Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 - Tiết 153: Bố của Xi - Mông

Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 - Tiết 153: Bố của Xi - Mông

NS:

NG: Tiết 152

VĂN BảN

Bố của Xi-mông

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS.

 - Hiểu được Mô-pa-xăng đã MT sắc nét diễn biến tâm trạng của 3 nhân vật chính trong VB này ntn qua đó GD cho HS lòng yêu thương bè bạn và mở rộng ra là lòng thương yêu CN.

B. CHUẨN BỊ:

 - G: GA; SGK; bảng phụ; phiếu học tập; ảnh (tranh) về TG Mô-pa-xăng.

 - H: bài viết.

C. PHƯƠNG PHÁP:

 - G: PT; phát vấn; bình giảng;.

 - H: hoạt động độc lập;.

D. TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY:

I. ỔN ĐỊNH LỚP:

II. KIỂM TRA BÀI CŨ:

 - Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.

 ? Phân tích tâm trạng của Xi – mông ở bờ sông trong đoạn trích “Bố của Xi – mông”?

 * Gợi ý: ở bờ sông, Xi – mông có những giây phút khoan khoái, thèm được ngủ. Chú nhái đã cuốn Xi – mông vào 1 trò chơi làm cậu vui. Nhưng chính trò chơi đó đã khiến em nhớ nhà và em lại buồn bã khóc. Khi đó Xi – mông đã quì xuống đọc kinh cầu nguyện nhưng em đã không đọc hết được bài kinh vì những cơn nức nở lại kéo đến. -> Điều đó cho thấy cậu bé đã phải chịu đựng 1 nỗi đau tinh thần không thể giải thoát, đến độ tuyệt vọng. Nỗi khổ đau đó chính là đám học trò, những người lớn đã xa lánh mẹ con em mà đặc biệt là người đàn ông đã lừa dối mẹ cậu -> cậu bé thật cô độc, đau khổ và đáng thương.

III. NỘI DUNG BÀI MỚI:

 Tiết trước các em đã tìm hiểu về nỗi đau của Xi – mông ntn rồi. Hôm nay, chúng ta cùng tìm hiểu tiếp xem nỗi đau đó được giải thoát ra sao. Và ai là những người đã giúp Xi – mông vượt qua nỗi đau khổ đó.

 

doc 4 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 845Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 - Tiết 153: Bố của Xi - Mông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS: 
NG: 
 Tiết 152
VĂN BảN
Bố của Xi-mông
A. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS.
 - Hiểu được Mô-pa-xăng đã MT sắc nét diễn biến tâm trạng của 3 nhân vật chính trong VB này ntn qua đó GD cho HS lòng yêu thương bè bạn và mở rộng ra là lòng thương yêu CN.
B. chuẩn bị: 
 - G: GA; SGK; bảng phụ; phiếu học tập; ảnh (tranh) về TG Mô-pa-xăng...
 - H: bài viết.
C. phương pháp: 
 - G: PT; phát vấn; bình giảng;...
 - H: hoạt động độc lập;...
D. Tiến trình giờ dạy:
I. ổn định lớp: 
II. Kiểm tra bài cũ: 
 - Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
 ? Phân tích tâm trạng của Xi – mông ở bờ sông trong đoạn trích “Bố của Xi – mông”?
 * Gợi ý: ở bờ sông, Xi – mông có những giây phút khoan khoái, thèm được ngủ. Chú nhái đã cuốn Xi – mông vào 1 trò chơi làm cậu vui. Nhưng chính trò chơi đó đã khiến em nhớ nhà và em lại buồn bã khóc. Khi đó Xi – mông đã quì xuống đọc kinh cầu nguyện nhưng em đã không đọc hết được bài kinh vì những cơn nức nở lại kéo đến. -> Điều đó cho thấy cậu bé đã phải chịu đựng 1 nỗi đau tinh thần không thể giải thoát, đến độ tuyệt vọng. Nỗi khổ đau đó chính là đám học trò, những người lớn đã xa lánh mẹ con em mà đặc biệt là người đàn ông đã lừa dối mẹ cậu -> cậu bé thật cô độc, đau khổ và đáng thương.
III. nội dung Bài mới:
 Tiết trước các em đã tìm hiểu về nỗi đau của Xi – mông ntn rồi. Hôm nay, chúng ta cùng tìm hiểu tiếp xem nỗi đau đó được giải thoát ra sao. Và ai là những người đã giúp Xi – mông vượt qua nỗi đau khổ đó.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
* HĐ1: phân tích nhân vật Xi – mông (10 phút)
? Hãy tóm tắt lại đoạn trích?
G: Các em chú ý vào đoạn: “Bỗng 1 bàn tay -> hết.
? Bác Phi – líp đã có những cử chỉ và lời nói đặc biệt nào đối với Xi – mông vào lúc cậu bé đang tuyệt vọng nhất?
? Xi – mông đã trả lời bác Phi – líp ntn? Cách trả lời ntn?
? Điều đó cho thấy tâm trạng của em lúc này ntn?
? Khi gặp mẹ, Xi – mông đã có cử chỉ và lời nói gì?
? Em có nhận xét gì về điều đó?
? Sau dó cậu đã nói gì với bác Phi – líp? Qua đó em cảm nhận được điều gì?
? Xi – mông có thái độ ntn khi được bác Phi – líp nhận lời làm bố cậu?
G: Người giải thoát cho Xi – mông là bác thợ Phi – líp. Với Xi – mông thì không có chuyện gì nghiêm túc và trọng đại hơn chuyện này. Thế là từ đó cậu có 1 ông bố đàng hoàng.
? Em có nhận xét gì về NT miêu tả tâm lý của tác giả trong đoạn văn này?
G: Các em chú ý vào đoạn văn cuối.
? Ngày hôm sau đến trường, em đã có thái độ ntn đối với lũ bạn?
? Ai cho em sức mạnh và niềm tin đó?
? Cử chỉ “đặt một bàn tay chắc nịch lên vai Xi – mông cùng lời nói “ Có điều gì làm cháu buồn phiền đến thế, cháu ơi?... cho thấy bác Phi – líp là người ntn?
? Em hiểu gì về bác Phi – líp qua lời nói: “Thôi nào, đừng buồn nữa cháu ơi và về nhà mẹ cháu với bác đi. Người ta sẽ cho cháu 1 ông bố.?
? Bác Phi – líp đã nhận làm bố của Xi – mông và “Nhấc bổng em lên, và đột ngột hôn vào 2 má. Thái độ và cử chỉ ấy nói gì về tình cảm của bác đối với mẹ con Xi – mông?
? Bác Phi – líp bỗng trở thành bố của Xi – mông. Theo em, vì sao bác có thể làm được một việc giản dị nhưng khó khăn này?
G: Chú ý các chi tiết liên quan đến chị Blăng – sốt.
