Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 - Tiết 1 đến tiết 5 năm 2009

Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 - Tiết 1 đến tiết 5 năm 2009

PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH

- Lê Anh Trà -

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

Giúp học sinh:

1. Kiến thức:

- Thấy được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh, đó là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, thanh cao và giản dị.

- Nghệ thuật kể chuyện và bình luận, sử dụng, chọn lọc những chi tiết tiêu biểu để minh hoạ.

2. Kỹ năng:

- Đọc tìm hiểu phân tích văn bản nhật dụng.

- So sánh liên hệ các văn bản khác nói về phong cách Hồ Chí Minh.

3. Thái độ:

- Trân trọng, tự hào, kính yêu Bác.

- Có ý thức tu dưỡng học tập, rèn luyện theo gương Bác.

II. CHUẨN BỊ:

 1- Giáo viên:

- Đọc văn bản trong sách giáo khoa, sách giáo viên, thiết kế bài dạy ngữ văn 9.

- Tìm tranh, những bài thơ nói về đức tính, những mẫu chuyện về cuộc đời của Bác.

 

doc 23 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 636Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 - Tiết 1 đến tiết 5 năm 2009", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 01	 Ngày soạn:15 / 08 / 09
Tiết: 01+02	 Ngày dạy: 17 / 08 / 09
	Văn bản: 
PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH
- Lê Anh Trà -
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
Giúp học sinh: 
1. Kiến thức:
- Thấy được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh, đó là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, thanh cao và giản dị.
- Nghệ thuật kể chuyện và bình luận, sử dụng, chọn lọc những chi tiết tiêu biểu để minh hoạï.
2. Kỹ năng:
- Đọc tìm hiểu phân tích văn bản nhật dụng.
- So sánh liên hệ các văn bản khác nói về phong cách Hồ Chí Minh.
3. Thái độ:
- Trân trọng, tự hào, kính yêu Bác.
- Có ý thức tu dưỡng học tập, rèn luyện theo gương Bác.
II. CHUẨN BỊ:
 1- Giáo viên: 
- Đọc văn bản trong sách giáo khoa, sách giáo viên, thiết kế bài dạy ngữ văn 9.
- Tìm tranh, những bài thơ nói về đức tính, những mẫu chuyện về cuộc đời của Bác.
 2- Học sinh:
- Đọc văn bản và chú thích.
- Soạn bài theo câu hỏi trong sách giáo khoa.
- Tìm đọc những mẫu chuyện viết về Bác.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HĐ TRÒ
TG
NỘI DUNG GHI
* Hoạt động 1: Khởi động
Mục tiêu: Ôn lại đức tính giản dị của Bác Hồ
- Kiểm tra tập bài soạn (2 HS)
- Kiểm tra kiến thức cũ: 
- Hỏi: Ở chương trình lớp 7 các em có học 1 bài về đức tính của Bác Hồ. Em nào còn nhớ đó là đức tính gì của Bác ?
- Chốt: Giản dị là đức tính nổi bật của Bác : giản dị trong đời sống trong quan hệ với mọi người trong lời nói bài viết.
* Giới thiệu bài mới:
Cuộc sống hiện đại trong từng ngày từng giờ bị lôi kéo, làm thế nào để có thể hội nhập với thế giới mà vẫn bảo vệ bản sắc văn hoá dân tộc. Bác Hồ là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, thanh cao và giản dị. Bài học hôm nay sẽ giúp ta hiểu nội dung ấy.
