Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 - Tiết 1 đến tiết 10

Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 - Tiết 1 đến tiết 10

Tiết 1+ 2: Phong cách Hồ Chí Minh

 ( Lê Anh Trà )

 A/ Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh:

1) Về kiến thức: Thấy được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại thanh cao và giản dị.

2) Về kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc, tìm hiểu, phân tích văn bản nhật dụng

3) Về thái độ: Giáo dục học sinh lòng kính yêu Bác,học tập tấm gương đạo đức của Người.

B/ Chẩn bị phương tiện: Sưu tầm một số tranh ảnh về nơi ở và làm việc của Bác.

C/ Tổ chức giờ học:

* Ổn định tổ chức:

* Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra sự chuẩn bị bài ở nhà của HS.

* Dạy bài mới: GV giới thiệu vào bài.

 

doc 21 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 783Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 - Tiết 1 đến tiết 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn 15/8/2008
Tiết 1+ 2: Phong cách Hồ Chí Minh 
 ( Lê Anh Trà ) 
 A/ Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh:
1) Về kiến thức: Thấy được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại thanh cao và giản dị.
2) Về kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc, tìm hiểu, phân tích văn bản nhật dụng 
3) Về thái độ: Giáo dục học sinh lòng kính yêu Bác,học tập tấm gương đạo đức của Người.
B/ Chẩn bị phương tiện: Sưu tầm một số tranh ảnh về nơi ở và làm việc của Bác.
C/ Tổ chức giờ học:
* ổn định tổ chức:
* Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra sự chuẩn bị bài ở nhà của HS.
* Dạy bài mới: GV giới thiệu vào bài.
Tiết 1:
I/ Tìm hiểu chung;
? Văn bản này thuộc kiểu văn bản nào? Hãy cho biết chủ đề của văn bản? 
1) Kiểu văn bản: - Văn bản nhật dụng.
- Chủ đề: Thuộc chủ đề về sự hội nhập với thế giới và giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc.
HS tìm hiểu chú thích SGK.
2) Tìm hiểu chú thích:
- Lưu ý các chú thích:1,2,3,4,8,9,12.
? Hãy chia bố cục của văn bản và tìm nội dung chính cuả từng phần? 
3) Bố cục của văn bản:
- Gồm 3 phần:
+ Đoạn 1: Sự tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loạicủa Hồ Chí Minh.
+ Đoạn 2: Nét đẹp trong lối sống giản dị mà thanh cao của Hồ Chí Minh.
+ Đoạn 3 : Bình luận và khẳng định ý nghĩa của phong cách Hồ Chí Minh.
? Vốn tri thức văn hoá của Hồ Chí Minh sâu rộng như thế nào?
II/ Tìm hiểu chi tiết:
1) Sự tiếp thu tinh hoa văn hoá của nhân loại của Hồ Chí Minh.
- Vốn tri thức văn hoá sâu rộngcủa Bác được biểu hiện: Sự tiếp xúc với văn hoá nhiều nước, nhiều vùng trên thế giới cả phương Đông và phương Tây.
- Hiểu biết rông nền văn hoá các nước châu á,châu Âu,châu Phi,châu Mỹ.-> Nhào nặn với cái gốc dân tộc, tạo nên phong cách Hồ Chí Minh.
? Vì sao Người lại có được vốn tri thức sâu rộng như vậy?
- Người đã từng đi, sống ở nhiều nước.
- Nói, viết thạo tiếng các nước.
