Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 - Tiết 101 đến tiết 160

Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 - Tiết 101 đến tiết 160

CHUẨN BỊ HÀNH TRANG

VÀO THẾ KỈ MỚI

( Vũ Khoan)

I .Mục tiêu cần đạt:

Giúp học sinh.

-Nhận thức được những cái mạnh, cái yếu trong tính cách và thói, quen của con người

Việt Nam, yêu cầu gấp rút phải khắc phục cái yếu, hình thành những đức tính và thói quen tốt khi đất nước đi vào công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong thế kỉ mới.

-Nắm được trình tự lập luận và nghệ thuật nghị luận của tác giả

II. Chuẩn bị :

 -Giáo viên : Bảng phụ ,tranh ảnh . - Học sinh :Tóm tắt các phần của Văn bản.

III. Trọng tâm : Nhận thức được những cái mạnh, cái yếu trong tính cách và thói, quen của con người.

IV. Tiến trình daỵ và học:

1. On định lớp

2. Kiểm tra bài cũ: Tiếng nói của văn nghệ -Nội dung tiếng nói của văn nghệ?Tại sao con người cần tiếng nói của văn nghệ?Nêu một tác phẩm văn nghệ mà em yêu thích và phân tích ý nghĩa , tác động của tác phẩm ấy đối với mình?

3.Bài mới:

 

