Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 - Tiết 166 đến tiết 175

Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 - Tiết 166 đến tiết 175

(Trích hồi 4- Nguyễn Huy Tưởng)

A. Mục tiêu cần đạt :

- Nắm nội dung, ý nghĩa của đoạn trích hồi 4- vở kịch : Bắc Sơn. Xung đột cơ bản của vở kịch được bộc lộ gay gắt và tác động đến tâm lí của nhân vật Thơm, khiến cô đứng hẳn về phía cách mạng, ngay trong hoàn cảnh cuộc khởi nghĩa đang bị kẻ thù đàn áp khốc liệt.

- Thấy được nghệ thuật viết kịch của Nguyễn Huy Tưởng, tạo dựng trong tình huống, tổ chức đối thoại và hành động, thể hiện nội tâm và tính cách nhân vật .

- Hình thành những hiểu biết sơ lược về thể loại kịch nói .

B. Chuẩn bị :

Đọc các tài liệu có liên quan

C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học :

* Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ. ( 6’)

?Tóm tắt hồi 4 của vở kịch? Nhận xét tình huống kịch?

* Hoạt động 2: Giới thiệu bài ( 1’)

nh huống của vở kịch vậy đứng trước tình huống đó nhân vật Thơm đã làm gì chúng ta cùng tìm hiểu tiếp trong giờ học.

 

doc 15 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 769Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 - Tiết 166 đến tiết 175", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 36
Tiết 166 -167 . Bắc Sơn
(Trích hồi 4- Nguyễn Huy Tưởng)
A. Mục tiêu cần đạt :
- Nắm nội dung, ý nghĩa của đoạn trích hồi 4- vở kịch : Bắc Sơn. Xung đột cơ bản của vở kịch được bộc lộ gay gắt và tác động đến tâm lí của nhân vật Thơm, khiến cô đứng hẳn về phía cách mạng, ngay trong hoàn cảnh cuộc khởi nghĩa đang bị kẻ thù đàn áp khốc liệt.
- Thấy được nghệ thuật viết kịch của Nguyễn Huy Tưởng, tạo dựng trong tình huống, tổ chức đối thoại và hành động, thể hiện nội tâm và tính cách nhân vật .
- Hình thành những hiểu biết sơ lược về thể loại kịch nói .
B. Chuẩn bị :
Đọc các tài liệu có liên quan 
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học :
* Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ. ( 6’)
?Tóm tắt hồi 4 của vở kịch? Nhận xét tình huống kịch?
* Hoạt động 2: Giới thiệu bài ( 1’)
nh huống của vở kịch vậy đứng trước tình huống đó nhân vật Thơm đã làm gì chúng ta cùng tìm hiểu tiếp trong giờ học.
* Hoạt động 3: Bài mới ( 37’)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của H/S
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu tác giả và văn bản 
GV yêu cầu học sinh đọc chú thích dấu * SGK/164.
?Trình bày những hiểu biết của em về tác giả, tác phẩm?
GV yêu cầu học sinh đọc chú thích dấu *.
? Nêu những hiểu biết của em về thể loại kịch?
GV bổ sung theo chú thích dấu *SGK/165.
GV: Kịch vừa thuộc sân khấu, vừa thụộc văn học. Kịch bản là phương diện văn học của kịch. Kịch có thể đọc, nhưng chỉ được thể hiện đầy đủ trong vở diễn trên sân khấu. Vì thế, kịch chủ yếu thuộc loại hình nghệ thuật sân khấu.
-Mỗi vở kịch có một cốt truyện được cấu trúc chặt chẽ. Cốt truyện đó không được kể bằng lời kể của người trần thuật như trong tác phẩm tự sự mà nó được kể trực tiếp qua ngôn ngũ của các nhân vật ( đối thoại, độc thoại) và cử chỉ, hành động của họ.
-Về kết cấu, mỗi vở kịch được chia thành nhiều hồi ( còn gọi là màn kịch), mỗi hồi thể hiện một biến cố...
GV tóm tắt toàn bộ nội dung vở kịch.
H: Qua tóm tắt , qua việc đọc nội dung trích , em có nhận xét gì về cấu trúc của hồi 4 ? 
H:Tình huống kịch của hồi 4 là gì ? 
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh phân tích hồi 4 SGK
GV nêu yêu cầu đọc hồi 4 của vở kịch.
-Đọc phân vai chú ý lời đối thoại của mỗi nhân vật.
? Vai trò của nhân vật Thơm trong lớp kịch? (Nhân vật chính)
? Hoàn cảnh của Thơm trong lớp kịch như thế nào?
?Hãy phân tích tâm trạng và hành động của nhân vật Thơm?
? Đánh giá của em về hành động của Thơm?
? Nhân vật Thơm đã có chuyển biến gì trong lớp kịch này .
?Qua nhân vật Thơm tác giả muốn khẳng định điều gì?
? Nêu cảm nhận của em về nhân vật Thơm.
H: Bằng thủ pháp nào, tác giả đã để cho nhân vật Ngọc bộc lộ bản chất của y? Đó là bản chất gì?
? Đánh giá và nêu cảm nhận của em về nhân vật này?
H: Những nét nổi rõ trong tình cảm của Thái và Cửu là gì?
Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh tổng kết 
