Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 - Nguyễn Thị Huệ

Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 - Nguyễn Thị Huệ

I.Yêu cầu :

 Giúp học sinh :

- Thấy được vẻ đẹp của Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc, và nhân loại, thanh cao và giản dị .

- Từ lòng kính yêu, tự hào về Bác, HS có ý thức tu dưỡng, học tập rèn luyện theo gương Bác .

II. Chuẩn bị :

 -Giáo viên : Tranh ảnh liên quan đến Hồ Chí Minh

 - Học sinh : Hình ảnh về Nguyễn Du, Nguyễn Trãi, băng hình về Hồ Chí Minh .

III. Trọng tâm : Vẻ đẹp của Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, thanh cao và giản dị .

 IV. Tiến trình lên lớp :

 -1.On định :

 -2. Bài cũ:

 -Giới thiệu chương trình Ngữ Văn lớp 9

 

doc 87 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 798Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 - Nguyễn Thị Huệ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN : 1
TIẾT:1
 ( Lê Anh Trà )
I.Yêu cầu :
 Giúp học sinh :
Thấy được vẻ đẹp của Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc, và nhân loại, thanh cao và giản dị .
- Từ lòng kính yêu, tự hào về Bác, HS có ý thức tu dưỡng, học tập rèn luyện theo gương Bác .
II. Chuẩn bị :
	-Giáo viên : Tranh ảnh liên quan đến Hồ Chí Minh 
	- Học sinh : Hình ảnh về Nguyễn Du, Nguyễn Trãi, băng hình về Hồ Chí Minh .
III. Trọng tâm : Vẻ đẹp của Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, thanh cao và giản dị .
 IV. Tiến trình lên lớp :
	-1.Oån định :
	-2. Bài cũ:
	-Giới thiệu chương trình Ngữ Văn lớp 9
	-3. Bài mới :
*Lời vào bài : Ca ngợi về cuộc đời vĩ đại của Bác, nhà thơ Tố Hữu có viết :
	" Mong manh áo vải hồn muôn trượng
	Hơn tượng đồng phơi những lối mòn "
Cốt lõi của phong cách Hồ Chí minh là vẻ đẹp kết hợp hài hoà giữa tinh hoa văn hoá dân tộc và tinh hoa văn hoá nhân loại. Bài "Phong cách Hồ Chí Minh " của Lê Anh Trà một lần nửa giúp các em hiểu đúng đắn hơn vẻ đẹp của Hồ Chí Minh, để các em có ý thức phấn đấu theo phong cách của người .
Hoạt động thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu chú thích và phân chia bố cục . 
*GV: Đọc một lần, hướng dẫn học sinh đọc. Giọng nhẹ nhàng, rắn rỏi tạo cảm xúc ngưỡng mộ, kính yêu đối với Bác .
*GV: Chọn những chú thích : Phong cách, siêu phàm, danh nho, dép lốp. 
*GV: Ngừng lại từ dép lốp yêu cầu hs tìm hình ảnh nầy trong thơ văn .
*GV: Gợi ý : 
" Bác Hồ của Việt Nam
 Có nhiều núi nhiều sông
Cónhiều mưa nhiều gió
 Có cờ đỏ sao vàng
Có mùa khoai mùa lúa
 Có đôi dép thần kì "
 ( Đôi dép thần kì của Phạm Hổ )
*HS: Phân chia bố cục : Văn bản có thể chia thành 2 phần.
-Phần 1: Từ đầu "rất hiện đại "
+Tầm vóc văn hoá của chủ tịch Hồ Chí Minh .
-Phần hai : Còn lại
1. Xuất xứ :
Trích trong " Phong cách Hồ Chí Minh cái vĩ đại gắn với cái giản dị"
2. Đọc- tìm hiểu chú thích:
-Chú thích :Sách giáo khoa 
3. Bố cục 2 phần:
Phần 1: Từ đầu "rất hiện đại ".
+Tầm vóc văn hoá của chủ tịch Hồ Chí Minh .
-Phần hai : Còn lại 
Lối sống giản dị và thanh cao của Hồ Chí Minh .
+Lối sống giản dị và thanh cao của Hồ Chí Minh .
*GV:Văn bản viết theo phương thức biểu đạt nào ? Thuộc loại văn bản nào ? vấn đề đặt ra ? 
*HS: Phương thức biểu đạt chính luận, loại văn bản nhật dụng -Văn bản đề cập đến vấn đề sự hội nhập với thế giới và bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc .
Hoạt động 2:Hướng dẫn phân tích phần1 
*GV: Gọi HS đọc lại phần 1 .
*GV:Bác Hồ đã tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại trong hoàn cảnh nào ? 
*HS: Bác tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại trong quá trình hoạt động đầy gian khổ. 
 *GV:Bác đã làm cách nào để có thể có được vốn tri thức văn hóa nhân loại ? Động lực nào giúp Người có được những tri thức ấy ? Tìm những dẫn chứng cụ thể trong văn bản minh họa cho những ý em đã trình bày .
*HS: - Qua công việc mà học hỏi. Bác nói và viết thạo nhiều thứ tiếng , làm nhiều nghề, đến đâu cũng học hỏi . 
- Động lực : Ham hiểu biết, học hỏi. 
*GV: Qua những vấn đề trên, em có nhận xét gì về phong cách Hồ Chí Minh? 
*HS : Hồ Chí Minh là người thông minh cần cù yêu lao động. 
*GV:Kết quả Hồ Chí Minh đã có được vốn tri thức nhân loại ở mức như thế nào ? và tiếp thu theo hướng nào ? 
*HS:- Hồ Chí Minh có vốn kiến thức rộng từ phương Đông đến phương Tây, kiến thức của Người thật uyên thâm.
- Tiếp thu mọi cái cái đẹp nhưng phê phán những mặt tiêu cực .
*GV:Theo em điều kì lạ nhất đã tạo nên phong cách Hồ Chí Minh là gì ?
 *HS: Hồ Chí Minh tiếp thu văn hoá nhân loại trên nền tảng văn hoá dân tộc .
*GV: Đưa kết luận bằng sơ đồ : 
	Cuộc đời hoạt động của Bác 
	Giao tiếp	Lao động 	Học hỏi 
Nói và viết thạo - Làm nhiều nghề -Đến mức
 nhiều thứ tiếng uyên thâm
 - Tiếp thu có chọn lọc ,phê phán những hạn chế tiêu cực 
 - Kết hợp văn hóa dân tộc với ảnh hưởng quôc tế 
 Một nhân cách vĩ ,một lối sống rất Việt Nam 
 rất phương Đông nhưng cũng đồng
 thời rất mới tất hiện đại 
*GV: Mở rộng :
- Đưa lên bảng những hình ảnh lúc Bác còn ở hải ngoại .
+ Tranh minh họa của tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp ".
+ Tranh ngôi nhà Bác sống ở Pa -ri .
+ Tranh Bác Hồ ở tại đại hội Tua .
*HS: Qua tranh ảnh phát biểu ý kiến về phongcách H ồ Chí Minh .
(HẾT TIẾT 1 CHUYỂN SANG TIẾT 2)
Hoạt động 3: Hướng phân tích phần hai 
*HS: Đọc phần hai của văn bản 
*GV: Liên hệ kiến thức lớp 7 
-Sau khi đọc văn bản gợi cho em nhớ đến văn bản nào của Phạm Văn Đồng ?
? Tìm những chi tiết giống nhau giữa hai văn bản:Đức tính giản dị của Bác Hồ và phong cách Hồ Chí Minh .
*HS: Dựa trên các chi tiết : Nơi ở và làm việc, trang phục , cách ăn uống của Bác để phân tích điểm giống nhau .
*GV: Nâng cao 