- Ghi tựa bài.
* Hoạt động 2: Đọc hiểu chú thích
Mục tiêu:HS nắm được vài nét về tác giả, tác phẩm 
- Lệnh: Đọc thầm lại chú thích
- Y/ cầu HS nhắc lại vài nét sơ lược về tác giả Lê Anh Trà.
-Hỏi: Nêu vài nét sơ lược về tác phẩm ?
- GV: Phong cách Hồ Chí Minh chủ yếu nói về phong cách làm việc, phong cách sống của người. Cốt lõi của phong cách Hồ Chí Minh là vẻ đẹp văn hoá với sự kết hợp hài hoà giữa tinh hoa văn hoá dân dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại. Đây là điểm khác biệt với bài Đức tính giản dị của Bác Hồ.
* Hoạt động 3: HDHS Đọc- hiểu văn bản
Mục tiêu: Giúp HS nắm được nét đẹp trong phong cách HCM
1. Hướng dẫn đọc văn bản: chú ý đọc bài văn bằng giọng chậm rãi trang trọng mạch lạc khúc chiết nhấn mạnh những câu thể hiện chủ đề :
+ “ Trong cuộc đời tây”
+ “ Nếp sống thể xác”
- Giáo viên đọc mẫu một đoạn, gọi 2 HS đọc tiếp 
 Gọi 2 em nhận xét.
2. Hướng dẫn tìm hiểu bố cục:
GV: Văn bản đề cập đến vấn đề sự hội nhập với TG và bảo vệ bản sắc văn hoá dân tộc.
- Hỏi: Văn bản chia làm mấy phần? Nội dung chính từng phần?
GV nhận xét, bổ sung® Treo bảng phụ
GV gọi HS đọc đoạn 1.
-Hỏi: Đoạn văn đã khái quát vốn trị thức văn hóa của Bác Hồ như thế nào ?
- GV: Vốn văn hoá của HCM hết sức sâu rộng, ít có vị lãnh tụ nào lại am hiểu về các dân tộc và nhân dân thế giới, văn hóa thế giới sâu sắc như Bác Hồ ® cách viết so sánh bao quát, khăûng định giá trị cuả nhận định.
- Hỏi: Bằng những con đường nào người có được vốn văn hoá ấy ?
-GV: Một nguyên nhân khác: Bác nói và viết nhiều thứ tiếng nước ngoài: Pháp, Anh, Nga, Hoa, công cụ duy nhất để tìm hiểu và giao lưu văn hoá.
- Hỏi: Theo em điều kỳ lạ nhất đã tạo nên phong cách Hồ Chí Minh là gì? 
GV chốt: Hồ Chí Minh tiếp thu văn hoá nhân loại dựa trên nền tảng văn hoá dân tộc
-Hỏi: Từ đó em có nhận xét gì về phong cách Hồ Chí Minh?
- GV bình:
Phong cách ấy được hình thành là nhờ thiên tài, nhờ Bác dày công học tập rèn luyện trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng đầy gian truân vất vả. Đó là sự kết hợp hài hòa những phẩm chất khác nhau thống nhất trong một con người. Truyền thống, hiện đại, phương đông, phương tây, dân tộc, quốc tế, vĩ đại, bình dị.
GV gọi hs đọc đoạn cuối.
-Hỏi: Em hiểu như thế nào về hai từ “phong cách” ?
-Hỏi: Phong cách sống của Bác được tác giả kể và bình luận trên những phương diện nào ?
-Hỏi: Em hãy phân tích vẻ đẹp cao quý trên những phương diện đó ?
-Hỏi: Em có nhận xét gì về cách sống của Bác ?
GV bình: Cách sống giản dị, đạm bạc của Hồ Chí Minh lại vô cùng thanh cao, sang trọng, nét đẹp của lối sống rất dân tộc, rất Việt nam, đây cũng là cách sống của các vị hiền triết trong lịch sử: Nguyễn Trãi, Nguyễn Bĩnh Khiêm. Đó là cách sống có văn hóa theo quan niệm thẩm mĩ: Cái đẹp là cái giản dị, tự nhiên
