Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 - Tiết 1 đến tiết 44

Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 - Tiết 1 đến tiết 44

A. Mục tiêu cần đạt:

Giúp HS:

- Thấy được vẻ đẹp trong phong cách HCM là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, thanh cao và giản dị.

- Từ lòng kính yêu, tự hào về Bác, HS ý thức tu dưỡng, học tập, rèn luyện theo gương Bác.

B. Chuẩn bị:

1. Giáo viên: - “Đức tính giản dị của Bác Hồ” (lớp 7)

- Những lời thơ về Bác.

2. Học sinh: - Đọc bài “Đức tính giản dị của Bác Hồ”

- Đọc tác phẩm và xem kĩ phần chú thích

- Trả lời các câu hỏi trong “Đọc hiểu VB” (Trang 8 SGK)

C. Kiểm tra:

1. Sỉ số

2. Bài cũ

 

doc 132 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 641Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 - Tiết 1 đến tiết 44", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 1
TIẾT 1 + 2
PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH
VĂN HỌC
Lê Anh Trà
A. Mục tiêu cần đạt:
Giúp HS:
- Thấy được vẻ đẹp trong phong cách HCM là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, thanh cao và giản dị.
- Từ lòng kính yêu, tự hào về Bác, HS ý thức tu dưỡng, học tập, rèn luyện theo gương Bác.
B. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: - “Đức tính giản dị của Bác Hồ” (lớp 7)
- Những lời thơ về Bác.
2. Học sinh: - Đọc bài “Đức tính giản dị của Bác Hồ”
- Đọc tác phẩm và xem kĩ phần chú thích
- Trả lời các câu hỏi trong “Đọc hiểu VB” (Trang 8 SGK)
C. Kiểm tra:
1. Sỉ số
2. Bài cũ
D. Tiến trình tổ chức các hoạt động:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của HS
Nội dung
1. Hoạt động 1. Giới thiệu bài
Khẳng định tầm vóc VH của HCM: HCM không những là nhà thơ yêu nước, nhà CM vĩ đại mà còn là danh nhân VHTG. Vẻ đẹp VH chính là nét nổi bật trong phong cách Hồ Chí Minh.
2. Hoạt động 2. Hướng dẫn HS đọc và tìm hiểu chú thích.
- Yêu cầu: HS đọc diễn cảm VB.
GV nhận xét, sửa chữa. 
- Chú ý theo dõi
- Ghi tựa bài
- Đọc diễn cảm văn bản.
- Yêu cầu: Hãy tìm trong VB những từ ngữ khó (từ Hán Việt) và giải thích các từ đó. Tìm bố cục và ý chính.
GV nhận xét cách giải thích của HS.
3. Hoạt động 3. Hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản.
a. Tìm hiểu sự tiếp thu tinh hoa VH nhân loại của Hồ Chí Minh.
- Yêu cầu: HS đọc đoạn 1 của VB.
- Hỏi: Vốn tri thức văn hoá nhân loại của Hồ Chí Minh được giới thiệu như thế nào?
GV nhận xét học sinh.
*. Chốt + bình: Trong cuộc đời hoạt động CM đầy gian tuân, CTHCM đã đi qua nhiều nơi, tiếp xúc nhiều nền VH phương đông đến phương tây. Người có hiểu biết sâu rộng về nền VH các nước châu Á, Âu, Phi, Mĩ.
- Hỏi: Vì sao người có kiến thức sâu rộng như vậy?
GV nhận xét ý kiến HS .
*. Bình:
