Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 - Tổng kết tập làm văn

Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 - Tổng kết tập làm văn

TỔNG KẾT TẬP LÀM VĂN

A. Mục tiêu cần đạt :

 1. Kiến thức : Ôn tập, củng cố, hệ thống những kiến thức Tập làm văn học từ lớp 6 đến lớp 9 ; phân biệt các kiểu văn bản và sự cần thiết phải phối hợp chúng trong thực tế làm văn .

 2. Kỹ năng : phân biệt được kiểu văn bản với thể loại văn học ; biết đọc các kiểu văn bản theo đặc trưng của chúng nhằm nâng cao năng lực đọc và tích hợp viết .

 3. Thái độ : Ý thức làm thành thạo các kiểu văn bản .

B. Chuẩn bị :

 - GV : Soạn bài .

 - HS : Đọc bảng tổng kết ; giải trước các bài tập .

C. Tiến trình hoạt động :

 1. Ổn định : Kiểm tra sĩ số HS

 2. Bài cũ : Nêu mục đích , tác dụng của hợp đồng ? Ví dụ một tình huống viết hợp đồng?

 3. Bài mới : * Giới thiệu : Nêu yêu cầu tiết dạy .

 

doc 7 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 988Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 - Tổng kết tập làm văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 34	NS : 13/04/10
Tiết : 161 – 162 Tập làm văn	ND : 15/04/10
TỔNG KẾT TẬP LÀM VĂN 
A. Mục tiêu cần đạt :
	1. Kiến thức : Ôn tập, củng cố, hệ thống những kiến thức Tập làm văn học từ lớp 6 đến lớp 9 ; phân biệt các kiểu văn bản và sự cần thiết phải phối hợp chúng trong thực tế làm văn .
	2. Kỹ năng : phân biệt được kiểu văn bản với thể loại văn học ; biết đọc các kiểu văn bản theo đặc trưng của chúng nhằm nâng cao năng lực đọc và tích hợp viết .
	3. Thái độ : Ý thức làm thành thạo các kiểu văn bản .
B. Chuẩn bị :
	- GV : Soạn bài .
	- HS : Đọc bảng tổng kết ; giải trước các bài tập .
C. Tiến trình hoạt động :
	1. Ổn định : Kiểm tra sĩ số HS 
	2. Bài cũ : Nêu mục đích , tác dụng của hợp đồng ? Ví dụ một tình huống viết hợp đồng?
	3. Bài mới : * Giới thiệu : Nêu yêu cầu tiết dạy .
	 * Tiến trình bài dạy :
* Hướng dẫn ôn lại các kiểu văn bản :
- HS đọc bảng tổng kết :
- Có mấy kiểu văn bản ? Dựa vào bảng tổng kết hãy so sánh sự khác nhau giữa các kiểu văn 
bản ?
- Văn tự sự khác văn miêu tả chỗ nào?
- Văn bản thuyết minh khác văn tự sự và văn miêu tả chỗ nào ?
- Văn biểu cảm khác văn thuyết minh như thế nào ?
-Văn bản điều hành khác văn nghị luận điểm nào ?
- Nhận xét xem các kiểu văn bản trên có thể thay thế cho nhau được không ?Vì sao?( Có mục đích riêng )
- Vậy có thể kết hợp các kiểu văn bản trên trong một văn bản cụ thể được không ? Vì sao? 
- Từ bảng trên ,hãy phân biệt kiểu văn bản với thể loại văn học có điểm gì giống và khác nhau ?
( Kiểu văn bản : có 6 kiểu)