 Có ý kiến cho rằng :
- Đây là lối sống khắc khổ của con người tự vui trong nghèo khó .
-Đây là lối sống làm cho khác đời, hơn đời .
- Đây là lối sống có văn hoá đã trở thành một quan niệm thẫm mĩ . Cái đẹp là sự giản dị, tự nhiên. Theo em có nhận xét gì về những ý kiến trên ?
*HS: Thảo luận và chọn ý kiến sau cùng là ý kiến đúng .
*HS: Kể những mẫu chuyện về lối sống giản dị của Bác .
*GV: Đưa câu hỏi
? Trong văn bản nhắc đến : Nguyễn Trãi và Nguyễn Bỉnh Khiêm. Em hãy phân tích hai câu thơ Nôm của Nguyễn Bỉnh Khiêm.
" Thu ăn măng trúc, đông ăn giá
Xuân tắm hồ sen hạ tắm ao "
*HS: Nêu ý kiến : Hai câu thơ là vẻ đẹp của cuộc sống gắn vơí thú quê đạm bạc mà thanh cao .
*GV: Liên hệ thơ của Nguyễn Trãi .
-" Bữa ăn dầu có dưa muối
Aùo mặc nài chi gấm là "
 -" Trong nghềnh thông mọc như nêm
Tìm nơi bóng mát ta lên ta nằm
Trong rừng có bóng trúc râm 
 Trong màu xanh mát ta ngâm thơ nhàn "
-Cuộc sống với thú vui đạm bạc –Đ ạm bạc nhưng không khắc khổ, đạm đi với thanh . Đó là sự thanh cao của cuộc sống trở về với thế giới nhiên hoà hợp với tự nhiên để di dưỡng tinh thần , có khả năng đem lại hạnh phúc cho tâm hồn thể xác . Đó chính là những tinh hoa văn hoá dân tộc và tinh hoa văn hoá phương Đông .
*GV: Vậy theo em Hồ Chí Minh so với nhà hiền triết có những gì giống và khác nhau?
*HS: Thảo luận 
+ Giống : Giản dị , thanh cao .
+ Khác : Bác gắn bó, sẻ chia khó khăn gian khổ cùng nhân dân .
*GV: Bình và đưa ra những dẫn chứng về việc Bác đến trận địa tát nước , trò chuyện với nhân dân .
- Qua phân tích em cảm nhận được gì về lối sống của Bác ? 
*HS: - Lối sống của Bác là sự kế thừa và phát huy những nét cao đẹp của những nhà văn hoá dân tộc, mang nét đẹp thời đại gắn bó với nhân dân.
*GV: Giúp Hs phân tích các biện pháp nghệ thuật .
*GV: Yêu cầu học sinh quan sát các đoạn văn trong sách giáo khoa .
- "Trong cuộc đời đầy truân chuyên  Chủ tịch HỒ CHí Minh "
- " Lần đầu tiên trong lịch sử trong cổ tích "
*HS: Tìm ra được biện pháp nghệ thuật chủ yếu : Kết hợp kể và bình luận – Chọn chi tiết tiêu biểu – Nghệ thuật đối lập .
*GV: Nêu tác dụng của nghệ thuật : Nghệ thuật trong bài góp phần làm cho nổi bật vẻ đẹp của Hồ CHí Minh .
Hoạt động 4: Ý nghĩa của việc học tập rèn luyện theo phong cách Hồ Chí Minh :
*GV: Hướng học sinh có nhận thức thế nào là cuộc sống có văn hoá . Thế nào môđen là hiện đại trong ăn mặc , nói năng .
*GV: Hướng học sinh hiểu được ý nghĩa của việc học tập, rèn luyện theo phong cách Hồ CHí Minh : Cần phải hoà nhập với thế giới và khu vực nhưng cũng cần chú trọng bản sắc dân tộc .
Hoạt động 5:Tổng kết .
*GV: Hướng dẫn học sinh rút ra những nét chính cần ghi nhớ về nghệ thuật và nội dung .
Hoạt động 6:Luyện tập
*GV:Hướng dẫn luyện tập toàn bài .
1. Kể một số câu chuyện về lối sống giản dị của Bác 
2.Đọc thêm : SGK.
3.Hát minh họa : Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người .
*GV: Đưa bài tập trắc nghiệm (Sách nâng cao tiếng Việt 9).
*HS: Đọc phần ghi nhớ.
II. Phân tích 
1. Hồ Chí Minh với sự tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại 
- Bác tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại trong quá trình hoạt động đầy gian khổ. 
- Cách tiếp thu : Nắm vững phương tiện giao tiếp bằng ngôn ngữ, qua công việc mà học hỏi .
- Hồ Chí Minh có vốn kiến thức rộng từ phương Đông đến phương Tây, kiến thức của Người thật uyên thâm.
- Tiếp thu mọi cái cái đẹp nhưng phê phán những mặt tiêu cực .
* Hồ Chí Minh là con người thông minh cần cù, yêu lao động . Người tiếp thu văn hoá của nhân loại trên cơ sở của nền tảng văn hóa dân tộc .
2. Nét đẹp lối sống Hồ Chí Minh :
- Nơi làm việc : nhỏ bé mộc mạc chỉ vài phòng nhỏ, là nơi tiếp khách , họp bộ chính trị .
- Trang phục giản dị : Quần áo bà ba nâu, áo trấn thủ, dép lốp thô sơ .
- Aên uống đạm bạc với những món ăn dân dã bình dị. 
*Lối sống của Bác là sự kế thừa và phát huy những nét cao đẹp của những nhà văn hoá dân tộc , mang nét đẹp thời đại gắn bó vớinhân dân.
3. Ý nghĩa của việc học tập rèn luyện theo phong cách Hồ Chí Minh :
 -Thuận lợi :Trong việc tiếp thu văn hoá nhân loại ngày nay, chúng ta có dịp giao lưu mở rộng tiếp xúc với nhiều luồng văn hoá hiện đại .
-Nguy cơ : Có nhiều luồng văn hoá tiêu cực, chúng ta phải biết nhận ra độc hại của nó .
III. Tổng kết : 
Vẻ đẹp của phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống văn hoá dân tộc và tinh hoa văn hoá nhân loại , giữa thanh cao và giản dị .
IV . Luyện tập :
1. Kể một số câu chuyện về lối sống giản dị của Bác 
2.Đọc thêm : Hồ Chí Minh 
3.Hát minh họa : Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người .
	 5.Hướng dẫn học ở nhà :
-Học bài, chuẩn bị bài "Các phương châm Hội thoại "
 ***************************&* ... yện này?
*HS:Truyện viết về cuộc chiến và chiến đấu gian khổ, hiểm nguy của các cô gái thanh niên xung phong ở đường Trường Sơn thời chống Mĩ cùng với những vẻ đẹp tâm hồn của họ.
*GV:Hướng học sinh tìm hiểu các chú thích sgk.
*GV: Hãy xác định bố cục của truyện?
*HS: Bố cục của truyện chia ba đoạn :
-Đoạn 1: Từ đầu  ngôi sao trên mũ 
+ Công việc và cuộc sống của ba cô gái thanh niên.
-Đoạn 2: Kế ..Chị Thoa bảo .
+ Cảnh phá bom.
-Đoạn 3 : Còn lại .
+ Niềm vui của ba người sau trận mưa đá .
*GV: Ngôi kể của truyện là ngôi nào và có tác dụng gì?
*HS:Ngôi thứ nhất người kể là Phương Định- Nhân vật chính . Lực chọn ngôi kể này nhà văn đã tạo thuận lợi để biểu hiện đời sống nội tâm với nhiều cảm xúc ấn tượng hồi tưởng của nhân vật làm nên vẻ đẹp trong sáng hồn nhiên của những cô gái thanh niên xung phong .
 *GV: Treo bảng tóm tắt truyện.
 -Ba nữ thanh niên xung phong làm thành một tổ trinh sát mặt đường tại một trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn. Họ gồm có hai cô gái trẻ là Thao, Định và Nho và tổ trưởng của họ là chị Thao hơi lớn tuổi . Thường ngày họ quan sát dịch ném bom, đo khối lượng đất đá phải san lấp, đánh dấu vị trí bom chưa nổ và phá bom với số lượng là từ ba lần đến năm lần, họ ở dưới một cái hang dưới chân cao điểm, xa đơn vị. Cuộc sống của ba cô gái ở một nơi trọng điểm giữa chiến trường, dù khắc nghiệt và nguy hiểm nhưng vẫn có niềm vui hồn nhiên của tuổi trẻ, những giây phút thanh thản, mơ mộng và đặc biệt và gắn bó yêu thương nhau trong tình đồng đội dù mỗi người một cá tính.
- Truyện tập trung miêu tả nhân vật chính – Phương Định giàu cảm xúc luôn nhớ về những kỉ niệm của tuổi thiếu nữ, gia đình và thành phố thân yêu .
- Cuối truyện là tâm trạng của ba cô gái trong lần phá bom- Nho bị thương và được sự chăm sóc của hai người còn lại .
Hoạt động 3: Đọc và tìm hiểu truyện .
*HS:Đọc lại từ đầu  ngôi sao trên mũ 
* GV:Ba nhân vật nữ thanh niên xung phong trong tổ trinh sát mặt đường có những nét gì chung đã gắn bó họ với nhau ?
-Treo bảng phụ có những chi tiết về cuộc sống và công việc của các nhân vật 
*HS: Thảo luận .
+Hoàn cảnh sống chiến đấu :
-Ở trong cái hang dưới chân núi cao .
- Đường bị đánh lở loét màu đất đỏ trắng lẫn lộn.
- Hai bên đường không có lá xanh – những thân cây bị tước khô cháy.
-Một vài thùng xăng, ô tô méo mó han gỉ .
+Công việc :
- Đo khối lượng đất đá lấp vào hố bom .
- Đếm, phá bom chưa nổ .
- Luôn căng thẳng thần kinh 
- Bị bom vùi lấp .
-Chạy trên cao điểm cả ban ngày . 
- Thần chết không thích đùa : nằm trong ruột quả bom .
- Đất bốc khói không khí bàng hoàng, máy bay ầm ĩ
- Thần kinh căng như chão .
- Thời tiết nóng 30 độ .
*GV: Ba cô gái có những sở thích gì ? Em có nhận xèt gì về họ ?
*HS: Sở thích từng người không giống nhau .
+Nho thích thêu thùa.
+ Chị Thao chăm chép bài hát, chiến đấu rất gan dạ nhưng rất sợ máu chảy.
+ Định thích ngắm mình trong gương, thích hát .
-Họ là những cô gái trẻ hồn nhiên và có nhiều mơ ước, hay mộng mơ .
* GV: Chuyển ý sang phân tích Phương Định . 
- Trong truyện ai là nhân vật chính?”
*HS: Nhân vật chính là Phương Định.
*GV:Phương Định tự gới thiệu mình qua những chi tiết nào?
*HS: Con gái Hà Nội loại khá, tóc, dài, cổ cao, mắt có cái nhìn xa xăm, không hiểu sao các anh pháo thủ và lái xe hay hỏi thăm viết thư, có suy nghĩ người đẹp nhất là người mặc quân phục có ngôi sao trên mũ. Thích ngắm mình trong gương, thề không lấy chồng, hằng đêm say sưa hát ầm ĩ .
*GV: Qua đóù em nhận xét tính cách của nhân vật này ra sao?
*HS:Giản dị yêu đời. Nội tâm phong phú tinh nghịch, trẻ con ngây thơ.Một cô gái đầy nữ tính, đẹp đáng yêu, thời niên thiếu sống vô tư hồn nhiên bên mẹ với nhiều kỉ niệm đẹp.