Để có kiến thức VH sâu rộng BH đã nắm vững phương tiện giao tiếp là ngôn ngữ, nói viết thạo nhiều thứ tiếng như Pháp, Anh, Nga, Hoa, học hỏi tìm hiểu đến mức sâu sắc. Điều quan trọng là người tiếp thu một cách có chọn lọc tinh hoa VH nhân loại.
- Hỏi:
Em hiểu thế nào là tiếp thu một cách có chọn lọc?
GV nhận xét HS
*. Chốt:
Người tiếp thu cái đẹp, cái hay, đồng thời phê phán cái tiêu cực, cái xấu. Tiếp thu dựa trên nền tảng nền văn hoá dân tộc.
- Tìm và giải thích các từ Hán Việt
- Tìm hiểu bố cục
- Đọc đoạn 1.
- Suy nghĩ, trình bày.
- Nhận xét bạn.
- Chú ý ghi nhận.
- Nêu ý kiến cá nhân.
- Nhận xét, bổ sung.
- Chú ý lời bình của GV.
- Trình bày.
- Nhận xét.
- Đúc kết
- Theo dõi và ghi nhận.
I. Tìm hiểu văn bản.
1. Sự tiếp thu tinh hoa VH nhân loại của HCM.
- Tiếp xúc và hiểu sâu rộng nền VH nhiều nước.
+ Nắm vững ngôn ngữ
+ Lao động để học hỏi -> sâu sắc.
- Tiếp thu có chọn lọc:
- Tiếp thu cái đẹp, phê phán cái tiêu cực.
+ Tiếp thu dựa trên nền tảng nền VH dân tộc.
* Củng cố:
Qua việc tìm hiểu trên, em có cảm nhận gì về con người HCM?
Đúc kết trình bày.
GV nhận xét trình bày của HS.
* Dặn dò:
Soạn tiếp cho tiết 2.
- Đọc phần còn lại của VB.
- Trả lời các câu hỏi ứng với phần 2
- Tìm và học thuộc 1 bài thơ viết về Bác.
TIẾT 2
1. Hoạt động 1. Kiểm tra bài cũ.
Hỏi:
Em có cảm nhận gì về vốn tri thức văn hoá của HCM?
GV nhận xét, ghi điểm cho HS.
*. Chốt:
Qua đoạn 1 của VB, ta cảm nhận vốn tri thức văn hoá sâu rộng của Bác. Có được điều đó chính nhờ vào sự tiếp thu có chọn lọc của Bác.
2. Hoạt động 2. Nét đẹp trong lối sống của Hồ Chủ Tịch.
- Yêu cầu:
Em hãy đọc 2 đoạn văn còn lại của văn bản.
GV nhận xét.
- Hỏi:
Em hiểu thế nào về lối sống của con người Hồ Chí Minh?
GV nhận xét ý kiến của HS.
- Hỏi:
Lối sống rất bình dị, rất phương Đông, rất VN của Bác được biểu hiện như thế nào?
GV dành thời gian cho HS thảo luận xung quanh các vấn đề cụ thể để chứng minh cho nhận định trên:
+ Nơi ở, làm việc.
+ Trang phục.
+ Việc ăn uống.
GV cho đại diện nhóm trình bày --> nhận xét.
*. Chốt:
Trang phục giản dị, ăn uống đạm bạc, nơi ở, làm việc đơn sơ.
- Hỏi:
Nét đẹp lối sống của Bác làm tác giả nhớ đến những ai?
GV nhận xét.
* Bình:
Nét đẹp của lối sống rất dân tộc, rất VN trong phong cách HCM gợi ta nhớ đến cách sống của các vị hiền triết trong lịch sử: “Thu ăn măng trúc, đông ăn giá, xuân tắm hồ sen, hạ tắm hồ sen, hạ tắm ao”.
- Hỏi: 
Vì sao ta có thể nói tâm hồn của người rất thanh cao?
GV nhận xét.
*. Chốt:
Bác sống kham khổ nhưng lạc quan, rất đổi giản dị.
Liên hệ: “Thăm cõi Bác xưa” Tố Hữu.
3. Hoạt động 3. Tìm hiểu những biện pháp nghệ thuật làm nổi bật PC. HCM.
- Yêu cầu:
Em hãy tìm những câu có sự đan xen giữa kể và bình luận.
GV nhận xét.
- Hỏi:
Trong văn bản, tác giả đã đan xen vào lời thơ của ai? Sự đan xen ấy có dụng ý gì.?
GV nhận xét trình bày của HS.
- Yêu cầu:
Nhìn vào văn bản, hãy tìm những từ ngữ Hán Việt.
