Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 - Tiết 91 đến tiết 129

Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 - Tiết 91 đến tiết 129

Tiết 91 + 92

++ qua bài nghị luận sâu sắc, giàu tính thuyết phục của Chu Quang Tiềm.

2-Tích hợp

 +>Ngang: Từ Hán Việt, Thành ngữ. – Biện pháp tu từ so sánh kĩ năng tiếp nhận bài văn nghị luận, khôi phục lại hệ thống luận điểm, luận cứ. Thao tác phân tích, tổng hợp trong văn nghị luận.

 +>Dọc: Cụm bài văn nghị luận.

 +>Mở rộng: những ý kiến về việc đọc sách của M.Gor Ki chuyên mục “Mỗi ngày một cuốn sách” Đài Truyền hình Việt Nam Cách đọc sách của các nhân.

3-Rèn kĩ năng tìm và phân tích luận điểm, luận chứng trong văn bản nghị luận.

B>Chuẩn bị: Của giáo viên và học sinh.

-Một vài chương trình “Mỗi ngày một cuốn sách” trong thời gian gần đây.

-Truyện ngắn “Sách” và “Tôi đã học tập như thế nào” của M. Gor-Ki (Tuyển tập Truyện ngắn của Mac-Xim Gor-Ki, Nhà xuất bản Văn học Hà Nội năm 1970).

C>Tiến trình tổ chức hoạt động dạy – học:

 

*>ổn định tổ chức

 