- Tìm hiểu nền văn hoá các nước, tiếp thu cái hay, cái đẹp của các dân tộc (tiếp thu chọn lọc)
- Phê phán những hạn chế, tiêu cực.
- Tìm hiểu nền vă hoá của họ một cách khá sâu sắc (tới mức uyên thâm )
=> Trên nền tảng văn hoá của dân tộc mà tiếp thu những ảnh hưởng của Quốc tế. Tất cả nhào nặn với cái gốc văn hoá dân tộc.
Tiết 2:
2) Nét đẹp trong lối sông giản dị mà thanh cao của Hồ Chí Minh:
HS đọc phần văn bản còn lại –thảo luận nhóm, cử đại diện trình bày.
* Lối sống giản dị: 
? Lối sống giản dị, rất Việt Nam, rất phương Đông của Bác Hồ được biểu hiện như thế nào?
- Nhà sàn nhỏ bên cạnh chiếc ao, vài phòng nhỏ.
- Bộ quần áo nâu, áo trấn thủ, dép lốp, chiếc va li,vài vật kỉ niện => Trang phục giản dị .
- ăn uống đạm bạc: Cá kho, rau luộc, cà muối, dưa ghém.
- Nơi ở và làm việc đơn sơ.
? Từ lối sống giản dị của Bác, ta hiểu gì về nhân cách của Người?
* Nét đẹp thanh cao trong lối sống:
- Là lối sống có văn hoá, cái đẹp là sự giản dị tự nhiên.
? Từ phong cách sống của Hồ Chí Minh, em có liên tưởng gì đến các bậc hiền triết mà em đã gặp trong tác phẩm văn chương? 
- GV liên hệ với tác giả Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm.
? Những con người này họ có chung điểm gì?
=> Nét đẹp trong lối sống dân tộc rất Việt Nam. Trong phong cách Hồ Chí Minh bên cạnh là Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, họ đều mang vẻ đẹp của cuộc sống gắn với thú quê đạm bạc mà thanh cao.
? Nêu cảm nhận của em về những nét đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh?
- Cốt lõi của phong cách Hồ Chí Minh là vẻ đẹp văn hoá với sự kết hợphài hoà giữa tinh hoa văn hoádân tộc và tinh hoa văn hoá nhân loại.
? Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong văn bản này là gì , tác dụng của nó?
3) Tìm hiểu những biện pháp nghệ thuật trong văn bản làm nổi bật vẻ đẹp phong cách Hồ Chí Minh:
- Kết hợp kể và bình luận: “Có thể nói rằng ít có vị lãnh tụ nào lại am hiểu nhiều các dân tộc...HCM.”
- Đan xen với thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm, cách dùng từ Hán Việt gợi sự gần gũi giữa Hồ Chí Minh với các bậc hiền triết của dân tộc.
- Nghệ thuât đối lập: Vĩ nhân > giản dị, gần gũi. Am hiểu văn hoá nhân loại > hết sức dân tộc, hết sức Việt Nam.
Cho HS thảo luận nhóm rút ra tổng kết.
? Việc tìm hiểu phong cách Hồ Chí Minh có ý nghĩa như thế nào?
III/Tổng kết: Cần phải hoà nhập với khu vực Quốc tế nhưng cũng cần giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc.
-liên hệ cách nói năng, ăn mặc sao cho phù hợp với phong cách truyền thống dân tộc.
Hướng dẫn HS luyện tập 
IV/ Luỵện tập:
Tìm đọc các câu, các bài thơ nói về phong cách Hồ Chí Minh
D/ Hướng dẫn học bài ở nhà:
Làm bài tập trang 8
- Chuẩn bị bài: Các phương châm hội thoại 
- Yêu cầu: Tìm hiểu các ví dụ SGK,tìm hiểu hội thoại trong văn bản lớp 8 (Tức nước vỡ bờ, Cuộc chia tay của những con búp bê.)
Đ/ Điều chỉnh bổ sung kế hoạch:
..........................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................
Ngày soạn: 15 / 8 / 2008 
Tiết 3: : Các phương châm hội thoại 
A/ Mục tiêu cần đat: 
Về kiến thức: Giúp học sinh : 
Nắm vững các phương châm về lượng và phương châm về chất
Về kĩ năng: Biết vận dụng những phương châm này trong giao tiếp
B/ Chuẩn bị phương tiện: Bảng phụ, phiếu học tập.
C/ Tổ chức giờ học:
* ổn định tổ chức:
*Kiểm tra bài cũ: Nét đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là gì?
* Bài mới: Gv giới thiệu vào bài.	
Cho học sinh tìm hiểu các ví dụ Sgk
? Câu trả lời bạn “ Bơi ở dưới nước" của Ba có đáp ứng được yêu cầu của An không?
I / Phương châm về lượng:
 * Ví dụ 1: SGK, trang 8
- Không 
? Cần trả lời như thế nào?
- Học bơi ở bể bơi thành phố ( nêu địa điểm, nơi học bơi)
Cho HS tìm hiểu ví dụ 2, hãy chỉ ra lời thừa của 2 ngưòi muốn kheo của?
- lợn ( cưới.)
-“Từ lúc tôi mặc áo mới này.”
? Từ việc tìm hiểu ví dụ trên tacó thể rút ra bài học gì?
=> Khi nói cần nói có nội dung, đáp ứng đúng yêu cầu người hỏi ( không thiếu không thừa)
? Chỉ ra lỗi ở các câu ở bài tập 1.
* Bài tập 1:
Trâu ...gia súc ( nghĩa là vật nuôi ở nhà) nên từ nuôi ở nhà là thừa.
Chim... có hai cánh là thừa vì loài chim nào chả có hai cánh.
? Hãy nhận xét cuộc hội thoại giữa chị Dậu với cai lệ?
* Bài tập nhanh: HS làm , trình bày,GV uốn nắn sửa chữa.
HS rút ra kết luận phương châm
về lượng? 
=> Ghi nhớ 1: SGK.
? Truyện cười này phê phán điều
 gì?
II/ Phương châm về chất:
* Ví dụ SGK trang 8, 9.
- Phê phán tính nói khoác (nói điều không tin là có thật)
? Vậy trong giao tiếp có điều gì cần nên tránh?
=> Cần tránh những điều mà mình không tin là có thật,không tin là đúng.
? Trong văn bản: “Lão Hạc” Binh Tư đã nói với ông giáo về chuyện Lão Hạc xin bã chó... Như vậy có phải Binh Tư cố ý nói sai không? vì sao?
* Bài tập nhanh: “ Trông lão tẩm ngẩm... Lão vừa xin tôi một ít bã chó... cùng ăn”
=> Đây là sư hiểu lầm trên căn cứ cụ thể chứ không là cố ý nói sai.
? Vậy điều gì cần chú ý khi giao tiếp?
=> Ghi nhớ 2: SGK.,trang 10
Cho học sinh làm bài tập theo nhóm.
III/ Luỵên tâp:
* Bài tập 2: Gợi ý trả lời:
a) Nói có sách mách có chứng.
b) Nói dối.
c) Nói mò.
d) Nói nhăng, nói cuội.
e) Nói trạng.
? Các từ ngữ này chỉ những cách nói liên quan đến phương châm hội thoại nào?
? Vì sao người nói đôi khi phải dùng những cách diễn đạt: “Như tôi được biết, tôi tin rằng, nếu tôi không lầm...”
=> Phương châm hội thoại về chất.
* Bài tập 3: “ ruồi có nuôi được không” - lời thừa
* Bài tập 4: Giải thích người nói đôi khi phải dùng:
a) Nhằm đảm bảo cho người nghe biết là tính chính xác của nhận định hay thông tin mà mình đưa ra chưa được kiểm chứng (chất)
b) Để nhấn mạnh ý mà mọi người đều đã biết,và chủ ý của người nói.
* Bài tập 5:
- ăn đơm nói đặt: Vu khống đặt điều (bịa chuyện)
- Ăn ốc nói mò: Nói không có căn cứ.
- Ăn không nói có: Vu khống bịa đặt.
- Cãi chày cãi cối: Cố tranh cãi nhưng không có lí lẽ gì cả.