- Hỏi:
Ngoài ra, để làm nổi bật điều muốn nói, tác giả còn sử dụng lối nghệ thuật nào? Hãy chỉ ra cụ thể.
GV dành thời gian cho HS thảo luận, trình bày -> GV nhận xét.
*. Bình:
Tác giả đã chọn lọc những chi tiết tiêu biểu, sử dụng thành công nghệ thuật đối lập (vĩ nhân mà giản dị, gần gũi, am hiểu mọi nền VH nhân loại mà hết sức dân tộc, hết sức VN).
4. Hoạt động 4. Hướng dẫn tổng kết.
- Yêu cầu:
Nêu cảm nhận của em về những nét đẹp trong phong cách HCM.
GV nhận xét.
- Hỏi:
Qua văn bản, đã giúp em rút ra ý nghĩa gì về quan hệ quốc tế và dân tộc?
* Liên kết hệ thức tế: Nhận thức thế nào là lối sống văn hoá, thế nào là mốt, là hiện đại trong ăn mặc, nói năng
- Nêu cảm nhận
- Nhận xét bạn
- Chú ý khắc sâu
- Đọc đoạn còn lại.
- Trả lời: Bình dị, thanh cao.
- Thảo luận (3’)
- Trình bày (đại diện)
- Nhận xét.
- Ghi nhận.
- Trả lời: Nguyễn Trải, Nguyễn Bỉnh Khiêm.
- Chú ý theo dõi.
- Suy nghĩ -> CM lối sống thanh cao của Bác.
- Nhận xét, bổ sung.
- Ghi nhận.
- Đọc các câu văn theo yêu cầu.
- Bổ sung bạn.
- Trả lời: Ng. Bỉnh Khiêm -> nổi bật phong cách HCM.
- Liên kết các từ ngữ Hán Việt.
- Ghi nhận yêu cầu - trao đổi 2’ theo bàn học.
- Đại diện trình bày - nhận xét.
- Tập trung ghi nhận.
- Đúc kết.
- Trình bày ngắn.
- Suy luận
- Nêu cảm nhận về thực tế
- Ý kiến bổ sung
2. Nét đẹp giản dị mà thanh cao của HCM.
- Giản dị:
+ Trang phục rất giản dị.
+ Ăn uống đạm bạc.
+ Nơi ở, làm việc đơn sơ.
- Thanh cao, sang trọng: 
+ Khắc khổ nhưng lạc quan.
+ Không cầu kì.
+ Rất đổi giản dị 
=> Cuộc sống gắn với thú quê bình dị mà thanh cao.
3. Vài nét nghệ thuật
- Kết hợp kể và bình luận.
- Đan xen thơ NBK
- Dùng nhiều từ ngữ Hán Việt
- Sử dụng lối đối lập. Chọn lọc chi tiết tiêu biểu.
II. Tổng kết
(Ghi nhớ trang 8-SGK)
E. Củng cố - dặn dò:
1. Củng cố:
- Em hiểu thế nào là sự kết hợp giữa truyền thống và hiện đại trong phong cách HCM?
- Đọc một bài thơ nói về bác.
2. Dặn dò:
a. Bài cũ:
- Đọc kĩ văn bản (tiết 1+2)
- Học kĩ bài (căn cứ câu hỏi “Đọc - hiểu VB”).
- Sưu tầm thêm 1 bài tập ca ngợi Bác.
b. Bài mới: tiết 3/TV: các phương châm hội thoại.
- Đọc kĩ các ví dụ (I,II)
- Trả lời các câu hỏi bên dưới mỗi VD.
- Đọc phần ghi nhớ.
- Thử thực hiện và nháp bài tập 1 (phần luyện tập).
TIẾT 3 CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI 
TIẾNG VIỆT
A. Mục tiêu cần đạt:
Giúp HS:
- Nắm được nội dung phương pháp về chất, về lượng.
- Biết vận dụng những phương châm này trong giao tiếp.
B. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Bảng phụ (THB I,II)
2. Học sinh: Thực hiện theo dặn dò ở tiết 2.
C. Kiểm tra:
1. Sỉ số.
2. Bài cũ: (Sự chuẩn bị bài mới)
D. Tiến hành tổ chức các hoạt động:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của HS
Nội dung
1. Hoạt động 1. Hướng dẫn HS tìm hiểu phương châm về lượng.
Bước 1:
- Yêu cầu: HS đọc đoạn đối thoại giữa An và Ba.
- Hỏi:
An hỏi học bơi ở đâu mà Ba trả lời ở dưới nước thì có đáp ứng điều mà An cần biết không?
GV nhận xét HS.
- Hỏi:
Vì sao em trả lời như vậy?
GV nhận xét.
*. Diễn giải:
Câu trả lời của Ba không mang nội dung mà An cần biết. Điều mà An muốn biết là một địa điểm cụ thể nào đó như ở bể bơi thành phố, sông, hồ, biển, Nói mà không có nội dung dĩ nhiên là một hiện tượng không bình thường trong giao tiếp, vì câu nói trong giao tiếp bao giờ cũng cần chuyển tải một thông tin nào đó.
- Hỏi:
Từ đó em rút ra bài học gì về giao tiếp?
GV nhận xét.
Bước 2.
- Yêu cầu: Đọc truyện: “Lợn cưới, áo mới”
- Hỏi:
Vì sao truyện này lại gây cười?
GV nhận xét HS.
- Hỏi:
Lẽ ra anh có lợn cưới và anh có áo mới phải hỏi và trả lời như thế nào để người nghe đủ biết điều cần hỏi và cần trả lời?
GV nhận xét.
- Hỏi:
Như vậy cần tuân thủ điều gì khi giao tiếp?
Bước 3: Hệ thống hoá kiến thức.
- Hỏi:
Qua 2VD: Khi giao tiếp cần chú ý điều gì?
GV nhận xét.
*. Chốt:
Khi giao tiếp cần nói có nội dung: Không thiếu cũng không thừa.
- Yêu cầu: Học sinh đọc to phần GN.
2. Hoạt động 2. Tìm hiểu phương châm về chốt.
Bước 1.
Hướng dẫn HS đọc, kể truyện “Quả bí khổng lồ”
- Yêu cầu:
HS đọc và kể loại truyện.
- Hỏi:
Truyện cười này phê phán điều gì?
GV nhận xét.
- Hỏi:
Em hiểu thế nào là “nói khoác”?
GV nhận xét.
- Hỏi: Như vậy trong giao tiếp có điều gì cần tránh?
GV nhận xét.
- Hỏi thêm:
Nếu không biết chắc một tuần nữa lớp sẽ tổ chức cấm trại thì em có thông báo: tuần sau lớp sẽ cắm trại với bạn cùng lớp không?
GV nhận xét ý kiến HS.
Bước 2: Hệ thống hoá kiến thức.
- Hỏi: 
Qua việc tìm hiểu trên, em rút ra bài học gì khi giao tiếp?
GV nhận xét.
*. Chốt: Không nên nói những điều mà mình không tin là đúng sự thật.
- Yêu cầu:
HS đọc to phần ghi nhớ.
3. Hoạt động 3. Hướng dân luyện tập.
Bài tậ ... ûa HS.
Bước 3. Hướng dẫn làm BT 3.
-Yêu cầu:
HS đọc và xác định yêu cầu Bt.
*. Lưu ý:
+ Đọc kỹ 2 cách giải thích “độ lượng”
+ Chọn cách giải thích đúng và lí giải vì sao em chọn cách đó.
GV nhận xét HS.
*. Diễn giải:
Cách giải thích (a) vi phạm nguyên tắc quan trọng phải tuân thủ khi giải thích nghĩa của từ, vì đã dùng một cụm từ có ý nghĩa thực thể (cụm dt giải thích tt).
4. Hoạt động 4. Hướng dẫn tìm hiểu từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ.
Bài tập 1 - Hỏi:
Từ nhiều nghĩa là gì? VD minh hoạ
GV nhận xét HS.
-Hỏi: 
Hiện tượng chuyển nghĩa của từ là gì?
GV nhận xét HS.
Bước 2. Hướng dẫn HS làm BT 2.
-Yêu cầu: HS đọc và xác định yêu cầu BT.
*. Chú ý: 
+Đọc kĩ 2 câu thơ trích trong “truyện kiều” của Nguyễn Du.
+Xác định “hoa” trong “thềm hoa, lệ hoa” dùng với nghĩa gốc hay nghĩa chuyển?
GV nhận xét trình bày của HS.
-Nêu khái niệm
-Trả lời: ghép và láy
-Nêu sự phân biệt.
-Đọc
