Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 - Tâm trạng của Thúy Kiều trong đoạn trích "Trao duyên" - Truyện Kiều (Nguyễn Du)

Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 - Tâm trạng của Thúy Kiều trong đoạn trích "Trao duyên" - Truyện Kiều (Nguyễn Du)

ĐỀ VĂN NGHỊ LUẬN SỐ 3: NGHỊ LUẬN VĂN HỌC

Đề bài: Tâm trạng của Thúy Kiều trong đoạn trích " Trao duyên " - Truyện Kiều (Nguyễn Du )

*/ Tìm hiểu đề bài:

- Nội dung: Tâm trạng của Thúy Kiều trong đoạn trích " Trao duyên ".

- Phương thức bài làm:

+ Đây là dạng đề chìm, yêu cầu về phương pháp không rõ nên phải xác định thông qua luận đề.

+ Bàn về một đoạn trích trong một tác phẩm văn chương nhưng không phải phân tích đoạn trích ấy mà đi sâu vào nội dung là tâm trạng của nhân vật cho nên phải kết hợp các thao tác nghị luận để giải quyết vấn đề mà đề bài yêu cầu.

+ Luận đề là ý chính đề đã ra, cần xác định các luận điểm để từ luận điểm đó mà cụ thể giải quyết ý của luận đề, sau đó kết hợp phân tích các ý thơ để minh họa cho lí lẽ trong bài làm.

*/ Dàn ý chi tiết:

A/ Đặt vấn đề:

- Dẫn dắt vấn đề: Cuộc đời Thúy Kiều trong tác phẩm " Truyện Kiều " của Nguyễn Du là một điển hình về những trầm luân, khốn khổ. Nỗi gian truân mà Kiều đã phải trải qua không chỉ là những vất vả về vật chất, thể xác mà còn cả những đau đớn về mặt tinh thần. Ở giai đoạn nào của đời Kiều sau khi quyết định bán mình chuộc cha, ta cũng đều có thể cảm nhận những suy tư, trăn trở của nàng về cuộc sống, về nghĩa tình.

- Trích dẫn vấn đề: Một trong những đoạn trích để lại trong lòng người đọc ấn tượng về tâm trạng phức tạp của nhân vật Thúy Kiều, đó là đoạn trích "Trao duyên".

- Định hướng bài làm: Tìm hiểu về tâm trạng ấy, chúng ta đồng thời sẽ cảm nhận được một đời sống tâm hồn, tình cảm, một nhân cách cao đẹp ở người phụ nữ trong xã hội phong kiến.

 

doc 18 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 959Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 - Tâm trạng của Thúy Kiều trong đoạn trích "Trao duyên" - Truyện Kiều (Nguyễn Du)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ VĂN NGHỊ LUẬN SỐ 3: NGHỊ LUẬN VĂN HỌC
Đề bài: Tâm trạng của Thúy Kiều trong đoạn trích " Trao duyên " - Truyện Kiều (Nguyễn Du )
*/ Tìm hiểu đề bài:
- Nội dung: Tâm trạng của Thúy Kiều trong đoạn trích " Trao duyên ".
- Phương thức bài làm: 
+ Đây là dạng đề chìm, yêu cầu về phương pháp không rõ nên phải xác định thông qua luận đề.
+ Bàn về một đoạn trích trong một tác phẩm văn chương nhưng không phải phân tích đoạn trích ấy mà đi sâu vào nội dung là tâm trạng của nhân vật cho nên phải kết hợp các thao tác nghị luận để giải quyết vấn đề mà đề bài yêu cầu.
+ Luận đề là ý chính đề đã ra, cần xác định các luận điểm để từ luận điểm đó mà cụ thể giải quyết ý của luận đề, sau đó kết hợp phân tích các ý thơ để minh họa cho lí lẽ trong bài làm.
*/ Dàn ý chi tiết:
A/ Đặt vấn đề:
- Dẫn dắt vấn đề: Cuộc đời Thúy Kiều trong tác phẩm " Truyện Kiều " của Nguyễn Du là một điển hình về những trầm luân, khốn khổ. Nỗi gian truân mà Kiều đã phải trải qua không chỉ là những vất vả về vật chất, thể xác mà còn cả những đau đớn về mặt tinh thần. Ở giai đoạn nào của đời Kiều sau khi quyết định bán mình chuộc cha, ta cũng đều có thể cảm nhận những suy tư, trăn trở của nàng về cuộc sống, về nghĩa tình.
- Trích dẫn vấn đề: Một trong những đoạn trích để lại trong lòng người đọc ấn tượng về tâm trạng phức tạp của nhân vật Thúy Kiều, đó là đoạn trích "Trao duyên".
- Định hướng bài làm: Tìm hiểu về tâm trạng ấy, chúng ta đồng thời sẽ cảm nhận được một đời sống tâm hồn, tình cảm, một nhân cách cao đẹp ở người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
B/ Giải quyết vấn đề:
I/ Luận điểm 1: Tâm trạng khi đối thoại cùng Thúy Vân:
1/ Kiều đã rất khó khăn khi mở lời nói chuyện với em về ý định trao duyên:
- Phân tích từ các từ được Nguyễn Du sử dụng trong tác phẩm:
+ " Cậy em, chịu lời " ® Cách nhờ cậy mang thái độ khẩn cầu, van vỉ, bên cạnh đó có cả sự tin tưởng được gởi gắm.
+ " Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa " ® cái lạy với Thúy Vân là cái lạy để Kiều mở đầu câu chuyện, một cái lạy chứa đựng sự khó khăn trong suy nghĩ khi nàng quyết định phải nói ra một điều mà Kiều cảm nhận rõ rằng khó xử cho cả đôi bên.
ð Chúng ta cảm nhận được rằng Kiều đã rất hiểu mình hiểu người, rất biết điều khi nghĩ suy về điều mình sẽ tâm tình cùng em gái.
2/ Trình bày cuộc tình của mình với Kim Trọng:
- Kiều đã kể lại với em một cách chân thành về tình cảm của mình với chàng Kim.
- Trao lại những kỉ vật của tình yêu cho Thúy Vân: " Chiếc vành với bức tờ mây, duyên này thì giữ, vật này của chung " ® Trong sự trao gởi đó, chúng ta cảm thấy được sự mâu thuẫn trong nội tâm nhân vật: trao đi vật kỉ niệm để trao niềm tin cho Thúy Vân, nhưng vẫn còn những tiếc nuối trong xót xa khi còn lưu luyến " duyên này thì giữ ".
- Trước khi trao duyên, Kiều đã rất ngại em mình không nhận lời nên đã bằng mọi cách để thuyết phục em, nhưng khi mở được chuyện rồi thì lại không nén được những đợt " sóng lòng " đang trào dâng, bởi vậy ta cảm nhận được trong đoạn trích là một loạt những dự cảm của Kiều về " cái chết ": ( trích dẫn từ đoạn trích ).
ð Kiều đau đớn khi phải từ giã với mối tình đầu mới chớm, trong cảm nhận của Kiều lúc đó, trao tình yêu đi cũng đồng nghĩa với việc cuộc sống của mình đã mất đi hoàn toàn ý nghĩa ® người đọc như thấy được hình ảnh Kiều đang rũ xuống trong sức trĩu nặng của đôi vai vì nỗi đau đớn đang phải trải qua.
II/ Luận điểm 2: Tâm trạng khi đối thoại trong tâm tưởng cùng Kim Trọng:
1/ Kiều chìm vào tâm tư đớn đau của riêng mình khi phải bỏ đi tình yêu đầu đời một cách hết sức đột ngột và không thể cưỡng lại.
2/ Trong trạng thái " chìm đi " ấy, Kiều đã gặp gỡ Kim Trọng trong lời đối thoại ai oán:
- " Bây giờ trâm gãy gương tan, kể làm sao xiết muôn vàn ái ân " ® Nhắc lại những kỉ niệm tình yêu trong đêm trăng nguyền ước, hình ảnh trâm gãy gương tan cũng đã thể hiện được cảm giác của Kiều về một sự tan tác, nỗi mất mát khó có thể vớt vát được.
- " Trăm nghìn gởi lạy tình quân, tơ duyên ngắn ngủi có ngần ấy thôi " ® chúng ta gặp lại từ " lạy " trong câu thơ này:
+ Cái lạy ở đây với Kim Trọng không giống với cái lạy trước với Thúy Vân, nếu trước đây là lạy để bắt đầu câu chuyện, để khẩn cầu và trang trọng trao đi tình yêu; thì cái lạy lần này của Kiều mang những sắc thái khác:
+ Lạy với Kim Trọng là " lạy tạ " với hai mức độ: tạ lỗi cùng người yêu vì Kiều hiểu được nỗi lòng của Kim Trọng nếu quay trở lại vườn Thúy mà không gặp mình; bên cạnh đó còn là cái lạy tạ từ ® Kiều biết rằng việc còn quay lại được với tình yêu cùng Kim Trọng là điều không thể có, bởi vậy, cái lạy với chàng cũng là để giã biệt. ð Chính cái lạy của Kiều với Kim Trọng đã khiến người đọc xúc động khi cảm nhận tâm trạng đau khổ của nàng.
+ Kiều mang nặng nghĩ suy về việc trao duyên như một sự phụ tình cùng người yêu, nhưng nàng không thể làm khác. Kể từ đây, Kiều sẽ phải luôn đau xót trong suy nghĩ rằng mình là người có lỗi.
ð Đoạn trích đã làm bật lên được trạng thái tình cảm hết sức phức tạp của nhân vật Thúy Kiều, nhưng cũng từ đây người đọc đã thấy được tâm hồn trong sáng, nhân cách cao đẹp của người phụ nữ: trong khó khăn vẫn không nghĩ đến mình mà đau trước nỗi đau của người, rất chu toàn trong mọi mối quan hệ và sẵn sàng nhận về mình sự thua thiệt ® đây cũng chính là đức hy sinh của người con gái như Kiều.
C/ Kết thúc vấn đề:
- Khẳng định vấn đề: Hiểu được tâm trạng của nhân vật Thúy Kiều trong đoạn trích " Trao duyên ", chúng ta càng thương hơn cho thân phận những người phụ nữ tài sắc trong xã hội phong kiến.
- Cảm nhận được cuộc sống ngày hôm nay của chúng ta là tốt đẹp và nguyện sẽ sống tốt: nghĩ về mọi người trong tình cảm thương yêu, hiểu biết và chia sẻ./.
BÀI LÀM VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
	Đề bài: Các em suy nghĩ gì về vấn đề được và mất trong cuộc sống chúng ta ngày hôm nay.
	* Tìm hiểu đề: Đây là đề văn nghị luận xã hội, với nội dung tương đối rộng, ý cần bàn bạc khá phong phú. Vì vậy cần có một bố cục rõ ràng và một giới hạn bài làm để không bị tản mạn ý tứ.
	* Dàn bài:
	A/ Đặt vấn đề:
	- Dẫn dắt vấn đề: Cuộc sống đặt ra cho con người nhiều điều cần suy nghĩ. Trong đó, những gì hằng ngày diễn ra xung quanh chúng ta là những điều cần phải quan tâm, ngẫm nghĩ.
	- Trích dẫn vấn đề: Vấn đề được và mất trong cuộc sống là hai khía cạnh quan trọng mà mỗi người đều phải trải qua và nhờ đó mà trưởng thành hơn. Nhưng đây cũng là những điều vô cùng phong phú, giới hạn trên nhiều bình diện khác nhau trong cảm nhận của con người.
	- Định hướng bài làm: Bàn về được và mất trong cuộc sống chúng ta ngày hôm nay là một việc làm thú vị nhưng không đơn giản. Chúng ta phải vận dụng tốt nhất những lí lẽ kết hợp với những gì có được từ thực tế để làm rõ được những quan điểm mang tính chất chung ở nhiều khía cạnh nhưng cũng có một số yếu tố riêng biệt của mỗi cá nhân.
	B/ Giải quyết vấn đề:
	1/ Làm rõ nghĩa hai từ: Được - Mất
	- Được: Những gì chúng ta có hoặc được hưởng thụ .
	- Mất: Những gì chúng ta đã có nay không còn; hiểu theo một nghĩa rộng hơn thì Mất là cái mà chúng ta đã không được hưởng.
	2/ Những điều ngày nay chúng ta " được ":
	a/ Xét trên phương diện lịch sử xã hội:
	- Chúng ta đang sống trong thời bình, đây là niềm hạnh phúc tuyệt vời nhất mà chỉ có những dân tộc, những con người từng đi qua chiến tranh mới có thể cảm nhận được rõ ràng nhất.
	+ Chính thời bình đã đem lại sự bình yên cho cuộc sống cộng đồng, xã hội yên ổn, con người sống vui vẻ, họ yên tâm lao động, học hành, cống hiến tốt nhất và nhiều nhất những gì mà mình có.
	+ Là học sinh, chúng ta được sự quan tâm chăm sóc của toàn xã hội trong những điều kiện tốt nhất. ( dẫn chứng ).
	b/ Xét trên phương diện điều kiện sống và môi trường:
	- Thời hiện đại, chúng ta có được những điều kiện thuận lợi: thành phố, nông thôn đều được xây dựng, chỉnh trang theo những tiêu chuẩn của sự phát triển đáp ứng đầy đủ những nhu cầu khác nhau của con người. môi trường cảnh quan xung quanh chúng ta trở nên đẹp đẽ, sạch sẽ hơn cũng giúp cho cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn.
	- Bên cạnh đó, có thể phải nói đến sự phát triển vượt bậc về khoa học kĩ thuật đã đem lại máy móc phục vụ cho đời sống của con người, chúng ta được phục vụ đến tận những nhu cầu nhỏ nhất ® sức lao động của con người được giải phóng bởi đã có máy móc hỗ trợ: máy cày, máy cấy, máy tuốt lúa ở nông thôn; máy hút bụi , máy giặt, máy móc vô số loại khác nhau ở thành thị...
	- Sự đột phá về công nghệ thông tin giúp chúng ta có nhiều điều kiện học hành, nghiên cứu: sử dụng máy vi tính đem lại nhiều lợi ích cho người làm việc; viết thư, liên lạc với nhau thông qua mạng Internet cũng kéo con người xích lại gần nhau hơn, khoảng cách trở nên ít là điều lo sợ.
	ð Rất nhiều những điều chúng ta Đưởcong cuộc sống ngày hôm nay, nhưng bên cạnh đó lại có những điều tưởng chúng chúng ta đang dần mất đi nếu mỗi người không có ý thức níu giữ.
	3/ Những điều ngày nay chúng ta " mất ":
	a/ Xét trên phương diện lịch sử xã hội:
 	- Chính cuộc sống thời bình sung sướng đã làm chúng ta có lúc nào đó trở nên quen hưởng thụ, chúng ta đánh mất đi những âu lo, những quan tâm đến người khác, chúng ta thường nghĩ nhiều hơn đến lợi ích của riêng mình.
	- Học sinh đôi lúc rất ít nghĩ ngược lại về nghĩa vụ phải chăm sóc cha mẹ, ông bà - những người luôn quan tâm thương yêu chúng ta.
	b/ Xét trên phương diện điều kiện sống và môi trường:
	- Môi trường cảnh quan đẹp hơn nhưng chúng ta dường như đang mất đi sự trong lành xưa cũ của không gian thiên nhiên tự nhiên, cuộc sống có nhiều những điều ảnh hưởng đến sức khỏe con người bởi những tác động phụ của môi trường thay đổi.
	- Đặc biệt, điều kiện cơ sở vật chất thay đổi theo chiều hướng tốt nhưng chúng ta đang dần trở nên vô tâm hơn, ỷ lại hơn vào máy móc, chúng ta không biết làm một số công việc tưởng chừng như đơn giản.
	- Trẻ em mất đi những hồn nhiên thơ ngây, mộc mạc mà sớn chững chạc, già dặn ® chính điều này có thể làm cho đời sống tâm hồn của trẻ trở nên khô khan hơn.
	ð điều đáng nói, trong cuộc sống hôm nay, mỗi người nếu khôn bản lĩnh thì sẽ rất dễ đánh mất chính mình.
	4/ Phải làm gì để càng ít có những điều " mất " trong đời sống xã hội:
	( trình bày những suy nghĩ của em và các giải pháp để cải tạo xã hội, để giáo dục ý thức của con người ).
	C/ Kết thúc vấn đề:
	- Khẳng định những điều chúng ta đang Được là những gì rất đáng quý để phải nâng niu gìn giữ, đồng thời cố gắng nỗ lực để loại bớt những gì con người có thể Mất.
	- Liên hệ bản thân.
ĐỀ VĂN NGHỊ LUẬN SỐ 4: NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
	Đề bài: Có ý kiến cho rằng: " Những thói xấu ban đầu là người khách qua đường, sau trở nên người bạn thân ở chung nhà và kết cục biến thành một ông chủ nhà khó tính ".
	Anh ( chị ) thấy ý kiến này như thế nào?
	* Tìm hiểu đề: Đây là đề văn bàn về một vấn đề xã hội ® mang hình thức đề bài nổi nhưng yêu cầu của người ra đề rất kín, không rõ về thao tác bài làm và thể loại nghị luận. Người viết cần t ... IẾN THỨC VĂN HỌC - BÀI SỐ 1 ( TT )
Câu 9: Tại sao người xưa thường gắn liền " Tình " với " Nghĩa "?
Đây là nội dung văn hóa trong quan niệm của người xưa. Thời xưa, tình yêu nam nữ không bao giờ chỉ là tình yêu đơn thuần mà bao giờ Tình cũng gắn với Nghĩa. Nghĩa thường đòi hỏi ở hai phía sự chung thủy sắt son, sự hi sinh cho nhau nếu tình thế yêu cầu. Nghĩa có phạm vi rộng hơn Tình, chi phối Tình. Nghĩa bao gồm có cả nghĩa với vua, nghĩa với nhân dân, với đất nước, với người thân, với bạn bè, với người yêu..., đòi hỏi ở người xưa đức tính sẵn sàng hi sinh quyền lợi, thậm chí cả sinh mạng bản thân để bảo vệ Nghĩa. 
® Người xưa quan niệm Tình thường gắn liền với Nghĩa là ở chỗ cần phải có một định hướng tình cảm lâu bền trên cơ sở của một sự chi phối cao hơn, đó là Nghĩa. Và cũng bởi gắn với Nghĩa nên Tình thường bền lâu. Xét cụ thể ở Truyện Kiều, ta có thể nhận thấy: Nghĩa đã dẫn đến lời thề, dẫn đến sự hi sinh tự nguyện quyền lợi riêng tư, dẫn đến tâm trạng ân hận của Thúy Kiều khi nàng tự cho rằng mình đã phụ tình Kim Trọng: "Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây! ".
Câu 10: Trong đoạn trích " Trao duyên ", có năm khái niệm được nhắc đến là "Hiếu, tình, duyên, nghĩa, thề "; đó là những khái niệm thể hiện cách ứng xử của con người thời Trung đại. Nguyễn Du cũng đã có câu thơ ca ngợi cách ứng xử của Kiều: "Hiếu tâm đã động đến Trời "; tại sao tác giả lại nghĩ rằng lòng hiếu thảo của Kiều đã khiến Trời cảm động?, liên hệ đến Trời ở trường hợp này có ý nghĩa gì?
