Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 - Tiết 44: Tiếng Việt: Tổng kết về từ vựng

Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 - Tiết 44: Tiếng Việt: Tổng kết về từ vựng

NS:

NG: Tiết 44

Tiếng Việt

 Tổng kết về từ vựng

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS.

 - Nắm vững hơn và biết vận dụng những KT về từ vựng đã học từ lớp 6 -> lớp 9 (từ đồng âm; từ đồng nghĩa; từ trái nghĩa; cấp đọ kháiquát của nghĩa từ ngữ; trường từ vựng; .).

B. CHUẨN BỊ:

- G: giáo án; sách giáo khoa; bảng phụ; phiếu học tập .

- H: bài soạn.

C. PHƯƠNG PHÁP:

- G: phân tích; phát vấn; quy nạp thực hành; .

 - H: hoạt động độc lập; hoạt động nhóm .

D. TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY:

I. ỔN ĐỊNH LỚP:

II. KIỂM TRA BÀI CŨ: Kiểm tra vở soạn của HS.

III. NỘI DUNG BÀI MỚI:

 Tiết học hôm nay, thầy trò chúng ta cùng ôn tập những KT về từ vựng

doc 4 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 710Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 - Tiết 44: Tiếng Việt: Tổng kết về từ vựng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS: 
NG: 
 Tiết 44
Tiếng Việt
 Tổng kết về từ vựng
A. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS.
 - Nắm vững hơn và biết vận dụng những KT về từ vựng đã học từ lớp 6 -> lớp 9 (từ đồng âm; từ đồng nghĩa; từ trái nghĩa; cấp đọ kháiquát của nghĩa từ ngữ; trường từ vựng;..).
B. chuẩn bị: 
- G: giáo án; sách giáo khoa; bảng phụ; phiếu học tập..
- H: bài soạn.
C. phương pháp: 
- G: phân tích; phát vấn; quy nạp thực hành;..
 - H: hoạt động độc lập; hoạt động nhóm..
D. Tiến trình giờ dạy:
I. ổn định lớp: 
II. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra vở soạn của HS.
III. nội dung Bài mới: 
 Tiết học hôm nay, thầy trò chúng ta cùng ôn tập những KT về từ vựng.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
* HĐ1: Ôn tập từ đồng âm (5 phút).
? Thế nào là từ đồng âm?
G Lưu ý: Hiện tượng nhiều nghĩa xảy ra trong 1 từ, giữa các nghĩa có mối liên hệ nhất định với nhau.
? Muốn XĐ được từ đồng âm ta làm ntn?
? Lấy VD về từ đồng âm?
? Đọc phần 2.
G Hoàn toàn không có cơ sở để cho rằng nghĩa này được hình thành trên cơ sở nghĩa kia.
* HĐ2: Ôn tập về từ đồng nghĩa (10 phút).
? Thế nào là từ đồng nghĩa?
? Cho VD về từ đồng nghĩa?
G Các từ đồng nghĩa với nhau tạo thành nhóm từ đồng nghĩa.
G Cũng cần lưu ý là hiện tượng đồng nghĩa còn có thể xảy ra giữa từ với các cụm từ. VD: “dai” đồng nghĩa với “dai như đỉa”; “dai như chão”;.
G Nhưng có những từ có thể thay thế cho nhau trong những ngữ cảnh nhất định nhưng không phảI là các từ đồng nghĩa với nhau. 
VD: Cậu đi đâu đấy.
 Bạn đi đâu đấy.
? Đọc phần 2?
? Đọc phần 3.
? “Xuân” là từ chỉ cái gì?
G Có thể coi đây là trường hợp lấy bộ phận để thay cho toàn thể, 1 hình thức chuyển nghĩa theo phương thức hoán dụ.
? Việc thay từ trong câu trên có tác dụng ntn?
* HĐ3: Ôn về từ trái nghĩa (10 phút).
? Các từ trái nghĩa với nhau là những từ ntn? Cho VD?
G Như vậy, khi nói 1 từ nào đó là từ trái nghĩa thì ta phải đặt nó trong quan hệ với 1 từ nào khác. Không có bất kì từ nào bản thân nó là từ trái nghĩa. 
? Nêu YC phần 2?
? Đọc phần 3.
G Gợi ý: VD: lạnh – nóng (không “lạnh” không có nghĩa là “nóng” mà còn có thể là “ấm” hoặc “mát”. Hoặc: (gà) mái – trống trong trường hợp này, không “mái” tức là “trống” và ngược lại.
* HĐ4: Ôn tập về cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ (5 phút).
? Thế nào là cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ?
G 1 từ có nghĩa rộng đối với từ này, nhưng đồng thời có thể có nghĩa hẹp đối với từ ngữ khác.
? Đọc phần 2.
G Gợi ý: Điền các từ sau vào các ô: từ; từ đơn; từ phức; từ ghép; từ láy; ghép đẳng lập; ghép chính phụ; láy hoàn toàn; láy bộ phận; láy âm; láy vần.
* HĐ5: Trường từ vựng (5 phút).
? Thế nào là trường từ vựng?
? Cho VD minh hoạ?
G 1 từ có thể tham gia vào nhiều trường từ vựng khác nhau. VD: từ “lành” có thể tham gia vào trường từ vựng:
- Trường từ vựng chỉ tính cách CN: hiền; ác;..
- Trường từ vựng chỉ tính chất sự vật: mẻ; vỡ; rách;..
- Trường từ vựng chỉ tính chất món ăn: bổ; độc;..
? Đọc phần 2.
G Gợi ý: TG dùng 2 từ cùng trường từ vựng là “tắm” và “bể”. Nếu không dùng 2 từ này thì em có thể diễn đạt lại câu này ntn?
SS những cách diễn đạt khác nhau để thấy được sự độc đáo và TD của việc dùng 2 từ ngữ trên?
- Là các từ có mặt âm thanh giống nhau nhưng khác nhau về YN. Các nghĩa của từ đồng âm khác xa nhau, không có mối liên hệ gì với nhau.
- Muốn xác định được từ đồng âm, phảI dựa vào ngữ cảnh.
- Đường (đi) và đường (ăn);..
- Lồng (chim) và lồng (ruột chăn),..
- 1 bàn 1 nhóm thảo luận 1 phút -> trả lời = miệng.
a. Có hiện tượng từ nhiều nghĩa, vì nghĩa của từ “lá” trong “lá phổi” có thể coi là KQ chuyển nghĩa của từ “lá” trong “lá xa cành”. 
b. Có hiện tượng từ đồng âm vì 2 từ có vỏ âm thanh giống nhau nhưng nghĩa của từ “đường” trong “đường ra trận” không có 1 mối liên hệ nào với nghĩa của từ “đường” trong “ngọt như đường”.
- Là những từ cùng nghĩa hoặc gần nghĩa.
- chết – hi sinh - bỏ mạng - từ trần - tẻo;..
- trông – nhìn – liếc - dòm;..
- cho – biếu - tặng;..
- 2 HS 1 nhóm thảo luận 1 phút -> trả lời = miệng.
- Chọn cách hiểu d.
- Không thể chọn a vì đồng nghĩa là hiện tượng phổ quát của NN nhân loại, nói cách khác, không có NN nào trên thế giới không có hiện tượng đồng nghĩa.
- Không thể chọn b vì đồng nghĩa có thể là quan hệ giữa 2 hay 3, nhiều hơn 3 từ.
- Không thể chọn c vì không phải bao giờ các từ đồng nghĩa cũng có nghĩa hoàn toàn giống nhau.
- 1 bàn 1 nhóm thảo luận 30 giây -> trả lời = miệng.
- “Xuân” là từ chỉ 1 mùa trong năm, khoảng thời gian tương ứng với 1 tuổi.
- Từ “xuân” thể hiện tinh thần lạc quan của TG. Ngoài ra, dùng từ này còn để tránh lặp với từ “tuổi tác”.
- Các từ trái nghĩa với nhau là những từ có YN trái ngược nhau theo 1 phương diện nghĩa nào đó.
- VD: dài – ngắn; nóng – lạnh; đen – trắng; (gà) mái – trống;..
- 2 HS 1 nhóm thảo luận 1 phút -> trả lời = miệng.
- Những cặp từ có quan hệ trái nghĩa: xấu - đẹp; xa – gần; rộng – hẹp;..
- 1 bàn 1 nhóm thảo luận 30 giây -> trả lời = miệng.
- Cùng nhóm với sống – chết; chẵn – lẻ; chiến tranh – hoà bình; (thường được gọi là trái nghĩa lưỡng phân; 2 từ trái nghĩa kiểu này biểu thị 2 khái niệm đối lập nhau và loại trừ nhau, KĐ cái này nghĩa là phủ định cái kia; thường không có khả năng kết hợp được với những từ chỉ mức độ như: rất; hơi; lắm; quá;..).
- Cùng với già - trẻ có: yêu – ghét; cao – thấp; nông – sâu; giàu – nghèo;..(thường được gọi là từ trái nghĩa thang độ; 2 từ trái nghĩa kiểu này biểu thị 2 khái niệm có tính chất thang độ, KĐ cái này không có nghĩa là PĐ cái kia, có khả năng kết hợp được với những từ chỉ mức độ như: rất; hơi; lắm; quá;..
- Nghĩa của 1 từ có thể rộng hơn (khái quát hơn) hoặc hẹp hơn (ít khái quát hơn) nghĩa của từ khác.
+ Từ ngữ nghĩa rộng là từ ngữ mà phạm vi nghĩa của từ ngữ đó bao hàm phạm vi nghĩa của 1 số từ ngữ khác.
+ Từ ngữ hẹp là từ ngữ mà phạm vi nghĩa của từ ngữ đó được bao hàm trong phạm vi nghĩa của 1 từ ngữ khác.
- 1 HS lên bảng làm. 
 Từ
Từ đơn từ phức
 từ ghép từ láy
ghép ĐL- ghép CP hoàn toàn-bộ phận
 láy âm-láy vần
- Trường từ vựng là tập hợp các từ có ít nhất 1 nét chung về nghĩa.
- Các từ: mặt; mũi; chân; tay; bụng; má; tóc;..dùng để chỉ các bộ phận của CN.
- 1 bàn 1 nhóm thảo luận 1 phút -> trả lời = miệng.
- TG dùng 2 từ cùng trường từ vựng là “tắm” và “bể”. Việc SD các từ này góp phần tăng giá trị biểu cảm của câu nói, làm cho câu nói có sức tố cáo mạnh mẽ hơn.
V. Từ đồng âm:
Bài 1:
VI. Từ đồng nghĩa:
Bài 1:
Bài 2:
VII. Từ trái nghĩa:
Bài 1:
Bài 2:
VIII. Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ:
Bài 1:
IX. Trường từ vựng:
Bài 2:
IV. Củng cố: 
 G khái quát lại từng ND bài. 
V. Hướng dẫn: 
 - Xem lại toàn bộ 9 ND và hoàn thành phần luyện tập.
 - Soạn bài: “Trả bài tập làm văn số 2”.
E. Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • doc44-TONG KET VE TU VUNG.doc