H: Nhắc lại nội dung và nghệ thuật chính của vở kịch này ? 
Hướng dẫn học sinh đóng kịch 
- Đọc
-Trình bày, các em khác nhận xét , bổ sung thêm 
- Nguyễn Huy Tưởng (1912-1960), quê Hà Nội.
- Là một trong những nhà văn chủ chốt của nền văn học cách mạng sau CM tháng 8.
2 . Tác phẩm:
- Bắc Sơn là vở kịch đầu tiên biểu hiện thành công chủ đề cách mạng, đã xây dựng và khẳng định hình tượng con người mới- qc cách mạng.
- Là tác phẩm được xem là mốc son mở đầu cho sân khấu nói riêng và nền văn học Việt Nam nước ta.
* Đoạn trích:2 lớp đầu của hồi 4
3. Thể loại : Kịch
- Là một trong 3 loại hình văn học(Tự sự, trữ tình, kịch) thuộc loại hình sân khấu.
- Phương thức thể hiện :
+ Bằng ngôn ngữ trực tiếp (đối thoại, độc thoại).
+ Bằng cử chỉ hành động của nhân vật.
- Phản ánh đời sống qua mâu thuẫn, xung đột thể hiện ra hành động kịch.
- Các thể loại của kịch gồm :
+ Kịch hát(Chèo, tuồng .... )-> ca kịch.
+Kịch thơ.
+ Kịch nói: bi kịch, hài kịch.....
- Cấu trúc: hồi, lớp, (cảnh), thời gian, không gian trong kịch.
HS trả lời .
-Hồi 4 gồm 3 lớp:
+Lớp 1: Đối thoại giữa vợ chồng Thơm Ngọc.
+Lớp 2:Thơm - Thái- Sửu.
Thơm giúp đỡ Thái , Cửu ( hai chiến sĩ cách mạng)
+Lớp 3: Thơm - Ngọc . Ngọc đột ngột trở về, Thơm đối phó với Ngọc.
HS cần trả lời được =>
HS đọc phân vai , chú ý giọng điệu nhân vật , trạng thái tâm lí theo diễn biens câu chuyện .
Thơm là Nhân vật chính
Học sinh đọc lời tự trách của nhân vật Thơm qua lớp kịch.
Học sinh đọc lời đối đáp của Thơm với Ngọc thể hiện sự nghi ngờ của cô.
HS trao đổi thảo luận , trình bày , nhận xét bổ sung 
=> Chứng tỏ cô là người có bản chất trung thực, lòng tự trọng, nhận thức về cách mạng nên đã biến chuyển thái độ, đứng hẳn về phía cách mạng.
=> Đối diện với sự thật ( Ngọc là một kẻ tay sai, phản động ), cô đã dứt khoát đứng về phái cách mạng.
=> Tác giả đã khẳng định : Cuộc đấu tranh cách mạng ngay cả khi bị đàn áp khốc liệt cách mạng cũng không thể bị tiêu diệt, vẫn có thể thức tỉnh quần chúng, cả với những người ở vị trí trung gian như Thơm.
- Được bộc lộ qua những ngôn ngữ, thái độ, hành động nhân vật.
- Ham muốn địa vị, tiền tài, quyền lực.
->Làm tay sai cho giặc.
=> Tên Việt gian bán nước đê tiện, đáng khinh, đáng ghét.
- Thái: bình tĩnh, sáng suốt.
- Cửu: hăng hái, nóng nảy.
=> Những chiến sĩ cách mạng kiên cường, trung thành đối với tổ quốc, cách mạng, đất nước.......
HS trả lời .
Học sinh thực hiện , các em khác nhận xét 
I. Đọc -Tiếp xúc văn bản.
1. Tác giả, tác phẩm.
 ( SGK )
2. Đọc - Tóm tắt vở kịch.
*Tóm tắt vở kịch.
Vở kịch kể về một câu chuyện xảy ra ở huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn trong thời kì cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn nổ ra ( 1940-1941). Câu chuyện xoay quanh gia đình cụ Phương, một người nông dân dân tộc tày ở vùng núi Bắc Sơn. Vở kịch gồm năm hồi.
-Hồi 1: Nhân dân Bắc Sơn khởi nghĩa giành chính quyền với không khí cách mạng sục sôi. Ông cụ Phương và anh con trai tên là Sáng hăng hái tham gia chiến đầu còn bà cụ Phương và Thơm cùng chồng là Ngọc lại sợ hãi lẩn tránh.
-Hồi 2: Ngọc làm Việt gian, dẫn đường cho quân Pháp kéo vào đánh chiếm được Vũ Lăng - nơi quân khởi nghĩa tụ hội, khiến quân du kích phải rút vào rừng. Quân giặc đàn áp dã man quần chúng cách mạng. Con trai cụ Phương là Sáng hi sinh trong cuộc chiến đấu với giặc. Cụ Phương đi vào rừng chời Thái và Cửu ở ven rừng để dẫn đường cho họ. Cụ đã bị giặc Pháp bắn chết. Đau đớn trước cái chết của chồng và con trai bà cụ Phương gần như mất trí, đi lang thang khắp nơi... Thơm vô cùng đau đớn.
-Hồi 3 Nghe dân làng đồn đại Ngọc làm Việt gian và hắn đang tìm bắt cán bộ cách mạng là Thái và Cửu, Thơm nửa tin, nửa ngờ và hi vọng có thể lôi kéo được chồng thoát khỏi con đường tội lỗi. Đến khi biết rõ Ngọc làm Việt Gian, Thơm đã có thái độ dứt khoát. Thái và Cửu bị Ngọc lùng bắt, chạy nhầm vào nhà Ngọc giữa lúc Thơm ở nhà một mình. Thơm đã nhanh trí che giấu và cứu thoát được hai người.
-Hồi 4: Ngọc dẫn đường quân Pháp vào rừng đánh quân du kích Bắc Sơn. Biết được điều đó Thơm luòn rừng đi suốt đêm để kịp thời báo cho quân du kích đối phó. Lúc quay về, Thơm gặp Ngọc và bị hắn bắn trọng thương. Nhưng sau đó, chính Ngọc lại trúng đạn của giặc Pháp và chết. Cuộc vây quét của giặc Pháp bị thất bại. Thơm trong cơn đau đớn đã hối hận, day dứt vì những lỗi lầm trước đây và hi vọng vào thắng lợi của cuộc khởi nghĩa.
4. Cấu trúc hồi 4.
-Hồi 4 gồm 3 lớp:
- Tình huống: Thái, Cửu là hai cán bộ cách mnạg đang bị giặc truy lùng ( Ngọc - chồng của Thơm) lại chạy vào nhà Thơm có chồng là Việt gian, chỉ điểm, lúc đó chỉ có một mình thơm ở nhà.
-> Tình huống căng thẳng, bấy ngờ.
-Tình huống đó bụộc Thơm phải quyết định nhanh chóng cứu người hay bỏ mặc, Thơm đã quyết định che giấu cho hai người, bằng việc đó Thơm đã đứng hẳn về phía cách mạng, mặt khác qua tình huống ấy Thơm cũng thấy rõ bộ mặt phản động của chồng.
II. Phân tích:
1. Tình huống kịch:
- Gay cấn, bất ngờ: Khi Thái, Cửu bị Ngọc truy đuổi chạy vào đúng nhà Thơm ( Ngọc).
-> Bộc lộ rõ xung đột kịch và có tác dụng thúc đẩy hành động kịch : Buộc nhân vật Thơm phải có chuyển biến thái độ, dứt khoát đứng về phía cách mạng......
2. Nhân vật Thơm:
* Hoàn cảnh:
- Cha, em trai đã hy sinh.
- Mẹ thì hoá điên bỏ đi lang thang .
- Còn một người thân duy nhất là Ngọc (chồng ).
-> Cô nghi ngờ chồng nhưng vẫn hy vọng chồng mình không xấu xa như thế.
* Tâm trạng:
- Thơm day dứt, ân hận bao nhiêu về cái chết của cha, em trai và mẹ thì nổi nghi ngờ chồng lại chồng chất bấy nhiêu mặc dù Ngọc rất chiều cô.
* Thái độ với chồng:
- Băn khoăn, nghi ngờ chồng làm việt gian.
- Tìm cách dò xét .
- Cố níu chút hy vọng về chồng 
* Hành động:
- Che dấu Thái, Cửu (hai chiến sĩ cách mạng) ngay trong buồng của mình .
- Khôn ngoan, che mắt Ngọc để bảo vệ cho hai chiến sĩ cách mạng.
=> Chứng tỏ cô là người có bản chất trung thực, lòng tự trọng, nhận thức về cách mạng nên đã biến chuyển thái độ, đứng hẳn về phía cách mạng.
=> Đối diện với sự thật ( Ngọc là một kẻ tay sai, phản động ), cô đã dứt khoát đứng về phái cách mạng.
=> Tác giả đã khẳng định : Cuộc đấu tranh cách mạng ngay cả khi bị đàn áp khốc liệt cách mạng cũng không thể bị tiêu diệt, vẫn có thể thức tỉnh quần chúng, cả với những người ở vị trí trung gian như Thơm.
3 . Nhân vật Ngọc:
- Được bộc lộ qua những ngôn ngữ, thái độ, hành động nhân vật.
- Ham muốn địa vị, tiền tài, quyền lực.
->Làm tay sai cho giặc.
=> Tên Việt gian bán nước đê tiện, đáng khinh, đáng ghét.
3. Nhân vật Thái, Cửu ( chiến sĩ cách mạng ).
- Thái: bình tĩnh, sáng suốt.
- Cửu: hăng hái, nóng nảy.
=> Những chiến sĩ cách mạng kiên cường, trung thành đối với tổ quốc, cách mạng, đất nước.......
III. Tổng kết-Luyện tập.
1. Nghệ thuật: Cách tạo dựng tình huống, sử dụng ngôn ngữ đối thoại, nghệ thuật biểu hiện tâm lí và tính cách nhân vật.
2. Nội dung: Thể hiện diễn biến nội tâm nhân vật Thơm - có chồng theo giặc- đứng hẳn về phía cách mạng.
3 . Ghi nhớ : SGK..
4. Luyện tập.
-Đọc phân vai
4. Củng cố :
Qua vở kịch này , em có nhận xét gì về chủ đề của nó ? ý nghĩa của vở kịch là gì ? Cách tạo tình huống có gì đặc biệt ?
5. Hướng dẫn học ở nhà
- Làm bài tập 2 phần luyện tập.
- Học kĩ bài.
- Chuẩn bị bài tiếp theo.
Tiết 168 Trả bài kiểm tra Văn , Trả bài kiểm tra tiếng việt 
A.Mục tiêu cần đạt :
Giúp HS : 
- Nắm lại kiến thức đã làm trong bài kiểm tra ngữ văn phần truyện và phần tiếng Việt . 
Nhận ra những ưu điểm và hạn chế của bản thân để rút kinh nghiệm cho thời gian tới .
B. Chuẩn bị :
GV : chấm 2 bài kiểm tra, tổng hợp điểm , thống kê những ưu điểm và hạn chế của học sinh để nhận xét đánh giá .
HS : nhớ lại bài làm , tự nhận xét , đánh giá bài làm của mình.
C. Các bước lên lớp :
I. Ổn định lớp 
II. Kiểm tra bài cũ :
III. Bài mới :
Hoạt động 1: hướng dẫn học sinh nhớ lại và trình bày trước lớp nội dung đề bài kiểm tra học kì 
HS nêu lại , học sinh khác bổ sung 
Giáo viên chốt lại nội dung chính của hai bài kiểm tra .
Hoạt động 2 : giáo viên nhận xét ...  cho học sinh quan sát đồng mẫu.
Học sinh đứng tại chỗ trả lời , học sinh khác nhận xét 
Học sinh thảo luận nhóm trình bày các bài tập , từng em trình bày , các em khác nhận xét bổ sung 
Nhận xét về mẫu hợp đồng 
I. Ôn lí thuyết.
1. Mục đích và tác dụng của hợp đồng 
2. Loại văn bản có tính chất pháp lí.
- Biên bản.
- Hợp đồng
3. Các mục của hợp đồng 
4. Yêu cầu về hành văn, số liệu của hợp đồng.
II. Luyện tập 
Bài 1:
a, Chọn cách 1.
b, Chọn cách 2.
c, Chọn cách 2.
d, Chọn cách 2.
Bài 2:
Lập hợp đồng thuê xe .
 Cộng hoà xã ......... Việt Nam .
Độc lập .......... Hạnh phúc .
Hợp đồng thuê xe .
Căn cứ nhu cầu của người có xe và người thuê xe.
Hôm nay, ngày ...... tháng...... năm .....
Tại địa điểm: Số nhà ..... , phố ..... phường ..... Thành phố Thanh Hoá.
Người có xe cho thuê : Nguyễn Văn A
Địa chỉ: 
Đối tượng thuê: Xe mi ni nhật 
Thời gian thuê: 3 ngày
Giá cả: 10.000đ/ 1 ngày, đêm.
Hai bên thống nhất nội dung hợp đồng như sau:
Điều 1:..........
Điều 2: .........
Điều 3: .........
Hợp đồng này được làm 2 bản có giá trị như nhau, mỗi bên giữ một bản .
Người cho thuê xe Người thuê xe 
Kí ghi rõ họ tên Kí ghi rõ họ tên
4 Củng cố : Những lưu ý khi làm hợp đồng ? Cách thức khi viết hợp đồng ? Những trường hợp nào thì viết hợp đồng ? 
5. Dặn dò : 
- Làm bài tập 3, 4 .
- Chuẩn bị bài tiếp theo . 
 Tiết 173 - 174.
THƯ (ĐIỆN) CHÚC MỪNG VÀ THĂM HỎI.
A. Mục tiêu cần đạt :
