Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 - Tiết 53: Tiếng Việt Tổng kết về từ vựng

Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 - Tiết 53: Tiếng Việt Tổng kết về từ vựng

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh.

 - Nắm vững hơn và biết vận dụng những kiến thức về từ vựng đã học từ lớp 6 đến lớp 9 (từ tượng thanh và tượng hình; một số phép tu từ từ vựng: so sánh, ẩn dụ, nhân hoá, hoán dụ, nói quá, nói giảm nói tránh, điệp ngữ, chơi chữ, )

B. CHUẨN BỊ:

 - Giáo viên: giáo án; sách giáo khoa; bảng phụ; phiếu học tập;.

- Học sinh: bài soạn;.

C. PHƯƠNG PHÁP:

 - Giáo viên: phân tích; phát vấn; quy nạp thực hành;.

 - Học sinh: hoạt động độc lập; hoạt động nhóm;.

D. TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY:

I. ỔN ĐỊNH LỚP:

 - Kiểm tra sĩ số:

II. KIỂM TRA BÀI CŨ:

 Kiểm tra vở soạn của học sinh.

III. NỘI DUNG BÀI MỚI:

 Tiết học hôm nay, thầy trò chúng ta tiếp tục ôn tập những kiến thức về từ vựng.

 

doc 4 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 790Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 - Tiết 53: Tiếng Việt Tổng kết về từ vựng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 20/10/2008 
Ngày giảng: 30/10/2008
 Tiết 53
Tiếng Việt
 Tổng kết về từ vựng
A. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh.
 - Nắm vững hơn và biết vận dụng những kiến thức về từ vựng đã học từ lớp 6 đến lớp 9 (từ tượng thanh và tượng hình; một số phép tu từ từ vựng: so sánh, ẩn dụ, nhân hoá, hoán dụ, nói quá, nói giảm nói tránh, điệp ngữ, chơi chữ,)
B. chuẩn bị: 
 - Giáo viên: giáo án; sách giáo khoa; bảng phụ; phiếu học tập;...
- Học sinh: bài soạn;...
C. phương pháp:
 - Giáo viên: phân tích; phát vấn; quy nạp thực hành;...
 - Học sinh: hoạt động độc lập; hoạt động nhóm;...
D. Tiến trình giờ dạy:
I. ổn định lớp: 
 - Kiểm tra sĩ số:
II. Kiểm tra bài cũ: 
 Kiểm tra vở soạn của học sinh.
III. nội dung Bài mới: 
 Tiết học hôm nay, thầy trò chúng ta tiếp tục ôn tập những kiến thức về từ vựng.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
* Hoạt động 1: Ôn tập về từ tượng thanh và từ tượng hình (10 phút)
? Thế nào là từ tượng thanh? Lấy ví dụ minh hoạ?
? Từ tượng hình là gì? Cho ví dụ minh hoạ?
G Do khả năng gợi hình ảnh và âm thanh nên các từ tượng hình, tượng thanh có tính biểu cảm cao. Chúng thường được dùng trong các văn bản văn học như: miêu tả, tự sự,..
? Nêu yêu cầu phần 2?
? Đọc phần 3?
* Hoạt động 2: Ôn một số phép tu từ từ vựng (30 phút)
? So sánh là gì? Tác dụng của phép so sánh? Cho ví dụ?
? So sánh có mấy loại? Đó là những loại nào?
? ẩn dụ là gì? lấy ví dụ?
? Nhân hoá là gì? Cho ví dụ?
G Nhờ nhân hoá mà các sự vật được miêu tả trở nên sống động, gần với đời sống của con người. Và còn được sử dụng để làm phương tiện, làm cái cớ để con người giãi bày tâm sự.
? Hoán dụ là gì? Lấy ví dụ?
? Nói quá là gì? Cho Ví dụ?
G Nói quá được sử dụng rộng rãi trong lời ăn tiếng nói hằng ngày, trong các văn bản chính luận; văn bản văn chương.
G Cần thận trọng khi sử dụng phép nói quá, đặc biệt là khi giao tiếp với người trên, người lớn tuổi.
? Nói giảm nói tránh là gì? Cho ví dụ?
G Nói giảm nói tránh chủ yếu được dùng trong lời nói hằng ngày, văn bản chính luận, văn bản văn chương,
? Thế nào là điệp ngữ? Lấy ví dụ?
? Thế nào là chơi chữ? Cho ví dụ?
G Chơi chữ được dùng khá phổ biến trong đời sống sinh hoạt, trong văn chương trào phúng, câu đố, câu đối.
? Đọc phần 2?
G Nhờ biện pháp nói quá, Nguyễn Du đã thể hiện đầy ấn tượng một nhân vật tài sắc vẹn toàn.
G Bằng lối nói quá, Nguyễn Du đã cực tả sự xa cách giữa thân phận, cảnh ngộ của Thuý Kiều và Thúc Sinh.
? Đọc phần 3?
G Nhờ cách nói đó mà chàng trai đã thể hiện tình cảm của mình mạnh mẽ, kín đáo.
G Trăng rất sáng khiến cảnh vật hiện rõ đường nét.
G “Mặt trời” - ánh dương – tương lai.
- Là những từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên, con người. Ví dụ: ầm ầm; ào ào; vù vù; lọc cọc;.
- Là những từ có khả năng gợi tả hình ảnh, dáng, vẻ trạng thái của sự vật. Ví dụ: hì hục; rón rén; lênh khênh;
- Thi giữa 2 dãy bàn.
- Tên loài vật là từ tượng thanh: bò; mèo; tắc kè; chim (cu); cuốc cuốc;
- 1 bàn 1 nhóm thảo luận 1 phút -> trả lời bằng miệng.
- Các từ tượng hình: lốm đốm; lê thê; lồ lộ; loáng thoáng; 
- Tác dụng: Miêu tả hình ảnh đám mây một cách cụ thể và sống động.
- Là đem sự vật, sự việc này đối chiếu với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho diễn đạt.
- So sánh có 2 loại: 
+ So sánh ngang bằng. (Mặt trời xuống biển như hòn lửa).
+ So sánh không ngang bằng. (Long cao hơn Lâm).
- Là phương thức lấy tên gọi sự vật, hiện tượng này bằng tên gọi sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
- Ví dụ: 
“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”.
- Là dùng những từ vốn để chỉ hoạt động, tính chất của con người để miêu tả những sự vật, con vật không phải là người hoặc để xưng hô, để gọi chúng.
- Ví dụ: “Sóng đã cài then đêm sập cửa.”
- Là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm làm tăng sức gợi hình gợi cảm.
- Ví dụ: “áo chàm đưa buổi phân li
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay.”
- Là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, sự việc, hiện tượng được MT để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.
- Ví dụ: “Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày.”
- Là một biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, tránh gây cảm giác quá đau buồn, nặng nề, tránh thô tục, thiếu lịch sự.
- Ví dụ: “Cụ ấy qua đời rồi.”
- Là những từ ngữ được lặp lại có ý thức để nhấn mạnh ý, gây ấn tượng ở người đọc, người nghe.
- Ví dụ: 
“Câu hát căng buồm cùng gió khơi”.
“Câu hát căng buồm với gió khơi”.
- Là biện pháp tu từ lợi dụng các đặc điểm, về âm, về nghĩa của từ ngữ để tạo ra những cách hiểu thú vị, bất ngờ.
- Ví dụ: “Đi cưa ngọn về cũng cưa ngọn”. 
- 1 bàn 1 nhóm, 2 nhóm làm 1 câu, thảo luận trong 5 phút -> trả lời bằng miệng.
a. Phép ẩn dụ: từ “hoa; cánh” dùng để chỉ Thuý Kiều và cuộc đời của Kiều, từ “lá; cây” dùng để chỉ gia đình của Kiều và cuộc sống của họ. ý nói Kiều bán mình để cứu gia đình.
b. Phép so sánh: So sánh tiếng đàn của Kiều với “tiếng hạc; tiếng suối; tiếng gió thoảng; tiếng trời đổ mưa”.
- Điệp ngữ: tiếng hạc, tiếng suối, tiếng khoan, tiếng mau.
c. Phép nói quá: Thuý Kiều có sắc đẹp đén mức “hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh.” Thuý Kiều không chỉ đẹp mà còn có tài: “Một hai nghiêng nước nghiêng thành; sắc đành đòi một tài đành hoạ hai.”
- Nhân hoá: “hoa ghen; liễu hờn.”
d. Phép nói quá: Gác Quan Âm, nơi Kiều bị Hoạn Thư bắt ra chép kinh, rất gần với phòng đọc sách của Thúc Sinh. Tuy cùng ở trong khu vườn nhà Hoạn Thư, gần nhau “trong gang tấc” nhưng giờ đây hai người cách trở “gấp mười quan san”.
e. Phép chơi chữ: “tài” và “tai”.
- Điệp ngữ: “tài”
- 1 bàn 1 nhóm, 2 nhóm làm 1 câu, thảo luận trong 5 phút -> trả lời = miệng.
a. Tác giả dân gian dùng điệp ngữ (còn) kết hợp với việc sử dụng từ đa nghĩa (say sưa) để chơi chữ. 
- “say sưa” vừa được hiểu là chàng trai vì uống nhiều rượu mà say, vừa được hiểu là chàng trai say đắm vì tình.
b. Tác giả dùng phép nói quá để nói về sự lớn mạnh của nghĩa quân Lam Sơn.
- Điệp ngữ: “đá”; “nước”.
c. Nhờ phép so sánh mà tác giả đã miêu tả sắc nét và sinh động âm thanh của tiếng suối và cảnh rừng dưới đêm trăng.
- Điệp ngữ: tiếng (suối); tiếng (hát); (trăng) lồng; (bóng) lồng; chưa ngủ.
d. Tác giả dùng biện pháp nhân hoá để biến ánh trăng thành một bạn tri âm tri kỉ (“trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”). Nhờ phép nhân hoá mà thiên nhiên trong bài thơ trở nên sống động hơn, có hồn hơn và gắn bó với con người hơn.
e. Tác giả dùng phép ẩn dụ tu từ: từ “mặt trời” trong câu thơ thứ hai chỉ em bé trên lưng mẹ. ẩn dụ này thể hiện sự gắn bó của đứa con với người mẹ (tình mẹ con) đó là nguồn sống, nguồn nuôi dưỡng niềm tin của mẹ vào ngày mai.
- Điệp ngữ: “mặt trời”.
I. Từ tượng thanh và từ tượng hình:
II. Một số phép tu từ từ vựng:
IV. Củng cố: 
 G khái quát lại từng nội dung bài. 
V. Hướng dẫn: 
 - Xem lại toàn bộ phần kiến thức và hoàn thành phần bài tập.
 - Soạn bài: Tập làm thơ tám chữ.
 + Soạn theo hệ thống câu hỏi của từng phần trong sách giáo khoa.
 + Tập sáng tác một bài thơ tám chữ với đề tài: gia đình hoặc nhà trường.
E. Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • doc53-TONG KET TU VUNG.doc