- Muốn hiểu được vấn đề đạo lí trong câu thơ trên của Nguyễn Du, chúng ta cần xét lại quan hệ của năm khái niệm " Hiếu, tình, duyên, nghĩa, thề ". Hiếu với người xưa không chỉ là trách nhiệm và tình cảm của người con với cha mẹ mà còn là đạo, tức là nguyên lí ứng xử cao nhất, nếu làm tròn đạo hiếu thì không chỉ được tiếng thơm mà còn được Trời ban thưởng. Cũng như vây, Tình đối với người xưa không bao giờ chỉ là Tình thuần túy mà luôn gắn chặt với Duyên, mà Duyên lại là một khái niệm văn hóa có nét tâm linh, diễn tả cái Tình do Trời- Phật dẫn đến, có màu sắc thiêng liêng. Kẻ phụ tình, phụ duyên sẽ bị Trời trừng phạt, người có tình nghĩa thủy chung bao giờ cũng được ban thưởng. Vì vậy, lòng hiếu thảo của Kiều với cha mẹ bằng cái tâm trong sáng và nặng tình đã được Trời biết đến.
- Liên hệ đến Trời ở trường hợp này có ý nghĩa nhân sinh trong quan niệm của người xưa. Đó là cách suy nghĩ vừa mang màu sắc trần thế, vừa có màu sắc tâm linh, là thiêng liêng, cao cả đối với người xưa.
Câu 11: Ở đoạn trích " Trong đau khổ nhớ người thân ", Kiều đã nhớ đén những ai và nội dung cụ thể của tâm trạng nhớ thương ấy?
Trong đoạn trích, Kiều đã nhớ những người thân yêu nhất, đó là cha mẹ và Kim Trọng.
- Từ " Nhớ ơn chín chữ cao sâu " đến " Trân cam ai kẻ đỡ thay việc mình " là đoạn Kiều nhớ về cha mẹ với tâm trạng lo buồn của người con hiếu thảo. Ở đây, nét tâm lí lớn nhất của Kiều là nỗi lo cha mẹ mỗi ngày thêm già yếu mà mình lại không thể ở bên cạnh để đỡ đần. Hình ảnh " một ngày một ngả bóng dâu tà tà " là nỗi xót xa vô bờ của Kiều với hai đấng sinh thành.
- Từ " Nhớ lời nguyện ước ba sinh " đến " Hoa kia ai chắp cành này cho chưa? " tả nỗi nhớ Kim Trọng. Nỗi đau của Kiều là nghĩ đến cảnh Kim Trọng trở lại vườn Thúy nghe tin Kiều đã bán mình không biết sẽ như thế nào. Và từ đó, Kiều lại nghĩ đến cái nghĩa với Kim Trọng, không biết Thúy Vân đã thay mình kết duyên chưa?. 
® Trong nỗi cô đơn, xót xa riêng mình, Kiều vẫn không nghĩ đến bản thân mà lo nỗi lo về những người thân yêu. Đó là sự hi sinh rất lớn của một người con gái như Kiều.
Câu 12: Hãy phân tích cảnh ngộ mà Kiều đang phải trải qua ở đoạn trích trên và những suy nghĩ của nhân vật để thấy được nhân cách cao đẹp của nàng.
Cảnh ngộ mà Kiều đang phải trải qua là cảnh ngộ đau đớn tột cùng đối với người con gái. Từ chỗ là con gái nhà lương thiện, có đầy đủ điều kiện về trí tuệ, tài năng, sắc đẹp để hưởng hạnh phúc xứng đáng, Kiều đã phải bán mình lấy tiền chuộc cha, và từ đó, bị đẩy tiếp vào nhà chứa, phải tiếp khách. Trong hoàn cảnh như vậy, không không nghĩ nhiều về bản thân ngay cả khi đau khổ mà chỉ nghĩ về cha mẹ, về Kim Trọng với nỗi lòng lo lắng, xót xa. 
® Với Kiều cũng như với người xưa, hiếu và tình luôn luôn gắn với nghĩa thành hiếu nghĩa và tình nghĩa. 
Câu 13: Hình tượng không gian và hình tượng thời gian được khắc họa trong đoạn trích trên như thế nào?
- Hình tượng không gian: Thân phận bất hạnh, đau khổ của Kiều trong tác phẩm được tô đậm bằng hình tượng không gian " chân trời góc bể, đất khách quê người", nói lên ám ảnh về sự xa lạ, đáng sợ, nói lên thân phận cô độc của nàng. Các biến thể của hình tượng không gian như đã nói ở trên trong đoạn trích là " dặm nghìn nước thẳm non xa, phương trời, kiếp phong trần ".
