Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 - Tiết học 163: Tổng kết tập làm văn

Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 - Tiết học 163: Tổng kết tập làm văn

A. MỤC TIÊU: Giúp HS:

1.Kiến thức: Ôn tập và củng cố các kiểu văn bản đã học từ lớp 6-9; phân biệt các kiểu văn bản và nhận biết sự cần thiết phải phối hợp chúng trong thực tế làm bài văn.

2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng hệ thống hoá, so sánh.

3. Thái độ: Giáo dục HS có ý thức vận dụng các kiểu văn bản khi làm bài.

B. PHƯƠNG PHÁP: Đàm thoại, thảo luận.

C. CHUẨN BỊ:

1. Giáoviên: Soạn bài, bảng hệ thống.

2. Học sinh: Trả lời các câu hỏi trong SGK.

D. TIẾN TRÌNH:

I. Ổn định: 1’ Sĩ số: Vắng:

II. Bài cũ: 3’ GV kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS.

III. Bài mới:

1.Đặt vấnđề: 1’ GV nêu yêu cầu của tiết học.

2.Triểnkhai:

 

doc 2 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 683Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 - Tiết học 163: Tổng kết tập làm văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết:
163
TỔNG KẾT TẬP LÀM VĂN
Ngày soạn: 
3/5/09
Ngày dạy:
5/5/09
A. MỤC TIÊU:
Giúp HS:
1.Kiến thức:
Ôn tập và củng cố các kiểu văn bản đã học từ lớp 6-9; phân biệt các kiểu văn bản và nhận biết sự cần thiết phải phối hợp chúng trong thực tế làm bài văn.
2. Kỹ năng:
Rèn kĩ năng hệ thống hoá, so sánh.
3. Thái độ:
Giáo dục HS có ý thức vận dụng các kiểu văn bản khi làm bài.
B. PHƯƠNG PHÁP:
Đàm thoại, thảo luận.
C. CHUẨN BỊ:
1. Giáoviên:
Soạn bài, bảng hệ thống.
2. Học sinh:
Trả lời các câu hỏi trong SGK.
D. TIẾN TRÌNH:
I. Ổn định:
1’
Sĩ số: Vắng:
II. Bài cũ: 
3’
GV kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS.
III. Bài mới:
1.Đặt vấnđề: 
1’
GV nêu yêu cầu của tiết học. 
2.Triểnkhai:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1: (33’) Hướng dẫn HS hệ thống các kiểu văn bản đã học trong chương trình Ngữ văn THCS..
* GV cho HS đọc bảng tổng kết SGK và trả lời câu hỏi.
? Hãy cho biết sự khác nhau của các kiểu văn bản đã học?
? Tự sự, miêu tả, thuyết minh khác nhau như thế nào?
I. Các kiểu văn bản:
1. Sự khác nhau giữa các kiểu văn bản:
- Về phương thức biểu đạt
- Về hình thức biểu hiện
- Về mục đích
a) Sự khác nhau giữa tự sự, miêu tả và thuyết minh:
Tự sự
Miêu tả
Thuyết minh
- Có cốt truyện, nhân vật, diễn biến truyện
- Có đối thoại, độc thoại, miêu tả nội tâm.
- Có người kể chuyện theo ngôi kể.
- Không có cốt truyện, nhân vật, diễn biến truyện.
- Hình dung sự vật, sự việc trong qua quan sát, liên tưởng, so sánh, nhận xét và cảm xúc chủ quan của người viết.
- Không có cốt truyện, nhân vật, diễn biến truyện.
- Trình bày đầy đủ tri thức về đối tượng: thuộc tính, cấu tạo, nguyện nhân, kết quả. Viết trung thành, khách quan, khoa học.
? Văn biểu cảm khác văn thuyết minh như thế nào? Lấy ví dụ?
- “Hoa học trò” của Xuân Diệu -> biểu cảm.
- Thuyết minh về cây phượng -> thuyết minh.
? Văn bản nghị luận khác văn bản điều hành như thế nào?
? Sáu kiểu căn bản trên có thể thay thế được cho nhau không? Vì sao?
? Các phương thức biểu đạt trên có thể được phối hợp với nhau trong một văn bản cụ thể không? Vì sao?
? So sánh kiểu văn bản và thể loại văn học? Ví dụ?
? Kiểu văn bản tự sự khác với thể loại văn học tự sự như thế nào? Tính nghệ thuật của văn bản tự sự thể hiện ở những điểm nào?
? Văn biểu cảm giống vàkhác thể loại văn trữ tình như thế nào? Nêu đặc điểm của thể loại văn học trữ tình? Ví dụ?
? Tác phẩm nghị luận có cần các yếu tố thuyết minh, miêu tả, tự sự hay không? Cần ở mức độ nào? Vì sao?
* HS trả lời.
* GV nhận xét, chốt.
b) Sự khác nhau giữa văn biểu cảm và văn thuyết minh:
- Văn biểu cảm: qua một đối tượng làm ẩn dụ để biểu cảm, bày tỏ cảm xúc và khời gợi đồng cảm.
- Văn thuyết minh: giúo người đọc có tri thức... có thái độ đúng đắn với đối tuợng.
c) Sự khác nhau giữa văn nghị luận và văn bản điều hành.
- Văn bản nghị luận: dùng hệ thống lập luận để thuyết phục người nghe tin theo những điều mình nêu...
- Văn bản điều hành: trình bày theo khuôn mẫu và chịu trách nhiệm pháp lí....
=> Các văn bản trên không thể thay thế cho nhau.
- Sự phối hợp các phương thức biểu đạt trong một văn bản cụ thể đem lại hiệu quả giao tiếp cao hơn, còn có chức năng tạo lập và duy trì quan hệ xã hội.
2. So sánh kiểu văn bản và thể loại văn học.
* Giống:
- Đều có thể cùng phương thức biểu đạt.
* Khác nhau:
- Kiểu văn bản là cơ sở -> một kiẻu văn bản có thể có những hình thức (thể loại) văn bản khác nhau.
- Kiểu văn bản không đồng nhất với thể loại văn học.(mỗi thể loại văn học thường gắn với một kiểu văn bản nhất định).
IV. Củngcố:
2’
GV hệ thống nội dung vừa ôn tập.
V. Dặn dò:
5’
- Nắm vững các kiểu văn bản: phương thức biểu đạt, hình thức, mục đích.
- Chuẩn bị: Tổng kết Tập làm văn (tiếp theo)
+ Mối quan hệ giữa Tập làm văn và Văn - tiếng Việt như thế nào?
+ Các kiểu văn bản trọng tâm: Văn bản thuyết minh, tự sự, nghị luận.
VI. Bổsung:

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 163 Tong ket TLV.doc