Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 - Tổng kết về ngữ pháp

Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 - Tổng kết về ngữ pháp

TỔNG KẾT VỀ NGỮ PHÁP

A. Mục tiêu cần đạt :

 1. Kiến thức : Ôn tập và hệ thống hoá về các kiến thức ngữ pháp đã học từ lớp 6 đến lớp 9 về từ loại , các cụm từ .

2. Kĩ năng: Nhận biết và vận dụng các kiến thức ngữ pháp vào việc nói viết phù hợp .

3. Thái độ : Ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt .

B. Chuẩn bị :

- GV : Soạn bài ; bảng phụ .

- HS : Soạn bài ; giải các bài tập .

C. Tiến trình hoạt động :

1. Ổn định: Kiểm tra sĩ số của lớp.

2. Bài cũ : Ví dụ một đoạn đối thoại có dùng câu hàm ý ? cho biết hàm ý gì?

3. Bài mới: * Giới thiệu : Nêu yêu cầu tiết dạy

 

doc 7 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 1084Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 - Tổng kết về ngữ pháp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 31	 NS : 25/03/10
Tiết : 146 – 147 Tiếng Việt	 ND : 27/03/10
TỔNG KẾT VỀ NGỮ PHÁP 
A. Mục tiêu cần đạt :
	1. Kiến thức : Ôn tập và hệ thống hoá về các kiến thức ngữ pháp đã học từ lớp 6 đến lớp 9 về từ loại , các cụm từ .
2. Kĩ năng: Nhận biết và vận dụng các kiến thức ngữ pháp vào việc nói viết phù hợp .
3. Thái độ : Ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt .
B. Chuẩn bị :
- GV : Soạn bài ; bảng phụ .
- HS : Soạn bài ; giải các bài tập .
C. Tiến trình hoạt động :
1. Ổn định: Kiểm tra sĩ số của lớp.
2. Bài cũ : Ví dụ một đoạn đối thoại có dùng câu hàm ý ? cho biết hàm ý gì? 
3. Bài mới: * Giới thiệu : Nêu yêu cầu tiết dạy 
 * Tiến trình bài dạy :
* Hướng dẫn ôn về từ loại :
- HS đọc bài 1 : Nêu yêu cầu ?
- Hãy xác định từ loại từ in đậm trong 5 ví dụ ?
 + Danh từ :
 + Động từ :
 + Tính từ :
- HS đọc bài 2 : Nêu yêu cầu ?
+ Bảng phụ : (3 cột SGK)
- Hãy điền những từ thích hợp vào chỗ trống ?
- Lớp nhận xét : GV phát huy 
- Qua đó em rút ra kết luận gì về khả năng kết hợp
 giữa danh từ, động từ, tính từ với các từ loại khác ?
A. TỪ LOẠI :
I. Danh từ, động từ, tính từ :
 1. Xác định từ loại :
- lần ; lăng ; làng .
- đọc ; nghĩ ngợi ; phục dịch ; đập .
- hay ; đột ngột ; phải ; sung sướng .
 2. Điền từ :
Rất hay ; một cái lăng ; rất đột ngột 
Đã đọc ; hãy phục dịch ; một ông giáo 
Những lần ; các làng ; rất phải 
Đã nghĩ ngợi ; vừa đập ; rất sung sướng 
 3. Đặc điểm các từ loại:
- Danh từ -> đứng sau : những , các , một, 
- Động từ -> đứng sau : hãy , đừng , đã , chớ , 
- Tính từ -> đứng sau : rất . lắm , quá, hơi , 
 4. Bảng tổng kết :
Ý nghĩa khái quát của
 Từ loại
Khả năng kết hợp
 Kết hợp ở phía trước 
Từ loại
Kết hợp ở sau
Chỉ sự vật : người ,vật, hiện tượng,khái niệm,
Tất cả ; những ; các ; từng ; mấy ; 
Danh từ
 Ấy ; đó ; 
Chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật
Đã ; đang ; sẽ ; mới ; vừa ; hãy ; đừng ; chớ ; 
Động từ 
 Xong ; rồi ; 
Chỉ đặt điểm, tính chất của sự vật , của hoạt động , trạng thái 
Rất ; đã ; quá ; hơi ; 
Tính từ 
 Lắm ; quá ; 
- HS đọc bài 5 :Nêu yêu cầu ?
- Câu a : từ tròn thuộc từ loại gì? Dùng như từ gì?
- Câu b : từ lý tưởng ? 
- Câu c: từ băn khoăn ?
 5. Nhận xét :
a) tròn (tính từ) -> dùng như động từ 
b) lý tưởng (danh từ) -> dùng như tính từ 
c) băn khoăn (tính từ) -> dùng như danh từ .
II. Các từ loại khác :
 1. Bảng tổng kết từ loại :
Số từ
Đại từ
Lượng từ 
Chỉ từ 
Phó từ 
Quan hệ từ 
Trơ Trợï từ 
Tình thái từ
Thán từ 
ba 
năm 
tôi,
bao nhiêu, bao giờ
Bấy giờ
những
ấy 
đâu
 đã.
mới.
đã.
đang. 
ở
của.
nhưng.
như.
chỉ.
cả.
ngay.
chỉ.
 hả
Trời ơi!
- HS đọc bài 2 : Yêu cầu ?
+ Thảo luận :
- Tìm những từ chuyên dùng ở cuối câu nghi vấn?
- Chúng thuộc từ loại gì?
- Nhóm ghi bảng phụ : lớp nhận xét 
- GV chốt ý :phát huy nhóm khá 
 * TIẾT 2 :______________________________
+ Bài cũ : Ví dụ một câu nói về học tập, chỉ ra các
 từ loại có trong câu đó?
* Hướng dẫn ôn tập về cụm từ :
- HS đọc bài 1: Nêu yêu cầu?
- Câu a có những cụm từ gì? Phần trung tâm là
 những từ nào?Nhờ đâu em biết?
- Câu b ?
- Câu c ? cơ sở nào em biết ? 
- HS đọc bài 2 : Yêu cầu ?
- Câu a : phần trung tâm là những từ nào ? cơ sở
 nào để nhận biết ?
- Câu b?
- HS đọc bài 3 : Yêu cầu ?
- Tìm phần trung tâm các cụm từ in đậm? Có yếu
 tố phụ nào đi kèm? Vậy đó là cụm từ gì? 
(danh từ dùng như tính từ )
- Câu b có phần trung tâm là gì? Cơ sở nhận biết ?
- Câu c ?
* Hướng dẫn ôn tập thành phần câu :
- Câu có những thành phần nào?
- HS đọc bài 1 : Nêu yêu cầu ?
- Kể tên các thành phần chính và thành phụ của câu
- Nêu dấu hiệu nhận biết ?
(CN trả lời câu hỏi : ai?Cái gì?  
 VN trả lời câu hỏi : là gì ? như thế nào?...)
- Đọc bài 2 : Yêu cầu ?
- HS đọc từng câu và phân tích cấu tạo.
- Thế nào là thành phần biệt lập ?
- Có những thành phần biệt lập nào?Nêu dấu hiệu nhận biết từng thành phần ?( Tình thái có: chắc , có lẽ,  ; cảm thán: ôi, ồ, ;gọi –đáp: từ xưng hô ;
Phụ chú:làm rõ hơn nội dung trong câu)
- Nêu yêu cầu bài 2 ?
- HS đọc từng câu và chỉ ra các thành phần 
 2. Từ chuyên dùng cuối câu nghi vấn:
- đâu ? hả ? hử ? à ? ư ?  -> tình thái từ .
 ND : 30.03.10
B. CỤM TỪ :
 1. Tìm phần trung tâm cụm danh từ :
a) ảnh hưởng ; nhân cách ; lối sống 
-> nhờ lượng từ : những ; số từ : một .
b) ngày -> Nhờ lượng từ : những .
c) tiếng -> Có thể thêm : những 
 2. Tìm phần trung tâm cụm động từ :
a) đến ; chạy ; ôm 
-> Nhờ phó từ : đã ; sẽ 
b) lên -> nhờ phó từ : vừa .
 3. Tìm phần trung tâm :
a) Việt Nam ; bình dị ; Việt Nam ; phương Đông ; hiện đại ; mới .
-> Nhờ từ : rất => Cụm tính từ .
b) êm ả -> Có thể thêm : rất vào trước .
c) phức tạp ; phong phú ; sâu sắc 
-> Có thể thêm : Rất vào trước .
Đâu ? hả ? à? ừ ? hở ? 
C. Thành phần câu :
I. Thành phần chính và thành phần phụ :
1. Kể tên : 
a) Thành phần chính: CN / VN
b) Thành phần phụ : trạng ngữ, khởi ngữ .
2. Phân tích cấu tạo :
a) CN / VN
b) Trạng ngữ, CN / VN
c) Khởi ngữ, CN / VN
II. Thành phần biệt lập :
1. Kể tên : 
- Thành phần tình thái 
 - Thành phần cảm thán 
- Thành phần gọi – đáp 
 - Thành phần phụ chú
2. Nhận biết các thành phần :
a) Có lẽ -> tình thái
b) Ngẫm ra -> tình thái .
c) Dừa xiêmdừa nếpdừa lửa  -> phụ chú 
d) –Bẩm->gọi –đáp ; có khi -> tình thái .
e) Ơi  -> gọi – đáp 
	4. Hướng dẫn về nhà :
- Học bài : nắm kỹ các từ loại .
- Soạn bài : “luyện tập viết biên bản”
Tuần : 31 	 NS : 30/03/10
Tiết : 148 Tập làm văn 	 ND : 01/04/10
LUYỆN TẬP VIẾT BIÊN BẢN
A. Mục tiêu cần đạt :
	1. Kiến thức : Củng cố, khắc sâu lý thuyết về đặc điểm và cách viết biên bản .
	2. Kỹ năng: Nhận biết đúng và viết được một biên bản thông dụng .
	3. Thái độ : Ý thức viết biên bản trong sinh hoạt tập thể .
B. Chuẩn bị : 
	- GV : Soạn bài ; biên bản mẫu .
	- HS : Trả lời câu hỏi và giải trước bài tập.
C. Tiến trình hoạt động :
	1. Ổn định: Kiểm tra sĩ số HS 
	2. Bài cũ: Thế nào là biên bản? Nêu các phần, mục của một biên bản ?
	3. Bài mới: * Giới thiệu : Nêu yêu cầu tiết dạy 
	 * Tiến trình bài dạy:
* Hướng dẫn ôn tập lý thuyết :
- Người ta viết biên bản nhằm mục đích gì?
- Người viết biên bản có trách nhiệm, thái độ như
 thế nào?
- Nêu bố cục chung của một biên bản ?
- Lời văn, cách trình bày phải thế nào ?
* Hướng dẫn luyện tập :
- HS đọc bài 1 : Yêu cầu làm gì? ( Sắp xếp lại
 thành biên bản hoàn chỉnh)
- Bài đã cho trước những mục nào?
- Còn thiếu mục nào ?
- Có cần thêm không?
- Em sẽ sắp xếp lại như thế nào?
- Phần mở đầu gồm những mục gì? 
- Phần nội dung em chọn tình tiết nào trước ?
- Biên bản này nội dung có mấy mục ?
- Phần kết là mục nào ?
