Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 - Tiết 3: Các phương châm hội thoại

Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 - Tiết 3: Các phương châm hội thoại

NS: 24.8.09

NG: 27.8 (9A3)

 Tiết 3

Các phương châm hội thoại

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS:

 - Nắm được ND phương châm về lượng & phương châm về chất.

 - Biết vận dụng các phương châm này trong giao tiếp.

B. CHUẨN BỊ CỦA THẦY & TRÒ:

 - GV: SGK, SGV, bảng phụ.

 - HS: Đọc & chuẩn bị bài.

C. PHƯƠNG PHÁP:

 - Qui nạp

D. TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY:

I. ỔN ĐỊNH: (1 phút)

II. KIỂM TRA BÀI CŨ: (4 phút)

 ? Thế nào là hội thoại?

 ? Vai XH trong hội thoại?

*Đáp án:

 C1: Hội thoại chỉ xảy ra khi có 2 người trở lên trao đổi với nhau chuyện gì đó. Người này nói, người kia nghe & cũng trả lời = lời nói. Khi người nghe trả lời vai XH đã thay đổi, người nghe đóng vai người nói & người nói ban đầu trở thành người nghe, cứ thế diễn ra luân phiên.

 C2: Tuyến vai trên - vai dưới - ngang vai.

 Tuyến quan hệ thân - xơ.

III. BÀI MỚI:

 Ở lớp 8 các em đã được tìm hiểu về hội thoại & vai XH trong hội thoại. Nhưng để giúp cho hội thoại đạt được mục đích giao tiếp thì người tham gia hội thoại cần nắm được các phương châm hội thoại. Vậy các phương châm hội thoại đó là gì, bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu được điều đó.

 

doc 4 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 1260Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 - Tiết 3: Các phương châm hội thoại", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS: 24.8.09 
NG: 27.8 (9A3) 
Tiết 3 
Các phương châm hội thoại
A. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS:
 - Nắm được ND phương châm về lượng & phương châm về chất.
 - Biết vận dụng các phương châm này trong giao tiếp.
B. Chuẩn bị của thầy & trò:
 - GV: SGK, SGV, bảng phụ.
 - HS: Đọc & chuẩn bị bài.
C. Phương pháp:
 - Qui nạp
D. Tiến trình giờ dạy:
I. ổn định: (1 phút)
II. Kiểm tra bài cũ: (4 phút)
 ? Thế nào là hội thoại?
 ? Vai XH trong hội thoại?
*Đáp án: 
 C1: Hội thoại chỉ xảy ra khi có 2 người trở lên trao đổi với nhau chuyện gì đó. Người này nói, người kia nghe & cũng trả lời = lời nói. Khi người nghe trả lời vai XH đã thay đổi, người nghe đóng vai người nói & người nói ban đầu trở thành người nghe, cứ thế diễn ra luân phiên.
 C2: Tuyến vai trên - vai dưới - ngang vai.
 Tuyến quan hệ thân - xơ.
III. Bài mới:
 ở lớp 8 các em đã được tìm hiểu về hội thoại & vai XH trong hội thoại. Nhưng để giúp cho hội thoại đạt được mục đích giao tiếp thì người tham gia hội thoại cần nắm được các phương châm hội thoại. Vậy các phương châm hội thoại đó là gì, bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu được điều đó.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
* HĐ1: Tìm hiểu phương châm về lượng (10 phút)
G Treo bảng phụ (VD1).
? Đọc VD - đọc phân vai?
? An hỏi Ba về VĐ gì?
? Ba trả lời ntn?
? Câu trả lời của Ba có đáp ứng YC An muốn biết không? Tại sao?
? Nếu cần trả lời đáp ứng điều An muốn biết, thì em sẽ trả lời ntn?
? Qua đó, em có NX gì về câu trả lời của Ba? (Thừa điều gì & thiếu điều gì)
*Gợi ý: ? Bơi nghĩa là gì?
(Hoạt động di chuyển dưới nước hoặc trên mặt nước bằng cử động của cơ thể) Ngay trong nghĩa của bơi đã có “ở dưới nước”.
? Từ đó, em rút ra bài học gì khi giao tiếp?
G Khi nói, câu nói phải có ND đúng YC giao tiếp, không nên nói ít hơn những gì mà giao tiếp đòi hỏi.
? Đọc - kể VD 2?
? Đọc truyện em thấy có buồn cười không? Vì sao truyện này lại gây cười?
? Lẽ ra “anh lợn cưới” & anh “áo mới” phải hỏi & rả lời ntn để người nghe đủ biết được điều cần hỏi & cần trả lời?
? Qua đó, em có NX gì về câu trả lời & câu hỏi của anh “lợn cưới”, anh “áo mới”? Chỉ rõ điều đó?
? Như vậy khi giao tiếp chúng ta cần tuân thủ YC gì?
? Vậy em hiểu thế nào là phương châm về lượng trong hội thoại?
? Đọc ghi nhớ?
* HĐ2: Tìm hiểu phương châm về chất (10 phút)
? Đọc VD?
? Truyện cười phê phán điều gì? Nói quả bí to = cái nhà, cái nồi to = cái đình có đúng không?
? Nếu nói quả bí (hoặc cái nồi) có độ to đáng kể thì em sẽ nói ntn?
? Như vậy trong giao tiếp cần tránh điều gì?
? Cho HS thảo luận nhóm VĐ sau: Nếu không biết chắc 1 VĐ nào đó, thì có nên nói không? Nếu cần phải nói thì nói ntn?
- VD1: Chưa biết chắc 1 tuần nữa lớp sẽ đi cắm trại thì có nên nói: 1 tuần nữa lớp mình sẽ đi cắm trại.
- VD2: Có 1 bạn nghỉ học không rõ lí do, khi thầy giáo hỏi em: Vì sao bạn A nghỉ học. Em có nên trả lời là: Bạn A nghỉ học vì bị ốm không?
? Vậy theo em, trong giao tiếp chúng ta cần tránh điều gì nữa?
? Vậy em hiểu thế nào là phương châm về chất trong hội thoại?
? Đọc ghi nhớ?
* HĐ3: Luyện tập (20 phút)
? Đọc & nêu YC bài tập?
Gợi ý: Em hiểu nghĩa từ “gia súc” ntn? (Thú nuôi ở nhà).
- Từ đó phát hiện cụm từ thừa trong câu.
? Qua bài tập, em rút ra bài học gì trong giao tiếp?
? Đọc bài tập 2?
- Chia 2 nhóm làm tiếp sức
(Mỗi bàn lên điền 1 từ, nhóm nào điền xong trước & đúng, lớp cho 1 tràng pháo tay)
? Em rút ra bài học gì qua bài tập này?
? Đọc & nêu YC bài tập?
? Đọc & cho biết YC bài tập 4?
- Cho thảo luận nhóm:
N1: Phần a.
N2: Phần b.
- An hỏi Ba về VĐ: Học bơi ở đâu.
- Ba trả lời: “ở dưới nước”.
- Câu trả lời của Ba không đáp ứng điều An muốn biết vì: An muốn biết địa điểm cụ thể (VD: ở bể bơi thành phố)
- Mình học bơi ở ao trước nhà 
- Mình học bơi ở bể bơi thanh niên trên huyện
- NX: 
+ Thừa ND đã biết (“ở dưới nước”)
+ Thiếu: ND lời nói không đúng YC giao tiếp.
- HS1: Đọc.
- HS2: Kể.
- Truyện gây cười vì: Các nhân vật trong truyện nói nhiều hơn những gì cần nói.
- Hỏi: Bác có thấy con lợn nào chạy qua đây không?
- Trả lời: Tôi không thấy con lợn nào chạy qua đây.
- NX: Thừa thông tin so với YC giao tiếp: 
+ Con lợn cưới. 
+ Từ lúc tôi mặc cái áo mới này.
-> Khi giao tiếp không nên nói nhiều hơn những gì cần nói. 
- Truyện phê phán tính nói khoác
- 1 Chưa chắc chắn hoặc không có = chứng xác thực thì không nên nói.
- 2 Nếu cần phải nói thì phải dùng các từ chỉ tính chưa xác thực như: Hình như, có lẽ
- Đừng nói điều mình chưa có bằng chứng xác thực.
- Khi giao tiếp ND lời nói phải đáp ứng YC giao tiếp, không thừa, không thiếu.
- Không nên nói thừa những gì cần nói.
- Chơi trò tiếp sức: Các bàn lần lượt cử người lên điền.
- Không nên nói điều mình không tin là đúng, không có bằng chứng xác thực.
- Đọc & nêu YC bài tập 4/10.
* Thảo luận nhóm.
- Đại diện trình bày.
- Nhóm khác NX, bổ sung.
* N1: Vì người nói tuân thủ phương châm về chất, khi đưa ra 1 thông tin chưa có bằng chứng xác thực, người nói phải dùng cách nói trên để người nghe biết tính xác thực của thông tin chưa được kiểm chứng.
* N2: Vì trong giao tiếp đôi khi để nhấn mạnh hay để chuyển ý, dẫn ý, người nói cần phải nhắc lại 1 ND nào đã nói hay giả định là mọi người đều biết, khi đó để đảm bảo phương châm về lượng, người nói phải dùng cách nói trên, nhằm báo cho người nghe việc nhắc lại ND đã cũ là do chủ ý của người nói.
I. Phương châm về lượng:
1.VD:
2. NX:
- VD1: ND lời nói không đúng YC giao tiếp.
-> Câu nói phải đúng với ND giao tiếp. 
- VD2: Thừa thông tin so với YC giao tiếp.
- Khi giao tiếp không nên nói nhiều hơn những gì cần nói.
3 Ghi nhớ: SGK/9
II. Phương châm về chất:
1. VD:
2. NX: 
- Đừng nói điều mình chưa có = chứng xác thực.
3. Ghi nhớ: SGK/10
III. Luyện tập:
Bài 1/10
Thừa cụm từ:
+ Nuôi ở nhà.
+ Có 2 cánh.
Bài 2/10
a. Nói có sách, mách có chứng.
b. Nói dối
c. Nói mò.
d. Nói nhăng, nói cuội.
e. Nói trạng
-> Phương châm về chất.
Bài 3/10
- Không tuân thủ phương châm về lượng.
Bài 4/10
a. Vì tuân thủ phương châm về chất.
b. Để đảm bảo phương châm về lượng.
IV. Củng cố ( 2 phút )
 G Khái quát lại ND bài.
V. HDVN: 
- Học bài: 
+ Nắm chắc các phương châm về lượng, phương châm về chất.
+ Xem lại bài tập 4 & làm bài tập 5.
- Chuẩn bị: “Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật”
*Yêu cầu: + Xem lại bài TM ở lớp 8
 + Trả lời các câu hỏi trong bài.
E. Rút kinh nghiệm:
..

Tài liệu đính kèm:

  • doc3-CAC PHUONG CHAM HOI THOAI.doc