Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 - Tiết 87: Trả bài kiểm tra tiếng Việt

Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 - Tiết 87: Trả bài kiểm tra tiếng Việt

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS.

 - Ôn tập, KT kiến thức và kĩ năng TV mà HS đã thể hiện trong bài kiểm tra.ư

 - Thấy được những ưu điểm và hạn chế trong bài làm của mình; tìm ra phương hướng khắc phục và sửa chữa.

 - Rèn kĩ năng trình bày, diễn đạt, ý thức làm bài,

 - Đánh giá được KQ học tập của bản thân.

B. CHUẨN BỊ:

 - G: giáo án; đề kiểm tra,.

 - H: bài kiểm tra.

C. PHƯƠNG PHÁP:

 - G: vấn đáp; thuyết trình;

 - H: hoạt động nhóm; .

D. TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY:

I. ỔN ĐỊNH LỚP:

II. KIỂM TRA BÀI CŨ:

 - Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.

 

doc 4 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 748Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 - Tiết 87: Trả bài kiểm tra tiếng Việt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS: 
NG: 
Tiết 87
 Tiếng Viêt
Trả bài kiểm tra tiếng Việt
A. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS.
 - Ôn tập, KT kiến thức và kĩ năng TV mà HS đã thể hiện trong bài kiểm tra.ư
 - Thấy được những ưu điểm và hạn chế trong bài làm của mình; tìm ra phương hướng khắc phục và sửa chữa.
 - Rèn kĩ năng trình bày, diễn đạt, ý thức làm bài,
 - Đánh giá được KQ học tập của bản thân.
B. chuẩn bị: 
 - G: giáo án; đề kiểm tra,...
 - H: bài kiểm tra.
C. phương pháp: 
 - G: vấn đáp; thuyết trình;
 - H: hoạt động nhóm;..
D. Tiến trình giờ dạy:
I. ổn định lớp: 
II. Kiểm tra bài cũ: 
 - Kiểm tra sự chuẩn bị của HS. 
III. nội dung Bài mới: 
Đề bài
Phần I: Trắc nghiệm (3 điểm)
Câu 1: (0,25 điểm)
 Thế nào là phương châm về chất trong hội thoại?
 A. Khi giao tiếp, cần chú ý nói rành mạch, rõ ràng, tránh nói mơ hồ.
 B. Khi giao tiếp, cần nói đúng đề tài giao tiếp, không lạc sang đề tài khác.
 C. Khi giao tiếp, đừng nói những điều mà mình không tin là đúng hay không có bằng chứng xác thực.
 D. Khi giao tiếp, cần nói cho có nội dung; nội dung của lời nói phải đáp ứng đúng yêu cầu của cuộc giao tiếp, không thiếu, không thừa.
Câu 2: (0,25 điểm)
 Nói giảm nói tránh là phép tu từ liên quan đến phương châm hội thoại nào?
 A. Phương châm về lượng. 
 B. Phương châm về chất.
 C. Phương châm lịch sự. 
 D. Phương châm cách thức.
Câu 3: (0,25 điểm)
 Các phương châm hội thoại là những quy định bắt buộc trong mọi tình huống giao tiếp. Đúng hay sai?
 A. Đúng. 
 B. Sai.
Câu 4: (0,25 điểm)
 Nhận định nào nói đúng nhất những việc chúng ta cần phải làm khi muốn lựa chọn đúng từ ngữ xưng hô trong hội thoại?
 A. Xem xét tính chất của tình huống giao tiếp.
 B. Xem xét mối quan hệ giữa người nói với người nghe.
 C. Cả A và B đều đúng.
 D. Cả A và B đều sai.
Câu 5: (0,25 điểm)
 Lời trao đổi của nhân vật trong tác phẩm văn học (nhất là văn xuôi) thường được dẫn bằng cách nào?
 A. Gián tiếp. 
 B. Trực tiếp.
Câu 6: (0,75 điểm)
 Sau khi khám cho người bệnh, theo em, bác sĩ nên nói cách nào trong hai cách nói sau? Vì sao?
 A. Bệnh của anh không thể chữa khỏi được.
 B. Bệnh của anh không nặng lắm. Anh chịu khó chữa rồi cũng khỏi thôi.
.
Câu 7: (1 điểm)
 Những câu sau vi phạm phương châm hội thoại nào? Em hãy sửa lại cho đúng?
 A. Phương châm về lượng. 
 B. Phương châm về chất.
 C. Phương châm quan hệ. 
 D. Phương châm cách thức.
a. Bố mẹ mình đều là giáo viên dạy học.
b. Chú ấy chụp ảnh cho mình bằng máy ảnh.
c. Nó đá bóng bằng chân.
d. Nó nhìn tôi bằng đôi mắt.
e. Ngựa là một loài thú bốn chân.