- HS đọc bài 2 : Nêu yêu cầu?
- Viết phần mở đầu biên bản sinh hoạt lớp tuần
 qua?
- Gọi 1 HS lên bảng viết – lớp viết nháp 
- Lớp nhận xét bài trên bảng 
- GV nhận xét phát huy .
- Ghi các mục chính trong phần nội dung ?
- Ghi phần kết thúc biên bản ?
- HS lên bảng ghi 
- Lớp nhận xét 
- GV đánh giá chung .
I. Lý thuyết :
- Mục đích:
- Trách nhiệm, thái độ :
- Bố cục :
- Lời văn, cách trình bày :
II. Luyện tập :
1. Viết biên bản:
A. Phần mở đầu :
- Tên hiệu nước :
- Tên biên bản : 
- Thời gian , địa điểm :
- Thành phần :(mục a)
- Thư ký : (mỗi HS)
B. Phần nội dung:
1) Cô Lan khai mạc hội nghị: (mục d)
- Mục đích:
- nội dung:
2) Bạn Huệ , lớp trưởng báo cáo :(mục c)
- Những hạn chế 
- Kết quả :
3) Kinh nghiệm cá nhân (mục e,g)
- Bạn Thu Nga :
- Bạn Thúy Hà :
4) Cô Lan tổng kết:(mục h)
C. Phần kết thúc: 
- Thời gian :(mục b)
- Chủ tọa, thư ký ( ký tên)
2. Viết biên bản :
A. Phần mở đầu:
- Tên hiệu nước :
- Tên biên bản : 
 BIÊN BẢN SINH HOẠT TUẦN 30 LỚP 9A
- Thời gian :
- Địa điểm :
- Thành phần :
- Chủ tọa, thư ký 
B. Phần nội dung :
1) Chủ tọa báo cáo :
 - Tình hình tuần qua:
 - Đề ra kế hoạch cho tuần 31 .
2) Ý kiến góp ý của tập thể .
3) Ý kiến của GVCN :
C. Phần kết thúc: 
- Biên bản kết thúc lúc 11g 30phút ngày 
- Thư ký thông qua biên bản 
-Chủ tọa Thư ký
( Ký tên) ( Ký tên)
	4. Hướng dẫn về nhà: 
	- Học lại ghi nhớ bài cũ ; làm tiếp bài 3, 4 
	- Soạn bài : “Hợp đồng”
	+ Thế nào là hợp đồng?
	+ Nêu các phần mục của hợp đồng.
Tuần : 31	NS : 30/03/10
Tiết : 149	 Tập làm văn 	ND : 01/04/10
HỢP ĐỒNG
A. Mục tiêu cần đạt :
	1. Kiến thức : Hiểu được đặc điểm, mục đích và công dụng của hợp đồng .
	2. Kỹ năng : Nhận biết và viết được một hợp đồng đơn giản đủ bố cục đúng trình tự đề mục.
	3. Thái độ : Ý thức sống và làm việc theo pháp luật .
B. Chuẩn bị:
	- GV : Soạn bài ; hợp đồng mẫu .
	- HS : Đọc kỹ văn bản, trả lời câu hỏi trước .
C. Tiến trình hoạt động :
	1. Ổn định: Kiểm tra sĩ số HS
	2. Bài cũ: Lên bảng viết lại phần mở đầu biên bản sinh hoạt lớp tuần 30 ?
	3. Bài mới : * Giới thiệu : Nêu tên một văn bản hành chính khác : Hợp đồng – Hợp đồng là gì – Hôm nay các em sẽ tìm hiểu .
	 * Tiến trình bài dạy :
* Hướng dẫn tìm hiểu hợp đồng :
- HS đọc văn bản : 
- Đây là loại hợp đồng gì?
- Tại sao cần phải có hợp đồng ?
- Hợp đồng cần đạt những yêu cầu gì?
- Hợp đồng cần đạt yêu cầu gì về hình thức ?
+Thảo luận bàn :
- Kể tên những hợp đồng mà em biết ?
- HS trả lời ; lớp bổ sung.
* Hướng dẫn cách làm hợp đồng :
