Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 - Tổng kết tập làm văn (tiếp theo)

Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 - Tổng kết tập làm văn (tiếp theo)

A. MỤC TIÊU:

1.Kiến thức: Ôn tập và củng cố các kiểu văn bản đã học từ lớp 6-9; phân biệt các kiểu văn bản và nhận biết sự cần thiết phải phối hợp chúng trong thực tế làm bài văn.

2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng hệ thống hoá, so sánh.

3. Thái độ: Giáo dục HS có ý thức vận dụng các kiểu văn bản khi làm bài.

B. PHƯƠNG PHÁP: Đàm thoại, thảo luận, thực hành.

C. CHUẨN BỊ:

1. Giáoviên: Soạn bài, bảng hệ thống (bảng phụ).

2. Học sinh: Trả lời các câu hỏi trong SGK.

D. TIẾN TRÌNH:

I. Ổn định: 1’ Sĩ số: Vắng:

II. Bài cũ: 2’ GV kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS.

III. Bài mới:

1.Đặt vấnđề: 1’ GV nêu yêu cầu tiết học.

2.Triểnkhai:

 

doc 3 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 842Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 - Tổng kết tập làm văn (tiếp theo)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết:
164
TỔNG KẾT TẬP LÀM VĂN 
(tiếp theo)
Ngày soạn: 
3/4/09
Ngày dạy:
6/5/09
A. MỤC TIÊU:
1.Kiến thức:
Ôn tập và củng cố các kiểu văn bản đã học từ lớp 6-9; phân biệt các kiểu văn bản và nhận biết sự cần thiết phải phối hợp chúng trong thực tế làm bài văn.
2. Kỹ năng:
Rèn kĩ năng hệ thống hoá, so sánh.
3. Thái độ:
Giáo dục HS có ý thức vận dụng các kiểu văn bản khi làm bài.
B. PHƯƠNG PHÁP:
Đàm thoại, thảo luận, thực hành.
C. CHUẨN BỊ:
1. Giáoviên:
Soạn bài, bảng hệ thống (bảng phụ).
2. Học sinh:
Trả lời các câu hỏi trong SGK.
D. TIẾN TRÌNH:
I. Ổn định:
1’
Sĩ số: Vắng:
II. Bài cũ: 
2’
GV kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS.
III. Bài mới:
1.Đặt vấnđề: 
1’
GV nêu yêu cầu tiết học.
2.Triểnkhai:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức
Hoạt động 2: (14’) Hướng dẫn tìm hiểu phần Tập làm văn trong chương trình ngữ văn THCS.
* GV chia lớp thành 3 nhóm thảo luận theo các câu hỏi sau:
- Nhóm 1: Phần Văn và Tập làm văn có mối quan hệ với nhau như thế nào? Hãy nêu ví dụ cho thấy mối quan hệ đó trong chương trình đã học?
- Nhóm 2: Phần tiếng Việt có quan hệ như thế nào với phần Văn và phần Tập làm văn? Nêu ví dụ chứng minh?
- Nhóm 3: Các phương thức biểu đạt: miêu tả, tự sự, nghị luận, biểu cảm, thuyết minh có ý nghĩa như thế nào đối với việc rèn luyện kĩ năng làm văn?
* HS thảo luận 5’, cử đại diện trình bày.
* GV nhận xét, bổ sung:
II. Phần Tập làm văn trong chương trình Ngữ văn THCS.
1. Mối quan hệ giữa phần Văn và tập làm văn:
- Các văn bản phần văn được sắp xếp theo trục các kiểu văn bản của Tập làm văn.
* Ví dụ:
+ Kiểu văn bản tự sự: (lớp 6 kì I) gồm có các văn bản: Con rồng, cháu tiên...
+ Kiểu văn bản miêu tả: Bài học đường đời đầu tiên, Sông nước Cà Mau...
+ Kiểu văn bản biểu cảm: ca dao dân ca...
+ Kiểu văn bản nghị luận: Tục ngữ...
+ Kiểu văn bản thuyết minh: Ôn dịch thuốc lá...
+ Kiểu văn bản điều hành: hợp đồng
=> Mục đích: Đọc hiểu văn bản góp phần tạo lập văn bản
- Kiến thức và kĩ năng về kiểu văn bản sẽ giúp việc đọc hiểu văn bản sâu sắc hơn.
2. Mối quan hệ giữa tiếng Việt, Văn và Tập làm văn:
- Phần Tiếng Việt góp phần vào việc học các văn bản trong phần đọc-hiểu và làm tốt phần Tập làm văn:
+ Làm cho hiểu rõ hơn về quy tắc dùng từ, đặt câu, các hình thức đối thoại... trong phần tiếng Việt. Từ đó có cơ sở để phân tích cái hay, cái đẹp trong cách diễn đạt trong các văn bản ở phần đọc-hiểu.
+ Do hiểu rõ hơn về quy tắc dùng từ, đặt câu, các hình thức hội thoại nê sẽ đặt câu, dùng từ có hiệu quả hơn khi viết đoạn văn, bài văn.
* Ví dụ: Khi học bài: “Lời dẫn trực tiếp và lời dẫn gián tiếp” trong phần tiếng Việt thì sẽ dùng những ngữ liệu của văn bản “Lặng lẽ Sa Pa” để tìm hiểu.
3. Các phương thức biểu đạt: 
- Các phương thức biểu đạt: tự sự, miêu tả, nghị luận, biểu cảm, thuyết minh có ý nghĩa quan trọng đối với việc rèn luyện kĩ năng làm văn. Bởi vì các văn bản thường phải sử dụng các phương thức biểu đạt này.
Hoạt động 3: (20’) Hướng dẫn tìm hiểu các kiểu văn bản trọng tâm.
* GV chia lớp thành 3 nhóm thảo luận theo các câu hỏi sau:
- Nhóm 1: các câu hỏi về văn bản thuyết minh.
- Nhóm 2: các câu hỏi về văn bản tự sự
- Nhóm 3: các câu hỏi về văn bản nghị luận.
* HS thảo luận trong vòng 7’, cử đại diện trình bày.
* GV nhận xét, chốt (dùng bảng phụ hệ thống).
III. Các kiểu văn bản trọng tâm.
Kiểu văn bản, đặc điểm
Văn bản thuyết minh
Văn bản tự sự
Văn bản nghị luận
Mục đích
Giúp người đọc có tri thức khách quan và có thái độ đúng đắn đối với các đối tượng cần thuyết minh.
Trình bày sự việc, con người, quy luật đời sống, bày tỏ thái độ của người viết.
Bày tỏ quan điểm, nhận xét, đánh giá trực tiếp thuyết phục mọi người tin theo cái đúng, từ bỏ cái xấu, cái ác.
Các yêu tố cấu thành
Sự việc, hiện tượng khách quan
Sự việc, nhân vật (có hư cấu)
Luận điểm, luận cứ và lập luận.
Khả năng kết hợp, đặc điểm, cách làm
- Kết hợp các phương thức biểu đạt.
- Có các phương pháp thuyết minh: giải thích, nêu ví dụ, số liệu thống kê, nêu định nghĩa, liệt kê, so sánh, phân loại, phân tích.
- Ngôn ngữ: chính xác, khách quan, mạch lạc.
- Kết hợp các phương thức biểu đạt.
- Giới thiệu, trình bày diẽn biến sự việc theo trình tự nhất định.
- Ngôn ngữ: trong sáng, giàu hình ảnh, biểu cảm.
- Kết hợp các phương thức biểu đạt (mức độ vừa phải).
- Xây dựng hệ thống lập luận chặt chẽ, thuyết phục.
* HS nêu các dàn bài của các kiểu bài văn nghị luận.
* GV nhận xét, bổ sung.
* Dàn bài của bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sông:
- Mở bài: Giới thiệu sự việc, hiện tượng có vấn đề.
- Thân bài: Phân tích các mặt, đánh giá, phân tích, liên hệ thực tế.
- Kết bài: kết luận, khẳng định, phủ định, lời khuyên.
* Dàn bài của bài văn nghị luận về tác phẩm truyện:
- Mở bài: Giới thiệu tác phẩm và nêu ý kiến đánh giá sơ bộ.
- Thân bài: Nêu các luận điểm chính về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm: có phân tích, chứng minh bằng các luận cứ tiêu biểu và xác thực.
- Kết bài: Nêu nhận định, đánh giá chung của mình về tác phẩm truyện.
IV. Củngcố:
2’
GV khái quát lại nội dung vừa tổng kết.
V. Dặn dò:
5’
- Nắm vững các nội dung tổng kết, chú ý các văn bản trọng tâm.
- Viết bài văn tự sự, nghị luận về nhân vật trong các tác phẩm đã học.
- Chuẩn bị: Tôi và chúng ta
+ Đọc kĩ vở kịch, tóm tắt vở kịch.
+ Trả lời các câu hỏi SGK và sưu tầm tư liệu về tác giả, tác phẩm.
VI. Bổsung:

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 164 Tong ket TLV.doc