- Hãy phân biệt sự khác nhau giữa kiểu văn bản tự sự và thể loại văn học tự sự ?
- Tính nghệ thuật trong tác phẩm văn học tự sự thể hiện ở những điểm nào?
- So sánh kiểu văn bản biểu cảm với thể loại văn học trữ tình có điểm gì giống và khác nhau ?
- Một tác phẩm trữ tình có những đặc điểm gì ?
- Trong tác phẩm nghị luận có cần yếu tố thuyết minh , miêu tả, tự sự không ? Vì sao? 
* TIẾT 2 :___________________________
+ Bài cũ : Kể tên các kiểu văn bản mà em đã học?
* Hướng dẫn ôn phần TLV :
- Phần Văn và TLV có quan hệ với nhau như thế nào ? ( Học văn nghị luận để làm TLV nghị luận )
- Phần Tiếng Việt có quan hệ nhưthế nào với phần Văn và Tập làm văn ?
- Các phương thức biểu đạt: tự sự , miêu tả, biểu cảm , nghị luận, thuyết minh có ý nghĩa như thế nào đối với việc rèn luyện kỹ năng làm văn ?
* Hướng dẫn tìm hiểu các kiểu văn bản trọng tâm :
- Ở lớp 9 các em đã học kiểu văn bản nào là chính ?
- Văn bản thuyết minh có mục đích biểu đạt là gì?
- Muốn làm được bài văn thuyết minh ,trước hết cần chuẩn bị gì?
- Các phương pháp thướng dùng trong văn bản thuyết minh là gì?
- Đặc điểm ngôn ngữ trong thuyết minh ?
- Văn bản tự sự có mục đích biểu đạt là gì ?
- Nêu các yếu tố tạo thành văn bản tự sự ?
- Vì sao văn bản tự sự thường kết hợp các yếu tố miêu tả , nghị luận , biểu cảm ? 
- Ngôn ngữ trong văn bản tự sự có đặc điểm gì ?
- Văn bản bghị luận có mục đích biểu đạt là gì ?
- Các yếu tố nào tạo thành một văn bản nghị luận ?
- Các luận điểm, luận cứ, lập luận cần đảm bảo những yêu cầu gì?
-Trong văn nghị luận các em đã học những loại nghị luận nào ?
- Nghị luận xã hội có kiểu nghị luận nào?
(Sự việc, hiện tượng đời sống ; Vấn đề tư tưởng đạo lý)
- Dàn bài chung bài nghị luận xã hội thế nào?
- Nghị luận văn văn chương ta có kiểu nào?
( về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích ; một bài thơ, đoạn thơ )
- Dàn bài chung bài nghị luận văn chương ?
I. Các kiểu văn bản :
1. Bảng tổng kết :
2. So sánh :
- Tự sự : Trình bày diễn biến sự việc 
- Miêu tả : Tái hiện đặc điểm con người,sự vật, sự việc 
- Thuyết minh : Giới thiệu đặc điểm, tính chất sự vật, hiện tượng ,
- Văn biểu cảm :Bày tỏ tình cảm, cảm xúc .
- Văn bản điều hành : Trình bày ý muốn, quyết định, thể hiện trách nhiệm, quyền hạn giữa người với người .
- Văn nghị luận : Bày tỏ quan điểm, nêu ý kiến đánh giá, bàn luận .
3. Nhận xét : 
-Mỗi kiểu văn bản phù hợp với từng đối tượng nên không thể thay thế cho nhau được .
- Một văn bản lại có thể kết hợp nhiều kiểu văn bản nhằm giúp văn bản sinh động hấp dẫn hơn .
4. Phân biệt :