- Hiểu trường hợp viết thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi .
- Biết cách viết thư(điện) chúc mừng và thăm hỏi.
- Vận dụng để viết thư (điện) trong cuộc sống, sinh hoạt, học tập.
B. Chuẩn bị:
Một số thư hoặc điện chúc mừng thăm hỏi ( Thư điện tử ) 
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học :
I. Ổn định lớp :
II. Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra việc soạn bài của học sinh 
III. Bài mới :
1.Giới thiệu bài 
2. Hoạt động dạy học 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu những trường hợp cần phải viết tư ( điện ) chúc mừng thăm hỏi .
Học sinh đọc ví dụ 1 SGK
về 5 trường hợp cần viết thư(điện) .
Học sinh tìm thêm ví dụ.
?Mục đích và tác dụng của viết thư (điện).
Hoạt động 2:Hướng dẫn học sinh tìm hiểu về cách viết thư( điện ) Chúc mừng thăm hỏi .
Giáo viên cho học sinh đọc văn bản và những yêu cầu câu hỏi trong SGK mục II (bài tập 1+2) .
Học sinh trả lời-Giáo viên nhận xét bổ sung.
Học sinh đọc ghi nhớ SGK.
H: Thử cụ thể hóa các nội dung cho sẵn SGK trang 203 bằng những cách diễn đạt khác nhau 
Hoạt động 3 Hướng dẫn học sinh thực hành luyện tập 
Học sinh lần lượt làm các bài tập trong SGK.
1. Hoàn chỉnh lần lượt ba bức thư, điện ở mục II.1 theo mẫu.
GV nhận xét khái quát
GV nêu yêu cầu 2
GV khái quát.
Nêu yêu cầu bài tập 3
GV đọc một số thư điện chúc mừng, thăm hỏi trong sách nâng cao cho h/s tham khảo
Học sinh thảo luận nhóm các tình huống nêu ra trong SGK , xác định tình huống nào thì viết thư ( điện) chúc mừng thăm hỏi 
- Các em tìm thêm các trường hợp cần viết thư , điện chúc mừng thăm hỏi 
Ví dụ : Chủ tịch nước , tổng bí thư , Chủ tịch quốc hội , thủ tướng chính phủ gửi điện mừng ngày quốc khánh của các nước bạn , các nhân vật vừa đắc cử vào những cương vị tương dương với bộ máy nhà nước của nước ta 
- Đồng bào các miền bị thiên tai lũ lụt , bị tai nạn lao động ....
- HS quan sát trả lời :
+ Đều có địa chỉ người gởi , người nhận 
+ Số câu chữ ít , độ dài của thư ( điện ) : ngắn 
+ Lời văn ngắn gọn nhưng dầy đủ , thể hiện được điều chúc mừng và điều chia sẻ phù hợp với hoàn cảnh của người nhận .
- HS thực hành , trình bày , học sinh khác nhận xét bổ sung 
Trình bày
HS thực hành 
VD:
a.Họ tên, địa chỉ người nhận
....................................................... -Nội dung:
Nhân dịp xuân Quý Mùi, em xin chúc thầy cô và toàn thể gia đình dồi dào sức khỏe, thành đạt và nhiều niềm vui.
-Họ tên, địa chỉ người gửi.
b. Họ tên, địa chỉ người nhận
....................................................... -Nội dung:
Nhận được tin bạn đoạt Huy chương Vàng môn Nhảy cao trong Hội khỏe Phù Đổng, cả lớp vô cùng xúc động và tự hào. Xin nhiệt liệt chúc mừng và mong bạn khỏe, tiếp tục giành được nhiều huy chương.
-Họ tên, địa chỉ người gửi.
.............................................................
c. Họ tên, địa chỉ người nhận
.......................................................-Nội dung:
Qua truyền hình, được biết quê hương và gia đình bạn chịu nhiều tổn thất trong trận bão vừa rồi, mình hết sức lo lắng. Xin gửi đến bạn và toàn thể gia đình niềm cảm thông sâu sắc. Mong gia đình bạn nhanh chóng vượt qua khó khăn và ổn định cụôc sống.
-Họ tên, địa chỉ người gửi.
2. Bài tập 2.
Chọn tình huống viết thư ( điện ) chúc mừng và thăm hỏi.
a. Điện chúc mừng
b.Điện chúc mừng
c.Điện thăm hỏi
d. Thư ( điện ) chúc mừng
e. Thư ( điện chúc mừng)
3.Bài tập 3
Hoàn chỉnh một bức điện mừng theo mẫu của bưu điện.
I. Những trường hợp cần viết thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi.
- Các trường hợp cần viết thư, điện (SGK) .
- Bày tỏ lời chúc mừng hoặc thông cảm tới cá nhân hay tập thể .
-Những trường hợp cần gửi thư ( điện) chúc mừng.
+Trường hợp a: nhân dịp sinh nhật, đoạt giải cao trong thi cử, chuyển nhà mới...
+Trường hợp b.
-Những trường hợp cần gửi thư ( điện) thăm hỏi.
+Trường hợp c, d.
-Thăm hỏi gia đình có chuyện buồn, đạt giải cao trong kì thi đại học...
- Có hai loại địên( thư) .
+Điện, thư thăm hỏi
+Điện thư chúc mừng.
-Khác nhau về mục đích:
+Thăm hỏi và chia vui
+Thăm hỏi và chia buồn.
II. Cách viết thư ( điện) chúc mừng và thăm hỏi.
1.* Giống nhau:
-Đều bày tỏ tình cảm, chia sẻ với người nhận thư, điện.
* Khác nhau.
+Chúc mừng là bộc lộ suy nghĩ cảm xúc chia vui...->Lời chúc mong muốn.
+Thăm hỏi: bộc lộ sự cảm thông chia sẻ nỗi buồn -> Lời thăm hỏi, chia buồn.
- Độ dài vừa phải, ngắn gọn, xúc tích, đủ ý.
- Lời chúc mong muốn.
- Lời thăm hỏi, chia buồn.
* Lời văn:
-Chúc mừng: bày tỏ sự chúc mừng phấn khởi.
-Thăm hỏi: bày tỏ sự cảm thông, chia sẻ...
-Lí do gửi thư, điện chúc mừng thăm hỏi.
-Bộc lộ suy nghĩ cảm xúc đối với tin vui, nỗi buồn, điều không may của người nhận
-Lời chúc mừng và mong muốn của người gửi.
-Lời thăm hỏi, chia buồn của người gửi.
-Thư( điện) chúc mừng thăm hỏi là những văn bản bày tỏ sự chúc mừng hoặc thông cảm của người gửi đến người nhận.
-Lí do gửi thư, điện chúc mừng thăm hỏi.
-Bộc lộ suy nghĩ cảm xúc đối với tin vui, nỗi buồn, điều không may của người nhận
-Lời chúc mừng và mong muốn của người gửi.
-Lời thăm hỏi, chia buồn của người gửi.
-Thư( điện) được viết ngắn gọn, xúc tích với tình cảm chân thành.
-Họ tên , địa chỉ người gửi, họ tên địa chỉ người nhận.
=> Cách viết thư, điện chúc mừng và thăm hỏi.
- Nêu được lý do (chúc mừng thăm hỏi, chia sẻ ) mong muốn điều tốt lành .
- Viết ngắn gọn, súc tích với tình cảm chân tình.
* Ghi nhớ : SGK.
II. Luyện tập.
- Tình huống viết thư (điện) chúc mừng: a, b, d, e.
- Tình huống cần viết thư (điện) thăm hỏi: c.
tập.
1. Hoàn chỉnh lần lượt ba bức thư, điện ở mục II.1 theo mẫu.
a.Họ tên, địa chỉ người nhận
.............................................................-Nội dung:
Nhân dịp xuân Quý Mùi, em xin chcú thầy cô và toàn thể gia đình dồi dào sức khỏe, thành đạt và nhiều niềm vui.
-Họ tên, địa chỉ người gửi.
b. Họ tên, địa chỉ người nhận
.............................................................-Nội dung:
Nhận được tin bạn đoạt Huy chương Vàng môn Nhảy cao trong Hội khỏe Phù Đổng, cả lớp vô cùng xúc động và tự hào. Xin nhiệt liệt chúc mừng và mong bạn khỏe, tiếp tục giành được nhiều huy chương.
-Họ tên, địa chỉ người gửi.
.............................................................
c. Họ tên, địa chỉ người nhận
.............................................................-Nội dung:
Qua truyền hình, được biết quê hương và gia đình bạn chịu nhiều tổn thất trong trận bão vừa rồi, mình hết sức lo lắng. Xin gửi đến bạn và toàn thể gia đình niềm cảm thông sâu sắc. Mong gia đình bạn nhanh chóng vượt qua khó khăn và ổn định cụôc sống.
-Họ tên, địa chỉ người gửi.
2. Bài tập 2.
Chọn tình huống viết thư ( điện ) chúc mừng và thăm hỏi.
a. Điện chúc mừng
b.Điện chúc mừng
c.Điện thăm hỏi
d. Thư ( điện ) chúc mừng
e. Thư ( điện chúc mừng)
3.Bài tập 3
Hoàn chỉnh một bức điện mừng theo mẫu của bưu điện.
4. Củng cố :
Qua bài học , nhắc lại vai trò , ý nghĩa của việt viết tư , điện chúc mừng thăm hỏi trong đời sống ? 
Khi viết ta cần chú ý những gì ? 
5. - Hoàn thành bài tập luyện tập .
 - Chuẩn bị bài Trả bài kiểm tra học kì 2
Tuần 37 
Tiết 175 Trả bài kiểm tra học kì II
Mục tiêu cần đạt :
Giúp HS : 
- Nắm lại kiến thức đã thực hiện trong bài kiểm tra học kì II. Nhận ra những ưu điểm và hạn chế của bản thân để rút kinh nghiệm cho thời gian tới .
B. Chuẩn bị :
GV : chấm bài kiểm tra học kì , tổng hợp điểm , thống kê những ưu điểm và hạn chế của học sinh để nhận xét đánh giá .
HS : nhớ lại bài làm , tự nhận xét , đánh giá bài làm của mình.
C. Các bước lên lớp :
I. Ổn định lớp 
II. Kiểm tra bài cũ :
III. Bài mới :
Hoạt động 1: hướng dẫn học sinh nhớ lại và trình bày trước lớp nội dung đề bài kiểm tra học kì 
HS nêu lại , học sinh khác bổ sung 
Giáo viên chốt lại 
Hoạt động 2 : giáo viên nhận xét chung .
Ưu điểm :
Phần trắc nghiệm có 12 câu hỏi phần lớn các em làm đúng , có cách lựa chọn chính xác thể hiện rõ ý thức của học sinh là có sự đầu tư suy nghĩ .
Phần tự luận :
 + Câu 1: Thực hành chuyển đổi , đặt câu có khởi ngữ đa số làm được caai 1 , câu 2 một số em thực hành được còn lại là xác định chưa đúng nên đặt câu sai.
+ Câu 2 : Nêu cảm nghĩ về bài thơ “ Viếng lăng Bác”
Ưu điểm : Nắm được cách thức làm bài , nắm được nội đung bài thơ , có cách phân tích , nhận xét đánh giá sâu sắc , thể hiện được tình cảm của bản thân đối với Bác Hồ .
Biết phân tích những hình ảnh thơ tiêu biểu để làm rõ nội dung bài thơ cũng như làm rõ tấm lòng của nhà thơ đối với Bác .
Hạn chế : 
Còn một số em phần trắc nghiệm sai câu 8, 10,12
Phần tự luận đọc và nhận định đề chưa chính xác nên một số em làm bài văn như một đoạn văn , chưa phân tích câu chữ của bài thơ để làm nổi rõ nội dung .
Một số em làm còn sơ sài , ý văn nông cạn chưa có sự đầu tư suy nghĩ .
Chữ viết cẩu thả , câu viết chưa đúng , chưa đủ thành phần , lỗi chính tả còn sai nhiều .
Hoạt động 3: Giáo viên công bố điểm bài kiểm tra học kì .
Hs phát biểu ý kiến 
Giáo viên lấy điểm vào sổ điểm lớn . 
4.Củng cố :Qua bài thi , cần nắm lại kĩ những nội dung gì đã học ? Khi đọc đề tập làm văn cần chú ý những gì để làm bài văn cho tốt? 
5. Dặn dò : Xem lại bài kiểm tra , rút kinh nghiệm những chỗ còn hạn chế ? 
 Khánh Bình Tây Bắc , ngày .....tháng 05 năm 2010
	Kí duyệt của tổ trưởng 
	......................................
	......................................
	......................................

Tài liệu đính kèm:

  • docNgu van tuan 3637 moi chat luong tuyet hay.doc