Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 - Tiết 89: Tập làm thơ tám chữ

Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 - Tiết 89: Tập làm thơ tám chữ

NS:

NG: Tiết 89

Tập làm văn

 Tập làm thơ tám chữ

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS.

 - Tiếp tục tìm hiểu những bài thơ 8 chữ hay của các nhà thơ.

 - Viết tiếp các câu thơ vào 1 bài thơ cho trước.

B. CHUẨN BỊ:

 - GV: giáo án; SGK; bảng phụ;

C. PHƯƠNG PHÁP:

 - GV: phân tích; phát vấn; thực hành;.

 - HS: hoạt động độc lập; hoạt động nhóm;.

D. TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY:

I. ỔN ĐỊNH LỚP:

II. KIỂM TRA BÀI CŨ:

 Kiểm tra bài soạn của HS.

 

doc 4 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 708Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 - Tiết 89: Tập làm thơ tám chữ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS: 
NG: 
 Tiết 89
Tập làm văn
 Tập làm thơ tám chữ
A. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS.
 - Tiếp tục tìm hiểu những bài thơ 8 chữ hay của các nhà thơ.
 - Viết tiếp các câu thơ vào 1 bài thơ cho trước.
B. chuẩn bị: 
 - GV: giáo án; SGK; bảng phụ;
C. phương pháp: 
 - GV: phân tích; phát vấn; thực hành;...
 - HS: hoạt động độc lập; hoạt động nhóm;...
D. Tiến trình giờ dạy:
I. ổn định lớp: 
II. Kiểm tra bài cũ: 
 Kiểm tra bài soạn của HS.
III. nội dung Bài mới: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
* HĐ1: Tìm hiểu 1 số đoạn thơ 8 chữ (10 phút)
G Treo bảng phụ: các câu thơ của Thế Lữ để HS quan sát.
G Treo bảng phụ: đoạn thơ của Xuân Diệu để HS quan sát.
G Treo bảng phụ: đoạn thơ của Hàn Mặc Tử để HS quan sát.
? Qua sự hiểu biết của bản thân, và qua các đoạn thơ mà chúng ta vừa quan sát em có NX gì về thể thơ 8 chữ?
*HĐ2: Viết thêm 1 câu thơ để hoàn thiện khổ thơ (10 phút)
G YC câu mới viết phải đủ 8 chữ.
- Phải đảm bảo sự lô-gic về YN với những câu đã cho.
- Phải có vần chân liền hoặc vần chân gián cách với các câu thơ đã cho.
G Gợi ý: có thể chọn 1 trong các câu gần đủ 8 chữ sau: 
“Bởi đời tôi cũng đang....
Sao thời gian cũng chảy..
Mà sông xưa vẫn chảy..”
Câu thơ nguyên tác là:
“Mà sông bình yên nước chảy theo dòng?”
G Gợi ý: có thể chọn 1 trong các câu thơ gần đủ 8 chữ sau:
“Chợt quen nhau chưa thể.
1 cành hoa đâu đã gọi.
Mùa đông ơi, sao đã gọi...”
- Câu thơ trong nguyên tác:
“1 cành đào chưa thể gọi mùa xuân”.
* HĐ3: Viết thêm 1 câu thơ để hoàn thành khổ thơ (5 phút)
G Treo bảng phụ có đoạn thơ.
G Gợi ý: có thể chọn 1 trong những câu thơ gần đủ 8 chữ sau:
- “Sao bâng khuâng trước những cánh”
- “Cho 1 người thơ thẩn ngắm”
- “Chợt giật mình nghe ai gọi”
- Câu thơ trong nguyên tác là: “Cho 1 người nào đó ngạc nhiên hoa”.
G Gợi ý: có thể chọn 1 trong những câu thơ gần đủ 8 chữ sau:
- “Những trái chín có từ ngày”
- “Ai hái tặng ai để nhớ...”
- “Tôi thẫn thờ nắm cành táo”
- Câu thơ nguyên tác là:
“Tôi nắm chặt hơn cành táo nhọn gai!”
* HĐ4: Tập làm thơ 8 chữ theo đề tài (15 phút)
G YC: Làm 1 bài thơ 8 chữ SD một trong các tiêu đề sau: bạn bè, trường lớp, thầy cô,-> Đọc 1 số bài thơ mẫu.
“ Nét mong manh thấp thoáng cánh hoa bay
Cảnh cơ hàn nơi nước đọng bùn lầy
Thú sán lạn mơ hồ trong ảo mộng.
Chí hăng hái ganh đua đời náo động
Tôi đều yêu, đều kiếm, đều say mê”
(“Cây đàn muôn điệu”)