-Chú ý hướng dẫn
-Thực hiện
-Nhận xét
-Đọc
-Xác định yêu cầu
-Chú ý hướng dẫn.
-Thực hiện
-Nhận xét bạn
-Nêu khái niệm
-Đọc
-Xác định yêu cầu
-Chú ý hướng dẫn
-Trao đổi (3’)
-Nêu đáp án
-Nhận xét bạn.
-Đọc + yêu cầu.
-Ghi nhận hướng dẫn
-Thảo luận
-Thực hiện
-Ý kiến đóng góp
-Nêu khái niệm
-Ghi nhận
-Chú ý hướng dẫn
-Thảo luận
-Thực hiện
-Nhận xét
-Xác định yêu cầu
-Ghi nhận yêu cầu
-Thực hiện
-Nhận xét bổ sung
-Nêu khái niệm
-Đọc và xác định yêu cầu Bt
-Chú ý hướng dẫn
-Suy nghĩ
-Phát biểu
-Nhận xét
I. Từ đơn và từ phức.
1. Khái niệm .
Phân loại: 
Từ phức: Ghép; láy.
2. Phân biệt từ ghép và từ láy:
-Từ láy: nho nhỏ, gật gù, lạnh lùng, xa xôi, lấp lánh
-Từ ghép: các từ còn lại
3. So sánh mức độ nghĩa của từ láy so với tiếng gốc.
-Trăng trắng, đèm đẹp, nho nhỏ, lành lạnh, xôm xốp -> giảm nhẹ.
-Sạch sành sanh, sát sàn sạt, nhấp nhô -> tăng mạnh.
II. Thành ngữ.
1. Khái niệm.
2. Phân biệt thành ngữ và tục ngữ.
-Xác định:
+Thành ngữ: đánh trống bỏ vùi, được voi đòi tiên, nước mắt cá sấu.
+TN: Gần mực  sáng; chó treo mèo đậy.
-Giải thích:
Nước mắt cá sấu: sự thông cảm, thương xót giả dối nhắm đánh lừa người khác.
3. Tìm thành ngữ có yếu tố chỉ động vật, thực vật -> giải thích.
VD: Điệu hổ li sơn: dụ đối phương ra khỏi nơi đối phương chiếm ưu thế dễ chinh phục. 
III. Nghĩa của từ.
1. Khái niệm.
2. Xác định nghĩa của từ.
Nghĩa đúng của “mẹ” là người phụ nữ có con, nói trong quan hệ với con.
3. Chọn cách giải thích đúng.
-Cách (b): đúng.
-Cách (a): vi phạm nguyên tắc quan trọng để giải thích từ (cdt -> tính từ “độ lượng”.
IV. Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ.
1. Khái niệm.
2. Xác định loại nghĩa của từ nhiều nghĩa “hoa”.
-Nghĩa chuyển.
-Không phải hiện tượng chuyển nghĩa của từ.
5. Hoạt động 5. Củng cố: Hãy nêu 5 thành ngữ và giải thích.
6. Hoạt động 6. Dặn dò:
a. Bài vừa học: -Ôn lại các khái niệm đã tìm hiểu.
-Hoàn thành các BT đã hướng dẫn.
b. Bài mới (Tiết 44/TV): Tổng kết từ vựng (TT) -Ôn lại các khái niệm (SGK)
-Hoàn thành các BT:+ V.2 (Trang 124 SGK);+ VI. 2.3 (Trang 125).; + VII.2.3 (Trang 125); + VIII. 2, IX.2 (trang 126).
TIẾT 44
TIẾNG VIỆT
TỔNG KẾT VỀ TỪ VỰNG(tt)
A. Mục tiêu cần đạt:
Giúp HS nắm vững hơn và biết vận dụng những kiến thức về từ vựng đã học từ lớp 6 -> 9: từ đồng âm, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ, trường từ vựng.
B. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Mô hình cấu tạo từ (ĐDDH).
2. Học sinh: Như dặn dò ở tiết 43.
C. Kiểm tra:
1. Sỉ số.
2. Bài cũ: (KT 15’)
-Nêu điểm giống và khác nhau giữa từ ghép và từ láy.
-Giải thích các thành ngữ sau: mây sớm đèn khuya, lá ngọc cành vàng (tìm TN Hán Việt đồng nghĩa), lên xe xuống ngựa, bèo dạt hoa trôi, vung tay quá trán.
D. Tiến trình tổ chức các hoạt động:
 Hoạt động của thầy
Hoạt động của HS
Nội dung