? Qua cái nhàn của bác Phi – líp, chị Blăng – sốt hiện lên ntn?
? Thái độ và tình cảm của chị khi ôm con vào lòng, nhà văn đã diễn tả điều đó ntn?
? Em có nhận xét gì về người phụ nữ, người mẹ trẻ này?
G: Qua hình ảnh ngôi nhà của chị Blăng sốt, thái độ của chị đối với khách và nỗi lòng của chị khi nghe con nói, chứng minh chị chẳng qua bị lầm lỡ mà sinh ra Xi- mông, chứ căn bản chị là người tốt.
(thảo luận)
? Em mong ước điều gì cho những con người như bác Phi – líp và mẹ con Xi – mông?
? Trong câu truyện này, ai là người đáng thương, ai là người đáng trách vì sao?
Hoạt động 3: 10 phút
? Đau khổ và hạnh phúc của những NV trong truyện này nhắc nhở chúng ta điều gì?
? Ngoài ra, tác giả Mô - pa – xăng viết truyện này còn với dụng ý gì?
? Nêu nét đặc sắc NT của đoạn trích?
? Đọc ghi nhớ/144
- Blăng – sốt là người phụ nữ tốt nhưng bị 1 người đàn ông lừa dối sinh ra Xi – mông. Cậu bé không có bố bị bạn bè trêu chọc. Cậu buồn bực ra bờ sông muốn chết cho xong. Nhưng tại đây cậu gặp bác Phi – líp. Bác Phi – líp đưa cậu về nhà và hứa với cậu sẽ cho cậu 1 ông bố. 
- “ Một bàn tay chắc nịch đặt lên vai em và 1 giọng ồm ồm hỏi em: “ Có điều gì làm cháu buồn phiền đến 
thế cháu ơi?”
- “ Thôi nào – bác nói - Đừng buồn nữa cháu ơi, và về nhà mẹ cháu với bác đi. Người ta sẽ cho cháu ...1 ông bố”.
- Hai bác cháu lên đường, người lớn dắt tay đứa bé, và bác lại mỉm cười...
- Trả lời nghẹn ngào trong tiếng khóc. Tiếng nói không lên lời, bị ngắt quãng.
-> Nỗi đau đớn tuyệt vọng, bất lực.
- Ôm cổ mẹ và khóc.
- Nhắc lại ý định tự tử.
- Cậu không chịu được nỗi nhục không có bố.
- Hỏi bác Phi – líp: “Bác có muốn làm bố cháu không?”. “Nếu bác không muốn, cháu sẽ quay trở lại nhảy xuống sông chết đuối.”
-> Khao khát có bố – ước mong mãnh liệt.
-> Cậu hết buồn khi bác Phi – líp nhận lời.
- Xi – mông quát vào mặt...như ném 1 hòn đá: “Bố tao ấy à, bố tao tên là Phi – líp”.
- Không trả lời...tin tưởng sắt đá
- Khoẻ mạnh.
- Thương người yêu trẻ
- Sẵn lòng giúp đỡ chia sẻ nỗi khổ của người khác. 
- Thương yêu quý mến đến độ có thể che chở, nâng đỡ nỗi khổ của những kẻ yếu đuối như mẹ con Xi – mông.
- Vì bác là người tử tế.
- Bác có lòng vị tha.
- Bác có tính cách hào hiệp.
- Hình dáng và tư thế nghiêm trang của chị khiến bác Phi – líp ngay lập tức không thể có ý nghĩ đùa cợt.
- Là người phụ nữ đức hạnh nhưng bị lừa dối.
- Mong họ được hạnh phúc.
- Mong họ luôn yêu thương con người.
- Hãy rộng lòng đối với mọi nỗi khổ của con người.
- Lên án sự bội bạc đối với con người.
- Đề cao lòng nhân ái, vị tha.
- Tác giả thể hiện sắc nét diễn biến tâm trạng của các NV.
II. PT VB:
2. PT:
a. Nhân vật Xi-mông:
- Nỗi khổ đau tinh thần không thể giải thoát, đến độ tuyệt vọng.
- Tác giả am hiểu tâm lý trẻ thơ.
- Người bố đã cho em sức mạnh và niềm tin sắt đá.
b. Nhân vật bác Phi- líp
-> Là người nhân hậu giàu tình thương, đã cứu Xi -mông, nhận làm bố Xi -mông, đem lại niềm vui cho em.
c. Nhân vật chị Blăng sốt
- Chị là người phụ nữ đức hạnh, chẳng qua bị lừa dối. 
III. Tổng kết
1. ND
2. NT
3. Ghi nhớ: sgk
IV. Củng cố: 
? Cảm nhận của em khi đọc xong đoạn trích này?
- Tình yêu thương, thông cảm giữa người với người là 1 trong những tình cảm cao đẹp nhất. Hãy rộng lòng yêu thương con người.
V. Hướng dẫn: 
 - Đọc lại đoạn trích – xem lại bài phân tích
 - Chuẩn bị: “Ôn tập về truyện”
E. Rút kinh nghiệm: 

Tài liệu đính kèm:

  • doc152-BO CUA XI-MONG.doc