Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 - Tiết 46: Văn bản Đồng chí

Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 - Tiết 46: Văn bản Đồng chí

NS:

NG:

 TIẾT 46

Văn bản

Đồng chí

CHÍNH HỮU

A. MỤC TIÊU: Giúp HS.

 - Cảm nhận được vẻ đẹp chân thực, giản dị của tình đồng chí, đồng đội và hình ảnh người lính CM thể hiện trong bài thơ.

 - Nắm được những nét NT đặc sắc của bài thơ, tình tiết rất chân thật, hình ảnh gợi cảm, cô đọng, giàu YN biểu tượng.

 - Rèn kĩ năng cảm thụ và phân tích các chi tiết NT, các hình ảnh trong một TP thơ giàu cảm hứng hiện thực mà không thiếu sức bay bổng.

B. CHUẨN BỊ:

- GV: giáo án; sách giáo khoa; bảng phụ; phiếu học tập; tranh ảnh; .

- HS: bài soạn.

C. PHƯƠNG PHÁP:

- G: phân tích; phát vấn; nêu vấn đề; giảng bình;.

- H: hoạt động độc lập; hoạt động nhóm; .

D. TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY:

I. ỔN ĐỊNH LỚP:

 KTSS:

II. KIỂM TRA BÀI CŨ:

 ? Tóm tắt ND đoạn thơ “LVTGN” = văn xuôi? Nêu ND, NT chủ yếu của đoạn thơ?

 - Gợi ý: Trong đêm dưới thuyền, Trịnh Hâm đã đẩy Vân Tiên xuống sông. Nhờ giao long và ông chài, Vân Tiên thoát chết. Ông chài còn có ý mời Vân Tiên ở lại cùng vui cuộc sống chài lưới đạm bạc mà thanh cao trong sạch.

 - Đoạn thơ nói lên sự đối lập giữa thiện và ác, giữa nhân cách cao cả và những toan tính thấp hèn; đồng thời thể hiện thái độ quý trọng và niềm tin của TG đối với nhân dân LĐ. Đoạn thơ giàu cảm xúc, khoáng đạt, NN bình dị, dân dã.

 