1. Hoạt động 1. Hướng dẫn tìm hiểu từ đồng âm.
Bước 1. Ôn lại khái niệm từ đồng âm, phân biệt hiện tượng từ nhiều nghĩa và hiện tượng từ đồng âm.
-Hỏi:
Từ đồng âm là gì?
GV nhận xét.
-Hỏi:
Giữa hiện tượng từ nhiều nghĩa và hiện tượng từ đồng âm khác nhau ntn?
GV nhận xét, chốt lại.
Bước 2. Hướng dẫn HS làm BT 2.
-Yêu cầu:
HS đọc và xác định yêu cầu BT.
* Chú ý:
Xác định: hiện tượng từ nhiều nghĩa; hiện tượng từ đồng âm.
Lí giải vì sao?
GV nhận xét trình bày của HS.
2. Hoạt động 2. Củng cố về từ đồng nghĩa.
Bước 1: Ôn lại khái niệm.
-Hỏi:
Thế nào là từ đồng nghĩa? Ví dụ.
GV nhận xét HS.
Bước 2. Hướng dẫn HS làm bài tập 2.
-Yêu cầu:
HS đọc và xác định yêu cầu BT.
*. Chú ý:
+ Đọc kĩ các cách hiểu (4 cách).
+ Tại sao không chọn cách hiểu khác.
GV cho HS trao đổi nhanh, trình bày -> GV nhận xét.
Bước 3. Hướng dẫn HS làm BT 3.
-Yêu cầu:
HS đọc và xác định yêu cầu BT.
*. Chú ý:
+ “Xuân” là gì?
+ “Xuân” thể hiện tinh thần gì của tác giả?
+ Nhìn vào câu căn, tác giả sử dụng từ “xuân” đã tránh được lỗi gì?
+ Dẫn đến luận.
GV dành thời gian cho HS trao đổi, trình bày đáp án, GV nhận xét, sửa chữa.
3. Hoạt động 3. Hướng dẫn tìm hiểu về từ trái nghĩa:
Bước 1. Ôn lại khái niệm:
-Hỏi:
Từ trái nghĩa là gì? -> VD minh hoạ.
*. Diễn giảng:
Cũng như từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa là một khái niệm thuộc về quan hệ giữa các từ. Khi nói một từ nào đó là từ trái nghĩa thì phải đặt trong mối quan hệ với từ nào khác. Không có bất kỳ từ nào bản thân nó là từ trái nghĩa. 
Bước 2. Hướng dẫn làm BT 2.
-Yêu cầu:
HS đọc và xác định yêu cầu BT.
*. Chú ý:
+ Từ trái nghĩa thường là tính từ.
+ 2 từ đều chỉ phương diện về tính chất.
GV nhận xét đáp án của HS.
Bước 3. Hướng dẫn làm BT 3.
-Yêu cầu:
HS đọc và xác định yêu cầu BT.
+ Đọc kĩ từng nhóm nội dung.
+ Đưa các cặp từ còn lại theo nhóm.
(Căn cứ gợi ý SGK).
*. Chú ý:
+ Từ trái nghĩa biểu thị khái niệm đối lập có tính chất thang độ.
+ Thử kết hợp với các từ chỉ mức độ.
GV cho HS suy nghĩ, thực hiện -> GV nhận xét.
4. Hoạt động 4. Củng cố cấp độ khái quát nghĩa của từ ngữ.
Bước 1. Ôn lại khái niệm.
-Hỏi:
Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ là gì?
Gv nhận xét, chốt lại.
*. Nhấn mạnh:
đây thực chất cũng là quan hệ nghĩa giữa các từ ngữ như từ đồng nghĩa và từ trái nghĩa.
Bước 2.Hướng dẫn làm BT 2.
-Yêu cầu:
HS đọc và xác định yêu cầu Bt.
*. Chú ý: 
+ Vận dụng kiến thức về các kiểu cấu tạo từ TV (lớp 6+7) để điền vào chỗ trống.
+ Giải thích nghĩa các từ đó theo cách dùng từ nghĩa rộng để giải thích từ nghĩa hẹp.
VD: Từ đơn là từ chỉ có một tiếng.
GV cho HS tổ chức thực hiện -> Gv nhận xét.
5. Hoạt động 5. Tìm hiểu trường từ vựng.
Bước 1. Ôn lại khái niệm.
-Hỏi:
Trường từ vựng là gì?
GV nhận xét HS.
-Yêu cầu:
Hãy tập hợp những từ thuộc trường từ vựng của mắt.
