Bài 1- ( Từ tiết 1 đến tiết 5 )
TIẾT 1+2 : PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH
A. Mục tiêu bài học:
Giúp Hs
- Thấy được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, thanh cao và giản dị.
- Từ lòng kính yêu, tự hào về Bác, Hs có ý thức tu dưỡng học tập, rèn luyện theo gương Bác.
B. Chuẩn bị về phương pháp và phương tiện dạy học
1. Phương pháp
- Phương pháp đọc sáng tạo
- PP dùng lời
- PP gợi tìm
2. Phương tiện
-SGK
- Bảng, bảng phụ
C. tổ chức các hoạt động dạy và học:
HĐ1. Giới thiệu bài:
- Có một bài hát với ca từ như sau: Thế giới hát về Người, Việt Nam hát về Người. Bao nhiêu năm qua những lời ca hát từ trái tim, hát từ ước mơ là những lời ca hát về Người – Hồ Chí Minh. Vì sao Bác – Hồ Chí Minh lại có thể trở thành đề tài. Thành nguồn cảm hứng vô tận cho các thi nhân và nhạc sỹ như thế bởi vì: Hồ Chí Minh không những là nhà yêu nước, nhà cách mạng vĩ đại mà còn là danh nhân văn hoá thế giới. Vẻ đẹp văn hoá chính là nét nổi bật trong phong cách Hồ Chí Minh – Vậy phong cách của Hồ Chí Minh như thế nào – Văn bản chúng ta tìm hiểu hôm nay sẽ giúp các em rõ.
Ngày 18 tháng 8 năm 2009 Bài 1- ( Từ tiết 1 đến tiết 5 ) TIẾT 1+2 : PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH A. Mục tiêu bài học: Giúp Hs - Thấy được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, thanh cao và giản dị. - Từ lòng kính yêu, tự hào về Bác, Hs có ý thức tu dưỡng học tập, rèn luyện theo gương Bác. B. Chuẩn bị về phương pháp và phương tiện dạy học 1. Phương pháp - Phương pháp đọc sáng tạo - PP dùng lời - PP gợi tìm 2. Phương tiện -SGK - Bảng, bảng phụ C. tổ chức các hoạt động dạy và học: HĐ1. Giới thiệu bài: - Có một bài hát với ca từ như sau: Thế giới hát về Người, Việt Nam hát về Người. Bao nhiêu năm qua những lời ca hát từ trái tim, hát từ ước mơ là những lời ca hát về Người – Hồ Chí Minh. Vì sao Bác – Hồ Chí Minh lại có thể trở thành đề tài. Thành nguồn cảm hứng vô tận cho các thi nhân và nhạc sỹ như thế bởi vì: Hồ Chí Minh không những là nhà yêu nước, nhà cách mạng vĩ đại mà còn là danh nhân văn hoá thế giới. Vẻ đẹp văn hoá chính là nét nổi bật trong phong cách Hồ Chí Minh – Vậy phong cách của Hồ Chí Minh như thế nào – Văn bản chúng ta tìm hiểu hôm nay sẽ giúp các em rõ. HĐ2. Tìm hiểu bài mới: I. Đọc , tìm Hiểu chung văn bản: 1. Đọc và tìm hiểu từ khó a. Đọc: - Giáo viên đọc mẫu một lần - Gọi HS đọc lại - Giáo viên nhận xét, uốn nắn. b. Tìm hiểu chú thích: - Hs đọc các chú thích trong sgk - Giáo viên chú ý Hs về từ: Phong cách – Từ phong cách có nhiều nghĩa, có nghĩa với dạng ngôn ngữ và văn bản như chúng ta đã gặp: Phong cách chính luận, phong cách văn bản nghệ thuật .... hay là nói về đặc điểm có tính chất nổi bật có hệ thống về nghệ thuật của một tác giả nào đó: Phong cách thơ Nguyễn Du, phong cách thơ Hồ Xuân Hương, ... Trong văn bản này: Phong cách được hiểu như chú thích ở sgk: Nói về lối sống, cách sinh hoạt, làm việc, ứng xử tạo nên một cái riêng của một người. 2.Xuất xứ: ?Cho biết xuất xứ của văn bản? Tác giả : Lê Anh Trà Năm ra đời: 1990 Trích từ bài: “Phong cách Hồ Chí Minh, cái vĩ đại gắn với cái giản dị” trong tp “ HCM và văn hoá Việt Nam” 3.Kiểu loại văn bản: ? VB thuộc kiểu loại nào? Viết theo phương thức biểu đạt chính nào? Loại vb nhật dụng PTBĐ : Nghị luận+ thuyết minh 4. Bố cục văn bản ? Theo em văn bản này có bố cục như thế nào? Bố cục: 2 phần a. Từ đầu -> " Rất hiện đại": Nét đẹp kết hợp giữa truyền thống văn hoá dân tộc và tinh hoa văn hoá nhân loại, vẻ đẹp rất VN và rất mới, rất hiện đại b. Tiếp đó -> "Cháo hoa"- " Tắm ao": Nét đẹp trong lối sống giản dị mà thanh cao của Bác. II. Tìm hiểu chi tiết văn bản: 1. Vẻ đẹp phong cách Hồ Chí Minh là vẻ đẹp kết hợp giữa truyền thống văn hoá dân tộc và tinh hoa văn hoá nhân loại, vẻ đẹp rất VN và rất mới, rất hiện đại ? Vì sao Hồ Chí Minh lại có thể am hiểu về các dân tộc và nhân dân thế giới, văn hoá thế giới một cách sâu sắc? ? Bác Hồ đã tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại như thế nào? ? Đặc điểm nổi bật của nghệ thuật lập luận ở đây là gì? - Bởi vì: Trong cuộc đời hoạt động cách mạng đầy truân chuyên của mình Bác Hồ đã: + Tiếp xúc văn hoá nhiều nước từ châu á , Âu, Phi, Mỹ + Nắm vững phương tiện giao tiếp là ngôn ngữ: Nói, viết thạo nhiều thứ tiếng ( Hoa, Anh, Pháp, Nga) + Qua công việc, qua lao động mà học hỏi (làm nhiều nghề khác nhau) + Học và tìm hiểu đến mức sâu sắc (đến mức khá uyên thâm) - Người đã tiếp thu một có cách có chọn lọc tinh hoa văn hoá nước ngoài: + ảnh hưởng của tất cả mọi nền văn hoá, tiếp thu mọi cái đẹp, cái hay + Phê phán những hạn chế, tiêu cực - Gìn giữ, phát huy cái gốc truyền thống văn hoá dân tộc -> Lập luận bằng biện pháp quy nạp, dùng phương pháp thuyết minh liệt kê . Giáo viên diễn giảng: Như vậy từ cuộc đời hoạt động vất vả, từ những năm tháng bôn ba hải ngoại Bác Hồ đã không ngừng học hỏi chính nhờ điều đó Người đã có sự am hiểu sâu sắc về văn hoá thế giới đã tiếp thu một cách tích cực những tinh hoa văn hoá thế giới trên cơ sở cái cốt lõi, nền tảng là văn hoá Việt Nam. Chính điều đó đã tạo nên nhân cách Hồ Chí Minh: Rất Việt Nam rất phương Đông mà đồng thời rất mới, rất hiện đại. Tiết 2 2. Vẻ đẹp phong cách Hồ Chí Minh là vẻ đẹp của sự giản dị mà thanh cao ? Lối sống của Bác giản dị như thế nào? ? Cách sống của Bác thanh cao ở chỗ nào? ? Sự liên tưởng của tác giả về lối sống của Bác với Nguyễn Trãi, Nguyễn Bĩnh Khiêm giúp em cảm nhận rõ hơn về điều gì? ? Nhận xét nghệ thuật của tg? - ở cương vị lãnh đạo cao nhất của Đảng và Nhà nước nhưng Chủ Tịch Hồ Chí Minh có một lối sống vô cùng giản dị + Nơi ở, nơi làm việc đơn sơ: Chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ bên cạnh chiếc áo, chỉ vẹn vẹn có vài phòng. + Trang phục hết sức giản dị: Bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ đôi dép lốp thô sơ, tư trang ít ỏi: Chiếc va ly con với áo quần, vài vật kỷ niệm . Ăn uống đạm bạc: Cá kho, rau luộc ,dưa ghém, cà muối, cháo hoa. - Cách sống thanh cao ở chỗ: + Đây không phải là lối sống khắc khổ của những con người tự vui trong cảnh nghèo khó. + Đây cũng không phải là cách tự thần thánh hoá, tự làm cho khác đời, hơn đời. + Đây là một cách sống có văn hoá đã trở thành một quan niệm thẩm mỹ. Cái đẹp là sự giản dị tự nhiên. - >Các biện pháp nghệ thuật: + Kết hợp giữa kể và bình luận - Đan xen giữa những lời kể là lời bình luận một cách tự nhiên. + "Có thể nói ít có vị lãnh tụ nào lại am hiểu nhiều..."" quả như một câu chuyện thần thoại, như câu chuyện về một vị tiên... cổ tích" - > Khẳng định và ngợi ca, trân trọng cách sống của Bác có sự thừa kế những nét đẹp truyền thống của các bậc danh nho, của con người Việt Nam. - Giáo viên DG: Những lời bình luận đó đã tạo nên những điểm nhấn sâu sắc trong lòng người đọc ấn tượng đậm nét về vẻ đẹp của phong cách Hồ Chí Minh. Mặt khác những lời bình luận đó đã thể hiện rõ tình cảm của tác giả đến với Bác: Khâm phục, yêu quý, tôn trọng. III.. Tổng kết: - Bài văn đã giúp em cảm nhận được gì về phong cách Hồ Chí Minh? - Qua bài văn em có thể rút ra bài học gì cho bản thân? - Vẻ đẹp của phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống văn hoá dân tộc và tinh hoa văn hoá nhân loại, giữa thanh cao và giản dị. - Bài học: Không ngừng học hỏi, rèn luyện xây dựng cho mình một lối sống có văn hoá phù hợp với xã hội, phù hợp với truyền thống văn hoá của dân tộc IV. Luyện tập: - Hs kể vài mẫu chuyện nhỏ về đức tính giản dị của Bác Hồ (Dựa vào văn bản" Đức tính giản dị của Bác Hồ"- V7) ?Điều gì trong phong cách Hồ Chí Minh làm em có ấn tượng nhất? HĐ3 Hướng dần học bài ở nhà: - Đọc kỹ bài văn, nắm vững những chi tiết tiêu biểu - Học thuộc phần Ghi nhớ - Chuẩn bị bài: Các phương châm hội thoại *** Ngày 20 tháng 8 năm 2009 TIẾT 3: CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI A. Mục tiêu bài học: Giúp HS - Nắm được nội dung phương châm về lượng và phương châm về chất. - Vận dụng những phương châm này trong giao tiếp. B. Chuẩn bị về phương pháp và phương tiện dạy học 1. Phương pháp - PP định hướng giao tiếp - PP rèn luyện theo mẫu - PP phân tích ngôn ngữ 2. Phương tiện - SGK - Bảng viết, bảng phụ - Học sinh: giấy khổ lớn, bút dạ C. Tổ chức các hoạt động dạy học: HĐ1. Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra việc chuẩn bị sách vở, việc ghi chép bài trước của Hs. HĐ2. Bài mới: * Giới thiệu bài: Ngôn ngữ có một vai trò hết sức quan trọng trong giao tiếp – ở chương trình Ngữ văn 8 các em đã được làm quen với ngôn ngữ hội thoại trong giao tiếp như: Hành động nói, vai giao tiếp, lượt lời trong hội thoại - Để giúp các em thành công hơn , trong giao tiếp chương trình Ngữ văn 9 sẻ giúp các em hiểu thêm về phương châm hội thoại I. Phương châm về lượng: Tìm hiểu ví dụ 1: - Hs đọc đoạn đối thoại trong sgk ? Khi An hỏi " học bơi ở đâu" mà Ba trả lời bơi " ở dưới nước " thì câu trả lời có đáp ứng điều mà An muốn biết không? ? Câu trả lời của An như thế nào? - Câu trả lời không mang nội dung mà An cần biết. Điều mà An muốn biết là một địa điểm cụ thể nào đó như ở bể bơi nào, sông, hồ nào. - Câu trả lời: ở bể bơi thành phố. Giáo viên DG: Như vậy trong câu trả lời của Ba đã không chứa đựng đủ nội dung thông tin mà An muốn biết. Đây là một hiện tượng không bình thường vẫn thường xẩy ra trong giao tiếp. Đó là điều chúng ta cần rút kinh nghiệm. ? Theo em từ ví dụ trên ta cần rút ra bài học gì khi giao tiếp? -> Khi nói, câu nói cần phải có nôi dung, đúng với yêu cầu của giao tiếp, không nên nói ít hơn những gì mà giao tiếp đòi hỏi. Tìm hiểu ví dụ2: Hs đọc truyện " Lợn cưới áo mới" trong sgk ? Vì sao truyện lại gây cười? ? Cần phải tuân thủ yêu cầu gì khi giao tiếp ? - Vì các nhân vật nói nhiều hơn những điều cần nói. Lẽ ra chỉ cần hỏi: Bác có thấy con lợn nào chạy qua đây không? và chỉ cần trả lời: Tôi chẳn thấy con lợn nào chạy qua đây cả. - >Khi giao tiếp không nên nói nhiều hơn những gì cần nói * Ghi nhớ: ? Theo em giao tiếp cần phải nói như thế nào? - Khi giao tiếp cần nói cho có nội dung: Nội dung của lời nói phải đáp ứng yêu cầu của cuộc giao tiếp, không thiếu, không thừa ( Phương châm về lượng) II. Phương châm về chất: - Hs đọc truyện " Quả bí khổng lồ" ? Truyện cười này phê phán điều gì? ? Trong giao tiếp cần tránh điều gì? ? Nếu không biết chắc chắn bạn mình vì sao nghỉ học thì em có trả lời thầy giáo: Bạn ấy nghỉ học vì ốm không? - Phê phán tính nói khoác - Trong giao tiếp không nên nói những điều mà mình không tin là đúng sự thật. - Không nên. * Ghi nhớ: ? Từ câu chuyện trên em có thể rút ra bài học gì? Khi giao tiếp đừng nói những điều mà mình không tin là đúng hay kgông có bằng chứng chứng xác thực (Phương châm về chất) III. Luyện tập: 1. Phân tích lỗi: a. Thừa cụm từ" Nuôi ở nhà" vì từ "gia súc" đã hàm chứa nghĩa: thú nuôi trong nhà. b. Thừa cụm từ " có hai cánh" vì tất cả các loài chim đều có hai cánh. 2. Chọn các từ thích hợp điền vào : a. Nói có căn cứ chắc chắn là" nói có sách mách có chứng" b. Nói sai sự thật một cách cố ý, nhằm che giấu điều gì đó là nói dối. c. Nói một cách hú hoạ không có căn cứ là nói mù. d. Nói khoác lác làm ra vẻ tài giỏi hoặc nói những chuyện bông đùa khoác lác cho vui là nói trạng -> Các từ ngữ này đều chỉ những cách nói tuân thủ hoặc vi phạm phương châm hội thoại về chất. 3. Với câu hỏi " Rồi có nuôi được không" người nói đã không tuân thủ hoặc vi phạm phương châm về lượng (hỏi một điều thừa) 4. a. Người nói phải dùng cách nói trên nhằm báo cho người nghe biết là tính xác thực của nhận định hay thông tin mà mình đưa ra không được kiểm chứng. b. Sử dụng cách nói trên vì: Trong giao tiếp đôi khi để nhấn mạnh hay chuyển ý, dẫn ý, người nói cần nhắc lại một nội dung nào đó đã nói hay giả định là mọi người đều biết. Khi đó để bảo đảm phương châm về lượng người nói phải dùng những cách nói trên nhằm báo cho người nghe biết là việc nhắc lại nội dung đã cũ là do ... Cách kể chuyện của tác giả ở đoạn truyện này có gì đặc biệt? Từ đó em thấy hình ảnh bọn trẻ hiện lên như thế nào? ? tình bạn của chúng ra sao? ? Nhân vật A-li-ô-sa hiện lên như thế nào trong tình bạn của cậu? ? Vì sao những đứa trẻ không được chơi với nhau nữa? ? Nhân vật lão đại tá hiện lên bằng những chi tiết nghệ thuật nào? Cách xây dựng nét tương phản giữa ngoại hình giống như một ông già trong truyện cổ tích với thực tế như vậy có tác dụng gì? ? Khi người cha ấy xuất hiện, bọn trẻ con có hành động gì? ? Cách so sánh ấy có tác dụng gì? ? A-li-ô-sa có cảm nhận như vậy về bọn trẻ, điều đó khẳng định thêm phẩm chất gì của em? Theo dõi phần cuối văn bản, cho biết: ? Cách tiếp tục chơi của bọn trẻ diễn ra như thế nào? ? Em có nhận xét gì về việc này? ? Bọn trẻ đã kể cho A-li-ô-sa những gì về cuộc sống của chúng? Em nghĩ gì về cuộc sống ấy? ? Khi tiếp tục kể chuyện cổ tích cho bọn trẻ, A-li-ô-sa đã thể hiện tình bạn như thế nào? ? Hãy nhận xét về nghệ thuật tự sự trong đoạn này. ? Từ đó em hiểu như thế nào về: - Cuộc sống của bọn trẻ? - Về tình bạn của chúng ? - Về A-li-ô-sa? ? Em cảm nhận được từ phần trích những vẻ đẹp và sức mạnh nào của tình bạn? ? Người tạo văn bản là Măc-xim Gorki. Tình bạn của A-li-ô-sa giúp em hiểu gì về tấm lòng của nhà văn đối với những người cô độc, đau khổ? ? Nhà văn giúp em có kinh nghiệm gì khi tự kể chuyện về mình? -Xuất phát từ tình huống:A-li-ô-sa giúp lũ trẻ cứu đứa em nhỏ bị rơi xuống giếng. - Hoàn cảnh: +A-li-ô-sa: Mồ côi bố , mẹ đi lấy chồng,ở với ông bà ngoại .Bà ngoại rất yêu thương còn ông ngoại thì khó tính +Lũ trẻ: Con nhà viên đại tá .Cuộc sống vật chất giàu có, mẹ mất, ở với dì ghẻ.Ông bố khó tính, nghiêm khắc hay cấm đoán hay đánh đòn -> Những đứa trẻ phải sống trong hoàn cảnh thiếu tình yêu thương. Chúng đến với nhau một cách tự nhiên, hồn nhiên như những đứa trẻ cùng cảnh ngộ.Tuổi thơ cay đắng nhưng cũng có những khoảnh khắc ngọt ngào. * Nghệ thuật: + ngôn ngữ đối thoại + miêu tả nội tâm + kết hợp nhuần nhuyễn chuyện đời thường với truyện cổ tích- > Sinh động và chân thực : Tình bạn gắn bó sâu sắc từ những mất mát và hi vọng , Yêu quý, đồng cảm, chia sẻ mọi buồn vui của bạn. * Tình bạn bị cấm đoán - Bị bố của bọn trẻ- lão đại tá Ốt-xi-an-ni-cốp ngăn cấm. - > Ông bố của bọn trẻ có tính cách thô lỗ, lạnh lùng, tàn nhẫn - Ông bố xuất hiện: Bọn trẻ lặng lẽ bước ra khỏi chiếc xe và đi vào nhà, như những con gỗng ngoan ngoãn. -> Cách so sánh độc đáo, chính xác vừa thể hiện dáng dấp bên ngoài của ba đứa trẻ vừa thể hiện thế giới nội tâm của chúng. Chúng bị bố áp chế, lẳng lặng cam chịu, đi vào nhà, chẳng dám phản ứng gì - A-li-ô-sa tỏ sự thông cảm với cuộc sống thiếu tình thương của bọn trẻ-> Đó là tình cảm hết sức tự nhiên, chân thành, bắt nguồn từ sự thấu hiểu và cùng cảnh ngộ. * Tình bạn tiếp diễn - Tôi: khoét một lỗ hổng lần lượt... chui sang canh đề phòng -> Một cuộc chơi đoàn kết, có tổ chức nhưng không bình thường: không đáng bí mật mà phải bí mật, không đáng trốn tránh mà phải trốn tránh. - Cuộc sống buồn tẻ, những con chim... -> Một cuộc sống âm thầm và cô độc, thiếu vắng niềm vui, thiếu vắng tình thương của người ruột thịt. - Đồng cảm, chia sẻ và nâng đỡ. Một tình bạn bền chặt, không gì ngăn cấm được, xuất phát từ nhu cầu được tin yêu và san sẻ. => Nghệ thuật: tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm: - Đơn độc, sợ hãi, thiếu tình thương của cha mẹ. Đó là một cuộc sống bất hạnh. - Yêu quý, gắn bó, thủy chung,... Đó là một tình bạn trong sáng, ấm áp. - Hiểu biết, chân thành, giàu nhân ái,... Đó là một tình bạn sâu sắc và cao cả. 2. Ý nghĩa của văn bản - Tình bạn: + gắn bó, thủy chung, chân thành + bù đắp tình yêu thương, bớt đi nỗi bất hạnh. + Con người, dù là đứa trẻ, sẽ cao cả lên trong tình bạn của mình. - Tác giả: có tấm lòng nhân ái, đồng cảm, nâng đỡ, sẻ chia bất hạnh của con người, đặc biệt là trẻ em. ( Liên hệ với nhà văn Nguyên Hồng trong "Những ngày thơ ấu") (Sống gắn bó với mọi người , sẵn lòng đồng cảm với con người, nhất là những người bất hạnh; cách kể đan xen các yếu tố cổ tích với đời thường, kết hợp tự sự với miêu tả và biểu cảm, tăng cường ngôn ngữ đối thoại của nhân vật). III. Tổng kết ( HS nhắc lại những nét đặc sắc, tiêu biểu về nghệ thuật và nội dung của đoạn trích). HĐ3: Hướng dẫn hoạt động về nhà - Học bài theo nội dung đã hướng dẫn ở lớp *** Thứ 4 ngày 30 tháng 12 năm 2009 Tiết 90 : TRẢ BÀI KIỂM TRA TỔNG HỢP CUỐI HỌC KỲ I A. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS: - Nhận ra những ưu nhược điểm trong bài làm của mình - Biết cách sữa chữa, bổ sung những sai sót - Rút kinh nghiệm học môn ngữ văn sao cho có hiệu quả. B. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học I.Đề ra và yêu cầu cần đạt - GV yêu cầu HS nhắc lại đề bài Hướng dẫn HS xác định những yêu cầu cần đạt về cả nội dung và hình thức - GV chốt lại theo đáp án biểu điểm (Tiết 85, 86) 1.Đề ra: 2. Yêu cầu cần đạt. II. Nhận xét và trả bài 1. Ưu điểm - Có ý thức làm bài hoàn thành cơ bản yêu cầu bài kiểm tra - Trình bày chữ viết có nhiều cố gắng - Nắm được kiến thức về độc thoại - Bài viết tập làm văn biết tưởng tượng tình huống, kể có nội dung, phù hợp yêu cầu, có ý thức trong việc vận dụng yếu tố miêu tả và nhất là yếu tố nghị luận 2. Tồn tại - Chưa biết khai thác chỉ rõ tác dụng của việc sử dụng ngôn ngữ độc thoại trong một đoạn trích cụ thể, chỉ nói chung, mang tính lí thuyết. - Một số bài tập làm văn, còn dùng lời đối thoại quá nhiều nên không kể được sâu sắc tâm trạng nhân vật, chưa xác định cụ thể mầm non ấy là mầm cây gì; vài bài viết đã đứng sử dụng người kể ngôi thứ ba nên không phù hợp với yêu cầu đề ra là: mầm non kể về tâm trạng của mình - Nội dung, trình bày chưa đảm bảo: Thông, Phú, Tín, Thái Linh,Duy, Đạt (9C); Phúc, Tú A, Phượng( 9D) 3. Kết quả Lớp Điểm giỏi Điểm khá Điểm TB 9C 12 19 7 9D 14 24 3 4. Một số ví dụ về bài viết cần sửa chữa a. Đoạn văn chưa đạt yêu cầu + Chào các bạn, mình là mầm non, còn đây là mẹ tớ. Mẹ con tớ đang kể lại chuyện của ba tháng trước đây, khi tớ là hạt và còn ở trên đầu của mẹ ấy. Lúc còn nhỏ, tớ chỉ bằng hạt tiêu, lớn lên mình to bằng hạt của bạn táo. Lúc đó mẹ mình bảo rằng: - Con xuống đưới đất kia đi, con lớn rồi mà, lúc nào con sẽ hiểu tại sao mẹ boả con rơi xuống. - Đau lắm mẹ ơi - Không , có cỏ non dưới kia rồi, bạn cỏ mềm lắm. - Ứ, ừ, xuống đó con chơi với ai? - Chơi với ai ư, ở dưới đó có rất nhiều bạn như cỏ, giun, dế, tắc kè nữa đấy. - Con đâu có biết -Con xuống đi mẹ đất sẽ nuôi caon lớn như mẹ vậy nè. - Mẹ đất là ai vậy hả mẹ? - Mẹ đất là người đã nuôi sống tất cả các loài cây tren trái đất này. Mẹ đát hiền dịu ru con ngủ, cho con ăn, cho con uống. Bởi mẹ lúc kia cũng thế mà. - Vậy con rơi xuống nha mẹ. - ừ con rơi đi. - Cóc, cóc, ôi con chóng mặt quá. - Con rơi xuống rồi chắc mệt lắm hả Hạt Dẻ. Ta là mẹ đất đây ta ru con ngủ nhé. Vào một ngày đẹp trời có một con sóc đi qua tớ đâu biết sóc ăn hạt dẻ liền gọi lại để kết bạn cho đỡ buồn. Như mèo gặp mỡ sóc vồ lấy tôi chạy nhanh trên bãi cỏ rộng ? Đoạn trích chưa đạt ở chỗ nào?(Lỗi trong việc dùng dấu câu, trong dùng tà xưng hô không nhất quán: mình, tớ, tôi; lỗi ở chỗ viết lời thoại quá nhiều; nhất là lỗi về nội dung, phàn mở bài giới thiệu không sát với yêu cầu đề, đoạn kể sa vào kể cuộc đời nguồn gốc mầm non mà không phải kẻ tâm trạng mầm non khi mơI snhú lên khỏi mặt đất) + Cuối cùng mùa xuân cũng đã đến cho dù tiết trời vấn còn vương lại cái se lạnh của mùa đông. Sáng sớm mặt trời rướn mình từ từ nhô ra khỏi rặng núi. Mấy bông hoa cũng đua nhau nở hoa khoe sắc để đón sự ấm áp của mùa xuân. Mọi vật như bừng tỉnh dậy sau kì ngủ đông dài dằng dặc. Tôi giọt sương mai cũng trở nên long lanh hơn bao giờ hết trên bàn tay mịn màng của chị Hoa Hồng. Chợt mắt đất khẽ nứt một lỗ nhỏ nhường chỗ cho một mầm non nhô lên. Chắc cu cậu được mẹ đất ủ ấm suốt mùa đông bây giờ mới chịu nhú ra cùng các anh chị khác. Câụ ta lên tiếng: - Chào chị, em là mầm non, thế chị là ai mà đẹp thế ạ? - Em không biết chị là ai ư? Chị là Sương mai, ai cũng biết chị mà sao em không biết chị vậy? - À, thì ra chị là Sương Mai. Em có nghe mấy bác cây nói về chị. Nghe bảo chị long lanh lắm, chị còn là cái gươing để mọi người khoe sắc đẹp của mình nữa. ? Đoạn trích chưa đạt ở chỗ nào?( Là phần mở đầu, tạo tình huống hơi dài, nên khiến lạc đề, lẽ ra phải là Mầm non kể về tâm trang của mình, chứ không phải kể lại câu chuyện chị Sương Mai gặp gỡ nói chuyện với Mầm Non như giới thiệu và kể ở phần sau của bài; nhiều chi tiết miêu tả không hợp lí, như chi tiết mặt trời nhô ra khỏi rặng núi, hoa hồng nở hoa; lời thoại không có ý nghĩa) b. Một số đoạn văn khá tốt + Mới trước đó thôi, tôi còn là một hạt đậu nằm trong lòng đất. Xung quanh tôi đều tối om không có lấy một chút ánh sáng và tôi như chìm vào giấc ngủ dài vô tận. Những tưởng cuộc đời tôi là một chuỗi tháng ngày lặng lẽ âm thầm mặc cho ngoài kia người ta vui vẻ, hạnh phúc như thế nào. ..Thế rồi một giọt sương từ trên cành cây bất ngờ rơi xuống khiến tôi khẽ rùng mình, choàng tỉnh, và tôi từ từ cởi tấm áo khoác ngoài ra, vươn vai đứng dậyThật ngỡ ngàng khi trước mắt tôi không còn là màu đen tối nữa, tất cả sáng bừng lên, với đủ màu sắc âm thanh trong trẻo, tươi sáng. Tôi nhìn lại mình, nhìn vạn vật xung quanh. Thì ra tôi đã nhú lên khỏi mặt đất. Tôi có phần hoảng sợ lo lắng trước cái thế giới mới rộng lớn này. Nhưng quang cảnh xung quanh đẹp quá, vui qua đã giúp tôi khuây khoả và thấy vui lây. Lòng tôi nao nao, xao xuyến lạ thường khi nghe tiếng mọi người vui chơi rộn rã, nghe tiếng chim hót trong trẻo tren những cành cây, và khi thấy muôn vàn bông hoa khoe sắc, rất nhiều những mầm non cũng vừa đội đất nhô lên trong chiếc áo xanh non mỡ màngTôi bồi hồi nhớ lại lời mẹ dặn khi trao tôi cho mẹ đất: “ Con ơi, con hãy nhớ từ giờ con phải nằm trong lòng đất, sẽ sống những ngày tháng âm thầm, nhưng đừng nản chí, rồi sẽ có một ngày con nhú lên mặt đất, gặp lại mẹ và mọi người. Lúc ấy con đủ lớn để khám phá thế giới cuộc sống mới lạ, rộng lớn bao la này.” “Cái ngày mà mẹ nói chắc chắn là ngày hôm nay đây”- tôi thì thầm. ( Minh Phương 9C) + Sương đi ngủ khi mọi người làm việc, và ngược lại khi tất cả chìm sâu trong giấc ngủ, bạn ấy lại tỉnh giấc và tiếp tục công việc của mình: mang nước tới cung cấp cho cây cối, mặt đất, làm đẹp làm duyên cho những nàng công chúa hoa. Nhờ có sương mà cây cối chúng tôi đây mới có đủ điều kiện để sinh sôi phát triển đượcTôi thầm nghĩ: “ Nhỏ bé như bạn ấy mà làm được những công việc thật có ích. Mai này mình lớn lên mình cũng phải biết cống hiến cho đời như bạn ấy mới được.” Lời mẹ dạy “ đã là con chim chiếc lá, thì con chim phải hót chiếc lá phải xanh” chắc là như vậy đấy. Tôi sẽ lớn để cảm ơm mẹ, cảm ơn cả Mẹ Đất, cảm ơn cả sự chăm sóc của con người ( Phan Trang 9C) *****
Tài liệu đính kèm: