BỐ CỦA XI-MÔNG
( Trích) – Guy-đơ Mô-pác-xăng.
A. Mục tiêu cần đạt :
1. Kiến thức : Cảm nhận được cảnh ngộ đáng thương của mẹ con cậu bé Xi mông, lòng hào hiệp của bác thợ Phi – líp
2. Kĩ năng: Đọc, cảm thụ và phân tích đoạn trích, nắm nghệ thuật miêu tả tâm trạng nhân vật.
3. Thái độ : Giáo dục cho HS lòng thương người
B. Chuẩn bị :
- GV : Soạn bài ; nghiên cứu thêm về tác giả, tác phẩm ; bảng phụ.
- HS : Đọc truyện, tóm tắt, trả lời câu hỏi vào vở.
C. Tiến trình hoạt động
1. Ổn định: Kiểm tra sĩ số của lớp.
2. Bài cũ : Qua đoạn trích “Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang” giúp em hình dung như thế nào về Rô-bin-xơn ? Em rút bài học gì cho mình?
3. Bài mới: * Giới thiệu : các em sẽ học tác giả người Pháp thứ hai ở lớp 9 – Guy-đơ Mô-pa-xăng
- qua đoạn trích “ Bố của Xi-mông”
Tuần : 32 NS : 31/03/10 Tiết : 150 – 151 Văn bản ND : 02/04/10 BỐ CỦA XI-MÔNG ( Trích) – Guy-đơ Mô-pác-xăng. A. Mục tiêu cần đạt : 1. Kiến thức : Cảm nhận được cảnh ngộ đáng thương của mẹ con cậu bé Xi mông, lòng hào hiệp của bác thợ Phi – líp 2. Kĩ năng: Đọc, cảm thụ và phân tích đoạn trích, nắm nghệ thuật miêu tả tâm trạng nhân vật. 3. Thái độ : Giáo dục cho HS lòng thương người B. Chuẩn bị : - GV : Soạn bài ; nghiên cứu thêm về tác giả, tác phẩm ; bảng phụ. - HS : Đọc truyện, tóm tắt, trả lời câu hỏi vào vở. C. Tiến trình hoạt động 1. Ổn định: Kiểm tra sĩ số của lớp. 2. Bài cũ : Qua đoạn trích “Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang” giúp em hình dung như thế nào về Rô-bin-xơn ? Em rút bài học gì cho mình? 3. Bài mới: * Giới thiệu : các em sẽ học tác giả người Pháp thứ hai ở lớp 9 – Guy-đơ Mô-pa-xăng - qua đoạn trích “ Bố của Xi-mông” * Tiến trình bài dạy : * Hướng dẫn tìm hiểu chung: - HS đọc chú thích sao: - Hãy tóm tắt những nét chính về tác giả ? - Nêu xuất xứ đoạn trích? * Hướng dẫn đọc hiểu văn bản : - Chú ý đọc phân biệt lời thoại của nhân vật - GV đọc -> HS đọc tiếp : GV hỏi từ khó - Đoạn trích kể về ai ? kể sự việc gì? - GV gơi ý HS tóm tắt đoạn trích - Lớp nhận xét. - GV khái quát ý : treo bảng phụ (Tóm tắt) - Qua diễn biến đoạn trích có thể chia làm mấy đoạn? Cho biết nội dung mỗi đoạn? (Đ1: đến “khóc hoài” ; Đ2: tiếp đến “rất nhanh” ; Đ3: còn lại ) + gợi ý phân tích: - Đoạn trích gồm có những nhân vật nào? - Về nhân vật Xi-mông ở đầu đoạn cho biết em ở đâu?em đã có những hành động cử chỉ như thế nào? - Tác giả đã sử dụng nghệ thuật gì , giúp em hiểu được những hành động , cử chỉ của Xi-mông ? - Qua đó giúp em hiểu gì về Xi-mông? - Vì sao Xi-mông có tâm trạng đó?( Vì bị bạn bè trêu chọc là đứa không có cha: em định nhảy xuống sông) * TIẾT 2 :______________________________________ + Bài cũ : - Kể tóm tắt truyện ? - HS đọc đoạn 2 và 3: - Khi gặp bác Phi-líp , Xi-mông đã thế nào ? - Trước tình cảnh ấy , bác Phi-líp đã làm gì? - Ở nhà Xi-mông đã làm gì? - Hôm sau ở trường , Xi-mông đã có thái độ như thế nào?Vì sao vậy ? - Để tiếp tục làm rõ nhân vật Xi-mông , tác giả đã sử dụng nhgệ thuật gì? - Qua đó giúp ta hiểu rõ hơn Xi-mông là một chú bé như thế nào? - Nhân vật bác Phi-líp có những chi tiết nào đáng chú ý?Với Xi-mông bác đã thế nào? Với chị Blăng-sốt thì thế nào? - Qua đó cho thấy bác là người như thế nào? - Nói về nhân vật chị Blăng-sốt tác giả nêu những chi tiết nào trước ?Diều dó cho biết điều gì về chị? - Khi nghe con nói chị đã thế nào ? - Nghe Xi-mông gọi người lạ là bố chị đã thế nào ? - Qua những điều đó giúp ta hiểu được chị là người phụ nữ như thế nào ? * Hướng dẫn luyện tập : - Thảo luận : - Khái quát những đặc sắc về nghện thuật? Qua truyện giúp em rút ra bài học gì? - Nhóm ghi bảng phụ -> lớp nhận xét - GV chốt ghi nhớ : HS đọc I. Tìm hiểu chung : 1. Tác giả: (1850 – 1893) - Nhà văn Pháp nổi tiếng với xu hướng truyện ngắn hiện thực . 2. Tác phẩm : - Trích phần giữa của truyện ngắn cùng tên . II. Đọc – hiểu văn bản : 1. Đọc, từ khó: 2. Tóm tắt : Xi-mông đang ngồi buồn bã, chán nản ở bờ sông thì bác Phi-líp đến gặp . Khi biết tình cảnh và tâm trạng của em, bác Phi-líp đã nhận làm bố của em. Bác đã dẫn em về cho mẹ em là chị Blăng-sốt. Ngày hôm sau Xi-mông đến trường đã khoe với các bạn bố mình là Phi-líp. 3. Bố cục: 3đoạn - Đ1: Nỗi tuyệt vọng của Xi-mông. - Đ2: Bác Phi-líp nhận làm bố và dẫn emvề nhà - Đ3: Cảnh ở trường . 4. Phân tích : a) Nhân vật Xi-mông: * Ở bờ sông : - Nằm trên cỏ - bắt chú nhái xanh – đùa với chú nhái- nhớ đồ chơi ở nhà – nhớ mẹ – khóc . -> Kể, miêu tả thực . => Tâm trạng buồn bã, tuyệt vọng . ND : 03.04.10 * Khi gặp bác Phi-líp: - Mắt đẫm lệ, giọng nghẹn ngào – nói trong tiếng nấc buồn tủi. - Bác Phi-líp dỗ dành và dẫn em về nhà - Em khóc và xin bác Phi-lip làm bố em . - Hôm sau đến trường : Xi-mông quát vào mặt ; đưa mắt thách thức đám bạn. -> Kể, miêu tả, đối thoại. => Xi-mông, chú bé đáng thương, luôn khao khát một tình cảm gia đình có bố mẹ hạnh phúc. b) Nhân vật bácPhi-lip: - Một công nhân cao lớn, nhìn Xi-mông với vẻ nhân hậu. - Với chị Blăng-sốt : lúc đầu có ý đùa bỡn nhưng rồi không dám. => Người nhân hậu, có lòng vị tha, yêu thương con trẻ . c) Nhân vật chị Blăng-sốt: - Chị ở ngôi nhà nhỏ, nhưng hết sức sạch sẽ. - Một cô gái cao lớn, xanh xao, đứng nghiêm nghị . - Nghe con nói thì tê tái, nước mắt rơi lã chã - Con gọi bố: chị hổ thẹn, quằn quại. => Người phụ nữ có hoàn cảnh đáng thương , nhưng vẫn đức hạnh, nghiêm túc, yêu con . III. Tổng kết: - Miêu tả diễn biến tâm trạng nhân vật sâu sắc, nhiều chi tiết tự nhiên - Phải biết yêu thương con người . - Ghi nhớ (144) 4. Hướng dẫn về nhà : - Học bài, ghi nhớ . - Soạn bài : “Ôn tập về truyện” : + Xem lại cả hai tập sách . Tuần : 32 NS : 04/04/10 Tiết : 152 -153 ND : 06/04/10 ÔN TẬP VỀ TRUYỆN HƯỚNG DẪN LÀM BÀI KIỂM TRA VĂN. A. Mục tiêu cần đạt : 1. Kiến thức : Ôn tập, hệ thống hóa những kiến thức vể tác phẩm truyện hiện đại Việt Nam đã học ; nắm về nội dungchính, thể loại, xây dựng nhân vật, cốt truyện, tình huống, 2. Kỹ năng : rèn kỹ năng tổng hợp, khái quát, hệ thống hóa kiến thức để làm tốt bài kiểm tra . 3. Thái độ: lòng yêu thích văn chương . B. Chuẩn bị: - GV : Soạn bài, bảng phụ . - HS : Trả lời các câu hỏi ; mang theo hai SGK C. Tiến trình hoạt động : 1. Ổn định : Kiểm tra sĩ số HS 2. Bài cũ : 3. Bài mới : * Giới thiệu : Nêu yêu cầu tiết học . * Tiến trình bài dạy : * Hướng dẫn ôn tập : - Bảng phụ ( Bảng thống kê) - HS điền các mục vào bảng I. Nội dung : 1. Bảng thống kê : TT Tác phẩm Tác giả Năm sáng tác Nội dung chính 1 Làng Kim Lân 1948 -Tâm trạng đau đớn khi nghe tin làng theo giặc, nhằm thể hiện lòng yêu làng, yêu nước, tinh thần kháng chiến . 2 Chiếc lược ngà (trích) Nguyễn Quang Sáng NN Nguyễn Quang Sáng NN 1966 - Cảnh con không nhận cha nhằm ca ngợi tình cảm cha con thắm thiết trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh. 3 Lặng lẽ Sa Pa (trích) Nguyễn Thành Long 1970 - Qua cuộc gặp gỡ nhằm ca ngợi những con người lao động thầm lặng cống hiến cho đất nước 4 Những ngôi sao xa xôi Lê Minh Khuê 1971 - Qua cuộc sống, làm việc của ba cô TNXP nhằm ca ngợi tinh thần lạc quan, dũng cảm, yêu thương nhau của quân dân ta thời chống Mỹ. 5 Bến quê Nguyễn Minh Châu 1985 - Qua cảm xúc, suy nghĩ của Nhĩ lúc nằm trên giường bệnh nhằm thức tỉnh mọi người hãy trân trọng giá trị cuộc sống, gia đình, quê hương. - HS đọc câu 2 : Nêu yêu cầu ? - Qua 5 tác phẩm đã phản ánh những nét gì về đất nước và con người Việt Nam từ sau Cách mạng tháng 8-1945? - Hình ảnh các thế hệ con người Việt Nam yêu nước trong hai cuộc kháng chiếnchống Pháp và chống Mỹ được thể hiện qua những nhân vật nào? - HS nêu đặc điểm của từng nhân vật chính . * TIẾT 2:______________________ + Bài cũ : - Nêu tên một nhân vật em thích nhất, trong tác phẩm? Tác giả?Lí do thích? -T rong các nhân vật đó em có ấn tượng sâu sắc với nhân vật nào nhất?Nêu cảm nghĩ về nhân vậtđó? - Trong 5 tác phẩm đã học được trần thuật theo các ngôi kể nào? ( Kiểu 2: có ông Hai; ông họa sỹ; Nhĩ) Cho biết những truyện nào được tác giả xây dựng bằng tình huống đặc sắc ? - Dẫn chứng những tình huống đó? * Hướng dẫn cách làm bài kiểm tra Văn : - Để làm tốt bài kiểm tra Văn sắp đến các em cần đạt những yêu cầu gì? 2. Về đất nước, con người Việt Nam: - Đất nước trải qua hai cuộc kháng chiến đầy gian khổ, ác liệt, hy sinh - Những con người nông dân gắn bó với làng quê, với cách mạng ; những con người lao động thầm lặng ; biết quý trọng gia đình, quê hương ; những chiến sĩ, những TNXP lạc quan, dũng cảm, không ngại gian khổ hy sinh 3. Nhân vật : - Ông Hai : có tình yêu làng gắn với tình yêu nước và tinh thần kháng chiến bền bĩ . - Anh thanh niên : nhận thức rõ ý nghĩa của công việc thầm lặng nên có suy nghĩ , tình cảm tốt đẹp với công việc với mọi người. - Ông Sáu: trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh vẫn có một tình yêu con sâu nặng, tha thiết. - Bé Thu : cá tính mạnh mẽ, có tình yêu cha nồng nàn thắm thiết. - Ba cô TNXP :có tinh thần lạc quan, yêu đời, có trách nhiệm cao, dũng cảm yêu thương đồng đội . ND : 08.04.10 4. Cảm nghĩ về nhân vật: 5. Ngôi kể : - Ngôi thứ nhất : Chiếc lược ngà ; Những ngôi sao xa xôi. - Kiểu trần thuật ở ngôi thứ ba nhưng qua cái nhìn của nhân vật chính : Làng ; Lặng lẽ SaPa ; Bến quê . 6. Tình huống truyện : - “Làng” : tình huống gay cấn : tự hào, khoe làng -> nghe tin làng theo giặc . - “Chiếc lược ngà” : tình huống éo le : Cha mong gặp con -> con lại hoảng sợ , xa lánh . - “Bến quê” : tình huống nghịch lý: người đi khắp nơi -> nay phải nằm liệt giường . II. Hướng dẫn làm bài kiểm tra Văn : 1. Yêu cầu : - Đọc lại cả năm truyện : nắm cốt truyện. Kể được tóm tắt. - Nắm kỹ các nội dung đã ôn : Nội dung ; nhân vật ; ngôi kể ; tình huống ; đặc sắc nghệ thuật . - Tập giải trước theo đề cương 2. Dạng đề : - Có phần trắc nghiệm(3đ) và tự luận (7đ) - Tự luận có câu hỏi nhỏ về nhân vật, nội dung ; bài phân tích tác phẩm . 4. Hướng dẫn về nhà: - Học bài ; đọc lại các truyện ; giải đề cương chuẩn bị kiểm tra 1 tiết . - Soạn bài : “Tổng kết ngữ pháp”(T2) Tuần : 32 NS : 06/04/10 Tiết : 154 Tiếng Việt ND : 08/04/10 TỔNG KẾT NGỮ PHÁP (t2) HƯỚNG DẪN LÀM BÀI KIỂM TRA TIẾNG VIỆT A. Mục tiêu cần đạt : 1. Kiến thức : Hệ thống hóa những kiến thức về câu : cấu tạo, các kiểu câu, cách biến đổi câu, 2. Kỹ năng :Vận dụng kiến thức đã ôn để giải được các bài tập . 3. Kỹ năng : Ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt . B. Chuẩn bị : - GV : Soạn bài ; bảng phụ . - HS : giải trước các bài tập . C. Tiến trình hoạt động : 1. Ổn định : Kiểm tra sĩ số HS 2. Bài cũ : Ví dụ câu văn có cụm động từ ? cụm danh từ ? phân tích cấu tạo các cụm từ đó . 3. Bài mới : * Giới thiệu : Nêu yêu cầu tiết học . * Tiến trình hoạt động : * Hướng dẫn tìm hiểu các kiểu câu : - Về cấu tạo tiếng Việt có những kiểu câu gì ? - Thế nào là câu đơn ? - Bài 2 yêu cầu làm gì? - HS đọc lần lượt từng câu và phân tích - HS đọc bài 2 : - Thế nào là câu đặc biệt? ( Cấu tạo không theo mô hình chủ ngữ / vị ngữ ) - Tìm câu đặc biệt trong các đoạn văn ? - Đọc từng đoạn và chỉ ra câu đặc biệt - Thế nào là câu ghép? - Bài 1 yêu cầu làm gì ? - HS đọc từng đoạn, tìm số câu ở mỗi đoạn và chỉ ra câu ghép - Chỉ ra quan hệ giữa các vế trong từng câu ghép ? - Nêu yêu cầu bài 3? + Bảng phụ: (3 ví dụ) - HS đọc từng ví dụ và nêu quan hệ giữa các vế trong câu ghép. - HS đọc bài 4 : Nêu yêu cầu ? - Tạo các câu ghép theo quan hệ nhân quả? Điều kiện –giả thiết ? Tương phản? Nhượng bộ ? - Có những cách biến đổi câu như thế nào ? (rút gọn câu ; tách trạng ngữ thành câu riêng ; chuyển câu chủ động thành câu bị động ) - Bài 1 yêu cầu làm gì?Câu nào rút gọn? Rút thành phần nào? - Nêu yêu cầu bài 2? -Phần nào tách thành câu riêng ? để làm gì? - Yêu cầu bài 3? Thế nào là câu bị động? - HS đọc từng câu và chuyển thành câu bị động - Câu phân loại theo mục đích giao tiếp gồm những kiểu câu nào?(Trần thuật ; nghi vấn ; cảm thán ; cầu khiến) - Bài1 có những câu nghi vấn nào?mục đích của nó là gì? ? - Bài 2 có câu nào là câu cầu khiến ? - Chúng được dùng để làm gì? - Câu “Cơm chín rồi!”là kiểu câu gì? Mục đích ở đây là gì? - Nêu yêu cầu bài 3? -Câu cuối thuộc kiểu câu gì? Nhằm mục đích gì? * Hướng dẫn làm bài kiểm tra tiếng Việt: - Để làm tốt bài kiểm tra tiếng Việt em cần phải làm gì? - Vậy em sẽ chuẩn bị như thế nào ? D. Các kiểu câu : I. Câu đơn : 1. Tìm chủ ngữ / vị ngữ: a) Nhưng nghệ sĩ / ghi lại muốn nói b) Lời gửicho nhân loại / phức tạp hơn, phong phú và hơn. c) Nghệ thuật / làtiếng nói của tình cảm. d) Tác phẩm / vừa là kết tinh vừa là sợi dây e) [ phụ chú] anh / thứ sáu và cũng tên Sáu. 2. Câu đặc biệt : a) Tiếng mụ chủ. b) Một anh thanh niên hai mươi bảy tuổi! c) -Những ngọn điện trên quảng trường lung linh như những ngôi sao trong câu chuyện cổ tích nói về những xứ sở thần tiên . - Hoa trong công viên. II. Câu ghép: 1. Tìm câu ghép: a) Câu 3 : Anh / gửi vào , anh / muốn đem b) Câu 3: Nhưng vì bom/ nổ gần, Nho / bị choáng . c) Câu 1: Ông lão/ vừa nói ông lão / hả hê d) Câu 2 : nhà họa sĩ và cô gái/ cũng nín bặt, vì cảnh trước mặt/ bỗng hiện lên đẹp một cách kỳ lạ. e) Câu 2 : người con gái / khỏi trở lại bàn, anh / lấy chiếc khăn 2. Quan hệ nghĩa giữa các vế câu ghép: a) Quan hệ bổ sung ( bình đẳng) b) Quan hệ nhân quả c) Quan hệ bổ sung d) Quan hệ nhân quả e) Quan hệ mục đích . 3. Chỉ quan hệ giữa các vế trong câu ghép sau: a) Anh / mong nhưng con bé / chẳng ->Tương phản . b) Ông / xách cô / ôm -> Bổ sung . c) Giá anh ấy/ còn anh ấy / sẽ -> điều kiện - giả thiết 4. Tạo câu ghép : a) -> Quan hệ nhân quả : -Vì quả bom nổ trên không nên hầm của Nho bị sập. -> Quan hệ Điều kiện – giả thiết : - Nếu quả bom nổ trên không thì hầm của Nho bị sập. b) -> Quan hệ tương phản : – Dù quả bom nổ khá gần nhưng hầm của Nho không bị sập -> Quan hệ nhượng bộ : - Tuy bom nổ khá gần mà hầm của Nho không bị sập . III. Biến đổi câu : 1. Câu rút gọn : - Quen rồi. -> rút gọn chủ ngữ . - Ngày nào ít : ba lần. -> rút gọn chủ ngữ. 2. Tách trạng ngữ thành câu riêng : a) Và làm việc có khi suốt đêm. b) Thường xuyên. c) Một dấu hiệu chẳng lành. -> Ba câu đều tách trạng ngữ cuối câu thành câu riêng : => Nhằm nhấn mạnh ý ở phần tách ra 3. Chuyển thành câu bị động : a) Đồ gốm / được người thợ thủ côngVN làm ra khá sớm b) Một cây cầu lớn / sẽ được tỉnh bắt qua khúc sông này c) Những ngôi đền ấy/ được ngưới ta dựng lên trước. IV. Các kiểu câu ứng với mục đích giao tiếp : 1. Câu nghi vấn : - Ba con, sao con không nhận ? - Sao con biết là không phải ? -> Cả hai câu đều dùng để hỏi. 2. Câu cầu khiến : a)- Ở nhà trông em nhá! Đừng có đi đâu đấy! -> Cả hai câu dùng để ra lệnh b) -Thì má cứ kêu đi. – Vô ăn cơm ! -> Cả hai câu đều yêu cầu - Cơm chín rồi! -> Trần thuật có hàm ý yêu cầu. 3.Nhận xét: Câu cuối: - Sao mày cứng đầu quá vậy, hả ? -> Câu nghi vấn với mục đích : bộc lộ cảm xúc, vì nhờ câu trước “Giận quá và không kịp hét lên:” * HƯỚNG DẪN LÀM BÀI KIỂM TRA TIẾNG VIỆT : 1. Yêu cầu : - Nắm vững kiến thức về từ, câu và vận dụng vào để giải tốt bài tập liên quan . - Đề có cả trắc nghiệm và tự luận . 2. Cách chuẩn bị: - Học ôn cả hai bài tổng kết ngữ pháp : + Nắm các khái niệm. + Hiểu được các ví dụ minh họa. - Giải đề cương phần câu hỏi tiếng Việt . - Tập viết đoạn văn có dùng các nội dung đã học. 4. Hướng dẫn về nhà : - Học bài ; ôn lại các kiến thức - Ôn trước phần kiểm tra truyện . - Soạn “Con chó Bấc” + Tóm tắt truyện khoảng 8 dòng. Tuần : 32 NS : 06/04/10 Tiết : 155 ND : 09/04/10 KIỂM TRA VĂN ( PHẦN TRUYỆN) A. Mục tiêu cần đạt : 1. Kiến thức : Hệ thống hóa kiến thức phần truyện hiện đạiViệt Nam đã học. 2. Kỹ năng : Vận dụng kiến thức tích hợp với Tiếng Việt và Tập làm văn để làm tốt bài tập . 3. Thái độ : Ý thức tự giác, nghiêm túc, cẩn thận khi làm bài. B. Chuẩn bị : - GV : Soạn bài ; thống nhất đề + đáp án trong nhóm 9. - HS : Học bài ôn tập ; đọc lại cả 5 truyện, nắm nội dung chính. C. Tiến trình hoạt động : 1. Ổn định : Kiểm tra sĩ số HS 2. Bài cũ : 3. Bài mới : * Giới thiệu : Nêu yêu cầu tiết dạy. * Tiến trình bài dạy : I. GV phát đề : - Nhắc nhở yêu cầu chung khi làm bài : + Phần trắc nghiệm : đọc kỹ câu hỏi + đáp án để chọn đáp án đúng nhất . + Phần tự luận : Phải lập dàn ý, viết nháp trước . II. HS làm bài : - GV theo dõi nhắc nhở thêm . 4. Hứớng dẫn về nhà : - GV thu bài : nhận xét chung tiết học - Soạn bài : “Con chó Bấc” + Đọc kỹ và tóm tắt khoảng 8 dòng.
Tài liệu đính kèm: