Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 - Tiết 40 đến tiết 67

Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 - Tiết 40 đến tiết 67

MIÊU TẢ NỘI TÂM TRONG

VĂN BẢN TỰ SỰ

A. PHẦN CHUẨN BỊ

I. Mục tiêu cần đạt

 Giúp học sinh:

 + Khắc sâu hơn kiến thức về vai trò của yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự, đặc biệt là miêu tả nội tâm.

 + Rèn kĩ năng kết hợp kể truyện với miêu tả khi viết bài văn tự sự.

 + Giáo dục học sinh ý thức chuẩn bị bài để nâng cao chất lượng bộ môn.

 

doc 104 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 797Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 - Tiết 40 đến tiết 67", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GV: Qua hành động ấy em nhận thấy ở Lục Vân Tiên còn có những phẩm chất nào đáng quý.
Với hình ảnh Lục VânTiên, nhà thơ mù đã gửi gắm niềm tin và khát vọng của mình về trang anh hùng vì dân dẹp loạn.
GV: Trước hành động nghĩa hiệp của Lục Vân Tiên, Nguyệt Nga đã có cử chỉ và lời nói gì?
GV: Qua những lời giãi bày của Nguyệt Nga em thấy nàng là một cô gái có những phẩm chất nào đáng quý.( cách xưng hô, nói năng, cử chỉ, hành động...)
GV: Qua phân tích nhân vật Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga, em có nhận xét gì về việc miêu tả các nhân vật trong đoạn trích.
GV: Và em nhận thấy Truyện Lục Vân Tiên gần với loại truyện nào mà em đã học.
GV: Khái quát những đặc sắc nghệ thuật của truyện.
GV: Nội dung chính mà tác giả muốn gửi gắm qua đoạn trích là gì?
, chàng không coi đó là công trạng.
HS: Cao thượng, từ tâm, thương người.
Cứu người vì nghĩa:
 Nhớ câu kiến ngãi bất vi.
 Làm người thế ấy cũng phi anh hùng.
( Thấy việc nghĩa không làm, không phải là người anh hùng).
đ Tất cả đều xuất phát từ câu nói của Mạnh Tử: Kiến ngãi bất vi vô dũng dã...
2. Nhân vật Kiều Nguyệt Nga.
HS: Thảo luận – tìm những câu văn nói về cử chỉ, lời nói của Nguyệt Nga:
 - Trước xe quân tử hãy ngồi.
Xin cho tiện thíêp lạy rồi hãy thưa.
 - Làm nguy chẳng gặp giải nguy.
Tiết trăm năm cũng bỏ đi một hồi.
 ..... đền ân cho chàng.
HS: Đó là lời lẽ của một tiểu thư khuê các , nết na, e lệ, có học thức, được giáo dục cẩn thận.
- Cách xưng hô khiêm nhường: quân tử, tiện thiếp.
Nói năng văn vẻ mực thước, rõ ràng vừa trả lời đầy đủ những câu hỏi của Lục Vân Tiên vừa thể hiện chân thành niềm cảm kích, xúc động của bản thân trước cái ơn lớn cứu mạng , cứu cả cuộc đời trong trắng của nàng.
+ Nguyệt Nga là cô gài rất mực đằm thắm ân tình , dù Vân Tiên không mong được đền đáp ân nghĩa nhưng là người chịu ơn nên Nguyệt Nga rất áy náy, băn khoăn tìm cách đền đáp cho chàng và quyết tâm giữ trọn ân tình chung thủy cùng chàng.
đ Kiều Nguyệt Nga được Nguyễn Đình Chiểu khắc hoạ rất mẫu mực, là một cô gái hiếu thảo, tiết hạnh, trọng ân tình.
HS: Miêu tả chủ yếu qua ngoại hình, hành động, cử chỉ, lời nói.
HS: Gần với loại truyện cổ dân gian Việt Nam.
III. Tổng kêt – Ghi nhớ. ( 4 phút)
+ Nghệ thuật.
 Kết cấu tình tiết gần với truyện cổ dân gian, ngôn ngữ mộc mạc bình dị gần với lời nói thông thường.
Nghệ thuật khắc hoạ tính cách nhân vật.
+ Nội dung.
Khắc hoạ nhân vật Lục Vân Tiên anh hùng nghĩa hiệp, đầy tài năng , trí khí, sẵn sàng làm việc nghĩa.
Kiều Nguyệt Nga đằm thắm ân tình.
IV. Luyện tập. ( 5 phút)
1. Đọc lại toàn bộ đoạn trích.
2. Phân biệt sắc thái riêng từng lời đối thoại củ mỗi nhân vật trong đoạn trích (Phong Lai, Vân Tiên, Kiều Nguyệt Nga).
Đọc diễn cảm từng lời đối thoại của nhân vật.
III. Hướng dẫn học sinh học và làm bài ở nhà. ( 1 phút)
Học nắm những nét khái quát về tác giả, tác phẩm.
Học thuộc đoạn trích: Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga.
Đọc bài mới: Lục Vân Tiên gặp nạn.
Yêu cầu: Đọc chú thích, tìm hiểu kết cấu.
Soạn bài theo câu hỏi SGK
Ngày soạn : 29/10/2006	Ngày giảng31/10/2006
 Tiết : 40
Miêu tả nội tâm trong
văn bản tự sự
A. Phần chuẩn bị 
I. Mục tiêu cần đạt 
	Giúp học sinh:
	+ Khắc sâu hơn kiến thức về vai trò của yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự, đặc biệt là miêu tả nội tâm.
	+ Rèn kĩ năng kết hợp kể truyện với miêu tả khi viết bài văn tự sự.
	+ Giáo dục học sinh ý thức chuẩn bị bài để nâng cao chất lượng bộ môn.
II. Chuẩn bị 
	Thầy: Tài liệu SGK, SGV.
	Giao bài tập về nhà cho học sinh chuẩn bị.
	Hướng dẫn học sinh thực hiện các yêu cầu SGK.
Trò: Ôn kiến thức văn tự sự kết hợp với miêu tả.
	Chuẩn bị bài ở nhà theo yêu cầu của tiết luyện tập.
	Tập viết đoạn văn tự sự có yếu tố miêu tả.( Mỗi HS viết một đoạn)
B. Phần thể hiện trên lớp
I. Kiểm tra bài cũ ( 3 phút) 
	+ Giáo viên kiểm tra việc chuẩn bị bài ở nhà của học sinh.
	GV: Yếu tố miêu tả có vai trò gì trong văn bản tự sự?
	HS: Làm cho bài văn hay hấp dẫn , sinh động.
 II. Bài mới ( 1 phút) 
	Yếu tố miêu tả có một vai trò quan trọng trong văn bản tự sự. Để cho văn bản tự sự hay, hấp dẫn , sinh động người viết đưa vào đó các yếu tố miêu tả: Có thể là miêu tả ngoại hình, có thể là miêu tả nội tâm..... Để giúp các em vận dụng một cách thuần thục việc đưa yếu tố miêu tả nội tâm vào viết một bài văn tự sự cụ thể. Tiết học hôm nay ta tiến hành : Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự.
GV: Đọc lại đoạn trích SGK- 93.
GV: Tìm những câu thơ tả cảnh và những câu thơ miêu tả tâm trạng của Thuý Kiều trong 2 đoạn trích.
GV: Dấu hiệu nào cho ta thấy đoạn thơ đầu là tả cảnh và đoạn thơ sau là miêu tả nội tâm.
GV: Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi.
GV: Dựa vào sự hiểu biết của mình em cho biết đoạn văn trên tả ngoại hình hay nội tâm.
GV: Vì sao em biết đó là đoạn văn tả ngoại hình.
GV: Đoạn văn 2 miêu tả nhân vật nào?
GV: Để làm nổi bật nhân vật tác giả đã miêu tả bằng cách nào?
* Để xây dựng nhân vật, nhà văn thường miêu tả ngoại hình và miêu tả nội tâmđ Miêu tả có vai trò to lớn trong việc khắc hoạ tính cách nhân vật.
* Đọan văn 2 là đoạn văn miêu tả nội tâm nhân vật.
GV: Thế nào là miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự.Ta có thể miêu tả nội tâm bằng những cách nào?
GV:Thuật lại đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều( SGK- 97) bằng văn xuôi, chú ý niêu tả nội tâm của nàng Kiều. 
GV: Ghi lại tâm trạng của em sau khi để xảy ra một câu chuyện có lỗi với bạn.
I. Tìm hiểu yếu tố miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự. ( 20 phút)
Ví dụ:. Đọc lại đoạn trích “ Kiều ở lầu Ngưng Bích”
Tìm những câu thơ tả cảnh và những câu thơ miêu tả tâm trạng của Thuý Kiều.
HS: Đọc lại đoạn trích.
Thảo luận theo nhóm – Ghi kết quả vào bảng phụ.
+ Những câu thơ miêu tả cảnh.
*Trước lầu Ngưng Bích khoá xuân.
Vẻ non xa, tấm trăng gần ở chung.
Bốn bề bát ngát xa trông,
Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia.
*Buồn trông cửa bể chiều hôm.
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?
Buồn trông ngọn nước mới sa,
Hoa trôi man mát biết là về đâu?
Buồn trông ngọn cỏ rầu rầu,
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.
Buồn trông gío cuốn mặt duềnh,
 ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.
+ Những câu thơ miêu tả nội tâm.
Bên trời góc bể bơ vơ.
Tấm son gột rửa bao giờ cho phai.
Xót người tựa cửa hôm mai.
Quạt nồng ấp lạnh, những ai đó giờ.
Sân Lai cách mấy nắng mưa.
Có khi gốc tử đã vừa người ôm.
HS: Đoạn 1: Miêu tả bên ngoài cảnh sắc thiên nhiên và ngoại hình của con người , sự vật.... có thể quan sát trực tiếp.
Đoạn sau tập trung miêu tả những suy nghĩ của nàng Kiều: Nghĩ thầm về thân phận cô đơn, bơ vơ nơi đất khách, nghĩ về cha, mẹ chốn quê nhà ai chăm sóc phụng dưỡng lúc tuổi già.
* Ví dụ
+ Đoạn văn 1.
 Cái chàng Dế Choắt, người gầy gò và dài lêu nghêu như một gã nghiện thuốc phiện. Đã thanh niên rồi mà cánh chỉ ngắn củn đến giữa lưng , hở cả mạng sườn như ngừơi cởi trần mặc áo gi-lê. Đôi càng bè bè, nặng nề trông đến xấu. Râu ria gì mà cụt có một mẩu và mặt mũi thì lúc nào cũng ngẩn ngẩn, ngơ ngơ. Đã vậy, tính nết lại ăn xổi ở thì (Thật chỉ vì ốm đau luôn , không làm được) có một cái hang ở cũng chỉ bới nông sát mặt đất , không biết đào sâu rồi khoét ra như hang tôi.....
 (Theo Dế Mèn phiêu lưu kí)
HS: Thảo luận
Đoạn văn miêu tả ngoại hình ( Dế Choắt)
HS: Tác giả đã quan sát đ Miêu tả đ làm nổi bật ngoại hình của Dế Choắt.
+ Đoạn văn 2.
 Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít.
 ( Nam Cao, Lão Hạc)
HS: Đoạn văn miêu tả tình cảnh của nhân vật lão Hạc.
HS: Tác giả đã quan sátđ miêu tả để làm nổi bật nội tâm của nhân vật.
* Ghi nhớ ( SGK-117)
II. Luyện tập. ( 18 phút)
1. Bài tập1.
HS: Viết ra giấy.
 Thuật lại bằng miệng – nhận xét bổ xung.
* Có thể thuật lại như sau:( Đoạn văn tham khảo)
 Sau khi Kiều bán mình chuộc cha, có một mụ mối đã đánh hơi thấy một món hàng béo bở nên mụ mối dẫn Mã Giám Sinh đến nhà Kiều.Trạc tuổi tứ tuần nhưng gã ăn mặc rất lịch lãm, nhìn bề ngoài hắn là kẻ ăn chơi trác táng. Hắn dẫn theo một lũ đầy tớ đến. Khi vừa bước vào nhà hắn đã ngồi tót lên ghế trên một cách hỗn xược. Khi chủ nhà hỏi han hắn trả lời cộc lốc , vô học, đảo mắt qua lại để nhìn Kiều rồi cuộc mặc cả cò kè diễn ra. Lúc này Kiều cảm thấy khổ nhục ê chề nàng đâu có ngờ rằng cuộc đời mình lại đến nông nỗi này. Cuối cùng rồi cuộc mặc cả cũng kết thúc một người con gái tài sắc như Kiều chỉ đáng giá vàng ngoài bốn trăm, thật đau xót.
2. Bài tập 2.
HS: Viết vào giấy kiểm tra – 
 Trình bày trước lớp.
HS nhận xét , bổ xung.
GV nhận xét, đánh giá bài viết của học sinh, khuyến khích cho điểm những bài viết tốt.
 * Củng cố:( 1 phút)
Để cho văn bản tự sự hấp dẫn sinh động ta đưa vào bài văn yếu tố miêu tả:
	Có thể:
Miêu tả ngoại hình.
Miêu tả nội tâm.
Miêu tả cảnh vật, sự vật.
III. Hướng dẫn học sinh học và làm bài ở nhà ( 1 phút).
	Ôn lại kiến thức của bài, học thuộc ghi nhớ làm ,bài tập 2 SGK-117.
Làm dàn ý bài viết số 2.
Tiết sau trả bài một tiết ( Chuẩn bị bút bi đỏ, bút chì)
Bài 9 + 10
Kết quả cần đạt
Qua đoạn trích : Lục Vân Tiên gặp nạn, hiểu được sự đối lập thiện - ác và niềm tin của tác giả vào những điều tốt đẹp ở đời. Tìm hiểu đánh giá nghệ thuật kết cấu và nghệ thuật ngôn từ của đoạn thơ.
Biết được một vài tác giả đang sống và sáng tác văn học ở địa phương; sưu tầm và chép lại một số tác phẩm hay viết về địa phương được sáng tác trong những năm gần đây . Bước đầu biết quý trọng và tự hào về văn học địa phương.
Củng cố kiến thức về từ vựng đã học từ lớp 6 đến lớp 9: từ đơn và từ phức; thành ngữ; nghĩa của từ ; từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ ; từ đồng âm ; từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa ; cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ ; trường từ vựng.
Thông qua giờ trả bại củng cố kĩ năng làm văn tự sự kết hợp với yếu tố miêu tả, nhận ra những ưu, khuyết điểm trong bài làm, biết sửa lỗi diễn đạt và chính tả.
Ngày soạn : 30/10/2006	Ngày giảng: 2/11/2006
 Tiết : 41
Lục vân tiên gặp nạn
 	 (Trích Truyện Lục Vân Tiên)
A. Phần chuẩn bị 
I. Mục tiêu cần đạt 
	Giúp học sinh:
	+ Qua phân tích sự đối lập giữa cái thiện – cái ác trong đoạn thơ nhận biết được thái độ tình cảm và lòng tin của tác giả gửi gắm nơi những người lao động bình thường.
 Tìm hiểu và đánh giá nghệ thuật sắp xếp tình tiết và nghệ thuật ngôn từ trong đoạn trích.
	+ Rèn kĩ năng đọc, kể chuyện, phân tích lời kể và tả.
	+ Giáo dục học sinh thái độ tình cảm với người dân lao động bình thường, biết phân biệt cái thiện, cái ác.
II. Chuẩn bị 
	Thầy: Tài liệu SGK, SGV.
	Đọc , tìm hiểu hệ thống câu hỏi SGK.
Trò: Học bài cũ, đọc trước bài mới.
	Tóm tắt đoạn trích bằng văn xuôi.
	Soạn theo hệ thống câu hỏi phần Đọc – Hiểu văn bản.
B. Phần thể hiện trên lớp
I. Kiểm tra bài cũ ( 5 phút) 
	GV: Đọc thuộc lòng đoạn thơ từ đầu đến.
	Phẩm chất của Lục Vân Tiên được thể hiện như thế nào ?
	HS: Đọc rõ ràng diễn cảm.
	Lục Vân Tiên ... ư ở trại rau, anh cán bộ kĩ thuật nghiên cứu về sét.
đTất cả các nhân vật đều góp phần thể hiện chủ đề và tư tưởng của tác phẩm.
II. Phân tích văn bản.(60 phút)
1. Nhân vật anh thanh niên.
 HS: Qua lời kể của bác lái xe.
 Trên đỉnh Yên Sơn cao 2000m
 Là người cô độc nhất thế gian.
 Làm nghề khí tượng kiêm vật lí địa cầu.
HS: Tình huống gặp gỡ làm quen bất ngờ thú vị, có tác dụng gieo vào lòng người đọc các nhân vật ấn tượng đầu tiên mạnh mẽ và hấp dẫn.
HS: Thảo luận.
Báo cáo kết quả.
Tầm vóc nhỏ bé.
Nét mặt rạng rỡ
Gói thuốc làm quà cho vợ bác lái xe.
Mừng quýnh vì sách.
Tặng hoa cho cô gái.
Pha trà ngon mời khách.
HS: Anh thanh niên là người cởi mở, chân thành, ân cần, chu đáo.
HS: Thảo luận.
 Ông ngạc nhiên khi thấy:
 Một vườn hoa thược dược tươi tốt.
 Một căn nhà sạch sẽ với bàn ghế.
 Cuộc đời riêng của anh thanh niên thu gọn trong góc trái với một chiếc giường, một bàn học, một cái giá sách.
 Nuôi gà, vườn thuốc quý, trồng hoa.
HS: Công việc của anh thanh niên.
Đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất.
- Thường đo mưa: đo xong đổ nước ra cốc pha lê mà đo.
 Máy nhật quang: ánh nắng mặt trời xuyên qua kính này đốt các mảnh giấy cứ theo mức độ, hình dáng, vết cháy mà định nắng.
- Công việc đòi hỏi sự tỉ mỷ, công phu chính xác.....
Máy in nhìn khoảng cách giữa các răng cưa mà đón gió..
- Nhìn gió lay lá hay nhìn trời thấy sao nào khuất, sao nào sáng có thể tính được mây gió.
Máy nằm dưới sâu kia để đo chấn động vỏ quả đất, lấy con số báo về bằng máy bộ đàm mỗi ngày.
HS: Say sưa dù bất kì thời tiết thế nào cũng không bỏ một ngày, không quên một buổi.
HS: Là người nghiêm túc, đúng giờ , tận tâm , tận lực có ý thứ trách nhiệm và kỉ luật cao.
HS: Anh xác định rõ mục đích công việc mình làm, tìm thấy niềm vui trong công việc, chủ động trong cuộc sống.
Anh là người lạc quan, say mê công việc, sẵn sàng cống hiến tuổi trẻ, tài năng và sức lực cho đất nước.
HS: Bác đừng mất công về cháu, để cháu giới thiệu với bác ông kĩ sư vườn rau hay nhà nghiên cứu xét 11 năm.
ị Anh là người khiêm tốn, luôn hoà mình vào đội ngũ những người tri thức.
HS: Quan niệm về người cô độc: ta với công việc là hai.
 Nỗi nhớ người " thèm người"
 Vị trí cuộc sống: về ấn tượng mà mỗi con người tạo ra cho cuộc đời anh.
đĐó là những suy nghĩ rất đẹp của một tâm hòn yêu đời, yêu cuộc sống.
HS: Anh kể chuyện một cách hồn nhiên, chân thành, say sưa, sôi nổi.
Nói to những điều mà người ta chỉ nghĩ hay ít nghĩ.
HS: Tác giả khắc hoạ chân thực sinh động bức chân dung đẹp đẽ về anh thanh niên, cuộc sống có lí tưởng, vui vẻ, thích giao tiếp, chu đáo với mọi người.
 Giữa thiên nhiên im ắng, hiu hắt, giữa cái lặng lẽ của Sa Pa vẫn vang lên những âm thanh trong sáng, vẫn ánh lên những sắc màu lung linh, lan toả hơi ấm tình người và sự sống của những con người lao động như anh thanh niên. Đó là những vẻ đẹp thật giản dị nhưng cũng thạt thiêng liêng với những khát vọng háo hức của những con người lao động mới.
2. Các nhân vật khác.
 Nhân vật xuất hiện trực tiếp.
 Nhân vật không xuất hiện trực tiếp.
a) Nhân vật xuất hiện trực tiếp.
Đây là các nhân vật trung gian tạo ra sự gặp gỡ giữa các nội dung.
* Bác lái xe.
HS: Là người sôi nổi có nhiều năm công tác, có nhiều kinh nghiệm góp phần làm nổi bật nhân vật chính.
 32 năm chạy trên tuyến đường, hiểu tường tận SaPa.
- Qua lời kể của bác lái xe, cô gái và người đọc hồi hộp đón chờ sự xuât hiện của anh thanh niên.
* Nhân vật ông hoạ sĩ già.
HS: Là người từng trải cuộc sống và am hiểu nghệ thuật: lời nói, thái độ cử chỉ của ông làm cho nhân vật chính hiện ra rõ nét hơn đồng thời lại khơi gợi thêm nhiều khía cạnh ý nghĩa về cuốc sống về nghệ thuật.
- Ngay phút đầu gặp anh thanh niên bằng từng trải nghệ nghiệp và niềm khát khao của người nghệ sĩ đi tìm ĐT của nghệ thuật, ông đã xúc động, bối rối vì hoạ sĩ đã bắt gặp một điều thật ra ông vẫn ao ước được biết.
ị Là người từng trải, khát khao nghệ thuật.
Nhạy cảm, thâm trầm sâu sắc.
HS: Trước chàng trai trẻ đang yêu, ông hoạ sĩ bỗng thấy như "nhọc quá" vì những điều làm cho người ta suy nghĩ về anh.
HS: Chi tiết náy giúp cho nhân vật chính hiện lên rõ nét hơn.
* Cô kĩ sư.
HS: Một kỹ sư trẻ vừa mới ra trường, xung phong lên miền núi heo hút công tác.
 Hồn nhiên, ý tứ kín đáo.
HS: Một bó hoa khác.
 Tìm thấy lẽ sống hướng đi cho mình.
 Bó hoa tinh thần, sự háo hứcc và mơ mộng.
HS: Những thu lượm bổ ích tươi non về nhận thức , tâm hồn, hiểu con đường cô đang đi tới, yên tâm và vững tin vào quyết định mà cô đã lựa chọn.
Sức toả sáng của anh thanh niên giúp cô có sức mạnh, vững tin hơn bước tiếp con đường mà mình đã chọn.
b) Nhân vật xuất hiện gián tiếp.
 Ông kĩ sư vườn rau.
 Anh cán bộ nghiên cứu xét.
HS: Sự từ chối làm mẫu vẽ của anh thanh niên còn mở ra trước mắt người đọc cả đội ngũ những người tri thức cống hiến thầm lặng.
+ Ông kĩ sư vường rau ở Sa Pa ngày này sang ngaỳ khác rình xem ong thụ phấn cho su hào như thế nào, đẻ cứ thế đi thụ phấn cho từng cây su hào có củ ngọt hơn, to hơn.
- Anh cán bộ nghiên cứu sét "mười một năm không một ngày xa cơ quan không đi đến đâu mà tìm vợ"
HS: Họ đang ngày đêm lao động miệt mài, cống hiến thầm lặng, hi sinh cả tuổi trẻ hạnh phúc cá nhân, góp phần xây dựng đất nước.
HS: Đằng sau các sự lặng lẽ của SaPa là sự sôi động của những con người lao động mới đang ngaỳ đêm miệt mài, âm thầm lặng lẽ cống hiến xây dựng Tổ quốc.
HS: Gọi chung chung như vậy nhằm khắc hoạ rõ chủ đề truyện :họ ngày đêm lao động làm việc, hy sinh tuổi trẻ , gia đình, hạnh phúc (cống hiến thầm lặng)
HS: Làm nổi bật, khắc hoạ rõ nét nhân vật chính được soi rọi từ nhiều phía.
III. Tổng kết – Ghi nhớ.(3 phút)
HS: 
+ Nghệ thuật.
Kể chuyện tự nhiên hấp dẫn.
Truyện có nhiều chi tiết thực.
Kết hợp tự sự, miêu tả, biểu cảm, nội tâm nhân vật.
+ Nội dung.
HS: Ca ngợi nếp sống đẹp đẽ của con người lao động mới, cống hiến cho đời một cách âm thầm lặng lẽ, những con người có lí tưởng sống cao đẹp chấp nhận vị trí công tác khó khăn để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
IV. Luyện tập.(5 phút)
1. Phát biểu cảm nghĩ về nhân vật anh thanh niên.
Nêu những suy nghĩ thực , ấn tượng của mình về nhân vật và gắn bó với thực tiến.....
III. Hướng dẫn học sinh học và làm bài ở nhà . ( 1 phút)
	Đọc lại văn bản, tón tắt khoảng 10 dòng, nắm nội dung của văn bản.
	Đọc bài mới: Chiếc lược ngà.
	Yêu cầu: Đọc tóm tắt văn bản, đọc chú thích.
	 Soạn theo câu hỏi SGK
Ngày soạn :9/12/2006	Ngày giảng:11/12/2006 
 Tiết :64+65
Viết bài tập làm văn số 3
A. Phần chuẩn bị 
I. Mục tiêu cần đạt 
	Giúp học sinh:
 	+ Biết vận dụng những kiến thức đã học để thực hành viết một bài văn tự sự có sử dụng các yếu tố miêu tả nội tâm và nghị luận.
	+ Rèn luyện kĩ năng diễn đạt, trình bày.
	+ Giáo dục học sinh ý thức học bài để nâng cao chất lượng bộ môn.	
II. Chuẩn bị 
	Thầy:Hướng dẫn học sinh lập dàn ý các đề bài.
	Ra đề, đáp án, biểu điểm. 
Trò:Ôn lai kiến thức về văn tứ sự có sử dụng yếu tố miêu tả và nghị luận.
	Làm dàn ý đề bài SGK.
	Chuẩn bị giấy kiểm tra. 
B. Phần thể hiện trên lớp
I. ổn định tổ chức.
	Sĩ số: 39( )
II. Kiểm tra bài cũ 
 GV kiểm tra việc chuẩn bị giấy của học sinh.	
 III. Bài mới 
	A. Đề bài.
	Hãy tưởng tượng em gặp lại người lính lái xe trong: " Bài thơ về tiểu đội xe không kính" của Phạm Tiến Duật. Hãy kể lại cuộc gặp gỡ và trò chuyện đó.
	* Yêu cầu của đề bài.
	+ Thể loại: Tự sự + miêu tả nội tâm + nghị luận.
	+ Nội dung: Cuộc gặp gỡ và trò chuyện giữa em và anh bộ đội lái xe Trường Sơn( Bài thơ về tiểu đội xe không kính).
	B. Đáp án.
	1. Mở bài.
	+ Giới thiệu tình huống gặp gỡ( thời gian, không gian, địa điểm, nhân vật)
	- Có thể là: Nhân ngày 22/12/2006, trường em tổ chức kỉ niệm ngày thành lập quân đội nhân dân Việt nam có mời đoàn cựu chiến binh đến thăm trường. Em đươch nghe người chiến sĩ lái xe Trường Sơn trong đoàn đại biểu đó kể chuyện.
	- Hoặc đêm thơ Phạm Tiến Duật tổ chức tại nhà văn hoá mà em có dịp tham gia, tình cờ em gặp một vị khách mời đó là người lính lái xe năm xưa...
	2. Thân bài.
	*Kể diễn biến cuộc gặp gỡ.
	+ Khắc hoạ hình ảnh người chiến sĩ laí xe sau nhiều năm khi chiến tranh kết thúc.
	Giọng kể: Khoẻ vang, đầy khí thế.
	Tiếng cười: Sảng khoái, yêu đời, mạnh mẽ..
	Khuôn mặt: Thể hiện vẻ già dặn, từng trải nhưng vẫn còn có nét hóm hỉnh, vô tư, yêu đời..
	Trang phục: Bộ quần áo mới trang trọng, oai nghiêm, đĩnh đạc.
	+ Cuộc trò truyện giữa em với người chiến sỹ lái xe.
	- Người lình trường Sơn kể lại cuộc sống chiến đấu những năm đánh Mĩ gian khổ ác liệt.
	- Trên các tuyến đường các đoàn xe vận tải vẫn ngày đêm nôi đuôi nhau ra tiền tuyến.
	- Trong những năm ấy vì bom đạn Mĩ ném như mưa khiến kính xe đều vỡ hết, đèn cũng vỡ , mui xe thì bị bẹp méo, thùng xe bị xước.
	Trong thời gian ấy phương tiện của ta lúc ấy còn rất nhiều thô sơ nhưng với lòng yêu nước chúng ta vẫn chiến đấu với tinh thần nhiệt tình hăng hái.
	+ Người chiến sĩ lái xe kể về những khó khăn phải chịu đựng vì những chiếc xe không kính của mình.
	- Những lúc trời mưa, trời nắng các anh đã gặp những khó khăn gì?
	- Dù những khó khăn nhưng khi gặp mặt nhau bắt tay qua cửa kính tiếp cho nhau sức mạnh hơi ấm tình đồng đội.
	- Nấu cơm bằng bếp Hoàng Cầm giữa trời, dù chỉ là bữa ăn đạm bạc nhưng chứa đựng trong đó tình cảm đồng chí, đồng đội keo sơn như tình cảm gia đình.
	+ Những câu hỏi của em với người chiến sĩ lái xe.
	- Vì sao ta có thể thắng Mĩ khi chỉ có những chiếc xe không kính còn chúng lại có vũ khí hiện đại tối tân.
	- Câu trả lời của người chiến sĩ lái xe.
	+ Tâm trạng , cử chỉ, nét mặt của người chiến sĩ.
	+ Suy nghĩ của em về người lính, về chiến tranh.
	+ Trách nhiệm của bản thân.
 	3. Kết bài:
	- Cuộc chia tay diễn ra như thế nào.
	- ấn tượng của em về người lính.
	- Ước mơ của em như thế nào .
C. Biểu điểm.
	1. Điểm 9, 10
	Bài viết thể hiện được những nội dung cơ bản như đáp án: Đầy đủ , chi tiết.
	Bố cục rõ ràng, trình bày mạch lạc dễ hiểu.Bài viết sạch sẽ.
 Truyện kể về cuộc gặp gỡ hay, hấp dẫn làm xúc động người đọc.
	2. Điểm 7,8
	Bài viết thể hiện được những nội dung cơ bản như đáp án nhưng chưa thật đầy đủ cò thiếu một số nội dung nhưng không đáng kể.
	Bố cục bài viết rõ ràng trình bày mạch lạc dễ hiểu.
	3. Điểm 5, 6
	Bài viết thể hiện được 2/3 nội dung như đáp án.
	Trình bày còn đôi chỗ thiếu mạch lạc, diễn đạt chưa trôi chảy, sai một vài lỗi dùng từ, câu.
	4. Điểm yếu:
	Mới nêu được một vài ý so với đáp án. Bố cục bài viết chưa rõ ràng, chưa mạch lạc, sai nhiều lỗi ( diễn đạt, cách dùng từ, câu, lỗi chính tả....)
	5. Điểm kém.
	Lạc đề.
	Không làm bài.
	Sai phương pháp.
III. Hướng dẫn học sinh học và làm bài ở nhà.
	Ôn lại kiến thức văn tự sự, có sử dụng yếu tố nghị luận và miêu tả nội tâm.
	Đọc bài "Người kể trong văn bản tự sự"
* Yêu cầu: Đọc ví dụ, thảo luận và trả lời các câu hỏi SGK.
Phụ lục

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN NGU VAN 9 Q2(1).doc