- Khoa môi múa mép: Nói ba hoa, khoác lác phô trương.
- Nói dơi nói chuột: Nói lăng nhăng, linh tinh, không xác thực.
- Hứa hươu hứa vượn: Hứa để đưụơc lòng người, nói rồi không thực hiện lời hứa.
=> Là cách nói không tuân thủ phương châm về chất 
* GV tổng kết, khắc sâu ghi nhớ.
D/ Hướng dẫn học bài ở nhà:
- Học thuộc ghi nhớ SGK.
- Chuẩn bị bài: “ Sử dụng một số biện pháp... trong văn bản thuyết minh.”
-Yêu cầu tìm hiểu các ví dụ SGK
Đ/ Điều chỉnh bổ sung kế hoạch:
..........................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................
................... ... .................
..........................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................
Ngày23/8/2008
Tiết 9: Sử dụng yếu tố miêu tả 
trong văn bản thuyết minh
A/ Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh:
1) Về kiến thức: Học sinh hiểu được văn bản thuyết minh có khi phải kết họp với yếu tố miêu tả thì văn bản mới hay.
2) Về kĩ năng: Rèn kĩ năng sử dụng yếu tố miêu tả trong bài văn thuyết minh của mình. 
B/ Chuẩn bị phương tiện: Phiếu học tập.
C/ Tổ chức giờ học: 
 * ổn định tổ chức
 * Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh ở nhà ( 5 em)
* Tổ chức dạy bài mới: GV giới thiệu bài
GV yêu cầu HS đọc văn bản: “Cây chuối trong đời sống Việt Nam”
Gọi HS đọc văn bản 
? Giải thích nhan đề của văn bản?
I/ Tìm hiểu yếu tố miêu tả tronh văn bản thuyết minh: 
* Tìm hiểu văn bản: “ Cây chuối trong đời sống Việt Nam” 
- Toàn bộ văn bản đều viết về vai trò của cây chuối đối với đời sống vật chất và tinh thần của con người Việt Nam
 ? Tìm những câu trong bài thuyết minh về đặc điểm của cây chuối?
a) Những câu văn thuyết minh: 
- Hầu như ở nông thôn, nhà nào cũng trồng chuối.
- Cây chuối rất ưa nước nên người ta thường trồng bên ao hồ...
- Người phụ nữ nào cũng liên quan đến cây chuối khi họ làm vườn, chăn nuôi và nội trợ...
- Quả chuối là một thức ă ngon.
 - Mỗi cây chuối chỉ có một buồng.
- Chuối chín là một món quà..., chuối xanh nấu với các loại thực phẩm...
- Chuối thờ bao giờ cũng dùng nguyên nải.
?Xác định những câu văn miêu tả cây chuối?
b) - Đi khắp Việt Nam, nơi đâu ta cũng gặp những cây chuối thân mềm vươn lên...
- Chuối xanh có vị chát...
? Theo yêu cầu chung của văn bản thuyết minh có thể thêm hoặc bớt những gì ?
HS thảo luận và trình bày.
 GVnhận xét bổ sung.
* Có thể thêm các ý: 
a) Thuyết minh: 
- Phân loại chuối: Chuối tây , chuối hột, chuối tiêu, chuối ngự...
- Thân gồm nhiều lớp bẹ... Lá...
- Nõn chuối... , Hoa chuối, gốc, rễ.
b) Miêu tả: - Thân tròn... mọng nước...
- Tàu lá xanh rờn , bay xào xạc trong gió... 
- Củ chuối có thể gọt vỏ...như màu củ đậu...
c) Một số công dụng: ( Thân, hoa, lá,quả, cọng,củ)
? Vậy qua việc tìm hiểu ví dụ trên ta thấy để cho bài văn thuyết minh cụ thể sinh động cần sử dụng những yếu tố nào?
=> Ghi nhớ SGK
HS đọc ghi nhớ , khắc sâu kiến thức bài học.
HS làm bài tập – trình bày.
GV tách thành 4 nhóm thảo luận rồi viết vào giấy nạp đẻ chấm.
GV cho HS lấy bút chì đánh dấu câu văn miêu tả.
D/ Hướng dẫn học bài ở nhà: 
III/ Luyện tập:
* Bài tập 1): HS làm theo nhóm điểm.)
* Bài tập 2: Miêu tả:
- Tách là loại chén của tây, có tai. 
- Khi mời uống trà thì bưng hai tay mà mời.
- Uống thì nâng hai tay xoa xoa rồi mới uống.
* Bài tập 3: HS làm
- Học bài: Nhận biết các yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh.
- Chuẩn bị đề: Con trâu ở làng quê Việt Nam.
Yêu cầu quan sát ghi thành tư liệu để chuẩn bị cho tiết luyện tập.
Đ/ Điều chỉnh bổ sung kế hoạch:
..........................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................
Ngày 24 /8 /2008
Tiết 10: Luyện tập sử dụng yếu tố miêu tả 
 trong văn bản thuyết minh
A/ Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh:
1) Về kiến thức: Củng cố lại yếu tố miêu tả, nhận ra yếu tố miêu tả v à biết vận dụng.
2) Về kĩ năng: Rèn kĩ năng sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh.
B/ Chuẩn bị phương tiện: Bảng phụ - phiếu học tập.
C/ Tổ chức dạy bài mới:
* ổn định tổ chức: 
* Kiểm tra bài cũ: ? Để bài văn thuyết minh cụ thể sinh động, ta cần sử dụng những yếu tố nào? 
+ GV kiểm tra sự chuẩn bị bài ở nhà của HS.
* Tổ chức dạy bài mới:
GV ghi đề lên bảng. 
I/ Đề bài: Con trâu ở làng quê Việt Nam.
II/ Tìm hiểu đề , tìm ý và lập dàn ý
1) Tìm hiểu đề:
? Đề bài yêu cầu trình bày vấn đề gì?
- Vị trí vai trò của con trâu trong đời sốngcủa người nông dân, trong nghề nông của người Việt .Nam.
? Theo em đối với đề văn này cần phải trình bày những ý gì ?
GV hướng dẫn HS làm dàn ý chi tiết cho tùng nội dung.
2) Tìm ý và lập dàn ý:
* Mở bài: Giới thiệu chung về con trâu trtên đồng ruộng Việt Nam.
* Thân bài: - Con trâu trong nghề làm ruộng
- Con trâu trong lễ hôị đình đám.
- Con trâu nguồn cung cấp thịt, da, sừng
- Con trâu là tài sản lớn của người nông dân Việt Nam
- Con trâu và trẻ chăn trâu , việc chăn nuôi trâu.
* Kết bài: Con trâu tong tình cảm của người nông dân.
? Theo em mở bài của đề bài trên nội dung cần thuyết minh là gì ?
HS trình bày phần mở bài –Yêu cầu nhận xét, bổ sung.
HS thực hành viết đoạn văn.
III/ Luyện tập:
* Mở bài: Có thể có các cách sau:
- ở bất kì trên vùng quê nào trên đất nước ta đều thấy hình bóng con trâu.
- Hoặc: Con trâu là đầu cơ nghiệp của người nông dân.
* Thân bài: HS chọn một trong các ý ở phần thân bài để triển khai thành đoạn văn.
? Kết thúc phần thuyết minh cần nêu ý gì ?
Cảm nghĩ của em về con trâu, một con vật đã từng gắn bó với trẻ em ở nông thôn Việt Nam.
D/ Hướng dẫn học bài ở nhà: 
- Căn cứ vào các ý ở phần thân bài để viết bài văn hoàn chỉnh.
- Chuẩn bị bài: “ Tuyên bố thế giới về sự sống... và phát trển của trẻ em.”
* Yêu cầu: Đọc và tìm hiểu văn bản theo hệ thống câu hỏi SGK.
Đ/ Điều chỉnh bổ sung kế hoạch:
..........................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an Ngu van 9 T110.doc