a) Thể loại văn học: Tự sự (truyện,thơ, ) trữ tình( thơ trữ tình, tùy bút, ký, ) Kịch. 
b) Mỗi thể loại văn học có các phương thức biểu đạt khác nhau : Tự sự bằng câu chuyện ; Trữ tình bằng cảm xúc ; Kịch bằng tình huống ,hành động .
c) Tác phẩm văn học: thường sử dụng yếu tố nghị luận thể hiện khi nhân vật bộc lộ nội tâm hoăc lời bàn của tác giả .
5. Phân biệt :
- Kiểu văn bản tự sự : là loại bài Tập làm văn theo lối kể chuyện .
- Thể loại văn học tự sự : là khái niệm gồm những tác phẩm tự sự đã được sáng tác .
- Tính nghệ thuật trong tác phẩm tự sự :thể hiện ở kết cấu chuyện, xây dựng nhân vật, ngôi kể, 
6. So sánh kiểu văn bản biểu cảm với thể loại văn học trữ tình :
- Giống : Đều chứa tình cảm, cảm xúc.
- Khác : 
+ Kiểu văn biểu cảm: là loại bài TLV theo cách bày tỏ tình cảm cảm xúc với một đối tượng. 
+ Thể loại văn học trữ tình :khái niệm tập hợp những tác phẩm trữ tình đã được sáng tác.
- Đặc điểm của tác phẩm trữ tình :Thể hiện một tình cảm chủ yếu bằng cách gián tiếp (ẩn dụ) hoặc trực tiếp.
7. Tác phẩm nghị luận : 
- Có thể kết hợp với các yếu tố thuyết minh, miêu tả, tự sự, để làm sáng tỏ luận điểm, giúp bài văn sinh động hơn .
______________________________________________
 ND : 16.04.10
II. Phần Tập làm văn trong chương trình THCS :
1. Quan hệ giữa phần Văn với Tập làm văn :
- Qua văn bản để làm mẫu, mô phỏng cách kết cấu, cách diễn đạt .
2. Quan hệ giữa Tiếng Việt với Văn và Tập làm văn :
- Vận dụng từ ngữ , câu để phân tích ngôn ngữ bài văn và để nói viết trong Tập làm văn .
3. Vận dụng các phương thức biểu đạt :
- Mỗi phương thức biểu đạt phù hợp với mỗi kiểu văn bản , nhưng có thể vận dụng các phương thức đó trong một bài văn giúp bài văn thêm sinh động .
III. Các kiểu văn bản trọng tâm :
1. Văn bản thuyết minh :
a) Mục đích : giúp người đọc có tri thức khách quan về sự vật .
b) Muốn làm được : phải quan sát, tìm hiểu kỹ đối tượng để nắm bắt hết những đặc trưng của nó.
c) Các phương pháp : giải thích, định nghĩa, cho ví dụ, miêu tả, liệt kê, 
d) Ngôn ngữ rõ ràng , chính xác, biểu cảm .
2. Văn bản tự sự :
a) Mục đích : biểu hiện con người, quy luật đời sống 
b) Yếu tố tạo thành văn bản tự sự : Có cốt truyện, nhân vật, lời kể, ngôi kể, 
c) Văn tự sự kết hợp các yếu tố miêu tả, nghị luận, biểu cảm giúp câu chuyện sinh động, hấp dẫn, có ý nghĩa,
d) Ngôn ngữ : sinh động phù hợp với nhân vật, 
3. Văn bản nghị luận :
a) Mục đích : là thuyết phục mọi người về cái đúng, cái tốt, cái đẹp ( chân, thiện, mỹ)
b) Yếu tố tạo thành văn nghị luận : luận điểm, luận cứ, lập luận .