*GV: Tác giả đã tập trung miêu tả diễn biến tâm trạng của cô trong một lần phá bom. Cảm thấy ánh mắt chiến sĩ, không sợ nữa, sẽ không đi khom, cẩn thận bỏ gói thuốc, khỏa đất lắp lại chở lại chổ núp, nép người vào bức tường nhìn đồng hồ có nghĩ đến cái chết, cố thủ, liều mình cho dù bom có nổ.
*GV: Em có nhận xết gì về giọng kể, qua đó em có nhận xét gì về cô trong khi làm nhiệm vụ?
*HS:Giọng kể thể hiện sự chủ động, bình tĩnh dũng cảm, tính cẩn thận,ý thức trách nhiệm sẵn sàng huy sinh.
*GV:Những chi tiết nào nói về tình yêu thương đồng đội và tính cách dịu dàng của cô?( Treo bảng phụ có đoạn văn)
*HS:Đặt Nho lên đùi, rửa cho Nho, tiêm cho Nho.
 *GV:Tâm trạng của Định khi phát hiện mưa đá như thế nào?
*HS:Chạy vào chạy ra. Mưa đá cha mẹ ơi. Vui thích cuốn cuồn hồn nhiên.
 *GV:Em có nhận xét gì về đoạn văn miêu tả nỗi nhớ của Định, qua đó ,em hãy nêu cảm nhận của mình về tâm hồn của cô?
 *HS: Thảo luận :Mưa tạnh, tiếc thẩn thờ, nhớ mẹ, cái cửa sổ ngôi sao, bầu trời thành phố, bà bán kem, trẻ con con đường, những ngọn đèn, hoa công viên, quả bóng, tiếng rao của bà bán xôi:
 Cô yêu quê hương, da diét, lắng sâu, vừa là một chiến sĩ gan dạ, dũng cảm, vừa là một cô gái đầy nữ tính.
 Hoạt động4: Tìm hiểu nghệ thuật truyện 
*GV:Nhận xét đặc điểm của truyện?
 *HS:Truyện ngắn thuật lại ở ngôi thứ nhất thuận lợi trong việc miêu tả nội tâm, miêu tả kết hợp với kể chuyện giọng kể thay đổi theo hoàn cảnh rất tự nhiên làm nổi bật tính cách nhân vật trẻ trung, hồn nhiên, đầy nữ tính.
-Xây dựng tâm lí nhân vật : chủ yếu là miêu tả .
 Hoạt động 5: Tổng kết
 *HS: Nêu cảm nhận của mình về các nhân vật, qua đó hình dung thế hệ trẻ thời chống Mỹ cứu nước.
- Truyện Ngôi sao xa xôi đã gợi lại cả một thời chiến đấu vô cùng gian khổ khốc liệt của quân và dân ta trong những năm 1970 – chống Mỹ cứu nước – thế hệ trẻ những cô gái xung phong của một thời kháng chiến chống Mỹ anh hùng .
Hoạt động 6: Luyện tập :
* GV: Vì sao tác giả đặt tên truyện là Ngôi sao xa xôi ?
*HS: Từ ánh mắt nhìn xa xăm của Phương Định, hình ảnh mơ mộng lãng mạn, đẹp trong sáng phù hợp với những cô gái mơ mộng đang sống chiến đấu trên tuyến đường Trường Sơn. 
I. Tác giả- tác phẩm. 
1. Tác giả:
Lê Minh Khuê (1949)
-Quê : Tĩnh Gia –Thanh Hóa .
-Sở trường về truyện ngắn với ngòi bút miêu tả tâm lí tinh tế sắc sảo, đặc biệt là tâm líù phụ nữ .
2. Tác phẩm: 
Những ngôi sao xa xôi là tác phẩm đầu tay của tác giả, sáng tác năm 1971 lúc cuộc kháng chiến chống Mĩ của dân tộc diễn ra ác liệt.
II.Tóm tắt , phân bố cục :
1. Tóm tắt:
2. Phân bố cục : 
*Chia ba đoạn :
-Đoạn 1: Từ đầu  ngôi sao trên mũ 
+ Công việc và cuộc sống của ba cô gái thanh niên.
-Đoạn 2: Kế bây giờ là buổi trưa 
+ Cảnh phá bom.
-Đoạn 3 : Còn lại .
+ Niềm vui của ba người sau trận mưa đá .
III.Tìm hiểu truyện .
1. Những nét tính cách chungvà riêng của ba cô gái thanh niên xung phong .
a. Những nét tính cách chung:
+Hoàn cảnh sống chiến đấu:
-Ở trong cái hang dưới chân núi cao.
- Đường bị đánh lở loét màu đất đỏ trắng lẫn lộn.
- Hai bên đường không có lá xanh – những thân cây bị tước khô cháy.
-Một vài thùng xăng, ô tô méo mó han gỉ .
àHoàn cảnh khắc nghiệt.
+ Công việc :
- Đo khối lượng đất đá lấp vào hố bom .
- Đếm, phá bom chưa nổ .
- Luôn căng thẳng thần kinh 
- Bị bom vùi lấp .
-Chạy trên cao điểm cả ban ngày . 
- Thần chết không thích đùa : nằm trong ruột quả bom .
- Đất bốc khói không khí bàng hoàng, máy bay ầm ĩ
- Thần kinh căng như chão .
- Thời tiết nóng 30 độ .
 àCông việc nguy hiểm.
 * Dù sống trong hoàn cảnh khắc nghiệt, công việc nguy hiểm nhưng họ là những con người dũng cảm có tinh thần trách nhiệm cao, tình đồng đội thủy chung gắn bó. 
b..Nét tính cách riêng của mỗi người :
- Sở thích từng người không giống nhau .
+Nho thích thêu thùa, cái cổ tròn, trông nhẹ, mát mẻ như một que kem trắng.
+ Chị Thao đội trưởng chăm chép bài hát, áo lót nào cũng thêu, tỉa chân mày mỏng , chiến đấu rất gan dạ nhưng rất sợ máu chảy.
+ Định thích ngắm mình trong gương, thích hát .
*Họ là những cô gái trẻ hồn nhiên và có nhiều mơ ước, hay mộng mơ .
2.. Nhân vật Phương Định 
-Phương Định: Con gái Hà Nội xếp vào loại khá, tóc dài, cổ cao, mắt có cái nhìn xa xăm, thích ngắm mình trong gương, hằng đêm say sưa hát ầm ĩ .
àMột cô gái đầy nữ tính, đẹp đáng yêu.
- Tâm trạng của Phương Định trong một lần thả bom "đến gần quả bom cảm thấy có ánh mắt chiến sĩ..không sợ.. không đi khom cẩn thận bỏ gói thuốc.. khỏa đất. Chạy lại chổ núp.. nép người vào bức tường.. nhìn đồng hồcó nghĩ đến cái chết”
àChủ động bình tĩnh dũng cảm ý thức trách nhiệm sẵn sàng huy sinh.
-Trước nguy hiểm của đồng đội :
moi đất.. bế Nho đặt lên đùi.. rửa cho nho  tiêm cho Nho
à Dịu dàng yêu đồng đội, một nữ xung phong đáng khâm phục.
-Sau cuộc chiến
 mưa tạnh.. thẩn thờ nhớ mẹ.. cái cửa sổbà bán kem.. trẻ con ..con đường hoa công viênquả bóng.. tiếng rao của bà bán xôi
à Nhớ quê hương trào dâng âm ĩ .
* Phương Định là một chiến sĩ gan dạ, dũng cảm vừa là một cô gái hồn nhiên đầy nữ tính và có lòng yêu quê hương da diết lắng sâu.
IV . Tổng kết :
1. Nghệ thuật :
Sử dụng ngôi kể phù hợp, cách miêu tả tâm lí nhân vật đặc sắc .
2. Nội dung :
Tâm hồn trong sáng , tinh thần lạc quan, dũng cảm của thế hệ trẻ Việt Nam trong thời kháng chiến chống Mỹ 
V.Luyện tập :
Tên truyện là Ngôi sao xa xôi :
- Từ ánh mắt nhìn xa xăm của Phương Định, hình ảnh mơ mộng lãng mạn, đẹp trong sáng phù hợp với những cô gái mơ mộng đang sống chiến đấu trên tuyến đường Trường Sơn. 
Hướng dẫn học ở nhà :
- Viết bài văn ngắn nêu cảm nhận của em về những cô thanh niên xung phong trong truyện ?
	- Chuẩn bị bài ôn tập .
*************0o0**************

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN NGU VAN 9(63).doc