- Hình tượng thời gian: Hình tượng thời gian được diễn tả trong đoạn trích cũng góp phần tăng cảm giác về thân phận bất hạnh của Kiều. Đó là những buổi chiều tà và đêm dài đằng đẵng: " giấc hương quan luống lần mơ canh dài, nay hoàng hôn đã lại mai hôn hoàng, thỏ bạc ác vàng ". Chiều và đêm gợi cảm giác buồn nhớ nhà da diết và nỗi cô độc hơn các khoảng thời gian khác vì đó thường là thời gian gia đình quây quần, sum họp.
® Không gian và thời gian trong đoạn trích vừa là không gian và thời gian có thực nhưng cũng chính là không gian và thời gian tâm trạng.
Câu 14: Phân tích sự chuyển đổi ngôn ngữ nhân vật và ngôn ngữ tác giả trong đoạn trích " Trong đau khổ nhớ người thân "?
Trong Truyện Kiều thường xuyên có sự chuyển đổi ngôn ngữ nhân vật và ngôn ngữ tác giả. Trong đoạn trích này, tác giả đã sử dụng rất tinh tế hai loại ngôn ngữ đó. Khi Kiều nghĩ về gia đình và người yêu, tác giả dùng ngôn ngữ nhân vật; còn khi nói đến nỗi đau đớn của nàng, nhà thơ lại dùng ngôn ngữ tác giả để bình luận. 
ð Cách chuyển đổi ngôn ngữ như vậy rất phù hợp với tính cách nhân vật Thúy Kiều: Kiều chí hiếu, chí tình, chí nghĩa nên không than thở riêng cho thân phận mà nghĩ về người thân ( đó là khi Nguyễn Du dùng ngôn ngữ nhân vật, để nhân vật tự nói ). Nhưng không than thở không có nghĩa là Kiều không bất hạnh. Nỗi bất hạnh ấy nhà thơ đứng bên ngoài chứng kiến sẽ cất tiếng bình luận đầy thương cảm, xót xa. ( đó là khi Nguyễn Du dùng ngôn ngữ tác giả để nói về nhân vật một cách khách quan ).
Câu 15: Nguyễn Du đã miêu tả nhân vật Từ Hải như thế nào?, cách miêu tả như vậy được gọi tên là bút pháp gì?
Nguyễn Du đã miêu tả Từ Hải trên nhiều khía cạnh khác nhau: 
- Về ngoại hình: Nguyễn Du khắc họa một chân dung khác người ở nhân vật người anh hùng. Ông tập trung tả khuôn mặt của võ tướng, của người anh hùng, các hình tượng so sánh ( râu như râu hùm, hàm như hàm én, mày như râu con tằm...), tất cả nói lên cái phi thường của nhân vật. Cũng như vậy, tả thân hình, vai và chiều cao cũng cốt nói lên một ý niệm về thân hình phi thường của Từ Hải: " Vai năm tấc rộng, thân mười thước cao "
- Cùng với ngoại hình, Nguyễn Du còn tả phẩm chất và phong độ của nhân vật. Không chỉ có dáng vẻ bề ngoài của người anh hùng lí tưởng, Từ Hải còn có những phẩm chất thực sự của võ tướng ( Côn quyền hơn sức lược thao gồm tài ), và phong độ của người anh hùng lãng mạn ( Đội trời đạp đất, Giang hồ quen thói vẫy vùng ).
® Cách miêu tả như vậy được gọi tên là bút pháp ước lệ tượng trưng. Không hoàn toàn nên hiểu chính xác mà cần hiểu một cách hình tượng để cảm nhận về tầm vóc của nhân vật người anh hùng lí tưởng.
Câu 16: Thái độ của Nguyễn Du như thế nào khi nói về nhân vật Từ Hải?
Tác giả đã dành cho nhân vật Từ Hải thái độ khâm phục, kính trọng một người anh hùng. Một loạt từ ngữ ngầm chỉ báo cho người đọc biết thái độ trân trọng đó như: khách biên đình, đấng anh hào, anh hùng.
® ông đã gọi một người sống ngoài vòng chi phối của triều đình, một người có tiềm năng làm sụp đổ chế độ phong kiến là anh hùng ® thể hiện tư tưởng táo bạo của Nguyễn Du. 