c) Yêu cầu : Luận điểm là tư tưởng, quan điểm chính có tính khái quát ; Luận cứ (lý lẽ .thực tế) tiêu biểu, cụ thể, toàn diện ; Lập luận là cách nêu luận cứ dẫn đến luận điểm .
d) Dàn bài nghị luận xã hội : 
A. Mở bài : Giới thiệu vấn đề cần bàn luận .
B. Thân bài: Trình bày ý kiến, quan điểm về vấn đề đó thành từng luận điểm nhỏ bằng lý lẽ, dẫn chứng .
C. Kết bài: Khẳng định tư tưởng ,quan điểm, thái độ,
e) Nghị luận văn chương :
A. Mở bài : Nêu tác phẩm, tác giả, vấn đề nghị luận
B. Thân bài: phân tích, đánh giá nội dung, nghệ thuật gợi cảm xúc, suy nghĩ , 
C. Kết bài : Ấn tượng chung về tác phẩm, tác giả .
	4. Hướng dẫn về nhà : 
	- Học bài, nắm kỹ nội dung ôn tập .
	- Soạn bài “ Tôi và chúng ta”:
	+ Tìm hiểu thể loại? Nhân vật?
	+ Tóm tắt đoạn trích.
Tuần : 34	NS : 17/04/10
Tiết : 163 	ND :	 20/04/10
TRẢ BÀI KIỂM TRA VĂN – TIẾNG VIỆT 
A. Mục tiêu cần đạt :
	1. kiến thức : Hệ thống hóa những kiến thức về truyện hiện đại và tiếng việt đã học .
	2. Kỹ năng : Nhận biết ưu điểm, những sai sót và nguyên nhân trong bài kiểm tra để sửa tốt .
	3. Thái độ : Ý thức sửa chữa nghiêm túc, cẩn thận, rút kinh nghiệm khi làm bài .
B. Chuẩn bị : 
	- GV : Soạn bài ; hai bài kiểm tra đã chấm .
	- HS : Ôn lại các bài ôn tập,tổng kết .
C. Tiến trình hoạt động :
	1. Ổn định : Kiểm tra sĩ số HS .
	2. Bài cũ : 
	3. Bài mới : * Giới thiệu : Nêu yêu cầu tiết học .
	 * Tiến trình bài dạy :
* Hướng dẫn trả bài kiểm tra Văn :
- GV nêu từmg câu hỏi cho HS chọn đáp án đúng 
- Câu 6 : nêu tên tác giả cho phù hợp tác phẩm?
- Câu 9 : em điền những từ nào?
- Câu 10 : Là nội dung của 5 tác phẩm truyện đã học , em đã chọn tên tác phẩm như thế nào ?
- Phần tự luận gồm mấy câu ?
- Câu 1yêu cầu làm gì ? 
- Có cần giới thiệu tác giả, tác phẩm không?
- Em tóm tắt theo trình tự nào?Có những sự việc chính nào?
Câu 2: Yêu cầu làm gì ? 
- Mở bài là nội dung gì?
- Thân bài em có mấy đoạn ?
- Nhân vật ông Hai có chi tiết gì?
- Nghệ thuật truyện có gì đặc sắc?
- Kết bài em ghi nội dung gì?
* Hướng dẫn trả bài kiểm tra Tiếng Việt 
+Phần trắc nghiệm :
- GV nêu câu hỏi - HS trả lời .
- Câu 10 : em điền những từ gì cho phù hợp nội dung đoạn văn?
+Phần tự luận :
- Câu 1 yêu cầu làm gì? 
- Em đã viết đoạn văn nói vấn đề gì?
- Trong truyện cho thấy ai có cuộc sống bên trong sôi động?Ngoài anh thanh niên còn có ai nữa?
- Em đã dùng những phép liên kết nào?
+Câu 2 : yêu cầu làm gì?
- Câu thơ có phép tu từ gì? Đó là từ nào?
- Mặt trời của mẹ là chỉ ai?Vì sao?
- Đó có phải hiện tượng chuyển nghĩa của từ không?Vì sao?
- Đoạn văn cảm nhận hai câu thơ em đã viết như thế nào?Thế nào là diễn dịch?
- Câu đầu tiên giới thiệu như thế nào?