doc 6 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 708Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 - Tiết 46: Văn bản Đồng chí", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS: 
NG: 
 Tiết 46
Văn bản
Đồng chí
Chính Hữu
A. Mục tiêu: Giúp HS.
 - Cảm nhận được vẻ đẹp chân thực, giản dị của tình đồng chí, đồng đội và hình ảnh người lính CM thể hiện trong bài thơ.
 - Nắm được những nét NT đặc sắc của bài thơ, tình tiết rất chân thật, hình ảnh gợi cảm, cô đọng, giàu YN biểu tượng.
 - Rèn kĩ năng cảm thụ và phân tích các chi tiết NT, các hình ảnh trong một TP thơ giàu cảm hứng hiện thực mà không thiếu sức bay bổng.
B. chuẩn bị:
- GV: giáo án; sách giáo khoa; bảng phụ; phiếu học tập; tranh ảnh;..
- HS: bài soạn.
C. phương pháp:
- G: phân tích; phát vấn; nêu vấn đề; giảng bình;.....
- H: hoạt động độc lập; hoạt động nhóm;..
D. Tiến trình giờ dạy:
I. ổn định lớp: 
 KTSS:
II. Kiểm tra bài cũ:
 ? Tóm tắt ND đoạn thơ “LVTGN” = văn xuôi? Nêu ND, NT chủ yếu của đoạn thơ?
 - Gợi ý: Trong đêm dưới thuyền, Trịnh Hâm đã đẩy Vân Tiên xuống sông. Nhờ giao long và ông chài, Vân Tiên thoát chết. Ông chài còn có ý mời Vân Tiên ở lại cùng vui cuộc sống chài lưới đạm bạc mà thanh cao trong sạch.
 - Đoạn thơ nói lên sự đối lập giữa thiện và ác, giữa nhân cách cao cả và những toan tính thấp hèn; đồng thời thể hiện thái độ quý trọng và niềm tin của TG đối với nhân dân LĐ. Đoạn thơ giàu cảm xúc, khoáng đạt, NN bình dị, dân dã.
III. Bài mới:
 Trong thời kì KC chống Pháp đầy gian khổ, ác liệt của nhân dân ta, đã có muôn triệu tấm lòng yêu nước gặp gỡ hội tụ làm sáng lên vẻ đẹp của tình đồng chí đồng đội. Một trong những bài thơ hay nhất viết về tình cảm thiêng liêng cao đẹp đó chính là bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu. 
 Để biết được hình tượng người lính hiện lên ntn và tình đồng đội đồng chí ra sao thì thầy trò chúng ta cùng tìm hiểu bài thơ.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi bảng
* HĐ1: Giới theịu TG TP (5 phút)
? Nêu hiểu biết của em về TG?
? Nêu xuất sứ của bài thơ?
G Bài thơ là KQ của cuộc trải nghiệm thực với cảm xúc mạnh mẽ của TG về đồng đội.
? Bài thơ ST theo thể thơ nào? TD của thể thơ đó?
? Thể thơ tự do, em sẽ đọc với giọng ntn cho phù hợp?
? Đọc bài thơ?
? Giải nghĩa: “Đồng chí; tri kỉ”?
* HĐ2: PT VB (30 phút)
G Để biết được sự gian khổ, và tình đồng chí tri kỉ ntn thầy trò chúng ta cùn chuyển sang phần II đi PT VB.
? Hình ảnh chính và tình cảm chủ đạo xuyên suốt trong bài thơ là hình ảnh và tình cảm gì?
G Chúng ta đi PT theo kết cấu trên.
? Đọc 2 câu thơ đầu? 2 câu thơ gợi lên hình ảnh gì?
? Hình ảnh “nước mặn; đồng chua” gợi trong em 1 quê hương, 1 làng ntn?
? Qua đây em có NX gì về hoàn cảnh xuất thân của người lính?
G Họ là những người nông dân. Và trong TP “Văn tế nghiã sĩ Cần Giuộc” của Nguyễn Đình Chiểu cũng đề cập đến sự xuất thân của người chiến sĩ là từ người nông dân chân nấm tay bùn, quen tay cày tay cuốc, chăm chỉ làm ăn => đây chính là cơ sở cùng chung GC, xuất thân của người lính CM.
? Câu thơ nào nói rõ hơn, cụ thể hơn về hoàn cảnh của họ ?
? Câu thơ gợi cho em hiểu điều gì?
? Thảo luận: Có ý kiến cho rằng qua từ
“mặc kệ” chứng tỏ người lính vô tâm, vô tình, vô trách nhiệm với GĐ. ý kiến em ntn?
G Trong bài “Đất nước” của Nguyễn Đình thi có viết về sự quyết tâm ra đi của người lính: “người ra đi người không ngoảnh lại”. Ra đi với lòng quyết tâm cao vào nơi đạn nổ bom rơi đầy nguy hiểm, hẳn phải xuất phát từ tình cảm lớn lao, từ lí tưởng cao đẹp. Sự hi sinh tình nhà cho việc nước thật là cảm động.
? TG SD biện pháp NT gì ở câu thơ “giếng nước gốc đa nhớ người đi lính”?
G Giếng nước, gốc đa, bụi tre là hình ảnh rất quen thuộc ở làng quê VN xưa. 
? Em hiểu câu thơ trên ntn?
G Người lính không nói mình nhớ nhà mà nói người quê nhà nhớ. Rất hay, “mặc kệ” đó nhưng lại rất gắn bó, rất nặng lòng với làng quê thân yêu.
? Hãy tìm những chi tiết nói về cuộc sống người lính trải qua?
G TG có viết: phải nói là chiến dịch vô cùng gian khổ. Bản thân tôi cũng phải phong phanh trên người 1 bộ áo cánh, đầu không mũ, chân không giầy. Đêm ngủ nhiều khi phải rải lá khô để nằm, không có chăn màn, ăn uống rất kham khổ. Vì đang trên đường hành quân truy kích địch.
G “Sốt run người vừng chán ướt mồ hôi”. Sốt rét rừng là căn bệnh người lính Trường Sơn thường mắc phải. Quang Dũng từng viết: “Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc; quân xanh màu lá dữ oai hùng” -> sốt đến rụng tóc, da xanh màu lá, run người, vầng trán ướt mồ hôi.
? CS của người lính được tả = bút pháp NT nào?
? Qua sự PT trên em hình dung điều gì về hình ảnh người lính trong KC?
? Sức mạnh nào giúp họ vượt qua chiến thắng được sự thiếu thốn, khổ cực đó?
? Trước khi hội tụ về đây thì họ là những người ntn?
? Điều gì khiến họ quen nhau?
? Họ có điểm chung gì?
? Tình cảm của họ đã đạt đến mức nào
G Tất cả cái đó đã thành “đồng chí”.
? Hãy tìm các câu thơ thể hiện tình đồng chí?
? Em có NX gì về hình thức của câu thơ thứ 7?
G Câu thơ chỉ có 1 từ gồm 2 tiếng kết hợp với dấu chấm than tạo thành 1 nốt nhấn, nó vang lên như 1 sự phát hiện, 1 lời KĐ; lời thơ ngắn gọn, mộc mạc nhưng rất đỗi thiêng liêng, cảm động. KĐ ngợi ca 1 tình cảm CM mới mẻ bắt nguồn từ những tình cảm truyền thống: tình bạn, tình đồng đội trong chiến đấu đã được đổi mới nâng cao trong hoàn cảnh mới, thời đại mới.
? Câu thơ “Thương nhau tay nắm lấy bàn tay” gợi cho em suy nghĩ gì?
G Đồng chí, đó là cùng nhau chia sẻ những gian lao, thiếu thốn của cuộc đời người lính.
G TG viết: trong bài thơ “Đồng chí”, tôi muốn nhấn mạnh đến tình đồng đội. Suốt cả cuộc chiến đấu chỉ có 1 chỗ dựa dường như là duy nhất để tồn tại, để chiến đấu là tình đồng chí, tình đồng đội.
? Thảo luận: có ý kiến cho rằng những câu thơ nói về tình đồng đội, đồng chí có những chi tiết, hình ảnh sóng đôi nhau. Hãy tìm và nêu TD của biện pháp NT này?
? Đọc 3 câu thơ cuối?
? 3 câu thơ cuối gợi cho em 1 cảnh tượng ntn?
G Người lính phục kích giặc giữa “rừng hoang sương muối” còn có 1 người bạn nữa, đó là vầng trăng. 3 nhân vật: khẩu súng, vầng trăng và người bạn chiến đấu. 3 nhân vật hoà quện với nhau tạo ra hình ảnh “đầu súng trăng treo”. Và hình ảnh này được TG đặt tên cho tập thơ của mình khi viết về người lính.
* HĐ3: Tổng kết (2 phút)
? Hãy nêu ND chính của bài thơ?
G Bài thơ là 1 thành công rất sớm trong thơ ca viết về người lính mở ra hướng khai thác chất thơ vẻ đẹp người lính bình dị chân thực.
? Hãy nêu NT tiêu biểu của bài thơ?
? Đọc ghi nhớ/SGK/131?
 * HĐ4: Luyện tập (3 phút)
? Nêu YC bài tập 1?
? Nêu YC bài tập 2?
- Thể thơ tự do.
- TD: không hạn hẹp gò bó về câu chữ, người viết dễ dàng bộc lộ tâm tư, tình cảm của mình.
- Thể hiện sự phóng khoáng, bay bổng. Nhưng cũng thể hiện được tình cảm, cảm xúc lắng đọng.
- Riêng 3 câu cuối đọc chậm.
Người có cùng chung 1 đoàn thể, chung 1 lí tưởng, 1 ý chí. (Đồng – cùng; Chí – chí hướng). 
- Tri kỉ: hiểu được tâm tư tình cảm của nhau (danh từ: bạn thân).
- Hình ảnh người lính.
- Tình đồng chí đồng đội.
- Quê hương nước mặn đồng chua.
- Làng cày lên sỏi đá.
- Đây là những vùng đất nghèo.
- “nước mặn đồng chua” gợi lên những vùng quê chiêm trũng.
- “đất cày lên sỏi đá” gợi vùng đất trung du khô cằn, bạc màu.
- Các anh ở nhiều vùng quê khác nhau nhưng đều là những vùng quê nghèo khó.
- “Gian nhà không mặc kệ gió lung lay”.
- Gian nhà không - nghèo khó không có gì.
- 2 HS 1 nhóm thảo luận 30 giây -> trả lời = miệng. 
- Hiểu như vậy là sai. Vì anh bộ đội - người chủ ngôi nhà quyết tâm ra đi đánh giặc cứu nước. Bởi người chiến sĩ XĐ rằng “nước mất” thì “nhà tan”.
- ẩn dụ: giếng nước, gốc đa - vợ con, GĐ, làng xóm.
- Nhân hoá: nhớ.
- Người quê nhà nhớ người ra đi.
- Đêm rét chung chăn; biết từng cơn ớn lạnh - sốt run người vừng trán ướt mồ hôi, áo rách vai, quần vài mảnh vá, chân không giày, đêm sương muối.
- Tình đồng đội đồng chí đã sưởi ấm lòng họ giữa rừng hoang sương muối.
- Nông dân xa lạ.
- Họ chung lí tưởng, chung chí hướng.
- Chung hoàn cảnh.
- Tri kỉ.
- “Súng bên súng, đầu sát bên đầu, 
Đêm rét chung chăn thành đôi”
- “Thương nhau tay nắm lấy bàn”
- “Đứng cạnh bên nhau chờ giặc”
- Câu thơ ngắn nhất, có dấu chấm than là nhan đề của bài thơ.
- Vừa nói lên tình cảm gắn bó sâu nặng giữa những người lính, vừa gián tiếp thể hiện sức mạnh của tình cảm đó.
- 1 bàn 1 nhóm thảo luận 1 phút -> trả lời = miệng. 
- Các câu 5, 6, 11, 17. 
+ “Súng bên súng, đầu sát bên đầu, chung chăn” -> tri kỉ.
+ “Anh với tôi; tay nắm lấy bàn tay”. => tạo sức mạnh đoàn kết chiến đấu
- Đêm lạnh nơi rừng hoang, 2 người lính bồng súng đợi giặc nơi chiến hào. Từ đó nhìn lên thấy đầu súng ánh trăng treo.
- Bài thơ thể hiện tinh thần chịu đựng gian khổ hi sinh của các anh bộ đội; ca ngợi tình đồng chí, đồng đội, sự gắn bó keo sơn của người lính.
- Chi tiết, hình ảnh, NN bình dị, cô đọng, giàu sức biểu cảm.
- Đọc thuộc lòng bài thơ -> cho HS điểm.
- Hình thức: Viết đoạn văn.
- ND: trình bày cảm nhận của mình.
- Đối tượng: đoạn cuối bài thơ “Đồng chí”.
I. Giới thiệu TG, TP:
1. TG:
- Tên khai sinh: Trần Đình Đắc.
- Quê: Can Lộc – Hà Tĩnh.
2. TP:
- Sáng tác năm 1948. In trong tập “Đầu súng trăng treo”.
3. Đọc – chú thích:
a. Đọc:
b. Chú thích:
II. PT VB:
1. Kết cấu, bố cục:
2. PT:
a. Hình ảnh người lính:
- NT ẩn dụ, nhân hoá.
- Tả thực.
=> Họ xuất thân từ những người nông dân nghèo khó, cuộc sống người lính thiếu thốn nhưng đầy lạc quan yêu đời.
b. Tình đồng chí, đồng đội:
- Các chi tiết, hình ảnh sóng đôi => làm nổi bật tình đồng đội, đồng chí gắn bó keo sơn => tạo sức mạnh chiến đấu của người lính.
III. Tổng kết:
1. ND:
2. NT:
3. Ghi nhớ:
IV. Luyện tập:
Bài 1:
Bài 2:
IV. Củng cố: 
? Vì sao bài thơ viết về tình đồng đội của người lính lại được đặt tên là “Đồng chí”?
- Vì người lính chung 1 ý chí, 1 lý tưởng.
? Tên bài thơ gợi cho em suy nghĩ gì về tình cảm của những người lính CM?
- TG muốn nhấn mạnh cơ sở GC, lí tưởng chiến đấu và tính chất CM của MQH giữa những người lính trong KC chống Pháp.
- Tình đồng chí là cốt lõi, là bản chất sâu xa của sự gắn bó giữa những người lính CM. 
G Treo tranh/SGK
? Bức tranh gợi cho em liên tưởng đến những câu thơ nào? 
V. Hướng dẫn: 
- Học thuộc lòng bài thơ và xem bài PT.
- Soạn bài: “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”
+ Chú ý về: nhan đề bài thơ? Hình ảnh nổi bật trong bài thơ? Hình ảnh người lính ntn? NN, giọng điệu? SS hình ảnh người lính trong bài với hình ảnh người lính trong bài thơ “Đồng chí”.
G Hơn nửa TK qua bài thơ đã thực sự đi vào lòng bao nhiêu thế hệ và đến hôm nay vẫn ngân vang những sợi dây tình cảm nối liền những người chiến sĩ với chúng ta lại, giúp chúng ta hiểu hơn về cuộc sống, về tâm sự của cha ông mình.
E. Rút kinh nghiệm: 

Tài liệu đính kèm:

  • doc46-DONG CHI.doc