Câu 17: Cách nhìn của Từ Hải về Thúy Kiều như thế nào? 
Khi gặp Từ Hải, Kiều đang ở thân phận một kĩ nữ, một gái lầu xanh nhưng Từ Hải không chú ý đến điều đó mà chàng đánh giá cao nàng Kiều. Giữa chốn lầu xanh, Từ Hải vẫn xác định tìm được Kiều là tìm ra người tri kỉ, người mắt xanh nghĩa là tìm một đấng bậc xứng đáng với tầm cỡ của nàng. Trước khi gặp Kiều, Từ Hải đã biết điều này: " bấy lâu nghe tiếng má đào ", tức là Từ Hải đã biết về Kiều từ lâu. Với cái nhìn đặc biệt, khác hẳn xã hội lúc đó khi hướng về Kiều, Từ Hải đã không hề coi Kiều là gái làng chơi. Điều này cũng cho thấy tâm hồn, nhân cách phi phàm tương tự như chính ngoại hình và phẩm chất của Từ Hải.
Câu 18: Vai trò của Từ Hải trong cuộc đời bất hạnh của Thúy Kiều? 
Trước khi gặp Từ Hải, Kiều đang rơi vào tình thế hết sức tủi cực. Bị đưa vào lầu xanh rồi bị Sở Khanh lừa gạt để lại bị Tú Bà bắt lại trong ê chề, nhục nhã; Kiều gặp Thúc Sinh và lại chịu đựng cơn ghen của Hoạn Thư ( vợ Thúc Sinh ). Kiều lại tiếp tục phải vào lầu xanh để tiếp khách làng chơi trong nỗi đau đớn thể xác và tinh thần cực điểm. Giữa hoàn cảnh bế tắc ấy, Kiều đã gặp Từ Hải - gặp một tri âm tri kỉ, một người anh hùng có thể giang rộng vòng tay cứu vớt cuộc đời Kiều.
® Một người phi thường và có phẩm cách tốt đẹp như Từ Hải đã không chấp nhận để xã hội phong kiến chà đạp lên phẩm giá của Kiều ð Từ Hải đã có vai trò là một vì thiên sứ cứu cuộc đời Kiều, đem lại phẩm giá cho Kiều. Ít nhất là từ khi gặp Từ Hải, Kiều cũng cảm nhận được rằng cuộc đời là hạnh phúc.
Câu 19: Hãy so sánh các từ ngữ chỉ không gian sống của Kiều và các từ ngữ chỉ không gian hoạt động của Từ Hải?
- Không gian sống của Kiều là không gian tù túng, chật hẹp trong sự bế tắc tận cùng, đó là không gian chân trời góc bể, đất khách quê người, không gian của sự cô độc và hãi hùng. Chúng ta còn nhớ trong đoạn trích " Kiều ở lầu Ngưng Bích ", Nguyễn Du đã mô tả cảm giác của Kiều khi nhìn ra xung quanh: " Buồn trông gió cuốn mặt duềnh, ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi "® đó là cảm giác những sự bất trắc có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Ngoài ra, còn là sự sợ hãi mơ hồ và cảm giác chông chênh, trống vắng
- Không gian hoạt động của Từ Hải thì phóng khoáng và rộng lớn: giang hồ quen thói vẫy vùng, đội trời đạp đất, dọc ngang nào biết trên đầu có ai.
® Dễ dàng nhận thấy, Kiều là nạn nhân của xã hội phong kiến độc ác; còn Từ Hải là người anh hùng sẽ đập tan xã hội đó nhằm tìm kiếm một chân trời tự do.
Câu 20: So sánh sự khác biệt giữa Từ Hải của Nguyễn Du với Từ Hải của Thanh Tâm tài nhân.
- Thanh Tâm tài nhân đã xây dựng nhân vật Từ Hải có dáng dấp một tướng cướp xuất hiện bất ngờ với những suy nghĩ, hành động khá dung tục. Trong khi đó Nguyễn Du lại khắc họa chân dung Từ Hải như một anh hùng lãng mạn lí tưởng. Điều này thể hiện một ý thức của người sáng tác và quan niệm sống của người đó trong xã hội. Còn là cái nhìn trân trọng, đề cao con người cùng với ước mơ cải tạo xã hội và giải phóng cho những số phận tài năng mà bất hạnh trong xã hội phong kiến.
./.

Tài liệu đính kèm:

  • docBai day cho lop 11.doc