doc 107 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 808Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 - Tiết 101 đến tiết 160", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN : 21
TIẾT:102
CHUẨN BỊ HÀNH TRANG 
VÀO THẾ KỈ MỚI
( Vũ Khoan)
I .Mục tiêu cần đạt: 
Giúp học sinh.
-Nhận thức được những cái mạnh, cái yếu trong tính cách và thói, quen của con người
Việt Nam, yêu cầu gấp rút phải khắc phục cái yếu, hình thành những đức tính và thói quen tốt khi đất nước đi vào công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong thế kỉ mới. 
-Nắm được trình tự lập luận và nghệ thuật nghị luận của tác giả
II. Chuẩn bị :
 	 	 -Giáo viên : Bảng phụ ,tranh ảnh .
 	 - Học sinh :Tóm tắt các phần của Văn bản.
III. Trọng tâm : Nhận thức được những cái mạnh, cái yếu trong tính cách và thói, quen của con người.
IV. Tiến trình daỵ và học:
1. Oån định lớp
2. Kiểm tra bài cũ: Tiếng nói của văn nghệ -Nội dung tiếng nói của văn nghệ?Tại sao con người cần tiếng nói của văn nghệ?Nêu một tác phẩm văn nghệ mà em yêu thích và phân tích ý nghĩa , tác động của tác phẩm ấy đối với mình?
3.Bài mới:
Lời vào bài:
Hoạt động thầy -Hoạt động trò
Nội dung 
Hoạt động 1: Đọc và tìm hiểu chung
*GV: Hướng dẫn đọc-Đọc giọng trầm tĩnh,không cao giọng thuyết giáo mà gần gũi ,giản dị.
- Cho hs giới thiệu về tác giả và tác phẩm theo sgk.
*GV: Nêu câu hỏi :Nêu xuất xứ của tác phẩm. Tác phẩm có ý nghĩa như thế nào trong việc thể hiện những vấn đề cấp bách của xã hội ?
*HS: Thảo luận trả lời .
*GV: Nhấn mạnh ý nghĩa của từng thời điểm bài viết ra đời. 
+ Thời điểm chuyển giao giữa hai thế kỉ.
+Đối với dân tộc ta, thời điểm nầy càng quan trọng trong phấn đấu để trở thành một nước công nghiệp vào năm 2020- bài viết có ý nghĩa rất kịp thời.
*GV: Văn bản viết theo phương thức nào ?
*HS: Chỉ ra được tính chất của thể loại .
*GV: Giúp học sinh tìm hiểu chú thích sgk .
*GV: Văn bản có thể chia làm mấy phần ý của mỗi phần là gì?
*HS: Xác định bố cục của văn bản .
- Bố cục chia thành ba phần .
+Mở bài :Từ đầu đến " Thiên niên kỉ mới"
- Nêu luận điểm chính .
+Thân bài ; Kế đến " Kinh doanh và hội nhập "
-Bình luận và phân tích vấn đề bằng hệ htống luận cứ .
+Kết bài : Còn lại .
Khẳng định lại nhiệm vụ của lớp trẻ Việt Nam hiện nay. 
Hoạt động 2: Tìm hiểu hệ thống luận cứ trong bài văn.
*GV: Hãy xác định hệ thống luận điểm và luận cứ trong văn bản .
*HS: Thảo luận nhóm .
- Luận điểm : Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới.
- Luận cứ : 
+Luận cứ 1: Vai trò của của con người trong hành trang bước vào thế kỉ mới .
+ Luận cứ 2: Nhiệm vụ của con người Việt nam trước mục tiêu của đất nước .
+Luận cứ 3: Những điểm mạnh và yếu của con người Việt Nam cần nhận thức rõ.
*GV: Trong những luận cứ tác giả đưa ra luận cứ nào quan trọng nhất ?
*HS: Luận cứ 1: Vai trò của của con người trong hành trang bước vào thế kỉ mới là luận cứ quan trọng nhất mở đầu cho hệ thống luận cứ, có ý nghĩađặt vấn đề – Mở ra hướng lập luận toàn bài .
Hoạt động 3: Phân tích văn bản 
*GV: Hướng dẫn học sinh phân tích đoạn 1:
-Vì sao tác giả cho rằng đặc điểm quan trọng của hành trang là con người ? Những luận cứ nào có tính thuyết phục ?