GV dẫn chứng thơ:
- Nguyễn Bỉnh Khiêm: thu ăn măng trúc, đông ăn giá. Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao.
- Nguyễn Trãi: Ao cạn vớt bèo cấy muống, đìa thanh phát cỏ ương sen.
-Hỏi: Lời bình luận, so sánh của tác giả có ý nghĩa như thế nào ?
-Hỏi: Em hãy so sánh cách sống ấy có gì khác và giống so với các vị danh nho ?
*Liên hệ giáo dục tư tưởng
- Hỏi: Theo em lối sống chạy theo mốt có phải là lối sống có văn hoá hiện đại không? Aên mặc nói năng như thế nào là có văn hóa, hiện đại?
- Thảo luận nhóm lớn
- Gọi một em trong nhóm bất kỳ phát biểu
- Gùiáo dục: Đất nước trong thời kì hội nhập, tiếp xúc với nhiều nền văn hóa khác nhau chúng ta cần phải giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc 
® Sống giản dị như Bác, cần hoà nhập nhưng cũng cần giữ gìn phát huy bản sắc dân tộc – ghi bảng.
- GV gọi hs đọc những câu thơ bài thơ, đoạn thơ nói về phong cách sống của Bác ?
GV đọc thêm:
- Người thường bỏ lại đĩa thịt gà mà ăn hết mấy quả cà xứ nghệ.
- Tránh nói to mà đi rất nhẹ trong vườn (Việt Phương)
GV:“có thể nói ít có vị lãnh tụ...”, “ quả như một câu chuyện thần thoại, như câu chuỵên về một vị tiên, một con người siêu phàm nào đó trong cổ tích”.
HDHS tìm hiểu biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong văn bản
- Hỏi: Văn bản viết theo PTBĐ nào? Thuộc loại văn bản gì? 
GV: -Đan xen giữa lời kể là lời bình luận một cách tự nhiên: “ Có thể nói...sâu sắc như Hồ Chí Minh”, “ Quả đúng như một câu chuyện thần thoại, như một câu chuyện về một vị tiên, một con người siêu phàm nào đó trong truyện cổ tích.
- Nghệ thuật đối lập: Vĩ nhân mà hết sức dãn dị, gần gủi, am hiểu mọi nền văn hoá nhân loại mà hết sức dân tộc, hết sức Việt Nam.
Hoạt động 4: HDHS tổng kết văn bản:
Mục tiêu:Khái quát lại những nét đặc sắc về ND và NT
- Hỏi: Khái quát những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật văn bản trên.
 GV nhận xét, bổ sung: 
* GV treo bảng phụ, yêu cầu HS đọc lại phần ghi nhớ
Hoạt động 5: HD HS luyện tập:
Mục tiêu: Rèn kĩ năng vận dụng kiến thức
- Lệnh: Về nhà tìm đọc và giờ sau vào lớp kể lại những câu chuyện về lối sống giản dị mà cao đẹp của Hồ Chí Minh.
- Treo tranh về chi tiết nhà sàn Bác – cảnh Bác lao động.
-2 HS mang tập lên
- Trả lời: Đức tính giản dị của Bác Hồ
- Nghe
- HS nghe
 Ghi tựa bài
- Đọc thầm
- HS: Nêu vài nét về tác giả
- HS: dựa vào SGK nêu sơ lược 
- HS nghe
- Theo dõi
- HS đọc theo sự hướng dẫn của GV
- Nhận xét
-HS nghe
- HS dựa vào phần chuẩn bị bài trả lời
-HS quan sát- Ghi vở
- HS đọc 
- HS suy nghĩ - trả lời
-> nhận xét
HS nghe
-Trả lời - nhận xét 
HS nghe
-TL: Tiếp thu mọi cái hay cái đẹp nhưng phê phán những mặt tiêu cực
-Trả lời: 
-HS: nghe
TIẾT 2
- HS đọc thầm 
- TL: Phong cách dùng với nghĩa là lối sống, cách sinh hoạt, làm việc, ứng xử... tạo nên cái riêng của một người.
-TL: Nơi ở, trang phục , ăn uống