- Hai câu thơ nổi bật là nghệ thuật gì?
- Phép ẩn dụ đó có nghĩa là gì?
- Vậy câu thơ thể hiện điều gì?
* GV nhận xét chung cách làm bài của HS :
- GV đọc bài khá .
I. Bài kiểm tra Văn :
* Phần trắc nghiệm :
- Câu 1 : C Câu 2 : D Câu 3 : B Câu 4 : B 
- Câu 5 : C Câu 7 : D Câu 8 : C 
- Câu 6 : 1. -> Nguyễn Thành Long. 2. -> Nguyễn Quang Sáng.
 3. -> Kim Lân. 4. -> Nguyễn Minh Châu. 
- Câu 9 : điền lần lượt các từ : suy ngẫm – con người – trân trọng – bình dị – gia đình.
- Câu 10 : 1 -> Làng ; 2 -> Lặng lẽ Sa Pa ; 
 3 -> Những ngôi sao xa xôi ; 
 4 -> Bến quê; 5 -> Chiếc lược ngà .
* Phần tự luận : 
Câu 1: Tóm tắt truyện theo diễn biến truyện :
- Câu giới thiệu tác giả tác phẩm, nhân vậtNhĩ.
- Tình cảnh của Nhĩ :nằm trên giường bệnh.
- Anh cảm nhận cảnh thiên nhiên, gia đình mình.
- Nhờ con qua bến quê, không được -> nghĩ về cuộc đời.
- Nhĩ muốn thức tỉnh mọi người về giá trị gia đình, quê hương.
Câu 2 : Viết bài văn ngắn:
A. Mở bài :
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm, nhân vật.
- Nêu vấn đề : là nông dân yêu làng, yêu nước sâu sắc.
B. Thân bài:
- Nhân vật ông Hai:
+ lý do phải xa làng -> rất yêu làng : khoe làng.
+ Nghe tin làng theo giặc : đau đớn, tủi nhục, xót xa,
+ Nghe tin cải chính: mừng khi biết Tây đốt nhà mình.
- Nghệ thuật : tình huống gay cấn, miêu tả nội tâm, 
C. Kết bài :
- Khẳng định phẩm chất ông Hai.-> tiêu biểu của nông dân thời chống Pháp.
II. Bài kiểm tra Tiếng Việt :
* Phần trắc nghiệm :
 Câu 1: A ; Câu 2: B	 ; Câu 3: B ; Câu 4: D ; 
 Câu 5: A ; Câu 6: A ; Câu 7: D ; Câu 8: A
 Câu 9: A .	
 Câu 10: Điền từ : xúc động – thành kính – đau xót – tự hào – trầm lắng. 	
* Phần tự luận : 
Câu 1: Viết đoạn văn :
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm và câu chủ đề.
- Với anh thanh niên hoàn cảnh sống, làm việc gian khổ vẫn nhiệt tình, yêu nghề, tự tin, yêu đời.
- Còn có ông kỹ sư vườn rau, anh cán bộ nghiên cứu sét 
- Họ là những người hết mình lo nghĩ cho đất nước.
-> Phép liên kết : từ nào ? phép liên kết gì?
Câu 2 : 
a) Từ mặt trời trong câu thứ hai : là phép ẩn dụ, chỉ em bé như mặt trời luôn sưởi ấm cho mẹ.
- Đây không phải là hiện tượng chuyển nghĩa của từ : vì khi tách khỏi câu thơ, mặt trời không còn chỉ em bé nữa.
b) Đoạn văn :
- Giới thiệu hai câu thơ trong bài thơ? Tác giả? Nói tình yêu thương của mẹ dành cho con mình.
- Bằng cách sóng đôi, hai hình ảnh mặt trời vừa thực vừa ẩn dụ nhằm làm nổi bật em bé như mặt trời của mẹ luôn là ngọn lửa sưởi ấm mẹ.
- Câu thơ thể hiện tình yêu thương vô bờ người mẹ dành cho con, mẹ xem con là tất cả.
III. Nhận xét chung :
- Nhiều em có tiến bộ : làm đủ nội dung cả 2 bài kiểm tra.
- Phần tự luận đã viết thành những đoạn văn phù hợp yêu cầu .
-Vẫn còn sai sót: dùng từ, đặt câu sai; trắc nghiệm vòng đáp án sai;  
-> Nguyên nhân : chưa chú ý học bài ; thiếu cẩn thận; 
	* Xếp loại :
Môn
Tổng số HS
Kém
Yếu
T.bình
Khá
Giỏi
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
Văn
T.Việt
4. Hướng dẫn về nhà :
	- Học ôn, rút kinh nghiệm những sai sót cho kiểm tra học kỳ II.
	- Soạn bài : “Tôi và chúng ta” : tóm tắt đoạn trích .
Tuần : 34	NS : 18/04/10
Tiết : 164 – 165 Văn bản	ND : 20/04/10
TÔI VÀ CHÚNG TA 
	 (Trích cảnh ba – Lưu Quang Vũ)
A. Mục tiêu cần đạt :
	1. Kiến thức : Thấy mâu thuẫn gay gắt giữa những người tiến bộ, dám nghĩ, dám làm với những kẻ lạc hậu, bảo thủ trong bối cảnh chuyển mình của xã hội ta. 
	2. Kỹ năng : Đọc kịch bản, phân tích được tình huống, xung đột kịch .
	3. Thái độ : Củng cố lòng tin vào con đường đổi mới của nước ta hiện nay .
B. Chuẩn bị : 
	- GV : Soan bài ; tìm hiểu kỹ tác giả và vở kịch.
	- HS : Soạn bài ; tập đọc phân vai.
C. Tiến trình hoạt động :
	1. Ổn định : Kiểm tra sĩ số HS 
	2. Bài cũ : Hãy nêu những đặc điểm của thể loại kịch ? Tóm tắt vở kịch “Bắc Sơn”
	3. Bài mới : * Giới thiệu : Tiếp tục thể loại kịch, các em sẽ tìm hiểu vở kịch nói về sự xung đột giữa cái cũ với cái mới trong xã hội qua đoạn trích “Tôi và chúng ta” của Lưu Quang Vũ .
	 * Tiến trình bài dạy :
* Hướng dẫn tìm hiểu chung về tác gỉa , tác phẩm:
- HS đọc nhẩm chú thích sao : 
- Tóm tắt những nét đáng nhớ về tác giả Lưu Quang 
Vũ ?( Chồng nhà thơ Xuân Quỳnh ; cha MC Lưu Minh Vũ ở đài VTV3)
- Nêu xuất xứ đoạn trích ?
- Nêu chủ đề đoạn trích ?
- Em hiểu tên vở kịch “Tôi và chúng ta” như thế nào (Chúng ta được hình thành từ những cái tôi cụ thể)
* Hướng dẫn đọc hiểu kịch bản :
- Đoạn trích gồm những nhân vật nào ?
( HS đọc theo vai ) – GV hỏi vài từ khó .
- Vấn đề cơ bản mà vở kịch đặt ra là gì?( Vấn đề “Tôi và chúng ta” những năm 80 ( Tk XX)có ý nghĩa thực tiễn lớn lao )
* TIẾT 2 :____________________________________
+ Bài cũ :- Kể tóm tắt nội dung vở kịch ?
- Trong cảnh ba tác giả đã xây dựng tình huống kịch đó là gì?
- Tình huống đó đã xảy ra mâu thuẫn cơ bản nào?
- Theo em hai tuyến nhân vật có những xung đột cơ bản nào?
- Về kế hoạch sản xuất như thế nào?
- Về việc đầu tư cho sản xuất ?
- Về các biện pháp hoạt động của Xí nghiệp ?
- Từ lời nói , hành động của các nhân vật giúp em cảm nhận được gì về tính cách một số nhân vật của hai phái ?
- Phái tiến bộ gồm những ai ?
- Giám đốc Hoàng Việt có tính cách như thế nào ?
- Kỹ sư Lê Sơn là người thế nào ?
- Phái bảo thủ ,tiêu biểu là ai ?
- Nguyễn Chính như thế nào ?
- Còn quản đốc Trương?
+ Thảo luận :
- Thể hiện sự xung đột giữa hai phái, tác giả muốn nói gì với mọi người?Kết quả cuối cùng thế nào?
- Nhóm trình bày bảng phụ -> lớp nhận xét 
- GV khái quát ý : phát huy nhóm khá .
* Hướng dẫn tổng kết :
- Nêu những đặc sắc về nghệ thuật trong đoạn trích?
- Qua đó thể hiện nội dung gì?
- HS trả lời -> GV chốt ghi nhớ 
- HS đọc ghi nhớ.
* Hướng dẫn luyện tập :
- Hãy tóm tắt đoạn trích khoảng 10 dòng ?(dựa bài tóm tắt SGK )
I. Tìm hiểu chung :
1. tác giả : Lưu Quang Vũ (1948 – 1988)
- Sinh ở Phú Thọ, quê gốc Đà Nẵng .
- Tham gia bộ đội chống Mỹ, viết văn, làm thơ .
- Đầu những năm80 (tkXX) chuyển sang viết kịch.
2. Tác phẩm :
- Trích cảnh ba vở kịch “Tôi và chúng ta” (9 cảnh)
- Diễn tả cuộc đối đầu giữa phái bảo thủ và phái đổi mới trong một xí nghiệp .
II. Đọc – hiểu kịch bản :
1. Đọc phân vai , từ khó:
2. Phân tích :
a) Vấn đề cơ bản :
- Cần đổi mới nguyên tắc, cơ chế lạc hậu .
- Không có chủ nghĩa tập thể chung chung: Cái chúng ta hình thành từ cái tôi cụ thể)
- Tính thực tiễn : đất nước lúc đó cần đổi mới .
 ND : 22.04.10
b) tình huống kịch :
- Tình trạng Xí nghiệp ngưng trệ sản xuất : cần phải thoát ra khỏi tình trạng này:
- Xảy ra mâu thuẫn cơ bản bộc lộ qua sự đấu tranh của hai tuyến nhân vật :
+ Giám đốc Hoàng Việt, kỹ sư Lê Sơn,  với Phó Giám đốc Nguyễn Chính, quản đốc Trương, 
- Những xung đột cơ bản:
+ Về kế hoạch sản xuất :
+ Việc đầu tư cho sản xuất :
+ Về các biện pháp hoạt động :
c) Tính cách nhân vật :
- Phái tiến bộ :
+ Hoàng Việt : lãnh đạo có tinh thần trách nhiệm cao, dám nghĩ, dám làm, trung thực,thẳng thắn, kiên quyết đấu tranh cho chân lý.
+ Lê Sơn : có năng lực, chuyên môn giỏi, làm ở Xí nghiệp lâu năm, chưa mạnh dạn đấu tranh.
- Phái bảo thủ :
+ Nguyễn Chính : máy móc, bảo thủ, gian ngoan, nhiều mánh khóe, luồn lọt cấp trên, nguyên tắc .
+ Quản đốc Trương : thích quyền thế, lười biếng .
d) Ý nghĩa xung đột kịch: 
- Thể hiện mối quan hệ khắng khít giữa cái tôi (cá nhân) với chúng ta(tập thể)
- Cuộc sống luôn vận động, con người phải chuyển theo cuôc sống đi lên 
- Cái tiến bộ cuối cùng vẫn thắng .
III. Tổng kết :
- Xây dựng tình huống, phát triển mâu thuẫn, xung đột kịch hợp lý, hấp dẫn.
- Đấu tranh giữa tiến bộ và lạc hậu .
- Ghi nhớ :(180)
IV. Luyện tập :
1. Tóm tắt đoạn trích:
	4. Hướng dẫn về nhà :
	- Học bài, ghi nhớ ; tóm tắt vào vở .
	- Soạn bài : “Tổng kết văn học”
	+ Kẻ bảng thống kê, xem mục lục SGK từ lớp 6 – lớp 9 để điền vào bảng đó.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an van 9t34.doc