*HS: Thảo luận:
- Con người là động lực phát triển của lịch sử .
- Trong thời kì kinh tế tri thức phát triển . Con người đóng vai trò nổi trội .
*GV: Phân tích đoạn 2: 
- Tác giả đưa ra bối cảnh thế giới như thế nào? Trong hoàn ảnh như vậy tác giả phân tích hoàn cảnh hiện nay và những nhiệm vụ như thế nào của nước ta ? Mục đích nêu ra để làm gì ?
*HS: -Thế giới : Khoa học công nghệ phát triển như huyền thoai,ï sự giao thoa hội nhập giữa các nền kinh tế .
-Nước ta phải đồng thời giải quyết ba nhiệm vụ : Thoát khỏi nền kinh tế nghèo nàn lạc hậu . Đẩy mạnh công nghiệp hoá công nghệ hóa , Tiếp cận với kinh tế tri thức.
*GV: Hướng dẫn học sinh phân tích đoạn 3.
*HS: Đọc đoạn 3 (tr 27) 
*GV:Tác giả nêu và phân tích những điểm mạnh yếu nào trong tính cách, thói quen của ngừơi Việt Nam ? Những điểm mạnh yếu ấy có quan hệ như thế nào với nhiệm vụ đưa đất nước đi lên công nghiệp hoá trong thời đại ngày nay?
*HS: -Con người Việt Nam vốn thông minh , nhạy bén với cái mới nhưng kiến thức cơ bản kém kĩ năng thực hành .
- Con người Việt Nam cần cù sáng tạo nhưng thiếu tính tỉ mỉ,không coi trọng công trình công nghệ, chưa quen với cường độ khẩn trương .
- Có tinh thần đoàn kết đùm bọc nhất là trong cuộc chiến đấu chống ngoại xâm nhưng lại đố kị nhau trong làm ăn và trong cuộ sống hằng ngày .
- Bản thân thích ứng nhanh nhưng có nhiều hạn chế trong thói quen và nếp nghĩ , kì thị kinh doanh quen với bao cấp , thói sùng ngoại .
*GV: Tác giả phân tích lập luận bằng cách nào ?
*HS: Phân tích lập luận bằng cách đối chiếu ?
*GV: Lấy ví dụ thực tế tính cách yếu của con người : Thói ích kỉ không muốn ai hơn. Thói khôn vặt, chỉ tính lại của mình một lần hợp tác không được lâu bền .
* GV: Em có nhận thấy những thái độ của tác giả khi nói về những đặc điểm, phẩm chất này ? Việc sử dụng những thành ngữ tục ngữ có tác dụng gì trong cách lập luận .
Hoạt động 4: Tổng kết 
*GV: Qua bài tác giả đã phân tích những điểm gì trong phẩm chất và tồn tại của người Việt Nam ?Mục đích phân tích của tác giả ?
* HS: Đọc ghi nhớ sgk .
Hoạt động 5: Hướng dẫn luyện tập 
* GV: hướng dẫn học sinh làm bài tập 1 sgk 
*HS: Đọc bài tập1 sách giáo khoa .Tghảo luận nhanh trong bàn , sau đó trình bày trước lớp .
I.Tác gỉa- tác phẩm:
1.Tác giả :
Vũ Khoan, nhà ngoại giao-phó thủ tướng chính phủ.
2-Tác phẩm: 
Viết đầu năm 2001, khi đất nước ta cùng toàn thế giới bước vào năm đầu tiên của thế kỉ.
II. Đọc và tìm hiểu chú thích,bố cục:
1. Chú thích :sgk
2. Bố cục :
- Bố cục chia thành ba phần .
+Mở bài :Từ đầu đến " Thiên niên kỉ mới"
- Nêu luận điểm chính .
+Thân bài ; Kế đến " Kinh doanh và hội nhập "
-Bình luận và phân tích vấn đề bằng hệ htống luận cứ .
+Kết bài : Còn lại .
Khẳng định lại nhiệm vụ của lớp trẻ Việt Nam hiện nay. 
III. Tìm hiểu văn bản:
1. Chuẩn bị hành trang là sự chuẩn bị của bản thân con người .
- Con người là động lực phát triển của lịch sử .
- Trong thời kì kinh tế tri thức phát triển . Con người đóng vai trò nổi trội .
2. Bối cảnh thế giới hiện nay và những mục tiêu nhiệm vụ nặng nề của đất nước 
 -Thế giới : Khoa học công nghệ phát triển như huyền thoai,ï sự giao thoa hội nhập giữa các nền kinh tế .
-Nước ta phải đồng thời giải quyết ba nhiệm vụ : Thoát khỏi nền kinh tế nghèo nàn lạc hậu . Đẩy mạnh công nghiệp hoá công nghệ hóa , Tiếp cận với kinh tế tri thức.
3. Những cái mạnh yếu của con người Việt Nam:
-Con người Việt Nam vốn thông minh , nhạy bén với cái mới nhưng kiến thức cơ bản kém kĩ năng thực hành .
- Con người Việt Nam cần cù sáng tạo nhưng thiếu tính tỉ mỉ,không coi trọng công trình công nghệ, chưa quen với cường độ khẩn trương .
- Có tinh thần đoàn kết đùm bọc nhất là trong cuộc chiến đấu chống ngoại xâm nhưng lại đố kị nhau trong làm ăn và trong cuộ sống hằng ngày .
- Bản thân thích ứng nhanh nhưng có nhiều hạn chế trong thói quen và nếp nghĩ , kì thị kinh doanh quen với bao cấp , thói sùng ngoại .
*Tác giả phân tích chính xác và đưa ví dụ tiêu biểu bày tỏ thái độ nghiêm túc phê phán ,chỉ ra được những hạn chế của đất nước .
III. Tổng kết :
Ghi nhớ sách giáo khoa .
IV: Luyện tập :
Dẫn chứng thực tế về điểm mạnh yếu --Cá nhân bạn bè : Một số bạn lười học.
- Ích kỉ.
- Học không chăm 
- Xây dựng ý thức công cộng chưa cao , chấp vặt.
Hướng dẫn học ở nhà :
Tự mình thấy những sai sót của mình để sửachữa.
 Chuận bị bước vào thế kỉ này em sẽ làm gì?
 Chuẩn bị bài các thành phần biệt lập (tt)
****************************
Tuần 21
Tiết:103 
 CÁC THÀNH PHẦN BIỆT LẬP 
(Gọi- đáp ,Phụ chú )
I.Yêu cầu :
 Giúp học sinh :
-Nhận biết hai thành phần biệt lập : phụ chú và gọi-đáp
 -Phân biệt tác dụng riêng của mỗi thành phần trong câu .
-Rèn luyện kĩ năng sử dụngcác thành phần đó trong câu . 
 	II. Chuẩn bị :
	-Giáo viên :bảng phụ ghi ví dụ .
	- Học sinh : Bảng nhóm .
III. Trọng tâm : Nhận biết hai thành phần biệt lập : Gọi-đáp và phụ chú 
 IV. Tiến trình lên lớp :
	-1..Oån định :
	-2. Bài cũ: 
*phần biệt lập: tình thái , cảm thán .
- Tác dụng của các phần biệt lập : tình thái ,cảm thán. 
- Tìm trong sách những đoạn ví dụ có tình huống cụ thể, trong đó có câu chứa phần tình thái, phần cảm thán .
 - Kiểm tra bài tập ở nhà.
	- 3.Bài mới :
*Lời vào bài :
 Về thành phần biệt lập ở tiết trước chúng ta đã tìm hiểu : Thành phần tình thái và thành phần cảm thán. Tiết học này chúng ta tiếp tục tìm hiểu thành phần biệt lập: gọi –đáp và phụ chú .
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
 Hoạt động 1: Tìm hiểu về thành phần : Gọi –Đáp .
*GV:Cho HS đọc và tìm hiểu ví dụ ab /SGK trang 31.
*GV: Trong những từ ngữ trên, từ nào dùng để gọi, từ nào dùng để đáp?
*HS: Từ "này " để gọi,Từ "thưa ông" dùng để đáp.
*GV: Những từ ngữ dùng đề gọicó nằm trong sự việc được diễn đạt trong câu không?
*HS:Không.
*GV:Từ ngữ nào dùng để thiết lập quan hệ, từ ngữ nào dùng để duy trùy cuộc trò chuyện?
*HS:- nầy :thiết lập quan hệ giao tiếp.
- thưa ông duy trùy sự giao tiếp.
*GV:Sau khi hướng dẫn học sinh phân tích ví dụ sgk GV đưa ra câu hỏi -Thế nào là phần gọi đáp?
*HS: Trình bày ý kiến tiếp thu được – Sau đó đọc phần ghi nhớ sgk.
*GV: Đưa bài tập nhanh :
? Trong những câu sau, câu nào có thành phần gọi –đáp.
Cậu có nhớ bố không, hả cậu vàng ?
 Vẫy đuôi thì cũng chết.
Kiếp ai thì cũng thế thôi, cụ ạ!
Cụ tưởng tôi sung sướng hơn chăng ?(Nam Cao)
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức về phần phụ chú:
*GV:Cho hs đọc ví dụ a và b.sgk trang 31-32
*GV: Khi bỏ qua các từ n ... G HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc
******
HỢP ĐỒNG CHO THUÊ XE
Căn cứ vào nhu cầu và khả năng của hai bên hợp đồng 
-Hôm nay ngày tháng . năm.
- Địa điểm:
 -Chúng tôi gồm:
- Bên A người có xe cho thuê đại diện là ông Nguyễn văn A
 Địa chỉ:
 -Bên B người cần thuê xe đại diện là ông bà nguyễn văn C
 Địa chỉ : 
 Chứng minh dân dân số :. Do sở công an cấp tháng .năm
 -Hai bên thống nhất hợp đồng như sau:
Điều 1: Nội dung giao dịch
 Bên b cho bên a thuê một chiếc xe hiệu mini Nhật, màu tím trị giá 1.000.000 đồng với thời gian 3 ngày đêm.
Điều 2: Trách nhiệm và nghĩa vụ bên A bảo đảm giao xe đúng thời hạn, đúng kiểu và giá trị như thỏa thuận.
Điều 3: Trách nhiệm và nghĩa vụ đối với bên B. Giao trả xe đúng thời hạn. Bảo quản xe cẩn thận, không để mất mát hư hỏng.
Điều 4: Nếu xe bị mất hoạt hư hỏng thi bên B có trách nhiệm bồi thường cho bên A.
Nếu trả xe chậm thì phải nộp tiền gấp đôi cho bên A.
Điều 5 :Phương thức thanh toán bằng tiền mặt với mức thuê 10.000 đ/ngày đêm.
Hiệu lực của hộp đồng này có hiệu lực từ ngày..tháng  năm.... Trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu có điểm nào chưa phù hợp, thì hai bên sẽ bàn bạc đi đến thống nhất cách giải quyết.
Hợp đồng này được lập thành hai bản, có giá trị như nhau, mỗi bên giữ một bản. 
Đại diện bên A Đại diện bên B
( kí tên, ghi rõ họ tên) ( kí tên, ghi rõ họ tên)
Hướng dẫn học ở nhà:
 	 -Làm bài tập còn lại .
-Chuẩn bị bài Tổng kết văn học nước ngoài 
***************o0o**************
TUẦN :32
TIẾT :159-160
I.Yêu cầu :
 Giúp học sinh :
- Ôn lại lí thuyết về đặc điểm và cách viết một bản hợp đồng.
-Biết viết được một bản họp đồng thông dụng, Có nội dung đơn giản và phù hợp với lứa tuổi.
-Có ý thức thận trọng khi thảo hợp đồng và ý thức nghiêm túc tuân thủ những điều kí trong hợp đồng.
II. Chuẩn bị :
	-Giáo viên : Các mẫu hợp đồng .
	- Học sinh : Soạn bài
III. Trọng tâm : Biết viết được một bản họp đồng thông dụng, Có nội dung đơn giản và phù hợp với lứa tuổi.
IV. Tiến trình lên lớp :
	-1.Oån định :
-2 Bài cũ : 
-Nêu đặc điểm của hợp đồng?
- Cách trình bày một hợp đồng?
-3. Bài mới :
*Lời vào bài : Với tiết" Luyện tập viết hợp đồng" sẽ giúp các em vốn hiểu biết, để thảo các hợp đồng. Từ đó có thái độ đúng với công việc soạn thảo hợp đồng trong cuộc sống thực tế sau này.
Hoạt động 1: Lập bảng thống kế những tác phẩm văn học nước ngoài .
*GV: Hướng dẫn học sinh ôn tập bằng hình thức trò chơi:
Tiết 1: 
*GV Chia lớp thành sáu nhóm, cho đại diện bắt thăm có tên tác phẩm ( Bí mật của nhóm ) *HS: Bàn bạc ở nhóm. Cử dại diện lên bảng vẽ các chi tiết tiêu biểu của tác phẩm.
*GV: Cho HS bắt thăm một lần nửa chọn những bức tranh để đóan tên tác phẩm và trình bày những nét tiêu biểu của tác phẩm về Tên bài, Tác giả, Nước, Thể loại, Tóm tắt nội dung, Đặc sắc nghệ thuật.
* GV: Nhận xét đánh giá điểm từng phần cho nhóm .
Tiết 2: 
*GV: Thay đổi hình thức : Chọn tác phẩm cho học sinh bắt thăm.
-Cho các nhóm diễn tả động tác có liên quan đến tác phẩm mình bắt thăm được. Nhóm quan sát có thể đoán Tên bài, Tác giả, Nước, Thể loại, Tóm tắt nội dung, Đặc sắc nghệ thuật.( sau đó thực hiện ngược lại ) .
STT
Tên bài 
Tác giả
Nước
Thể loại
 Tóm tắt nội dung
Đặc sắc nghệ thuật
 1
Mây và sóng
Ta -go
Aán Độ
 Thơ tự do
Qua lời trò chuyện của em bé với người mẹ bài thơ thể hiện tình yêu vô hạn với mẹ và ngợi ca tình mẹ con.
Lời thơ mang giọng điệu và ngôn ngữ hồn nhiên của trẻ thơ, nhiều hình ảnh đẹp giàu sức tưởng tượng và gợi cảm.
2
 Cố hương
 Lỗ Tấn
1881-1936
 Trung Quốc
 Truyện
 Trong truyện về thăm quê nhân vật “tôi” đã chứng kiến những đổi thay theo hướng suy tàn của làng quê và cuộc sống người nông dân.
 Qua đó truyện miêu tả thực trạng của xã hội nông thôn Trung Hoa đương thời đang đi vào tiêu điều và suy nghĩ về con đường đi của nông dân và cả xã hội.
 Tự sự ngôi kể thứ nhất.
- xen kẻ tự sự với miêu tả: tả cảnh và nội tâm nhân vật.
3
 Những đứa trẻ
 M.Go –rơ -ki
 Nga
 Truyện
 Câu chuyện về tình bạn nảy nở giữa chú bé nhà nghèo A-li- o-sa với những đứa trẻ con viên sỉ quan sống thiếu tình thương ở bên làng xóm.
Tự sự, truyện giàu kịch tính ngôi kề thứ 3, Kể xen miêu tả.
4
 Ro- bin –xon ngoài hoan đảo
 Đi.phô
1960-1731
Anh
Trích tiểu thuyết
 Qua bức chân dung tự họa và lời kể của Rô- bin- xơn, đoạn truyện đã miêu tả cuộc sống vô cùng khó khăn và thể hiện tinh thần lạc quan của nhân vật khi một mình nơi hoang đảo suốc trên 10 năm ròng rã.
Tự sự ngôi kể thứ nhất, xưng tôi.Kể xen miêu tả
 5
 Bố của xi- mông
 Mo-pa xăng
Pháp
Truyện
 Tâm trạng đau khổ của bé Xi -mông không có bố và sự gặp gở của em với bác thợ rèn phi -lip dẫn đến việc em có người bố.
Truyện đề cao lòng nhân ái, nhắn nhủ chúng ta lòng quan tâm tình yêu thương đối với những con người, chịu nhiều thiệt thòi, bất hạnh.
Tự sự ngôi kẻ thứ ba
kể xen miêu tả cảnh sâu sắc. Miêu tả nội tâm nhân vật.
 6
 Con chó bấc
 Lân Đơn
 Mỹ
 Trích tiểu thuyết
 Đoạn văn miêu tả đặc biệt của con chó Bấc với người chủ Thooc -tơn, thể hiện những nhận xét tinh tế, trí tưởng tưởng phong phú và lòng yêu loài vật của tác giả
 Tự sự ngôi kể thứ nhất
xưng tôi. Kể xen miêu tả.
 7
Hai cây phong
AI-ma-tốp
Cư-rơ-giơ-xtan
Truyện 
Tình yêu quê hương và câu chuyện người thầyvun trồng mơ ước, hy vọng cho học sinh.
Lời kể hấp dẫn, lối miêu tả theo phong cách hội hoạ, gây ấn tượng mạnh.
8
Chiếc lá cuối cùng 
O-hen-ri
Mỹ
Truyện
Tình yêu thương cao cả giữa những con người nghèo khổ: Cụ Bơ-men, Giôn –xi và Xiu.
Tình tiết hấp dẫn, kết cấu đảo ngược,tình huống hai lần.
 9
Đánh nhau với cối xay gió
Xec-van-tét
Tây Ban Nha
Trích tiểu thuyết
Sự tướng phản về nhiều mặt của hai nhân vật Đôn-ki-hô –tê, Xan –chô –phan xa. Qua đó ca ngợi mặt tốt phê phán mặt xấu.
Nghệ thuật xây dựng nhân vật gây cười.
10
Lòng yêu nước
E-ren-bua
Nga
Nghị luận
Lòng yêu nước bắt đầu từ lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê Như suối chảy ra sông , sông đi ra bể .
Cảm xúc chân thành mãnh liệt.Biện pháp so sánh phù hợp .
11
Đi bộ ngao du 
Ru-o
Pháp
Nghị luận
Ca ngợi sự giản dị, tự do.
Lập luận chặt chẽ,luận cứ 
Sinh động ,có sức thuyết phục .
12
Chó sói và cừu
Hi-po-Lit-Ten
Pháp
Nghị luận
Nêu lên đặc trưng của sáng tác nghệ thuật làm đậm dấu ấn, cách nhìn, cách nghĩ riêng của nhà văn.
Nghệ thuật so sánh, nghệ thuật lập luận hấp dẫn.
13
Cô bé bán diêm
An-đéc-xen
Đan Mạch
Truyện
Nỗi bất hạnh,cái chết đau khổ và niềm tin yêu cuộc sống của em bé bán diêm
Kể chuyện kể hấp dẫn, đan xen giữa hiện thực và mộng tưởng .
14
Buổi học cuối cùng 
Đô –đê 
Pháp
Truyện 
 Yêu nước là yêu cả tiếng nói của dân tộc.
 Xây dựng nhân vật thầy giáo và cậu bé Phrăng.
15
Bài ca nhà tranh bị gió thu phá 
Đỗ Phủ
Trung Quốc
 Thơ
Nỗi khổ nghèo túng và ước mơ có một ngôi nhà vững chắc để che chở cho những người nghèo khó .
Kết hợp trữ tình với tự sự, nghị luận.
16
Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê
Hạ Tri Chương 
Trung Quốc
Thơ
 Tình cảm sâu sắc mà chua xót của người sống xa quê lâu ngày trong khoảnh khắc mới về quê.
Cảm xúc chân thành, hóm hỉnh; Kết hợp với tự sự. 
17
Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh 
Lí Bạch
Trung Quốc
Thơ
Tình cảm quê hương của một người sống xa nhà trong một đêm thanh tĩnh.
Từ ngữ giản dị tinh luyện, cảm xúc chân thành.
18
Xa ngắm thác núi Lư
Lí Bạch
Trung Quốc
Thơ
Vẻ đẹp núi Lư và tình yêu thiên nhiên đằm thắm bộc lộ tính cách phóng khoáng của nhà thơ. 
Hình ảnh thơ tráng lệ huyền ảo.
19
 Ông Lão đánh cá và con cá vàng
Dân gian
Nga
Truyện
Ca ngợi lòng biết ơn đối với những người nhân hậu, phê phán kẻ tham lam.
Lặp lại tăng tiến của cốt truyện, Nhân vật đối lập yếu tố hoang đường .
20
Cây bút thần 
Dân gian
Trung Quốc
Truyện
 Quan niệm về công lí xã hội, về mục đích tài năng nghệ thuật, ước mơ khả năng kì diệu.
Trí tượng tượng phong phú, truyện kể hấp dẫn.
21 
Ông Giuốc –đanh Mặc lễ phục
Mô-li-e
Pháp 
Kịch
Phê phán tính cách lố lăng của tên trưởng giả học làm sang.
Chọn tình huống tạo tiếng cười sảng khoái châm biếm sâu cay.
Hoạt động 2: Luyện tập :
*GV: Ra đề về văn học nuớc ngoài cho HS làm ở nhà.
-Bài tập 4 -Sách giáo khoa/168
Hướng dẫn học ở nhà : 
Nắm hệ thống văn học nước ngoài, làm bài tập về văn học nước ngoài.
Chuẩn bị bài :Bắc Sơn.
ĐỀ KIỂM TRA VĂN LỚP 9
Thời gian làm bài 45/
Câu 1:(1 điểm) tóm tắt ý kiên 1 của chu quang tiếm về cách độc sách:
Câu 2 (0,5 qua bài thơ con cò nhà thơ chế lan viên đả khai quát một vấn đề về tấm lòng người mẹ có ý nghĩa bền vững rọng lớn và sâu sắc trong những câu thơ nào/
Câu 3 (0,5) cam xúc bao trùm bài thơ viếng lăng bác ( viễng phương) là :
niềm xúc động thiêng liêng thành kính, lòng biết ơn tự hào pha lẵng sự sót đâu.
 Niềm xúc động thiêng liêng ,trang nghiêm thành kính, lòng nối tiếc.
 Cảm xúc núi tiếc , thương tiếc không nguôi.
 Cảm xúc thương yêu , kính trong, pha lẳn xót xa.
Câu 4 (1 đ) trong bài chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới, tác giả vũ khoan đã nêu ra những điểm mạnh, điểm yếu nào trong tình cách, thói quên của ngư6ời việt nam?
Câu 5: (điền các chi tiết vào bảng sâu:
stt
Tên bài thơ
Tác giả
Năm sáng tác
Thể thơ
Tóm tắt nội dung
Đặc sắc nghệ thuật
 1
2
3
 Con cò
Chiều sông
 Viếng lăng bác
..
..
..
.
.
..
..
..
..
..
..
..
..
..............
..
..
.
..
.
.
.
..
..
..
..
.
..
..
.
..
.
..
.
.
..
..
..

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN NGU VAN 9 TUAN 2132.doc