- HS phân tích ® nhận xét
- TL: Đây không phải là lối sống khắc khổ của những người tự vui trong cảnh nghèo khó.
- Đây cũng không phải là cách tự thần thánh hoá, tự làm cho mình khacù đời, hơn đời.
- Hs nghe:
- TL: Cách so sánh tác giả thật đôïc đáo: nếp sống của các vị hiền triết Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, nếp sống thanh đạm, giản dị® chưa có vị nguyên thủ quốc gia xưa nay có cách sống như vậy .
- TL: + Giống các nhà nho, cách sống dinh dưỡng tinh thần ® một quan niệm thẩm mĩ về lẽ sống.
+ Khác các nhà nho, cách sống của người cộng sản cách mạng 
HS nghe
- HS thảo luận nhóm – Trả lời
- HS nghe
- HS đọc:
- Bác Hồ đó chiếc áo nâu giản dị. Màu 
quê hương bền bỉ đậm đà.
Non xanh nước biếc tha hồ dạo. Rượu ngọt chè tươi mặc sức say.
-TL: + PTBĐ thuyết minh kết hợp nghị luận ® Loại văn bản nhật dụng 
-HS nghe
- HS khái quát lại nội dung bài học về ND và NT
HS quan sát, đọc ghi nhớ
- HS nghe về nhà thực hiện
- HS quan sát tranh
5’
8’
7’
5’
20’
15’
5’
5’
8’
5’
I. ĐỌC HIỂU CHÚ THÍCH
1. Tác giả:
Lê Anh Trà
2. Xuất xứ: 
Trích trong: “ Phong cách Hồ Chí Minh cái vĩ đại gắn với cái giản dị” trong Hồ Chí Minh và văn hoá Việt Nam, Viện văn hoá xuất bản, Hà Nội 1990.
II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN:
1. Đọc:
2. Bố cục:
- Đoạn 1: Từ đầu ... rất hiện đại ® Hồ Chí Minh với sự tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại.
- Đoạn 2: Phần còn lại ® những nét đẹp trong lối sống Hồ Chí Minh.
3/ Tìm hiểu văn bản:
 a. Hồ Chí Minh với sự tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại
- Cuộc đời hoạt động cách mạng gian nan vất vả ® hiểu biết sâu rộng nền văn hoá Á, Âu, Phi, Mỹ.
- Qua công việc, lao động, học hỏi đến mức uyên thâm.
- Nhờ thiên tài, nhờ khổ công học hỏi rèn luyện, quá trình hoạt động cách mạng gian khổ.
® Tiếp thu chọn lọc tinh hoa văn hoá nước ngoài trên nền tảng văn hóa dân tộc. 
Þ Phong cách rất bình bị, rất phương đông, rất Việt Nam.
b. Vẻ đẹp trong lối sống Hồ Chí Minh:
- Nơi ở, nơi làm việc đơn sơ, nhà sàn nhỏ, vật dụng thơ sơ.
- Trang phục giản dị, áo bà ba, đôi ... chức thảo luận nhóm 
- Hỏi: Văn bản có tính chất thuyết minh không ? Tính chất ấy thể hiện ở điểm nào?
- Hỏi: Những phương pháp thuyết minh nào được sử dụng ?
GV nhận xét, bổ sung
- Hỏi: Bài thuyết minh này có nét gì đặc biệt ? tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào ?
GV nhận xét, bổ sung
- Hỏi: Các biện pháp nghệ thuật ở đây có tác dụng gì? Chúng có gây hứng thú và làm nổi bật nội dung cần thuyết minh hay không? 
Câu 2: Yêu cầu HS đọc đoạn văn 
- Hỏi: Nêu nhận xét về biện pháp nghệ thuật được sử dụng để thuyết minh
GV nhận xét, bổ sung
- Nghe
- Ghi tựa bài
- TL: Là kiểu văn bản thông dụng trong mọi lĩnh vực đời sống, nhằm cung cấp tri thức khách quan về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân...của các s.vật, h.tượng trong tự nhiên và xã hội bằng phương thức trình bày, giới thiệu, giải thích
- TL: cung cấp tri thức khách quan về các s.vật, h.tượng,...
được chọn làm đối tượng để thuyết minh
- TL : Phương pháp thuyết minh nêu định nghĩa, giải thích, liệt kê nêu ví dụ và số liệu, so sánh, phân tích.
- Nhận xét
-Nghe chốt nhìn bảng phụ
- 2 HS đọc 
- Trả lời: Đây là một vấn đề khó thuyết minh vì: 
 + Đối tượng thuyết minh rất trừu tượng
 + Phải truyền được cảm xúc và sự thích thú tới người đọc
- Văn bản cung cấp cho người đọc những hiểu biết về vẻ đẹp của một di sản văn hoá thế giới
- Trả lời: Không 
TL: * Miêu tả, so sánh, nhân hóa,...
- Mtả sinh động:
“ Chính nước có tâm hồn”
- Giải thích vai trò của nước: “Nước tạo nên sự di chuyển. Và di chuyển theo mọi cách”
 -Phân tích những nghịch lí trong thiên nhiên: sự sống của đá và nước, sự thông minh của thiên nhiên.
-Cuối cùng là một triết lí: Trên thế gian này chẳng có gì là vô tri cả cho đến cả đá.
 -Trả lời:
-HS quan sát
- HS đọc ghi nhớ
-HS thực hiện theo yêu cầu
- Hai HS đọc
HS chia nhóm thảo luận® Trình bày
-TL: Văn bản có tính chất thuyết minh. Vì đã cung cấp cho người đọc những tri thức khách quan về loài ruồi
 *Trả lời:
-Định nghĩa : thuộc loại côn trùng
-Phân loại : các loại ruồi
-Số liệu: số vi khuẩn, số lượng sinh sản
-Liệt kê: mắt lưới, chân tiết ra
- TL:+Về hình thức: giống như văn bản tường thuật một phiên tòa.
+Về cấu trúc: giống như biên bản một cuộc tranh luận về mặt pháp lí
+ Về nội dung: giống như một câu chuyện kể về loài ruồi
* Các biện pháp nghệ thuật được sử dụng: Kể chuyện, mtả, ẩn dụ, nhân hóa, có tình tiết
- Trả lời
-1 HS đọc
- TL: Đoạn văn này nhằm nói về tập tính của chim cú dưới dạng một ngộ nhận (định kiến) thời thơ ấu, sau lớn lên đi học mới có dịp nhận thức sự việc
I. TÌM HIỂU VIỆC SỬ DỤNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP NGHỆ THUẬT TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH.
1. Ôn tập văn bản thuyết minh
2. Viết văn bản thuyết minh có sử dụng một số biện pháp nghệ thuật
* Văn bản: Hạ Long- Đá và nước
 Văn bản thuyết minh về sự kì lạ của Hạ Long
- Muốn cho văn bản thuyết minh được sinh động hấp dẫn người ta vận dụng thêm một số biện pháp nghệ thuật như: kể chuyện, tự thuật, đối thoại theo lối ẩn dụ, nhân hoá hoặc các hình thức vè, diễn ca.
- Các biện pháp nghệ thuật cần được sử dụng thích hợp góp phần làm nổi bật đặc điểm của đối tượng thuyết minh và gây hứng thú cho người đọc.
II. LUYỆN TẬP
1. Tìm hiểu văn bản “Ngọc Hoàng xử tội ruồi xanh”
- Giới thiệu bài ruồi rất có hệ thống: Những tính chất chung về họ, giống loài, về các tập tính sinh sống, sinh đẻ, đặc điểm cơ thể, cung cấp kiến thức chung đáng tin cậy về loài ruồi, thức tỉnh ý thức vệ sinh phòng bệnh, ý thức diệt ruồi; gây hứng thú cho người đọc.
- Phương pháp : định nghĩa, phân loại, số liệu, liệt kê
- Các biện pháp nghệ thuật ở đây có tác dụng gây hứng thú cho bạn độc nhỏ tuổi, vừa truyện vui, vừa học thêm tri thức