“ Đã biết bao phen những buổi chiều thu
Ta bâng khuâng tìm cảnh mộng bên hồ
Nhưng ta chỉ tiếc khi ngồi lặng ngắm
Đôi mắt cô em như say như đắm
Như buồn in HA giấc mơ xa”
(“Nhan sắc”)
“Cây bên đường, trụi lá đứng tần ngần
Khắp xương nhánh chuyển 1 luồng tê tái
Và giữa vườn im, hoa run sợ hãi
Bao nỗi phôi pha, khô héo rụng rời”
(“Tiếng gió”)
“Xuân không chỉ ở màu xuân 3 tháng
Xuân là khi nắng rạng đến tình cờ
Chim trên cành há mỏ hát ra thơ
Xuân là lúc gió về không định trước
Đông đang lạnh bỗng 1 hôm trở ngược
Mây bay đi để hở 1 khung trời
Thế là xuân. Ngày chỉ ấm hơi hơi.
Như được ngắm 1 bàn tay son sẻ”
(“Xuân không màu”)
“Cứ để ta ngất ngư trên vũng huyết
Trải niềm đau trên mảnh giấy mong manh
Đừng nắm lại, nguồn thơ ta đang siết
Cả lòng ta trong mớ chữ rung rinh
(“Trăng”)
“Ta muốn hồn trào ra đầu ngọn bút
Bao lời thơ đều dính não cân ta
Bao dòng chữ quay cuồng như máu vọt
Cho mê man tê điếng cả làn da”
(“Trăng”)
- Vần liền: bay - lầy; mộng - động; ngắm - đắm; 
- Vần gián cách: huyết – siết; ta – da;
- 2 bàn 1 nhóm thảo luận -> đại diện trình bày.
“Cành mùa thu đã mùa xuân nảy lộc
Hoa gạo nở rồi, nở đỏ bến sông.
Tôi cũng khác tôi sau lần gặp trước.”
(Đỗ Bạch Mai – “Trước dòng sông”)
“Biết làm thơ chưa hẳn là thi sĩ
Như người yêu khác hẳn với tình nhân
Biển dù nhỏ không phải là ao rộng
”
(Phạm Công Trứ – “Vô đề”)
- 2 bàn 1 nhóm thảo luận -> trả lời = miệng.
“Nhưng hôm nay tôi chợt nhớ sững sờ
Phố Hàng Ngang dâu da xoan nở trắng
Và mưa rơi thật dịu dàng êm lặng
”
(Bế Kiến Quốc – “Dâu da xoan”)
“Có lẽ nào để tuột khỏi tay em
Những trái chín chắt chiu từ đất mẹ
Những trái chín lẫn buồn vui tuổi trẻ
”
(Hoàng Thế Sinh – “Có 1 đêm như thế mùa xuân”)
Nắng ấm sân trường
Nguyễn Liên Châu
Cây điệp già xoè rộng tán yêu thương
Lá lấp lánh cười duyên cùng bóng nắng
Giờ tan học, mảng sân vuông lặng vắng
Chim chuyền cành buông tiếng lạnh bâng quơ
Chúng em ngồi nghe thầy giảng bình thơ
Nắng ghé theo chồm lên ngồi bệ cửa
Và cả gió cũng biết mê thơ nữa
Thổi thoảng vào mát ngọt giọng thầy ngâm
Cả lớp say theo từng nhịp bổng trầm
Điệp từng bông vàng ngây rơi xoay tít
Ngày vẫn xuân, chim từng đôi ríu rít
Sà xuống sân tắm nắng ấm mùa xanh
Em ngồi yên uống suối mật trong lành
Thời gian như dòng trôi không bước nữa
Không gian cũng nằm yên không dám cựa
Ngại ngoài kia nắng ấm sẽ thôi vàng
Sân trường căng rộng ngực đến thênh thang
Kiêu hãnh khoe trên mình màu nắng ấm
Lời thơ thầy vẫn nhịp nhàng sâu lắng
Nắng ấm hơn nhờ giọng ấm của người.
Nhớ thầy
Trong cuộc sống như từng trang lịch sử
Mỗi ngày qua cho ta hiểu thêm đời
Mai cất bước trên đường dài mê mải
Nhớ mãi lời thầy - tiết học hôm nay.
I. Tìm hiểu 1 số đọạn thơ 8 chữ:
- Thường SD vần chân 1 cách rất linh hoạt.
+ Có vần liền và vần gián cách.
- Gần với văn xuôi do đó cách ngắt nhịp rất linh hoạt.
II. Viết thêm 1 câu thơ để hoàn thiện khổ thơ:
III. Viết thêm 1 câu thơ để hoàn thành khổ thơ:
IV. Tập làm thơ 8 chữ theo đề tài:
IV. Củng cố: 
 G khái quát lại 1 số đặc điểm chính của thể thơ 8 chữ. 
V. Hướng dẫn: 
 - Xem lại lí thuyết về thể thơ 8 chữ và tập làm 1 bài thơ 8 chữ -> nộp vào giờ sau.
 - Soạn bài: Xem lại bài kiểm tra HKI.
 Ôn lại toàn bộ kiến thức của HKI.
E. Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • doc89-TAP LAM THO 8 CHU.doc