Gv nhận xét HS.
Bước 2. Hướng dẫn làm BT 2.
-Yêu cầu:
HS đọc và xác định yêu cầu BT: phân tích sự độc đáo trong cách dùng tư.
*. Lưu ý:
+ Vận dụng những kiến thức về trương từ vựng.
+ Đọc kĩ những câu văn của Hồ Chí Minh.
+ Xác định từ nào là trường từ vựng.
+ Việc dùng các từ cũng trường từ vựng có gì độc đáo?
Gv dành thời gian cho HS thảo luận, trình bày -> GV sửa chữa.
*. Chốt:
“Tắm - bể”: làm tăng giá trị biểu cảm của câu nói, sức tố cáo mạnh hơn.
6. Hoạt động 6. Củng cố.
-Hỏi:
Giữa hiện tượng đồng âm và hiện tượng đồng nghĩa có gì khác nhau?
GV nhận xét HS.
-Yêu cầu:
Hãy tìm những từ thuộc trường từ vựng “hoạt động của mắt”.
GV nhận xét.
-Nêu khái niệm
-Phân biệt
-Nhận xét
-Đọc BT
-Ghi nhận yêu cầu
-Đáp án
-Nhận xét
-Nêu khái niệm
-Đọc và xác định yêu cầu
-Trao đổi
-Trình bày
-Nhận xét
-Đọc BT
-Chú ý gợi ý
-Thảo luận
-Phát biểu
-Nhận xét.
-Nêu khái niệm.
-Chú ý theo dõi.
-Đọc +Xác định yêu cầu.
-Chú ý hướng dẫn.
-Trình bày.
-Đọc+xác định yêu cầu
-Ghi nhận hướng dẫn
-Phát biểu
-Sửa chữa.
-Nêu khái niệm.
-Chú ý.
-Đọc BT
-Xác định yêu cầu 
-Ghi nháp
-Đọc
-Nhận xét
-Nêu khái niệm
-Trình bày.
-Nhận xét bạn
-Đọc Bt
-Xác định yêu cầu
-Chú ý hướng dẫn
-Suy nghĩ
-Phát biểu
-Sửa chữa, bổ sung
-Ghi nhận
-Phát biểu
-Tìm và nêu 
-Nhận xét bạn.
V. Từ đồng âm
1. Khái niệm.
2. Xác định:
-Hiện tượng từ nhiều nghĩa (b)
-Hiện tượng đồng âm (b)
VI. Từ đồng nghĩa.
1. Khái niệm.
2. Xét các cách hiểu
-Chọn cách (d)
-Không chọn a, b, c.
3. Xét 2 câu văn trong “di chúc”
-Trên cơ sở chuyển nghĩa theo phương thức hoán dụ: xuân thay từ tuổi.
-Việc thay từ -> tinh thần lạc quan; tránh lặp từ.
VII. Từ Trái nGhĩa.
1. Khái niệm.
2. Xác định cặp từ có quan hệ trái nghĩa: xấu - đẹp, xa - gần; rộng - hẹp.
3. Xếp những cặp từ trái nghĩa vào 2 nhóm.
-Nhóm 1: Sống - chết, chẳn - lẻ; chiến tranh - hoà bình(chỉ 2 khái niệm đối lập, loại trừ nhau).
-Nhóm 2: già - trẻ; yêu - ghét; nông-sâu; giàu -nghèo (2 khái niệm có tính thang độ).
VIII. Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ.
1. Khái niệm.
2. Xác lập mô hình phân loại từ theo cấu tạo (tự điền)
-Giải thích: dùng từ nghĩa rộng giải thích từ nghĩa hẹp.
VD: Từ đơn là từ chí có 1 tiếng.
IX. Trường từ vựng.
1. Khái niệm.
2. Phân tích sự độc đáo trong cách dùng từ của HCM.
2 từ cùng trường từ vựng “tắm - bể” -> tăng giá trị biểu cảm, tố cáo..
7. Hoạt động 7. Dặn dò:
a. Bài vừa học:
-Ôn lại nội dung các khái niệm vừa tìm hiểu.
-Hoàn thánh các BT.
-Tìm thêm những cặp từ trái nghĩa (phân theo 2 nhóm như đã thực hiện ở BT 2 mục VII (trang 125)
b. Bài mới (tiết 45/TLV): Trả bài TLV số 2.
-Đọc kĩ lại đề bài (đề của BV số 2).
-Tìm ý, lập dàn ý.
-Chuẩn bị những khó khăn khi viết bài.
-Chuẩn bị viết đỏ để chữa lỗi chính tả. 

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 1 -44.doc