Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 - Tiết 128: Tiếng Việt: Nghĩa tường minh và hàm ý

Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 - Tiết 128: Tiếng Việt: Nghĩa tường minh và hàm ý

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS.

 - Nhận thức: Nhận biết 2 điều kiện SD hàm ý:

 + Người viết (người nói) có ý thức và biết cách đưa hàm ý vào câu nói.

 + Người nghe (người đọc) có năng lực giải đoán.

 - Thái độ: SD hàm ý trong những trường hợp cần thiết, đúng MĐ, hoàn cảnh giao tiếp.

 - Rèn luyện kĩ năng: XĐ câu chứa hàm ý; giải đoán hàm ý và SD hàm ý trong giao tiếp hàng ngày và trong viết văn.

B. CHUẨN BỊ:

 - G: GA; SGK; bảng phụ; phiếu học tập;.

 - H: bài soạn;.

C. PHƯƠNG PHÁP:

 - G: PT; phát vấn; quy nạp thực hành;.

 - H: hoạt động độc lập; hoạt động nhóm;.

D. TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY:

I. ỔN ĐỊNH LỚP:

II. KIỂM TRA BÀI CŨ:

 Kiểm tra vở soạn của HS.

 - HS1: lên bảng viết 1 đoạn hội thoại có SD nghĩa tường minh và hàm ý.

 - HS2: lên bảng làm.

 Câu 1: Nghĩa tường minh là gì?

A. Là nghĩa được diễn đạt trực tiếp = từ ngữ trong câu.

B. Là nghĩa được nhận ra = cách suy đoán.

 

doc 5 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 871Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 - Tiết 128: Tiếng Việt: Nghĩa tường minh và hàm ý", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS: 
NG: 
 Tiết 128
Tiếng Việt
Nghĩa tường minh và hàm ý
A. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS.
 - Nhận thức: Nhận biết 2 điều kiện SD hàm ý: 
 + Người viết (người nói) có ý thức và biết cách đưa hàm ý vào câu nói.
 + Người nghe (người đọc) có năng lực giải đoán.
 - Thái độ: SD hàm ý trong những trường hợp cần thiết, đúng MĐ, hoàn cảnh giao tiếp.
 - Rèn luyện kĩ năng: XĐ câu chứa hàm ý; giải đoán hàm ý và SD hàm ý trong giao tiếp hàng ngày và trong viết văn.
B. chuẩn bị: 
 - G: GA; SGK; bảng phụ; phiếu học tập;...
 - H: bài soạn;...
C. phương pháp: 
 - G: PT; phát vấn; quy nạp thực hành;...
 - H: hoạt động độc lập; hoạt động nhóm;...
D. Tiến trình giờ dạy:
I. ổn định lớp:
II. Kiểm tra bài cũ: 
 Kiểm tra vở soạn của HS.
 - HS1: lên bảng viết 1 đoạn hội thoại có SD nghĩa tường minh và hàm ý.
 - HS2: lên bảng làm.
 Câu 1: Nghĩa tường minh là gì?
Là nghĩa được diễn đạt trực tiếp = từ ngữ trong câu.
Là nghĩa được nhận ra = cách suy đoán.
 Câu 2: Hàm ý là:
Là nghĩa được tạo ra = cách nói ẩn dụ.
Là phần thông báo tuy không được diễn đạt trực tiếp = từ ngữ trong câu nhưng có thể suy ra từ những từ ngữ ấy.
 Câu 3: Gạch chân câu có chứa hàm ý trong đoạn hội thoại sau?
 Bố: Nếu con thi đỗ bố sẽ mua heo ăn mừng.
 Con: Thế lỡ con thi trượt ạ?
 Bố: Con thi trượt bố sẽ mua..... 1 cặp bò.
 Con: Đã quá! Đã quá!
 Bố: Mua bò cho con đi chăn ấy mà.
III. nội dung Bài mới: 
 ? Hãy nói rõ hàm ý trong câu nói của ông bố?
 - Hàm ý: Con mà thi trượt thì bố sẽ mua 2 con bò cho con đi chăn.
 ? Lúc đầu hàm ý đó có được người con hiểu không?
 ? Chi tiết nào chứng tỏ người con không hiểu?
 G Đó cũng là 1 trong những điều kiện khi SD hàm ý.
 Tiết trước các em đã được tìm hiểu thế nào là nghĩa tường minh và hàm ý. Nhưng khi SD hàm ý ta cần chú ý các điều kiện nào thì tiết học hôm nay thầy trò chúng ta cùng đi tìm hiểu bài: Nghĩa tường minh và hàm ý (tiếp theo)
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi bảng
* HĐ1: Tìm hiểu điều kiện SD hàm ý (10 phút)
? Đọc đoạn trích/SGK/90?
G Treo bảng phụ 2 câu in đậm
? Đọc 2 câu in đậm trên?
? Hãy nêu hàm ý trong 2 câu in đậm trên?
? Vì sao chị Dậu không dám nói thẳng với con mà phải dùng hàm ý?
? Trong 2 câu có hàm ý đó, theo em câu nào có hàm ý rõ hơn, dễ hiểu hơn?
? Vì sao hàm ý ở câu sau chị Dậu phải nói rõ hơn hàm ý ở câu trước?
? Cái Tí có hiểu hàm ý trong câu 2 của chị Dậu không? Chi tiết nào chứng tỏ điều đó?
? Vì sao cái Tí hiểu được hàm ý của chị Dậu trong câu 2?
G Như vậy, chị Dậu SD hàm ý là có MĐ, có ý thức; Còn cái Tí hiểu được hàm ý của mẹ vì nó hiểu rõ hoàn cảnh của GĐ mình.
- Đây chính là kiểu hàm ý riêng (những người trong hoàn cảnh cụ thể) và điều đó được thể hiện = chi tiết cụ thể.
? Khi người nghe không hiểu được hàm ý thì người nói phải làm gì?
? Qua PT trên, em thấy để SD thành công hàm ý thì phải có mấy Điều kiện? Đó là những điều kiện nào?
? Đọc ghi nhớ/SGK/91?
G Khi SD hàm ý cần chú ý:
- Đối tượng tiếp nhận hàm ý.
- Ngữ cảnh SD hàm ý.
? Vì sao cần chú ý đến đối tượng tiếp nhận hàm ý?
G Để nắm chắc hơn về 2 điều kiện khi SD hàm ý, thì chúng ta cùng chuyển sang phần Luyện tập.
* HĐ2: Luyện tập (25 phút)
? Đọc và nêu YC bài tập?
G Gợi ý: Để làm được bài này các em cần nắm chắc điều kiện khi SD hàm ý.
G Treo bảng phụ theo mẫu để 1 HS lên bảng điền. 
G Sở dĩ nhà văn Nguyễn Thành Long thành công với truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” 1 phần là đã SD những đoạn hội thoại với các câu chứ hàm ý đặc sắc như vậy. Đó là điều chúng ta đáng học tập.
? Đọc và nêu YC bài tập?
G Trong cuộc thoại này điều kiện SD hàm ý đã đảm bảo nhưng người nói vẫn chưa thực hiện được MĐ của mình. Như vậy, SD hàm ý ngoài 2 điều kiện trên thì đòi hỏi người nghe phải cộng tác trong hội thoại thì người nói mới thực hiện được điều mình mong muốn ở người nghe.
? Nêu YC bài tập?
G Gợi ý: Các em chú ý là phải dùng câu chứa hàm ý từ chối.
G Bài tập đã giúp các em ôn luyện SD hàm ý.
? Đọc và nêu YC bài tập?
G Gợi ý: Đây là những câu văn nhưng được coi như 1 chân lí trong cuộc sống. Hiểu được hàm ý trong đoạn văn ấy, em sẽ hiểu những điều sâu xa TG muốn nói là gì? Các em chú ý từ “đi” và từ “đường” ở câu cuối cùng để tìm hiểu hàm ý. 
? Đọc và nêu YC bài tập?
G Đặt HA vũ trụ vĩnh hằng, bao la bên cạnh HA, tấm lòng của người mẹ – mặc dù sự xuất hiện của người mẹ là gián tiếp nhưng lời từ chối vui chơi nơi chân trời góc biển của em bé đã khẳng định vị trí, vai trò vô cùng to lớn của người mẹ. Tình mẫu tử thiêng liêng, sâu sắc đã chiến thắng tất cả -> Đó chính là tinh thần nhân văn của TP.
? Đối thoại trực tiếp?
- Câu 1: Sau bữa ăn này con sẽ không được ăn ở nhà với mẹ và các em nữa.
- Câu 2: Mẹ đã bán con cho nhà cụ Nghị ở thôn Đoài rồi.
- Vì sự thật là điều đau lòng mà chị Dậu tránh nói thẳng với cái Tí.
- Hàm ý ở câu 2 của chị Dậu rõ và dễ hiểu hơn hàm ý ở câu 1.
- Vì hàm ý ở câu 1 cái Tí không hiểu mà chị Dậu không thể kéo dài, không thể chịu đựng lâu nỗi đau đớn đang diễn ra trong lòng chị được nữa.
- Có. Chi tiết: giãy nảy; liệng củ khoai; khóc; hỏi: U bán con thật đấy ư?...
- Vì cái Tí hiểu rõ hoàn cảnh nghèo khổ, đói khát của GĐ.
- Vì đối tượng nghe - nói hàm phải có trình độ, vốn hiểu biết ngang nhau.
a. Người nói: anh thanh niên.
- Người nghe: bác hoạ sĩ; cô kĩ sư.
- Hàm ý: mời bác và cô vào nhà.
- KQ: uống nước.
- Chi tiết: vào nhà; ngồi uống nước.
b. Người nói: anh Tấn.
- Người nghe: chị Tây Thi đậu phụ.
- Hàm ý: chúng tôi không thể cho được
- Chi tiết: Thật là càng giàu có càng không dám rời 1 đồng xu! Càng không dám rời 1 đồng xu lại càng giàu có!
c. Người nói: Thuý Kiều.
- Người nghe: Hoạn Thư.
- Hàm ý: 
+ Câu 1: Quyền quý như tiểu thư cũng có lúc phải cúi đầu làm tội nhân ư?
+ Câu 2: Hãy chuẩn bị nhận sự báo oán thích đáng.
- Chi tiết: Hoạn Thư hiểu hàm ý đó nên “hồn lạc phách xiêu” -> “khấu đầu”
- 1 bàn 1 nhóm thảo luận 1 phút -> trả lời câu hỏi.
- Hàm ý: chắt giùm nước để cơm khỏi nhão.
- Bé Thu dùng hàm ý vì trước đó đã nói thẳng (“chắt nước giùm cái”) nhưng không được đáp ứng nên phải dùng hàm ý vì chưa thể đổi cách xưng hô mà thời gian thì gấp quá rồi, nếu chậm cơm sẽ bị nhão.
- Việc SD hàm ý không thành công vì “anh Sáu vẫn ngồi im”; không cộng tác trong hội thoại (vờ như không nghe; không hiểu).
- 4 đội tham gia chơi trò chơi tiếp sức. 
- Rất tiếc mình bận ôn thi rồi.
- Xin lỗi, mẹ mình đang bệnh.
- Tiếc quá, mình có hẹn rồi.
- HS về nhà làm.
- Hàm ý: Tuy hi vọng chưa thể nói là thực hay hư, nhưng nếu cố gắng và kiên trì thực hiện thì vẫn có thể thành công.
- 4 nhóm thảo luận 1 phút -> ghi ra bảng học tập.
- Hàm ý mời mọc:
+ Mây: “Bọn tớ chơi từ khi thức dậy cho đến lúc chiều tà. Bọn tớ chơi với bình minh vàng, bọn tớ chơi với vầng trăng bạc.”
+ Sóng: “Bọn tớ ca hát từ sáng sớm cho đến hoàng hôn. Bọn tớ ngao du nơi này nơi nọ mà không biết từng đến nơi nao.”
- Hàm ý từ chối: 
+ “Mẹ mình đang đợi ở nhà.”
+ “Làm sao có thể rời mẹ mà đến được?”
+ “Buổi chiều mẹ luôn muốn mình ở nhà, làm sao có thể rời mẹ mà đi được?”
- Thêm câu có hàm ý mời mọc:
+ Không biết có ai muốn chơi với bọn tớ không?
+ Đi chơi với bọn tớ thì thích lắm đấy.
+ Rồi cậu sẽ được tận hưởng 1 cuộc phiêu lưu lí thú nhất trên đời.
+ Ai không đi chơi với bọn tớ thì thật là tiếc.
- 2 HS 1 nhóm thảo luận 1 cuộc đối thoại với nhau -> đứng nói -> HS thứ 3 tìm hàm ý.
I. Điều kiện SD hàm ý:
1. VD:
2. PT:
3. NX:
- Khi người nghe không hiểu được hàm ý thì người nói phải điều chỉnh hàm ý.
4. Ghi nhớ:
II. Luyện tập:
Bài 1:
- XĐ người nói, người nghe trong những câu in đậm?
- Hàm ý của mỗi câu?
- Tìm chi tiết chứng tỏ người nghe hiểu hàm ý của người nói.
Bài 2:
- XĐ hàm ý.
- Lí do SD hàm ý.
- Việc SD hàm ý có thành công không? Vì sao?
Bài 3:
- Điền vào lượt lời của B trong đoạn thoại 1 câu chứa hàm ý từ chối?
Bài 4:
Tìm hàm ý của Lỗ Tấn qua việc SS “hi vọng” với “con đường”.
Bài 5:
- Tìm những câu có hàm ý mời mọc hoặc từ chối?
- Viết thêm vào mỗi đoạn 1 câu có hàm ý mời mọc rõ hơn?
IV. Củng cố: 
 ? Thế nào là nghĩa tường minh và hàm ý?
 G Treo bảng phụ:
 Việc SD hàm ý cần những điều kiện nào?
 A. Người nói (người viết) có trình độ văn hoá cao.
 B. Người nghe (người đọc) có trình độ hiểu biết cao.
 C. Người nói (người viết) phải SD các phép tu từ.
 D. Người nói (người viết) có ý thức đưa hàm ý vào câu, còn người nghe (người đọc) phải có năng lực giải đoán hàm ý.
V. Hướng dẫn: 
 - Xem lại lí thuyết và hoàn thành bài tập.
 - Soạn bài: Chương trình địa phương (phần TV).
 Đọc lại truyện “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng.
E. Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • doc128-NGHIA TUONG MINH VA HAM Y.doc