a: .................................................................................................................
b: .....
c: .....
d: ......
e: .......
Phần II: Tự luận (7 điểm)
Câu 1: (1 điểm)
 Tìm 5 từ chỉ nghề nghiệp, 5 từ chỉ chức vụ dùng để xưng hô.
 - 5 từ chỉ nghề nghiệp dùng để xưng hô: 
 - 5 từ chỉ chức vụ dùng để xưng hô: ..
Câu 2: (2 điểm)
 Hãy sắp xếp các thành ngữ sau vào các phương châm hội thoại tương ứng: nói có sách mách có chứng; lắm mồm lắm miệng; ăn ngay nói thật; nói phải củ cải cũng nghe; hỏi gà đáp vịt; dây cà ra dây muống. 
 - Thành ngữ liên quan đến phương châm về lượng: .......
 - Thành ngữ liên quan đến phương châm về chất: ...
 - Thành ngữ liên quan đến phương châm quan hệ: .....
 - Thành ngữ liên quan đến phương châm cách thức: ....
Câu 3: (4 điểm)
 Chuyển lời dẫn gián tiếp sau thành lời dẫn trực tiếp và viết một đoạn văn hoặc một mẩu chuyện (đề tài tự chọn) trong đó có sử dụng lời dẫn trực tiếp mà em vừa chuyển?
 “Cô giáo nhắc lớp mình ngày mai mang SGK NV đi để ôn tập chuẩn bị thi HKI”.
Đáp án – biểu điểm
Phần I: Trắc nghiệm (3 điểm)
Câu hỏi
1
2
3
4
5
đáp án
C
C
B
C
B
Câu 6: 
 - Đáp án B - (0,25 điểm).
 - Vì sau khi khám cho người bệnh, để người bệnh yên tâm, không thất vọng về tình trạng sức khoẻ của mình, bác sĩ có thể vi phạm phương châm hội thoại về chất. – (0,5 điểm). 
 Câu 7: (1 điểm)
 - Những câu sau vi phạm phương châm hội thoại: 
 A. Phương châm về lượng. – (0,25 điểm). 
 - Mỗi đáp án đúng được 0,15 điểm. 
a. Bố mẹ mình đều là giáo viên dạy học.
b. Chú ấy chụp ảnh cho mình bằng máy ảnh.
c. Nó đá bóng bằng chân.
d. Nó nhìn tôi bằng đôi mắt.
e. ngựa là một loài thú bốn chân.
a: Bố mẹ mình đều là giáo viên.
b: Chú ấy chụp ảnh cho mình bằng máy ảnh kĩ thuật số.
c: Nó đá bóng bằng chân trái.
d: Nó nhìn tôi bằng đôi mắt chan chứa yêu thương.
e. ngựa là một loài thú.
Phần II: Tự luận (7 điểm)
Câu 1: (1 điểm – mỗi đáp án đúng được 0,5 điểm)
 - 5 từ chỉ nghề nghiệp dùng để xưng hô: công nhân; bác sĩ; kĩ sư; ca sĩ; hoạ sĩ; bảo vệ; 
 - 5 từ chỉ chức vụ dùng để xưng hô: lớp trưởng; tổ trưởng; hiệu trưởng; giám đốc;
Câu 2: (2 điểm – mỗi đáp án đúng được 0,5 điểm)
 - Thành ngữ liên quan đến phương châm về lượng: lắm mồm lắm miệng. 
 - Thành ngữ liên quan đến phương châm về chất: nói có sách mách có chứng; ăn ngay nói thật; nói phải củ cải cũng nghe.
 - Thành ngữ liên quan đến phương châm quan hệ: hỏi gà đáp vịt.
 - Thành ngữ liên quan đến phương châm cách thức: dây cà ra dây muống. 
Câu 3: (4 điểm)
 - Khi viết đoạn văn chuyển lời dẫn gián tiếp trên thành lời dẫn trực tiếp, cần chú ý đảm bảo các YC sau:
 + Khôi phục lại nguyên văn ND lời được dẫn (thay đổi ngôi xưng hô, thêm bớt các từ cần thiết). 
 + Đặt lời dẫn sau dấu 2 chấm, trong dấu ngoặc kép.
 + VD: Sáng nay, cô hiệu trưởng đến lớp mình nhắc là: “Ngày mai, các em nhớ mang sách giáo khoa Ngữ văn đi để ôn tập chuẩn bị thi học kì I.” 
Trả bài
 I. NX:
 1. Ưu điểm:
 - Đa số các em làm bài tốt, XĐ đúng các đáp án. Đã biết cách làm bài trắc nghiệm.
 - Trình bày sạch đẹp.
 2. Nhược điểm:
 - 1 số bài chưa biết cách làm; đặc biệt ở phần tự luận.
 - 1 số bài điểm thấp; trình bày chưa cẩn thận, chưa sạch đẹp.
 - Câu 6 và 7 ít HS làm được do cá em không biết cách làm.
 - Khi viết vẫn còn có HS sai về câu, từ, chính tả, viết hoa, viêt tắt, 
 * Tuyên dương bài: Hiền.
 II. Sửa và chữa bài:
 G chữa bài -> trả bài cho HS và HS cùng thảo luận để sửa bài theo nhóm (1 bàn 1 nhóm).
IV. Củng cố: 
 GV thu bài và NX tiết học.
V. HDVN: 
 - Làm lại bài.
 - Soạn bài: xem lại các bài thơ và truyện hiện đại để chuẩn bị trả bài kiểm tra.
E. Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • doc87-TRA BAI KIEM TRA TV.doc