- Qua tìm hiểu văn bản trên , em thấy hợp đồng 
thường có mấy phần ?
- Phần mở đầu gồm những mục nào ? 
- Có giống với phần mở đầu biên bản không ?
- Tên hợp đồng ghi như thế nào?
- Phần nội dung hợp đồng ghi như thế nào?
- Phần kết thúc hợp đồng có những mục nào?
- HS trả lời 
- GV chốt ghi nhớ 
- HS đọc ghi nhớ 
* Hướng dẫn luyện tập :
- HS đọc bài 1 : Yêu cầu làm gì?
- HS đọc từng tình huống và chọn kiểu văn bản 
phù hợp 
- HS trả lời -> lớp nhận xét 
- GV khái quát ý 
- HS đọc bài 2 :Yêu cầu làm gì?
- Hãy viết phần mở đầu hợp đồng thuê nhà ?
- HS viết nháp 
- Một em lên bảng ghi 
- Lớp nhận xét 
- GV nhận xét : phát huy cho điểm .
- HS ghi lại hợp đồng đúng 
I. Đặc điểm của hợp đồng :
* Văn bản : Hợp đồng mua bán SGK.
a) Hợp đồng là cơ sở pháp lý để các bên thực hiện đúng thỏa thuận đã cam kết .
b) Nội dung hợp đồng : Có các bên tham gia – các điều khoản đã thỏa thuận – hiệu lực hợp đồng 
c) Hình thức : đủ các cột, mục ; lời văn chính xác, chặt chẽ.
d) Các loại hợp đồng : 
- Hợp đồng lao động .
- Hợp đồng cung ứng vật tư .
-Hợp đồng khai thác lâm sản .
II. Cách làm hợp đồng :
A. Phần mở đầu :
- Tên hiệu nước :
- Tên hợp đồng : ( Chữ in hoa)
- Địa điểm :
- Thời gian :
- Họ tên, chức vụ, địa chỉ của các bên ký hợp đồng
B. Phần nội dung :
- Ghi nội dung hợp đồng theo từng điều khoản đã thống nhất .
C. Phần kết thúc:
- Hiệu lực của hợp đồng :
- Cam kết, ràng buộc giữa các bên 
- Chữ ký của các bên hợp đồng :
* Ghi nhớ (138)
III. Luyện tập :
1. Chọn kiểu văn bản :
a) Giấy đề nghị .
b) Hợp đồng mua bán vật liệu .
c) Hợp đồng mở đại lý 
d) Biên bản bàn giao 
e) Hợp đồng thuê nhà 
2. Viết hợp đồng :
A. Phần mở đầu :
 Cộng Hòa – Xã hội – Chủ nghĩa – Việt Nam 
 Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
 HỢP ĐỒNG THUÊ NHÀ
- Căn cứ vào nhu cầu và khả năng của hai bên .
- Hôm nay, ngày  tháng 04 năm 2009
- Tại nhà ông : Nguyễn Văn A .
- Chúng tôi gồm :
+ Bên A:
 Ông ( bà) :Nguyễn Văn A, chủ nhà, người có căn phòng cho thuê .
 Địa chỉ : số 27, đường Lê Duẫn, Thành phố Đà Lạt
+ Bên B :
Ông (bà) : Lê Thị Lan, người thuê phòng .
Địa chỉ : Thôn 1, xã Tân Châu, Huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng .
- Hai bên đã thỏa thuận ký kết hợp đồng thuê nhà với nội dung và điều khoản như sau:
B. Phần nội dung :
	4. Hướng dẫn về nhà :
	- Học bài, ghi nhớ ; viết tiếp phần nội dung và kết thúc cho hợp đồng trên
	- Soạn bài : “ Bố của Xi-mông” – Tóm tắt truyện .

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an van 9t31.doc