấy? Kẻ theo trình tự nào?
? Truyện có mấy nhân vật? Nhân vật nào là nhân vật chính? Vì sao?
? Các nhân vật được hiện lên qua mấy sự việc?
? Em hãy tách các phần văn bản tương ứng với những sự việc trên?
? Nhưng nêu xác đinh Xi-mông là nhân vật chính thì có thể hình dung câu truyện diễn ra trong những sự việc nào? Mỗi sự việc từ đâu đến đâu?
GV: Xi-mông là một bé trai, độ 7, 8 tuổi, con chị Blăng-sốt. Nó hơi xanh xao, rất sạch sẽ, vẻ nhút nhát gần như vụng dại. Nó không biết bố mình là ai, mẹ nó chưa bao giờ nói với nó về chuyện này. Bạn bè trong trường thường hay trêu chọc nó, vì nó là đứa trẻ không có bố. Nó đau khổ lắm đến mức...
GV: Y/C HS theo dõi đoạn văn 1.
? Đoạn văn kể tả chuyện gì? Cảnh gì?
? Xi-mông ra bờ sông để làm gì?
? Vì sao Xi-mông mới 8 tuổi lại muốn nhảy xuống sông cho chết đuối?
? Vì sao em bỏ ý định nhảy xuống sông tự tử?
? Vậy khi em ở bờ sông, một cảnh tượng thiên nhiên hiện ra trước mắt em ntn? Đó là một cảnh tượng ntn?
? Cảnh tượng ấy tác động ntn đến tâm trạng của Xi-mông?
? H/ả một em bé đẫm nước mắt, lang thang một mình nơi bãi sông “Thèm được ngủ trên mặt cỏ” gợi lên một số phận ntn?
? Qua đó gợi cảm xúc gì ở người đọc?
? Sự xuất hiện của một chú nhái đã cuốn Xi-mông vào một trò chơi nntn?
? Trò chơi ấy tác động ntn đến tâm trạng của Xi-mông?
GV: Xi-mông tìm được niềm vui nơi bờ sông nhưng lại bị chính những người là đám bạn chế giễu, hành hạ.
? Em nghĩ gì về việc này?
GV: Cho HS thảo luận (1’)
GV: Trò chơi với con nhái khiến Xi-mông nhớ nhà, nghĩ đến mẹ và em lại buồn bã khóc.
? Vì sao Xi-mông lại buồn bã khóc?
? Khi đó Xi-mông đã quỳ xuống đọc kinh cầu nguyện. Theo em, Xi-mông đã cầu nguyện điều gì?
? Như vậy ta thấy nỗi đau đớn của Xi-mông được bộc lộ ntn?
GV: Việc Xi-mông “không đọc hết được(bài kinh)vì những cơn nứt nở lại kéo đến dồn dập” và nhà văn nhiều lần kể chuyện em bé khóc.
? ? Đã cho thấy cậu bé phải chịu đựng một nỗi khổ ntn?
? Nỗi đau đớn của Xi-mông còn được biểu hiện ở điều gì?
? Nhà văn đã diễn tả em nói ntn?
? Em có nhận xét gì về cách kể chuyện của tác giả?
? Qua đó ta thấy nỗi khổ của Xi-mông được biểu hiện ntn?
? Theo em, ai là người có lỗi trong những đau khổ của Xi-mông?
1. Đám bạn học
2. Những người lớn đã lánh mẹ con Xi-mông.
3. Người đàn ông đã lừa dối mẹ Xi-mông.
4. Chính người mẹ.
? Nếu biết nỗi khổ của Xi-mông, em sẽ làm gì cho Xi-mông lúc này?
? Theo em có cách nào giải thoát cho Xi-mông khỏi nỗi tuyệt vọng này?
Tiết 2:
GV: Yêu cầu HS theo dõi đoạn văn còn lại.
? Nỗi khổ của Xi-mông được giải thoát ntn?
GV: Người giải thoát cho Xi-mông là bác thợ Phi-líp.
? Bác Phi-líp đã có cử chỉ và lời nói đặc biệt nào đối với Xi-mông vào cái lúc cậu bé đang tuyệt vọng nhất?
? Qua cử chỉ và lời nói đó của chú Phi-líp cho thấy chú (bác) là người ntn?
? Em hiểu gì về bác Phi-líp từ lời bác nói với con chị Blăng- sốt: “Thôi nào, đừng buồn nữa...một ông bố”?
GV: Bác Phi-líp đã chẳng khó chịu được đến gặp chi Blăng-sốt và trong thâm tâm bác như thầm rằng tuổi thanh xuân đã lầm lỡ rất có thể lầm lỡ lần nữa”?
? Ý nghĩ này cho thấy thái độ của bác đối với nỗi khổ của mẹ con Xi-mông ntn?
GV: Bác Phi-líp đã nhận làm bố của Xi-mông và “nhấc bổng em lên, đột ngột hôn vào hai má”.
? Thái độ và cử chỉ ấy nói gì về tình cảm của của bác đối với mẹ con Xi-mông?
GV: Tuy nhiên cử chỉ của bác nhấc bổng em lên, hôn em, rồi sải bước bỏ đi rất nhanh lại nói lên sự xúc động đột ngột của bác vì quyết định của chính mình. bác muốn giành thời gian để chị Blăng-sốt suy nghĩ và trả lời. Và có lẽ cũng có phần ngượng ngập, xấu hổ vì cá quyết định cũng quá đột ngột của chính mình.
? Bác Phi-líp bỗng trở thành bố của Xi-mông. Theo em vì sao bác có thể làm được một việc giản dị nhưng khó khăn này?
? Em mong ước điều gì cho những người như bác Phi-líp và mẹ con Xi-mông?
? Ngày hôm sau khi đến trường, Xi-mông đã có hành động ntn?
? Tại sao trước những lời trêu chọc và tiếng cười ác ý của lũ bạn ở trường, Xi-mông đầu tiên quát vào mặt chúng như ném một hòn đá?
? Em hiểu Xi-mông đã trưởng thành ntn từ hành động đó?
? Từ đó, em hiểu tình yêu thương của cha mẹ, có ý nghĩa ntn đối với cuộc sống của những đứa trẻ như Xi-mông?
? Nhận xét nghệ thuật kể chuyện trong đoạn văn này?
? Qua đó em thấy Xi-mông là một nhân vật ntn?
? Đặc sắc về NT kể chuyện trong văn bản này?
? Từ đó các nhân vật hiện lên trong tác phẩm ntn?
? Đọc truyện này, em hiểu nỗi khổ nào của con người từ số phận của mẹ con Xi-mông?
? Em hiểu hạnh phúc nào của con người từ tấm lòng bác thợ Phi-líp?
? Đau khổ và hạnh phúc của những nhân vật trong truyện nhắc nhở chúng ta điều gì?
? Theo em, nhà văn viết truyện này với dụng ý gì?
? Từ đó em có liên hệ tới tác phẩm của những nhà văn hiện thực nào?
GV: Gọi HS đọc ghi nhớ SGK.
GV: HD HS làm BT 1,2 SGK
Đọc
Nêu
Nghe
Nghe
cảm thụ
Đọc
Kể tóm tắt
Giải thích
Trả lời
Phát hiện
Phát hiện
Tách các phần
Trả lời
Theo dõi
Theo dõi
Trả lời
Phát hiện
Trả lời
Trả lời
Phát hiện
Trả lời
Trả lời
Trả lời
Trả lời
Trả lời
TLN(1’)
trình bày
Trả lời
Tự bộc lộ
Trả lời
Nghe
Trả lời
Trả lời
Trả lời
Nhận xét
Trả lời
Lựa chọn
Tự bộc lộ
Theo dõi
Trả lời
Phát hiện
Trả lời
Trả lời
Nghe
Nêu suy nghĩ
Nêu ý kiến
Nghe
Trả lời
Tự bộc lộ
Trả lời
Trả lời
Trả lời
Trả lời
Trả lời
Trả lời
Trả lời
Khái quát
Trả lời
Trả lời
Nêu
Trình bày
Liên hệ
Đọc
Làm
I Đọc -Tiếp xúc văn bản:
* Tác giả, tác phẩm:
- Mô-pa-xăng là nhà văn hiện thực xuất sắc của nước Pháp TK XIX, nổi tiếng toàn thế giới về thể loại truyện ngắn.
- Tác phẩm chính: Mụ Xô-va, lão Mi lông, món gi tài, viên mỡ bò, Bà Ếc-mô. 
- Cuối đời bị bệnh thần kinh, mất trong bệnh viện.
- Đoạn trích “Bố của Xi-mông” là phần đầu của truyện ngắn cùng tên.
* Đọc:
- Kể tóm tắt ND: Vì không có bố, cậu bé Xi-mông con chị Blăng-sốt định chết nhưng bác thợ Phi-líp đã giải thoát cho câu bằng cách nhận là bố của Xi-mông.
* Từ khó: SGK
* Cấu trúc văn bản:
- Ngôi thứ ba.
- Theo trình tự thời gian.
- Truyện có 3 nhân vật: Phi-líp, Blăng-sôt, Xi-mông.
- NV chính là Xi-mông vì câu chuyện xoay quanh nhân vật này.
- Các nhân vật hiện lên qua 4 sự việc:
+ Xi-mông khi ở bờ sông(nỗi tuyệt vọng).
+ Xi-Mông khi gặp bác Phi-líp.
+ Phi-líp đưa Xi-mông về nhà.
+ Xi-mông đến trường (Câu chuyện ở trường sáng hôm sau).
- 2 sự việc:
+ Nỗi khổ của Xi-mông: Từ dầu đến “chỉ khóc hoài”.
+ Xi-mông được giải thoát khỏi nỗi khổ: Phần còn lại.
II. Đọc -Hiểu văn bản:
1. Nỗi khổ của Xi-mông:
- Đoạn văn thể hiện rất khéo léo và chân thực tâm trạng đau khổ đến tuyệt vọng vô bờ của chú bé Xi-mông vì bị bạn bè trêu chọc, sỉ nhục rằng nó là đáu không có bố.
- Xi-mông ra bờ sông định nhảy xuống sông cho chết đuối.
- Khi đến trường bị bạn bè chế giễu và bắt nạt vì không có bố.
- Vốn là đứa trẻ mới 7,8 tuổi nên tính cảm của nó vẫn rất hời hợt và dễ bị phân tán và tất nnhieen là rất trẻ con.Cho nên trước cảnh thiên nhiên đẹp, nó đã cuốn hút em, khiến em quên đi chuyện đau khổ tinh thần.
- Trời ấm áp, ánh nắng mặt trời êm đềm sưởi ấm bãi cỏ, nước lấp lánh như gương, chú nhái con nhảy.
- Đó là một cảnh tượng cao rộng, trong sáng, ấm áp.
- Có những giây phút khoan khoái muốn chơi đùa. 
- Thèm được ngủ ở đây.
- Một số phận cco độc, đau khổ, đáng thương.
- Thương cảm
- Em đuổi theo nó và vồ hụt ba lần liền cuối cùng em vồ được hai đầu chân sau của nó. ó thu mình trên đôi cẳng lớn...huơ lên như hai bàn tay.
- Tâm trạng vui bật cười.
- Thiên nhiên chứ không phải con người đã nâng đỡ tâm hồn Xi-mông.
- Sự việc này có ý nghĩa phê phán thực trạng XH lạnh lùng với nỗi khổ của con người.
- Vì kéo em trở về với thực tại không 
 thoát ra được: có nhà, có mẹ mà không có bố.
- Có thể em cần có một người bố, cần được giải thoát khỏi nỗi khổ để lên thiên đàng.
- Bộc lộ ý nghĩ và hành động của em.
- Nỗi khổ đau tinh thần không thể giải thoát đến độ tuyêt vọng.
- Nỗi đau đớn còn biểu hiện ở cách nối năng của em: “ chúng nó đánh cháu vì...cháu...cháu...không có bố... không có bố”.
- Nói không nên lời, cứ bị ngắt quãng, thể hiện trong bài bằng những dấu chấm lửng.
-> Thể hiện diễn biến tâm trạng qua cảnh thiên nhiên, hành động cử chỉ.
=> Nỗi đau khổ tinh thần đến độ tuyệt vọng, hoàn cảnh thật đáng thương.
- Các ý 1,2,3
2. Xi-mông được giải thoát khỏi nỗi khổ:
- Lúc Xi-mông đang nức nở ở ngoài bờ sông thì bác Phi-líp xuất hiện đưa em về nhà và theo yêu câu của Xi-mông tại nhà chị Blăng-sốt việc này khiến Xi-mông vui sướng, không còn sợ đám bạn bắt nạt.
- “ 1 bàn tay chắc nịch đặt lên vai em và 1 giọng ồm ồm hỏi em: “có điều gì làm cháu buồn phiền đến thế, cháu ơi!”
- Thôi nào - bác nói - đừng buồn nữa cháu ơi và về nhà mẹ cháu với bác đi, người ta sẽ cho cháu...một ông bố.
- Hai bác cháu lên đường, người lớn dắt tay đứa bé, và bác lại mỉm cười.
-Bác Phi-líp là một người lao động lương thiện, khỏe mạnh, nhân hậu, giản di, thương người, yêu trẻ.
- Bác là người sẵn sàng giúp đỡ, chia sẻ nỗi khổ của người khác.
- Hiểu và cảm thông với nỗi bất hạnh của họ.
- Bác nhận lời làm bố Xi-mông thoạt đầu cũng chỉ coi như chuyện đùa để làm yên lòng, vui lòng một đứa trẻ đáng thương sau đó thì không hoàn toàn là chuyện đùa nữa. Phần thương Xi-mông, phần cảm mếm chi Blăng-sốt. Từ trong đáy lòng bác đã thật sự muốm làm bố của Xi-mông, muốm bù đắp sự mất mát của hai mẹ con người phụ nữ bất hạnh vì bác là người thương quý đến độ có thể che chở năng đỡ nỗi khổ của những kẻ yếu đuối như mẹ con Xi-mông.
- Vì bác là người tử tế.
- Có lòng vị tha.
- Có tính cách hòa hợp.
- Xi-mông quát vào mặt nó những lời này như ném một hòn đá “Bố tao ấy a? bố tao là “Phi-líp”
- Trong câu trả lời đã thấy rõ niềm hãnh diện, tự hào, không dấu diếm.
- Người bố mới đã cho em sức mạnh để em sẵn sàng thách thức và chịu hành hạ chứ nhất định không chịu bỏ chạy không chịu đầu hàng lũ bạn học tinh quái và ác ý một cách tàn nhẫn.
- Cứng cỏi vì có lòng tin.
- Được che chở, được kiêu hãnh.
- Có niềm vui không chịu tủi cực.
-> Miêu tả tâm lí nhân vật, đối thoại sinh động, chân thực.
=> Xi-mông đáng thương, đáng yêu. Niềm vui lớn đã ccho em sức mạnh để sống, để học tập, tự tin và vững vàng hơn.
III. Tổng kết: 
- Nghệ thuật:
 Thể hiện tâm trạng, phẩm chất qua việc miêu tả ngoại hình, cử chỉ, lời nói rất chân thực, phù hợp với lứa tuổi và hoàn cảnh từng người.
- Nội dung:
Xi-mông hồn nhiên, quyết liệt, Chị Blăng-sốt đoan trang, yếu đuối, bác Phi-líp khỏe mạnh, chân thành sâu sắc.
- Bị phụ bạc.
- Bị ghét bỏ.
- Được chia sẻ nỗi khổ.
- Được nhận lòng nhân ái của con người.
- Rộng lòng với mọi nỗi khổ của con người.
- Lên án sự bội bạc đối với con người.
- Đề cao lòng nhân ái vị tha.
- Lão Hạc (Nam Cao)
- Những ngày thơ ấu (Nguyên Hồng)
IV. Luyện tập:
Bài tập 1,2: (SGK)
 * Hoạt động 4: Hướng dẫn các hoạt động tiếp nối(2’)
-Học nắm ND bài, Phân tích nhân vật bác Phi-líp, chị Blăng-sốt.
- Chuẩn bị: Ôn tập về truyện.

Tài liệu đính kèm:

  • docGA Ngu van 9 cong phu.doc