doc 164 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 810Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 - Tiết 91 đến tiết 129", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy tháng năm
Tiết 91 + 92
++ qua bài nghị luận sâu sắc, giàu tính thuyết phục của Chu Quang Tiềm.
2-Tích hợp
 +>Ngang: Từ Hán Việt, Thành ngữ. – Biện pháp tu từ so sánh kĩ năng tiếp nhận bài văn nghị luận, khôi phục lại hệ thống luận điểm, luận cứ. Thao tác phân tích, tổng hợp trong văn nghị luận.
 +>Dọc: Cụm bài văn nghị luận.
 +>Mở rộng: những ý kiến về việc đọc sách của M.Gor Ki chuyên mục “Mỗi ngày một cuốn sách” Đài Truyền hình Việt Nam Cách đọc sách của các nhân.
3-Rèn kĩ năng tìm và phân tích luận điểm, luận chứng trong văn bản nghị luận.
B>Chuẩn bị: Của giáo viên và học sinh.
-Một vài chương trình “Mỗi ngày một cuốn sách” trong thời gian gần đây.
-Truyện ngắn “Sách” và “Tôi đã học tập như thế nào” của M. Gor-Ki (Tuyển tập Truyện ngắn của Mac-Xim Gor-Ki, Nhà xuất bản Văn học Hà Nội năm 1970).
C>Tiến trình tổ chức hoạt động dạy – học:
*>ổn định tổ chức
Kiểm tra sĩ số:
*>Kiểm tra bài cũ
Kiểm tra việc chuẩn bị của học sinh.
*>Bài mới
 *>Khởi động:
 M. Gooc Ki có bàn về vai trò, tác dụng to lớn của sách trong đời sống tinh thần của con người: “Sách mở rộng ra trước mắt tôi những chân trời mới”. Với mỗi người trong chúng ta ít nhiều được nhận thức được vai trò của sách, nhưng đọc sách như thế nào cho có ích với đời sống con người? ý kiến của Chu Quang Tiềm – Danh nhân Trung Quốc giúp ta hiểu biết thêm về phương pháp đọc sách.
-Gọi học sinh đọc chú thích (*)
-Em hiểu gì về tác giả?
-Văn bản đề cập đến vấn đề gì?
-Văn bản thuộc thể loại gì?
-Theo em, bài văn này nên đọc như thế nào?
-Giáo viên cung 3-4 học sinh đọc cả bài 1 lần.
-Giáo viên yêu cầu học sinh thực hiện trò chơi.
-Văn bản có thể chia làm mấy phần, nêu ý nghĩa từng phần.
Phần 1 của văn bản nêu lên vấn đề gì?
-Trong đoạn văn này câu nào mang tính khái quát nhất?
-Tác giả nêu ra luận điểm căn bản nào?
-Khi cho rằng: học vấn không chỉ là chuyện đọc sách, nhưng đọc sách vẫn là một con đường quan trọng của học vấn, Tác giả muốn ta nhận thức điều gì về học vấn? Và quan hệ đọc sách với học vấn.
-Luận điểm về sự cần thiết của việc đọc sách được tác giả phân tích rõ trong trình tự các lí lẽ nào?
Theo tác giả “Sách là kho tàng nhân loại”. Em hiểu ý kiến này như thế nào?
-Những cuốn sách giáo khoa em đang học tập có phải là di sản tinh thần đó không?
-Vì sao tác giả lại quả quyết rằng: “Nếu chúng ta mong tiến lên điểm xuất phát?”
-Theo tác giả, đọc sách là “hưởng thụ”, là “Chuẩn bị” trên con đường học vấn. Em hiểu ý kiến này như thế nào?
-Ví dụ, em đã hưởng thụ được gì từ việc đọc sách ngữ văn để chuẩn bị cho học vấn của mình?
 Nhận xét cách trình bày của tác giả
 Những lí lẽ trên của tác giả đem lại cho em hiểu biết gì về sách và lợi ích của việc đọc sách?
Giáo viên(bình): Đọc sách là nhu cầu không thể thiếu trong xã hội hiện đại. Đó là con đường để tích lũy tri thức. Kĩ năng, chuẩn bị cho sự hòa nhập cộng đồng thích ứng với môi trường và cống hiến cho xã hội. Đọc sách vừa là quyền lợi, vừa là nghĩa vụ với mỗi người.
Học sinh dựa vào chú thích để trả lời.
-Tầm quan trọng cảu việc đọc sách, cách lựa chọn sách và cách đọc sách.
-Dạng văn nghị luận. (lập luận giải thích 1 vấn đề xã hội).
-Đọc rõ ràng, mạch lạc, nhưng vẫn với giọng tâm tình, nhẹ nhàng như lời trò chuyện. Chú ý các hình ảnh so sánh trong bài.
-Tra từ điển.
Phần 1:
 Từ đầu đến “thế giới mới”
-Tầm quan trọng, ý nghĩa của việc đọc sách.
 Phần 2: 
 Tiếp “Lực lượng”
-Những khó khăn, nguy hại dễ gặp của việc đọc sách trong tình hình hiện nay.
 Phần 3: 
 Còn lại.
-Bàn về phương pháp đọc sách.
-“Học vấn không chỉ là chuyện đọc sách là việc của toàn nhân loại”
Luận điểm 1: Đọc sách vẫn là con đường quan trọng của học vấn.
-Học vấn được tích lũy từ mọi mặt trong hoạt động học tập của con người.
-Trong đó đọc sách chỉ là một mặt, nhưng là mặt quan trọng.
-Muốn có học vấn, không thể không đọc sách
*>Đọc sách là thành tựu đáng quý: “Sách là kho tàng nhân loại”.
*>Muốn nâng cao học vấn cần dựa vào thành tựu này: “Nhất định điểm xuất phát”.
*>Đọc sách là “hưởng thụ” để tiến lên “Trên con đường học vấn”
*>Tủ sách của nhân loại đồ sộ, có giá trị.
 -Sách là những giá trị quý giá, là tinh hoa trí tuệ, tư tưởng, tâm hồn của nhân loại được mọi thế hệ cẩn thận lưu giữ.
-Cũng nằm trong di sản tinh thần đó. Vì đó là một phần tinh hoa học vấn của nhân loại. trong các lĩnh vực khoa học tự nhiên và khoa học xã hội.
Vì:
-Sách lưu giữ hết thảy các thành tựu học vấn của nhân loại.
-Muốn nâng cao học vấn cần kế thừa thành tựu này.
-Sách kết tinh học vấn trên mọi lĩnh vực đời sống trí tuệ, tư tưởng tâm hồn của nhân loại trao gửi lại. Đọc sách là thừa hưởng những giá trị quý báu này. Nhưng học vấn luôn rộng mở ở phía trước. Để tiến lên, con người phải dựa vào di sản học vấn này.
-Chẳng hạn tri thức về Tiếng Việt và văn bản giúp ta có kĩ năng sử dụng đúng và hay ngôn ngôn ngữ dân tộc trong nghe, đọc, nói và viết, kĩ năng đọc – hiểu các loại văn bản trong văn hóa đọc sau này của bản thân.
I>Đọc – tìm hiểu chung:
1>Tác giả - tác phẩm:
a)Tác giả:
b)Tác phẩm:
*>Chủ đề.
*>Thể loại.
2>Đọc.
3>Giải nghĩa từ.
4>Bố cục.
 3 phần
II>Đọc tìm hiểu chi tiết
1>ý nghĩa của việc đọc sách.
*>Cách trình bày diễn dịch tác giả đã nêu lên ý nghĩa của việc đọc sách.
 +>Sách là vốn quý của nhân loại.
 +>Đọc sách là cách để tạo học vấn.
+>Muốn tiến lên trên con đường học vấn, không thể không đọc sách.
*>ổn định tổ chức
Kiểm tra sĩ số:
*>Kiểm tra kiến thức cũ
-ở phần 1 tác giả nêu ra luận điểm nào? Luận điểm đó được tác giả phân tích rõ ràng trong trình tự lí lẽ nào?
*>Bài mới: (Tiếp theo)
Phần 2 tác giả nói về điều gì?
Luận điểm được thể hiện ở câu nào?
-Từ đó luận điểm chính của đoạn văn là gì?
-Để làm sáng tỏ luận điểm trên, tác giả đã dùng những luận cứ nào?
-Những hình ảnh nào được đưa ra gắn với luận cứ.
-Những hình ảnh so sánh đó có tác dụng như thế nào?
-Hãy tóm tắt ý kiến của tác giả về cách đọc không chuyên sâu?
-Nhận xét của tác giả về cách đọc lạc hướng?
-Vì sao có tình trạng đọc lạc hướng?
-Cái hại của “đọc lạc hướng” được phân tích như thế nào?
-Em có nhận xét gì về cách trình bày của tác giả? Mục đích của cách trình bày đó?
-Em nhận được lời khuyên nào từ việc này?
Phần 3 của văn bản tác giả bàn đến vấn đề gì?
-Quan niệm nào được xem là luận điểm chính của phần này?
Bàn về cách đọc sách tác giả nêu ra lí lẽ gì?
-Nêu quan niệm của tác giả về việc chọn tinh, đọc kĩ và đọc để trang trí?
-Là người đọc sách em nhận được từ ý kiến trên lời khuyên nào?
-Theo tác giả đọc như thế nào là đọc để có kiến thức phổ thông?
Vì sao tác giả đặt vấn đề “học để có kiến thức phổ thông”?
-Quan hệ giữa phổ thông và chuyên sâu trong đọc sách liên quan đến học vấn rộng và chuyên được tác giả lí giải như thế nào?
Em có nhận xét gì về cách trình bày lí lẽ (lập luận) trong phần văn bản này.
Từ đó em thu nhận được gì từ lời khuyên này?
-Liên hệ lời khuyên này với việc đọc sách của em?
-Từ đó, những khái niệm đọc sách nào được truyền tới người đọc?
-Với em, lời khuyên nào bổ ích nhất? Vì sao?
-Từ những lời bàn trong văn bản “Bàn về đọc sách” cho ta những lời khuyên bổ ích nào về sách và việc đọc sách?
-Em hiểu gì về tác giả qua văn bản?
-Em học được gì trong cách viết văn nghị luận của tác giả?
Giáo viên treo bảng phụ: (hệ thống luận điểm, luận cứ)
-Từ đó em cần ghi nhớ điều gì?
“Lịch sử càng tiến lên càng không dễ”.
Luận điểm 2: *>Đọc sách không dễ dàng khi sách ngày càng nhiều.
-Sách nhiều khiến người ta không chuyên sâu.
-Sách nhiều khiến người đọc lãng phí thời gian, sức lực, lạc hướng.
-Giống như ăn uống, ăn tươi nuốt sống.
-Như đánh trận, cần phải đánh vào thành trì kiên cố.
=>Các hình ảnh so sánh cụ thể dễ hiểu góp phần thuyết phục cho luận cứ nêu ra.
-Đọc kĩ chuyên sâu là cách đọc liếc qua tuy rất nhiều, nhưng “đọng lại” thì rất ít. Ví dụ, cách đọc của một số học giả trẻ hiện nay.
-Đọc lạc hướng là tham nhiều mà không vụ thực chất.
-Do sách vở nhiều nhưng những tác phẩm đích thực, nhất thiết phải đọc ít.
-Người đọc lại tham nhiều mà không vụ thực chất.
-Lãng phí thời gian và sức lực trên những cuốn sách vô thưởng, vô phạt.
-Bỏ lỡ mất dịp đọc những cuốn sách quan trọng, cơ bản.
-Nêu luận điểm bằng câu khái quát rồi dùng lí lẽ để phân tích kết hợp với lilen hệ thực tế .
 ->Đọc sách không đọc lung tung mà cần có mục đích.
Luận điểm 3:
 *>Đọc sách để nâng cao học vấn cần đọc chuyên sâu.
Lý lẽ:
 1-Đọc sách không cốt lấy nhiều, quan trọng nhất là chọn cho tinh, đọc cho kĩ.
 2-Đọc để có kiến thức phổ thông thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, có sự bổ sung cho nhau.
-“Đọc sách không cốt lấy nhiều”, “nếu đọc được mười quyển sách mà chỉ lướt qua, không bằng chỉ lấy một quyển mà đọc mười lần”.
-“Đọc ít mà đọc kĩ thì sẽ tập thành nếp suy nghĩ sâu xa, trầm ngâm tích lũy, tưởng tượng tự do đến mức làm đổi thay khí chất.
 -Thế gian có biết bao người đọc sách chỉ để trang trí bộ mặt, như kẻ trọc phú khoe của cách đó thể hiện phẩm chất tầm thường, thấp kém.
->Đọc sách cần tinh, kĩ hơn là nhiều, dối.
-Đọc chú ý đến sách phổ thông, thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau.
-Đọc rộng ra nhiều, theo các yêu cầu của các môn học ở Trung học và năm đầu đại học.
 “Mỗi môn phải chọn lấy từ 3 đến 5 quyển xem cho kĩ, tổng cộng cũng chẳng qua trên dưới 50 quyển Kiến thức phổ thông không chỉ cần cho công dân thế giới hiện tại mà ngay nhà học giả chuyên môn cũng không thể thiếu được”.
-Đây là yêu cầu bắt buộc đối với học sinh các bậc trung học và năm đầu đại học.
-Các học giả cũng không thể bỏ qua đọc để có kiến thức phổ thông.
-Vì các môn học liên quan đến nhau, không có học vấn nào cô lập.
-“Không biết rộng thì không thể chuyên, không thông thái thì không thể nắm gọn”. Trước hãy biết rộng rồi sau mới nắm chắc, đó là trình tự để nắm vững bất cứ học vấn nào.
-Phân tích lí lẽ.
-Sử dụng các hình ảnh so sánh thành ngữ (cưỡi ngựa qua chợ, trọc phú khoe của, chuột chui vào rừng sâu.) về đọc sách rất cụ thể sinh động.
-Sử dụng các số liệu để hạn định cách chọn sách tạo nên cách khuyên răn thiết thực.
(Học sinh tự bộc lộ)
-Đọc sách cốt chuyên sâu, nghĩa là cần chọn tinh, đọc kĩ theo mục đích hơn là tham nhiều, đọc dối. Ngoài ra còn phải đọc để có học vấn rộng phục vụ cho chuyên môn sâu.
(Học sinh tự bộc lộ)
(Học sinh thảo luận nhóm)
+>Sách là tài sản tinh thần quý giá của nhân loại. Muốn có học vấn phải đọc sách.
+>Nhưng không phải cứ đọc là có học vấn. Đọc sách thành tích lũy và nâng cao học vấn chỉ có ở người biết cách đọc. Đó là coi trọng đọc chuyên sâu (đọc tinh, đọc kĩ, có mục đích) kết hợp với đọc mở rộng học vấn.
-Ông là người yêu quý sách.
-Là người học vấn cao nhờ biết cách đọc sách.
-Là nhà khoa học có khả năng dẫn việc đọc sách cho mọi người.
+>Thái độ khen chế rõ ràng.
+>Lí lẽ được phân tích cụ thể, liên h ... i tự bình, độc thoại, ăn năn, ân hận với chính mình.
 -Hình ảnh đặc sắc: “Trăng cứ tròn vành vạnh”.
4
“Đoàn thuyền đánh cá” – Huy Cận
d)Kết hợp tính dân tộc và hiện đại. Phát triển hình ảnh con cò trong ca dao và lời hát ru.
 -Hình ảnh đặc sắc: “Cánh cò trắng lại bay hoài không nghỉ”.
5
“Con cò” – Chế Lan Viên
e)Bút pháp hiện thực và lãng mạn đậm đà chất Huế.
 -Hình ảnh đặc sắc: “Mùa xuân nho nhỏ”.
Câu 6: Phân tích một khổ thơ mà em thích trong các bài thơ đã học.
 (Giáo viên gọi học sinh đọc đoạn viết của bản thân, lớp nhận xét, đánh giá).
*)Củng cố - hướng dẫn học sinh học ở nhà.
 -Giáo viên nhận xét kết quả giờ học.
 -Về nhà làm tiếp câu hỏi số 6.
 -Chuẩn bị cho bài kiểm tra viết về thơ.
Ngày tháng năm
Tiết 128
Tiếng Việt
NGHĩA TƯờNG MINH Và HàM ý
 (Tiếp theo)
(ĐIềU KIệN Sử DụNG HàM ý)
A>Mục tiêu:
 *)Giúp học sinh nhận biết 2 điều kiện giúp cho việc sử dụng hàm ý, đó là:
 -Người viết (nói) có ý thức và biết cách đưa hàm ý vào câu nói (viết).
 -Người nghe (đọc) có năng lực đoán, giải hàm ý.
 *)Tích hợp:
 -Ngữ liệu lấy trong các văn bản đã học.
 -Nắm được điều kiện tồn tại hàm ý trong lời văn, trong lời nói.
B>Chuẩn bị:
 Giáo viên: Bảng phụ.
 Học sinh: Đọc trước bài trong SGK.
C>Tiến trình tổ chức hoạt động dạy – học:
*)ổn định tổ chức:
Sĩ số:
*)Kiểm tra bài cũ:
 1-Phân biệt nghĩa tường minh và hàm ý?
 2-Câu in đậm sau đây chứa hàm ý gì? (Lập bảng phụ).
 “Thầy giáo vào lớp được một lúc thì một học sinh mới xin phép vào, thầy giáo nói với học sinh đó: Bây giờ là mấy giờ rồi?”.
 A-Trách học sinh đó không mang theo đồng hồ.
 B-Hỏi học sinh đó xem đi muộn bao nhiêu phút.
 C-Phê bình học sinh đó không đi học đúng giờ.
 D-Hỏi học sinh đó xem bây giờ là mấy giờ.
*)Bài mới.
 -Gọi học sinh đọc đoạn trích?
 -Nêu hàm ý của những câu in đậm? Vì sao chị Dậu không dám nói thẳng với con mà phải dùng hàm ý?
 -Hàm ý trong câu nào của chị Dậu rõ hơn? Vì sao chị phải nói rõ hơn như vậy?
 Giáo viên: Liên hệ với tâm trạng Lão Hạc khi phải “lừa dối” con Vàng.
 -Các chi tiết nào chứng tỏ cái Tí đã hiểu hàm ý trong câu nói của mẹ?
 Giáo viên: Đưa ra bài tập nhanh (mẩu chuyện: anh chồng đi chăn bò).
 -Xác định câu nói có hàm ý?
 -Nêu hàm ý của câu nói đó?
 -Qua tìm hiểu đoạn văn và mẩu chuyện em nhận thấy khi sử dụng hàm ý cần đảm bảo những điều kiện nào?
 -Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập?
 Xác định:
 -Người nói, người nghe trong đoạn văn?
 -Hàm ý của câu in đậm là gì?
 -Theo em, người nghe có hiểu hàm ý của người nói không? Chi tiết nào chứng tỏ điều đó?
 -Câu hỏi tương tự như (a).
 -Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập?
 -Hàm ý của câu gạch chân là gì?
 -Vì sao em bé không nói thẳng mà phải dùng hàm ý?
 -Việc sử dụng hàm ý có thành công không?
 -Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập?
 -Gọi học sinh đọc yêu cầu của bài tập?
 -Tịm hàm ý của Lỗ Tấn qua việc so sánh “hi vọng” với “con đường” trong các câu sau:
 -Gọi học sinh đọc yêu cầu?
 -Viết thêm câu có hàm ý mời mọc cho mỗi đoạn?
 (Thảo luận nhóm nhỏ).
 -Câu “Con chỉ được ăn ở nhà bữa này thôi” có hàm ý là: Sau bữa ăn này, con phải sang ở nhà ông bà Nghị vì mẹ đã buộc lòng phải bán con.”.
->Đây là một sự thật đau lòng nên chị Dậu không dám nói thẳng ra.
 -“Con sẽ ăn ở nhà cụ Nghị thôn Đoài”.
 ->Khi chị Dậu nói câu trước, cái Tí chỉ mới lờ mờ cảm nhận được một điều gì đó không bình thường trong câu nói ấy, nhưng đến câu sau thì cái Tí mới hiểu rõ tai họa ập xuống đầu nó.
 ->Ta kết luận câu sau hàm ý rõ hơn câu trước.
 =>Chị Dậu phải nói rõ hơn như vậy vì chính chị cũng không thể chịu đựng nổi sự đau đớn khi phải kéo dài những giây phút “lừa dối” cái Tí.
 -Giãy nảy, liệng củ khoai, òa lên khóc và hỏi: “U bán con thật đấy ư?”.
 -“Tưởng gì? Thừa một con thì có!”
 ->Hàm ý: “Đồ ngu như bò, còn một con đang cưỡi nữa sao không đếm?”
 -Học sinh dựa vào ghi nhớ để trả lời.
 II>Luyện tập.
 Bài tập 1: (Thảo luận nhóm).
 a)
 -“Anh nói nữa đi – Ông giục khi ngồi xuống ghế”. – Nguyễn Thành Long (Lặng lẽ SaPa).
 -Người nói là anh thanh niên, người nghe là ông họa sĩ và cô gái.
 ->Hàm ý của câu in đậm: “Mời bác và cô vào trong nhà uống nước.”
 -Hai người nghe đều hiểu hàm ý đó.
 -Chi tiết: “Ông theo liền anh thanh niên vào trong nhà, ngồi xuống ghế”.
 b)
 -Người nói là anh Tấn, người nghe là chị hàng đậu (ngày trước).
 ->Hàm ý của câu in đậm là: “Chúng tôi không thể cho được”.
 -Người nghe hiểu được hàm ý đó, điều đó thể hiện ở câu nói cuối cùng: “Thật ra là càng giàu có càng không dám rời một đồng xu! Càng không dám rời đồng xu lại càng giàu có!”
 c)
 -Người nói là Thúy Kiều, người nghe là Hoạn Thư.
 -Hàm ý của câu in đậm thứ nhất là: “Quyền quý cao sang như tiểu thư mà cũng có lúc phải cúi đầu làm tội nhân như thế này ư?”.
 ->Hàm ý của câu in đậm thứ hai là: “Tiểu thư không nên ngạc nhiên về sự trừng phạt này!”.
 -Hoạn Thư hiểu các hàm ý đó nên đã “Hồn lạc phách xiêu” và khấu đầu dưới trướng liệu điều kêu ca”.
 Bài tập 2: (Bảng phụ dẫn doạn trích).
 -“Chắt nước giùm để cơm khỏi nhão”.
-Vì trước đó đã nói thẳng: “Chắt nước giùm cái” nhưng không được đáp ứng.
 ->Phải dùng hàm ý vì chưa thể đổi cách xưng hô, mà thời gian thì gấp quá rồi, nếu để chậm cơm sẽ bị nhão.
 -Việc sử dụng hàm ý không thành công vì người nghe là anh Sáu “vẫn ngồi im”, nghĩa là anh Sáu không cộng tác đối thoại (vờ như không nghe thấy gì, không hiểu gì).
 Bài tập 3:
 -B: rất tiếc, mình đã nhận lời Hoa rồi!
Hoặc:
 -Mình phải đến bệnh viện chăm sóc bà nội!
Hoặc:
 -Mình còn phải gác hết các bài tập để ngày kia nộp vở cho thầy giáo.
 Bài tập 4:
 -Thông qua sự so sánh giữa “hi vọng” với “con đường của Lỗ Tấn, chúng ta có thể hiểu được hàm ý của tác giả là: “Tuy hi vọng chưa thể nói là thực hay hư, nhưng nếu cố gắng và kiên trì thực hiện thì vẫn có thể thành công”.
 Bài tập 5:
 a)Các câu có hàm ý mời mọc:
 “Bọn tớ chơi từ khi thức dậy cho đến lúc chiều tà. Bọn tớ chơi với bình minh vàng, bọn tớ chơi với vầng trăng bạc”.
 b)Các câu có hàm ý từ chối là: “Mẹ mình đang đợi ở nhà”, “Làm sao có thể rời mẹ mà đến được”.
 c)Viết thêm câu có hàm ý mời mọc:
 +)Đoạn 1:
 “Bọn tớ chơi từ khi thức dậy cho đến lúc chiều tà. Bọn tớ chơi với bình minh vàng, bọn tớ chơi với vầng trăng bạc. Nếu không chơi như bọn tớ thì liệu cuộc sống còn có ý nghĩa gì?
 +)Đoạn 2:
 Hãy đến nơi tận cùng trái đất, đưa tay lên trời, cậu sẽ được nhấc bổng lên tận tầng mây. Rồi cậu sẽ được tận hưởng một cuộc phiêu lưu lí thú nhất trên đời!”.
I>Điều kiện sử dụng hàm ý.
 1)Xét đoạn trích.
 2)Ghi nhớ: SGK trang 91.
*)Củng cố. (Bảng phụ).
 1-Việc sử dụng hàm ý cần có những điều kiện nào?
 A-Người nói (viết) có trình độ văn hóa cao.
 B-Người nghe (đọc) có trình độ văn hóa cao.
 C-Người nói (viết) có ý thức đưa hàm ý vào câu, còn người nghe (đọc) phải có năng lực giải đoán hàm ý.
 D-Người nói (viết) phải sử dụng các phép tu từ.
*)Hướng dẫn học sinh học ở nhà.
 1-Lập đoạn đối thoại (đề tài tự chọn) trong đó có sử dụng hàm ý.
 2-Nghiên cứu bài: “Chương trình địa phương phần Tiếng Việt”.
Ngày tháng năm
Tiết 129
KIểM TRA VĂN
A>Mục tiêu:
 1-Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập các văn bản tác phẩm thơ trong chương trình ngữ văn lớp 9, học kì 2.
 2-Tích hợp: tiếp tục công việc của tiết 127.
 3-Rèn kĩ năng viết văn: cảm nhận, phân tích một đoạn, một câu, một hình ảnh, hoặc một vấn đề trong thơ trữ tình.
B>Chuẩn bị:
 Giáo viên: ra đề, đáp án.
 Học sinh: ôn tập kĩ năng theo nội dung bài ôn tập 127.
C>Tiến trình tổ chức hoạt động dạy – học.
*)ổn định tổ chức:
Sĩ số:
*)Kiểm tra bài cũ:
 Giáo viên nhắc nhở học sinh ý thức thái độ làm bài.
*)Kiểm tra.
 A)Đề bài:
 I)Phần trắc nghiệm: (3 điểm) trả lời bằng cách khoanh tròn vào chữ cái câu trả lời đúng nhất.
 Câu 1: ý nào nêu rõ nét độc đáo trong phong cách thơ Chế Lan Viên?
 a-Phong cách suy tưởng, triết lí.
 b-Đậm chất dân gian, hồn nhiên.
 c-Hình ảnh thơ phong phú, đa dạng.
 d-Sức liên tưởng mạnh mẽ bất ngờ.
 Câu 2: Nhận xét nào đúng với hình tượng trung tâm của bài thơ “Con cò” của Chế Lan Viên?
 a-Hình tượng con cò được gợi từ ca dao.
 b-Đó là sự lặp lại hình ảnh của ca dao.
 c-Hình ảnh con cò trong ca dao mang ý nghĩa biểu tượng.
 d-Hình ảnh con cò trong ca dao được phát triển thành biểu tượng ca ngợi tình mẹ con.
 Câu 3: Điều gì không được nhắc tới trong sáu câu thơ đầu của bài “Mùa xuân nho nhỏ”?
 a-Dòng sông xanh.
 b-Bông hoa tím.
 c-Gió xuân.
 d-Con chiền chiện.
 Câu 4: Mùa xuân của đất nước, của cách mạng trong khổ thơ 2 của bài “Mùa xuân nho nhỏ” được cảm nhận như thế nào?
 a-Hối hả lặng thầm.
 b-Chậm rãi, xôn xao.
 c-Hối hả, xôn xao.
 d-Xôn xao, náo nức.
 Câu 5: Bài thơ “Viếng lăng Bác” ghi tên tác giả là ai?
 a-Phan Thanh Viễn.
 b-Viễn Phương.
 c-Phan Ngọc Hoan.
 d-Thanh Hải.
 Câu 6: Đọc câu thơ sau:
 “Ôi hàng tre xanh xanh Việt Nam
 Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng”
 a-Câu thơ sử dụng biện pháp tu từ nào?
 1-Nói giảm – nói tránh.
 2-Nhân hóa – so sánh.
 3-Nhân hóa - ẩn dụ.
 4-Nhân hóa – hoán dụ.
 b-Câu thơ có mấy hình ảnh ẩn dụ?
 1-Một.
 2-Hai.
 3-Ba.
 4-Bốn.
 c-Hình ảnh ẩn dụ “hàng tre” trong câu thơ nói với ta điều gì?
 1-Là hình ảnh của toàn dân tộc Việt Nam
 2-Là hình ảnh của làng quê đất nước.
 3-Là hình ảnh nhân dân đoàn kết bên Bác.
 4-Là hình ảnh các dân tộc trên đất nước ta.
 Câu 7: Qua bài thơ “Nói với con” – Y Phương đã thể hiện được điều gì?
 a-Ca ngợi công lao trời biển của cha mẹ đối với con cái.
 b-Ca ngợi sức sống mạnh mẽ, bền bỉ của quê hương.
 c-Ca ngợi lòng biết ơn của con cái với cha mẹ.
 d-Ca ngợi tình yêu đất nước, giữ gìn bản sắc dân tộc.
 Câu 8: “Con đường cho những tấm lòng” dùng lối nói gì?
 a-Nhân hóa - ẩn dụ.
 b-Nhân hóa - hoán dụ.
 c-Nhân hóa - so sánh.
 d-Nhân hóa - nói quá.
 II>Tự luận: (7 điểm).
 Nêu cảm nhận của em qua khổ thơ đầu trong bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải.
 B)Đáp án biểu điểm:
 I)Phần trắc nghiệm: 3 điểm.
 Câu 1, 2, 3, 4, 5, 7, 8 (mỗi câu 0,25 điểm).
 Câu 6 (1 điểm – a, b: 0,25 điểm; b: 0,25 điểm; c: 0,5 điểm).
 Câu 1: a câu 6: a-3; b-2; c-3
 Câu 2: d
 Câu 3: c
 Câu 4: c
 Câu 5: b
 Câu 7: d
 II>Phần tự luận:
 1)Mở bài: 1,5 điểm.
 -Giới thiệu bài thơ ->khổ thơ.
 2)Thân bài:
 +)Chỉ vài ba nét chấm phá bức tranh xuân của thiên nhiên hiện lên thật lộng lẫy.
 -Phân tích màu sắc, âm thanh, chuyển động để làm sáng tỏ nhận xét trên. (2 điểm).
 +)Cảm xúc của tác giả: 
 -Thiết tha trìu mến qua lời kêu giọng hỏi.
 -Khát vọng thu nhận, nâng niu giữ gìn vẻ đẹp mùa xuân qua tư thế độc đáo (2 điểm).
 3)Kết bài: 1,5 điểm
 -Khái quát đặc sắc nội dung nghệ thuật của khổ thơ.
 -ý nghĩa của khổ thơ đối với bài thơ.
 Lưu ý: Đề 2 (sang giáo án mới).
*)Củng cố:
 -Thu bài làm của học sinh.
 -Nhận xét thái độ, ý thức làm bài của học sinh.
*)Hướng dẫn học sinh học ở nhà.
 -Ôn lại các văn bản “Nhật dụng đã học”.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an van 90986965651.doc