2. Nhận xét nghệ thuật: 
Biện pháp nghệ thuật ở đây chính là lấy ngộ nhận hồi nhỏ làm đầu mối câu chuyện
IV. Hướng dẫn công việc ở nhà(2’)
- Học nội dung bài.
- Chuẩn bị bài mới “ Luyện tập sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh” làm tốt yêu cầu trong sách giáo khoa
-Lập dàn ý:Thuyết minh về cái bút; Vấn đề tự học.
V. Nhận xét rút kinh nghiệm tiết dạy 
Tuần: 01	 Ngày soạn:19 / 08 / 2009
 Tiết: 05 Ngày dạy: 21 / 08 / 2009
Luyện tập
SỬ DỤNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP NGHỆ THUẬT
TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
Giúp học sinh:
 1. Kiến thức:
- Ôn tập, củng cố, hệ thống hoá các kiến thức về văn bản thuyết minh
- Nâng cao văn bản thuyết minh bằng việc kết hợp sử dụng các biện pháp nghệ thuật.
 2. Kỹ năng:
- Vận dụng một số biện pháp nghệ thuật vào văn bản thuyết minh.
- Tổng hợp về văn bản thuyết minh.
- Lập dàn ý khái quát về văn bản thuyết minh.
- Rèn luyện kỹ năng viết, nói về văn bản thuyết minh.
B. CHUẨN BỊ:
 1- Giáo viên: 
	- Soạn giáo án
	- Tham khảo tài liệu, sách giáo viên
 2- Học sinh:
	- Chuẩn bị xác định đề bài, lập dàn ý chi tiết đề bài đã xác định, viết phần mở bài
	- Đọc bài đọc thêm ( SGK) “ Họ nhà kim”
C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG 
CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
NỘI DUNG GHI
* Hoạt động 1: khởi động(5’)
Muc tiêu: Ôn lại kiến thức cũ
- Kiểm tra bài cũ, bài soạn :
+ Hỏi: Em hiểu như thế nào về việc sử dụng các biện pháp nghệ thuật trong v.bản thuyết minh ?
+ Gọi 1 học sinh trả bài
+ Gọi 1 học sinh nhận xét phần trả bài của bạn.
- Giới thiệu bài mới:
 Trong tiết học trước, chúng ta đã tìm hiểu việc sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh. Để hiểu sâu và thực hiện tốt hơn tiết học hôm nay chúng ta luyện tập sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh.
 *Hoạt động 2 : Luyện tập (25’)
Muc tiêu: Rèn luyện kĩ năng thực hành
 Đề bài: “ Thuyết minh chiếc nón”
GV nhấn mạnh yêu cầu của văn bản thuyết minh:
+ Về nội dung: Nêu được công dụng, cấu tạo, chủng loại, lịch sử của các vật được thuyết minh.
+ Về hình thức: Biết vận dụng một số biện pháp nghệ thuật để bài văn hấp dẫn, sinh động.
- Lệnh: Thảo luận nhóm về dàn ý. (chia lớp thành 2 nhóm thảo luận)
- Gọi học sinh nhóm 1 trình bày dàn ý của nhóm mình.
- Gọi học sinh của nhóm 2 trình bài dàn ý của nhóm mình
- Gọi các em học sinh 2 nhóm nhận xét, bổ sung chéo giữa 2 nhóm
- Giáo viên chốt: để thực hiện lập dàn ý đề bài này, chúng ta phải thực hiện một số yêu cầu sau:
+ Xác định dàn ý gồm 3 phần
+ Nêu được đặc điểm cấu tạo, công dụng của vật mình thuyết minh
+ Về hình thức
* Sử dụng các hình thức thuyết minh thông dụng
* Sử dụng các biện pháp nghệ thuật phù hợp cho văn bản thuyết minh 
- Giới thiệu dàn ý ( bảng phụ)
* GV hướng dẫn hs viết phần mở bài.
* Đảm bảo các yêu cầu sau:
- Giới thiệu chung về chiếc nón lá Việt Nam.
- Mở bài bằng cách nào ?
- Chuyển ý hay không ?
 - GV gọi hs đọc phần mở bài.
-> Bổ sung nhận xét phần mở bài vừa trình bày.
- GV giới thiệu 2 phần mở bài -> giới thiệu 2 cách mở bài.
+ Mở bài thứ nhất: Gián tiếp
+ Mở bài thứ hai: Trực tiếp.
- Lệnh: Lập dàn ý đề bài: “Thuyết minh cái quạt”(13’)
 GV chia lớp thành 2 nhóm thảo luận
- Gọi HS trình bày dàn ý của nhóm mình.
- Gọi các em HS 2 nhóm nhận xét, bổ sung chéo giữa 2 nhóm
GV nhận xét bổ sung hoàn chỉnh
- Trả bài: theo phần ghi nhớ SGK
- Nhận xét: Hình thức và nội dung trả bài của bạn
- Nghe
- Ghi tựa bài
-HS nghe
- HS tập hợp về nhóm mình để thảo luận.
- HS trình bày
- HS trình bày
-Nhận xét
-HS nghe
- Học sinh nghe
-HS quan sát
-HS nghe
- HS trình bày phần mở bài
- HS nghe
- HS tập hợp về nhóm mình để thảo luận.
- HS trình bày
- Nhận xét
- HS nghe
* Luyện tập trên lớp
Đề bài: thuyết minh chiếc nón.
1/ DÀN Ý
a) Mở bài: Giới thiệu chung về chiếc nón.
b) Thân bài:
- Lịch sử chiếc nón
- Cấu tạo của chiếc nón
- Qui trình làm ra chiếc nón
- Giá trị kinh tế, văn hoá, nghệ thuật của chiếc nón.
c) Kết bài: cảm nghĩ chung về chiếc nón trong đời sống văn hóa.
2) VIẾT PHẦN MỞ BÀI:
- Là người Việt Nam thì ai mà chẳng biết chiếc nón trắng quen thuộc, phải không các bạn ? Mẹ ta đội chiếc nón trắng ra đồng nhổ mạ, cấy lúa, chở thóc. Em chúng ta đội chiếc nón trắng đi học ... Chiếc nón trắng gần gũi thân thiết là thế, nhưng có khi nào bạn tự hỏi chiếc nón trắng ra đời từ bao giờ ? Nó được làm ra như thế nào ? Giá trị về kinh tế, văn hoá, nghệ thuật của nó ra sao ?
- Chiếc nón trắng Việt Nam không phải chỉ dùng để che mưa che nắng, mà dường như nó còn là một bộ phận không thể thiếu để góp phần làm nên vẻ đẹp duyên dáng cho phụ nữ Việt Nam. Chiếc nón trắng từng đi vào ca dao:“ Qua đình ngả nón trông đình; đình bao nhiêu ngón thương mình bấy nhiêu”. Vì sao chiếc nón trắng lại được người Việt Nam nói chung, người phụ nữ Việt Nam nói riêng yêu quý và trân trọng như vậy ? Ta hãy tìm hiểu về lịch sử, cấu tạo.
Đề bài: Thuyết minh cái quạt
Gợi ý:
- Quạt là một dụng cụ như thế nào? (Nêu định nghĩa cái quạt).
- Họ quạt đông đúc, có nhiều loại như thế nào?
- Mỗi loại có cấu tạo, công dụng như thế nào? Cách bảo quản ra sao?
- Gặp người biết bảo quản thì số phận quạt như thế nào? Ơû công sở nhiều nơi không bảo quản như thế nào?
- Ngày xưa quạt giấy còn là sản phẩm mỹ thuật vẽ tranh, làm thơ nên quạt làm kỷ niệm.
- Cái quạt thóc ở nông thôn
IV. Hướng dẫn công việc ở nhà (2’)
 -	Tiếp tục luyện tập theo yêu cầu trong SGK
Chuẩn bị bài mới “ Đấu tranh cho một thế giới hòa bình” :
+Đọc văn bản , đọc chú thích. 
+Trả lời những câu hỏi tìm hiểu văn bản.
+Sưu tầm hình ảnh bom hạt nhân, tên lửa mang đầu đan hạt nhân
 V. Nhận xét, rút kinh nghiệm tiết dạy:

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN NGU VAN 9(59).doc