Tiết 1+2
Văn bản: PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH
A. PHẦN CHUẨN BỊ
I. Mục tiêu cần đạt
Giúp học sinh:
Thấy được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, thanh cao và giản dị
Từ lòng kính yêu tự hào về Bác, học sinh có ý thức tu dưỡng học tập, rèn luyện theo gương Bác
II. Chuẩn bị
Thầy: Tài liệu SGK, SGV , chân dung chủ tịch Hồ Chí Minh, một số mẩu chuyện về bác có liên quan đến bài học.
Tìm hiẻu hệ thống cau hỏi SGK
Trò: Chuẩn bị SGK, vở ghi, sưu tầm một số mẩu truyện về Bác.
Đọc phần chú thích
Soạn theo câu hỏi SGK
Bài 1 Kết quả cần đạt Thấy được những vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh - Sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại dân tộc và nhân loại vĩ đại và bình dị, để càng thêm kính yêu Bác, tự nguyện học tập theo gương Bác. Nắm được các phương châm hội thoại về lượng và về chất để vận dụng trong giao tiếp. Biết sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh. Ngày soạn : 03/09/2006 Ngày giảng:06/09/2006 Tiết 1+2 Văn bản: Phong cách hồ chí minh A. Phần chuẩn bị I. Mục tiêu cần đạt Giúp học sinh: Thấy được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, thanh cao và giản dị Từ lòng kính yêu tự hào về Bác, học sinh có ý thức tu dưỡng học tập, rèn luyện theo gương Bác II. Chuẩn bị Thầy: Tài liệu SGK, SGV , chân dung chủ tịch Hồ Chí Minh, một số mẩu chuyện về bác có liên quan đến bài học. Tìm hiẻu hệ thống cau hỏi SGK Trò: Chuẩn bị SGK, vở ghi, sưu tầm một số mẩu truyện về Bác. Đọc phần chú thích Soạn theo câu hỏi SGK B. Phần thể hiện trên lớp I. Kiểm tra bài cũ Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị vài của học sinh Kiểm tra vở soạn văn của học sinh. II. Bài mới Hồ Chí Minh không những là nhà yêu nước, nhà cách mạnh vĩ đại mà còn là danh nhân văn hoá thế giới. Vẻ đẹp văn hoá chính là nét nổi bật trong phong cách Hồ Chí Minh vẻ đẹp ấy được khắc hoạ bằng những hình ảnh nào? Ta tìm hiểu ở tiết học hôm nay. Học sinh đọc chú thích SGK GV: Văn bản phong cách Hồ Chí Minh thuộc kiểu văn bản nào ? GV nêu yêu cầu đọc: Chậm rãi, nhấn giọng ở một số từ ngữ. GV đọc mẫu đ HS đọc đ Nhận xét. GV: Văn bản được chia làm mấy phần ? ý chính của từng phần? *Đọc lại phần 1 nhắc lại ý chính của phần này ? GV: Sự tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại của Hồ Chí Minh được biểu hiện như thế nào ? GV: Để có vốn kiến thức văn hoá sâu rộng ấy Bác đã làm cách nào ? GV: Người đã tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại như thế nào. GV: Đọc lướt đoạn 1 GV: Em có nhận xét gì về cách viết của tác giả trong đoạn văn này ? GV: Qua đó em hiểu như thế nào về sự tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại của người GV: Đọc tiếp đoạn 2, nhắc lại nội dung chính của đoạn văn? GV: Nêu những biểu hiện về nét đẹp trong lối sống của chủ tịch Hồ Chí Minh ? GV: Em tìm những chi tiết để chứng minh điều đó ? GV: Em có suy nghĩ gì về lối sồng của Bác ? GV: Tại sao em lại khẳng định như vậy ? GV: Nói về lối sống giản dị của Bác, có rất nhiều mẩu chuyện, bài viết Em hãy kể lại một câu chuyện, một bài viết nói về lối sống giản dị của Người. GV: Cách diễn đạt , cách sử dụng từ ngữ của tác giả khi nói về nối sống giản dị của Bác có gì đặc biệt? GV: Cách diễn đạt đó đã gợi cho em suy nghĩ điều gì về lối sống của chủ tịch Hồ Chí Minh - Cách sống của Bác gợi cho ta nhớ đến cách sống của các vị hiền triết trong lịch sử như Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm.. Thu ăn măng trúc, đông ăn gió Xuân tắm hồ xen hạ tắm ao. (Nguyễn Bỉnh Khiêm) Đó là vẻ đẹp của cuộc sống gắn với thứ quê đạm bạc mà thanh cao. GV: Nêu những gía trị đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của văn bản ? GV: Qua bài em rút ra ý nghĩa của việc học tập rèn luyện theo phong cách Hồ Chí Minh . GV: Tìm đọc và kể lại những câu chuyện về lối sồng giản dị cao đẹp của chủ tịch Hồ Chí Minh GV: Qua bài em học tập được những gì trong lối sống của Bác Hồ. I. Tìm hiểu chung và đọc (10 phút) HS: 1. Tác phẩm. Bài viết của Lê Anh Trà, phong cách Hồ Chí Minh vĩ đại gắn với cái giản dị trong Hồ Chí Minh và văn hoá Việt Nam viện văn hoá xuất bản Hà Nội 1990. - Thuộc kiểu văn bản nhật dụng. 2. Đọc HS: Chia hai phần: Phần 1: Từ đầu đến hiện đại: Sự tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại. Phần 2: còn lại: Nét đẹp trong lố sống giản dị của Bác II. Phân tích văn bản (64 phút) 1. Hồ Chí Minh sự tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại. HS: Trong cuộc đời hoạt động cách mạng đầy gian nan vất vả của Hồ Chí Minh đã đi nhiều nơi, tiếp súc với nhiều nền văn hoá từ phương Đông tới phương Tây Người có hiểu biết sâu rộng nền văn hóa của các nước Châu á, Châu Âu, Châu Phi, Châu Mĩ đ Vốn tri thức văn hóa sâu rộng HS: - Nắm vững phương tiện giao tiếp là ngôn ngữ ( Nói và viết thạo nhiều thứ tiếng nước ngoài như Pháp, Anh, Hoa, Nga..) - Qua công việc, qua lao động mà học hỏi (Làm nhiều nghề khác nhau) - Học hỏi tìm hiểu đến mức sau sắc( đến mức khá uyên thâm) HS: Người tiếp thu một cách có hệ thống, chọn lọc tinh hoa văn hóa nước ngoài. - Không chịu ảnh hưởng một cách thụ động. - Tiếp thu mọi cái đẹp và cái hay đồng thời với việc phê phán những hạn chế , tiêu cực. - Trên nền tảng văn hoá dân tộc mà tiếp thu những ảnh hưởng quốc tế ( tất cả những ảnh hưởng quốc tế đã được nhào lặn với cái gốc văn hoá dân tộc không gì lay chuyển được HS: Đọc. HS: Thảo luận - Kể bình luận HS: Hồ Chí Minh đã tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại một cách chọn lọc và kết hợp hài hoà với tinh hoa văn hoá dân tộc . Sự tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại của Hồ Chí Minh để tạo nên một nhân cách, một lối sống rất Việt Nam, rất phương Đông nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại. 2. Nét đẹp trong lối sống của chủ tịch Hồ Chí Minh. HS: Thảo luận Báo cáo kết squả - ở cương vị lãnh đạo cao nhất của Đảng và nhà nước nhưng chủ tịch Hồ Chí Minh có một lối sống vô cùng giản dị. HS: + Nơi ăn, nơi làm việc. Chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ bên cạnh chiếc ao " Như cảnh làng quê quen thuộc" Chiếc nhà sàn đó chỉ vẻn vẹn cho vài phòng tiếp khách, họp Bộ chính trị, làm việc và ngủ..." +Trang phục:Hết sức giản dị Bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo chấn thủ, dôi dép lốp thô sơ; tư trang ít ỏi: Chiếc va li con với bộ quần áo vài thứ kỉ niệm. + Ăn uống: Cá kho , rau luộc , dưa ghém, cà muối , cháo hoa.... HS: - Lối sống vô cùng giản dị - Nơi ở, làm việc đơn sơ. -Trang phục hết sức giản dị. - Ăn uống đạm bạc Cách sống giản dị đạm bạc của Hồ Chí Minh lại vô cùng thanh cao, sang trọng. HS: Vì: đây không phải là lối sống khắc khổ của những con người tự vui trong cảnh nghèo khổ. - Đây cũng không phải là cách tự thần thánh hoá , tự làm cho khác đời , hơn đời. đ Đây là một cách sống có văn hoá đã trở thành một quan niệm thẩm mĩ: Cái đẹp là sự giản dị tự nhiên. HS: Kể chuyện Nhận xét HS: Chọn lọc những chi tiết tiêu biểu. Đan xen thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm, cách dùng từ Hán Việt sử dụng nghệ thuật đối lập: Vĩ nhân mà hết sức giản dị gần gũi HS: Lối sống của chủ tịch Hồ Chí Minh giản dị mà thanh cao. Nét đẹp của lối sống rất dân tộc, rất Việt Nam III. Tổng kết - ghi nhớ (5 phút) + Nghệ thuật: Kết hợp giữa kể và bình. Chọn lọc các chi tiết tiêu biểu. Đan xen thơ, cách dùng từ Hán Việt. Sử dụng nghệ thuật đối lập. + Nội dung: Vẻ đẹp của phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thòng văn hoá dân tộc và tinh hoa văn hoá nhân loại , giữa thanh cao và giản dị. + ý nghĩa Cần phải hoà nhập với khu vực và quốc tế nhưng cũng cần phải giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc. IV. Luyện tập (3 phút) HS: Thảo luận Kể chuyện HS: Tự nêu ý kiến của mình Nơi ở, làm việc Trang phục ăn uống HS: Tự liên hệ - nhận xét. *Củng cố: (1 phút) Giáo viên nhắc lại nội dung của bài: + Sự tiếp thu tinh hoa văn hoá của nhân loại của Chủ tịch Hồ Chí Minh. + Nét đẹp trong lối sống của Bác. III. Hướng dẫn học sinh học bài và làm bài ở nhà. ( 1 phút) Đọc lại văn bản, nắm nội dung, học thuộc bài theo phần tổng kết. Đọc trước văn bản: Đấu tranh cho một thế giới hoà bình. Yêu cầu: Đọc bài, đọc và năm chắc phần chú thích SGK. Soạn bài theo hệ thống câu hỏi SGK. Ngày soạn : 6/9/2006 Ngày giảng:9/9/2006 Tiết 3 Các phương châm hội thoại. A. Phần chuẩn bị I. Mục tiêu cần đạt Giúp học sinh: + Nắm được nội dung phương châm về lượng và phương châm về chất. + Biết vận dụng những phương châm này trong giao tiếp. + Giáo dục học sinh ý thức sử dụng các phương châm hội thoại trong giao tiếp. II. Chuẩn bị Thầy: Tài liệu: SGK, SGV, bảng phụ, phấn màu. Tìm hiểu hệ thống ví dụ SGK, câu hỏi hướng dẫn HS trả lời. Trò: Chuẩn bị đồ dùng học tập cho bộ môn. Đọc trước bài mới, đọc VD, trả lời các câu hỏi SGk. Bảng phụ, phiếu học tập. B. Phần thể hiện trên lớp I. Kiểm tra bài cũ ( 3 phút) GV kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS. II. Bài mới ( 1 phút) ở chương trình lớp 8 các em đã được học một số nội dung của dụng học như : hành động nói, vai giao tiếp, lượt lời trong hội thoại.... Chương trình lớp 9 chúng ta tiếp tục tìm hiểu về hội thoại để giúp các em trong quá trình giao tiếp biết nhận thức và sử dụng đúng hội thoại .Bài hôm nay ta tìm hiểu các phương châm hội thoại. Quan sát ví dụ trên bảng phụ. GV: Em đọc ví dụ (SGK-8)Giải thích bơi có ý nghĩa gì? GV: Khi An hỏi học bơi ở đâu mà Ba trả lời "ở dưới nước"thì câu trả lời có đáp ứng điều mà An muốn biết không? GV: Vậy điều mà An muốn biết Khi hỏi Ba là gì? GV: Vậy trong trường hợp này ba phải trả lời An như thế nào? GV: Từ đó em có thể rút ra bài học gì về giao tiếp? GV: Kể chuyện "Lợn Cưới áo Mới"SGK Ngữ văn 6. GV: Vì sao Truyện này lại gây cười? GV: Lẽ ra anh có "Lợn Cưới"và anh có "áo Mới"phải hỏi và trả lời như thế nào để người nghe đủ biết được điều cần hỏi và cần trả lời? GV: Như vậy cần phải tuân thủ yêu cầu gì khi giao tiếp? GV: Đó là phương châm hội thoại về lượng . Vậy em hiểu thế nào là phương châm về lượng. GV: Kể lại truyện cười : Quả bí khổng lồ. GV: Truyện cười này phê phán điều gì? GV: Như vậy trong giao tiếp ta cần tránh điều gì? *GVđưa tình huống. *Nếu không biết chắc 1 tuần nữa lớp sẽ tổ chức đi tham quan nhà tù Sơn La để bổ trợ cho việc học môn Lịch Sử thì em có thông báo điều đó với các bạn cùng lớp không ? GV: So sánh để tìm ra điểm khác nhau giưa hai nhận xét qua ví dụ và tình huống trên. GVđưa ví dụ Chẳng hạn nếu không biết chắc vì sao bạn mình nghỉ học thì không nên nói với thầy cô là: Thưa cô bạn ấy ốm. Hình như bạn ấy ốm. Em nghĩ là bạn ấy ốm..... GV: Từ việc phân tích ví dụ trênem hiểu thế nào là phương châm về chất. GV: Bài ta cần nắm kiến thức cơ bản nào ? GV: Đọc và xác định yêu cầu của bài tập 1. HS : Thảo luận. Các nhóm báo cáo kết quả. GV: Chọn từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống. N1:a ,N2:b , N3:c , N4:d ,N5:e Các nhóm báo cáo kết quả. GV: Đọc truyện cười và cho biết Phương châm hội thoại nào đã không được tuân thủ ? VD: Đọc và xác định yêu cầu của bài tập 4 ? GV: Giải thích nghĩa của các thành ngữ ? ( Giáo viên giải thích một số từ) I. Phương châm về lượng (10 phút) * Ví dụ 1: Đọc đoạn đối thoại sau và trả lời câu hỏi: An: - Cậu có biết bơi không? Ba: - Biết chứ, thậm chí còn bơi giỏi nữa. An: - Cậu học bơi ở đâu vậy ? Ba: Dĩ nhiên là dưới nước chứ còn ở đâu. HS: Bơi: di chuyển trong nước hoặc mặt nước bằng cử động của cơ thể HS: Thảo luận: - Câu trả lời của Ba không mang nội dung mà An cần biết. HS: Điều mà ... lên sỏi đá. HS: Giới thiệu như một lời trò chuyện tâm tình. - Thành ngữ: “nước mặn đồng chua” gợi tả địa phương, vùng miền (miền xuôi: vùng đồng bằng chiêm chũng). “ Đất cày lên sỏi đá” miền Trung du đất bạc màu khô cằn sỏi đá đ gợi tả cái đói nghèo như có từ trong lòng đất. HS: Anh bộ đội Cụ Hồ là những người có nguồn gốc xuất thân từ nông dân (cơ sở của tình đồng chí, đồng đội). Anh với tôi đôi người xa lạ. Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau. HS: Các anh từ khắp mọi miền quê nghèo của đất nước, từ miền núi Trung du, đồng bằng, miền biển họ đều là những người nông dân mặc áo lính. Họ chung mục đích, chung lí tưởng cao đẹp. Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ. đ Tình đồng chí, đồng đội nảy nở và trở lên bền chặt trong sự chan hòa chia sẻ mọi gian lao cũng như niềm vui đó là tình cảm trikỉ của những người bạn, những người đồng chí. HS: Thảo luận: Đồng chí là những ngừơi cùng chung lí tưởng cách mạng đấu tranh giải phóng dân tộc. Câu đặc biệt chỉ có hai tiếng như khép lại tình yêu đặc biệt của khổ thơ 1. Nó như dồn nén , chất chứa bật ra thận thân thiết và thiêng liêng như tiếng gọi tha thiết của đồng đội ấm áp và súc động là cao trào của mọi cảm xúc mở ra những gì chứa đựng ở những câu sau: 2. Biểu hiện sức mạnh của tình đồng chí, đồng đội. Ruộng nương anh gửi bạn thân cày. Gian nhà không mặc kệ gió lung lay. Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính. HS: Hình ảnh: Ruộng nương, gian nhà không, giếng nước gốc đa. HS: Những hình ảnh hết sức gần gũi, thân quen gắn bó thân thiết vớingười dân, đối với người nông dân thì ruộng nương, mái nhà là những gì quý giá nhất , gắn bó máu thịt nhất với họ, họ không dễ gì từ bỏ được. HS: “mặc kệ” vốn là từ chỉ thái độ vô trách nhiệm, trong bài thơ từ “mặc kệ” lại mang một ý nghĩa hoàn toàn khác – chỉ thái độ ra đi một cách dứt khoát không vướng bận khi mang dáng dấp của một kẻ trượng phu, cũng như sự thể hiện một hy sinh lớn, một trách nhiệm lớn với non sông đất nước bởi họ ý thức sâu sắc việc họ làm: Ta hiểu vì sao ta chiến đấu. Ta hiểu vì sao ta hiến máu. - Giếng nước gốc đa: là hình ảnh nhân hóa, ẩn dụ chỉ quê hương , người thân nhớ về các anh, nỗi nhớ của ngườ hậu phương. HS: Đồng chí, trước hết là sự cảm thông sâu xa nỗi lòng của nhau. HS: Tôi với anh biết từng cơn ớn lạnh. Sốt run người vừng trán đẫm mồ hôi. áo anh rách vai .......................... Chân không giày. HS: Bút pháp miêu tả hết sức chân thực mộc mạc giản dị đoạn thơ như dựng lại cả một thời kì lịch sử gian khổ khốc liệt nhất của chiến tranh những năm đầu của cuộc kháng chiến chống pháp: vũ khí, trang bị, quân dụng, thuốc men... đều thiếu thốn. Đâylà thời kì cam go khốc liệt nhất của thờikháng chiến. HS: Chính Hữu không hề né tránh , không hề giấu giếm mà khắc họa một cách chân thực rõ nét chân dung anh bộ đội Cụ Hồ . HS: Tình đồng chí, đồng đội còn được thể hiện ở sự chia sẻ những khó khăn thiếu thốn. Thương nhau tay nắm lấy bàn tay. HS: Hình ảnh rất thực, rất đời thường mộc mạc, giản dị mà chứa đựng bao điều: Đó là: Sự chân thành cảm thông. Hơi ấm đồng đội. Lời thề quyết tâm chiến đấu, chiến thắng. Sự chia sẻ lặng lẽ lắng sâu. 3. Biểu tượng của tình đồng chí, đồng đội. HS: Thảo luận. Ba hình ảnh: Người lính, khẩu súng, vầng trăng trong cảnh rừng hoang sương muối trong đêm phục kích đợi giặc. HS: Trong cái vắng lặng của rừng hoang sương muối, cái tê buốt giá rét luồn vào da thịt, cái căng thẳng của trận đánh sắp tới người lính vẫn hiện lên một vẻ đẹp độc đáo , vầng trăng lơ lửng chông chênh trong cái mênh mông bát ngát . Đêm nay trăng là bạn của người lính: Đầu súng trăng treo. HS: Đầu súng trăng treo : đầy ấn tượng vừa cô đọng vừa gợi hình gợi cảm. Đầu tiên tác giả viết: “Đầu súng mảnh trăng treo” nhưng sau đó bỏ đi chữ “mảnh” cho cô đúc hơn. Câu thơ gợi ra hình ảnh thực và mối liên tưởng bất ngờ của nhà thơ - người lính: mảnh trăng như treo lơ lửng trên đầu ngọn súng. Súng và trăng , gần và xa, thực tại và mơ mộng, hiện thực và lãng mạn. Đó là vẻ đẹp hài hòa của tâm hồn chiến sỹ , vẻ đẹp của cuộcđời anh bộ đội Cụ Hồ. Từ “treo”đột ngột nối liền bầu trờivới mặt đất thật bất ngờ và thú vị. HS: Hinh ảnh cô đọng gợi cảm nổi bật biểu tượng vẻ đẹp về tình đồng chí,đồng đội và cuộc đời người chiến sỹ. Đây là bức tranh đẹp về tình đồng chí, đồng đội của người lính, là biểu tượng đẹp của người chiến sỹ. III. Tổng kết – ghi nhớ. * Ghi nhớ ( SGK). IV.Luyện tập. * Bài tập. Hình tượng người lính được tác giả khắc họa qua những phương diện nào (Khoanh tròn vào chữ cái câu trả lời đúng.) A. Hoàn cảnh xuất thân từ nông dân . B. Điều kiện sống thiếu thốn gian khổ. C. Tính cảm đồng chí, đồng đội gắn bó keo sơn. D. Cả ba ý trên. III. Hướng dẫn học sinh học và làm bài ở nhà. Học thuộc lòng bài thơ và ghi nhớ SGK tr131 Bài tập: Viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ cuối bài. Đọc bài mới: Bài thơ về tiểu đội xe không kính. Yêu cầu: Đọc bài thơ, khai quát về tác giả, tác phẩm. Tìm hiểu nhan đề bài thơ. Soạn theo câu hỏi SGK. Ngày soạn : Ngày giảng: Tiết : 47 Bài thơ về tiểu đội xe không kính ( Phạm Tiến Duật ) A. Phần chuẩn bị I. Mục tiêu cần đạt Giúp học sinh: + Cảm nhận được nét độc đáo của hình tượng những chiếc xe không kính cùng hình ảnh những người lính lái xe Trường Sơn, hiên ngang, dũng cảm sôi nổi trong bài thơ . Thấy được những nét riêng của giọng điệu ngôn ngữ trong bài. + Rèn kĩ năng phân tích hình ảnh ngôn ngữ thơ. Giáo dục học sinh tình cảm yêu mến người chiến sỹ lái xe Trường Sơn. II. Chuẩn bị Thầy: Tài liệu SGK, SGV. Tìm hiểu hệ thống câu hỏi SGK. Sự tầm một số bài thơ viết về người lính Trường Sơn. Trò: Học bài cũ , đọc bài mới. Đọc chú thích khái quát tác giả, tác phẩm. Soạn theo câu hỏi SGK. B. Phần thể hiện trên lớp I. Kiểm tra bài cũ Đọc thuộc bài thơ Đồng chí của Chính Hữu. Tình đồng chí, đồng đội trong bài thơ được thể hiện như thế nào. HS: Đọc diễn cảm. Tình đồng chí, đồng đội gắn bó keo sơn trong hoàn cảnh thiếu thốn gian khổ, cùng chung lí tưởng, mục đích chiến đấu. II. Bài mới I Đọc và tìm hiểu chung. 1.Tác giả, tác phẩm. Phạm Tiến Duật sinh năm 1941 quê ở Phú Thọ. Là nhà thơ trẻ trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ. Chiến đấu ở binh đoàn vận tải Trường Sơn. Phong cách : sôi nổi, hồn nhiên, sâu sắc. Đạt giải nhất về cuộc thi thơ của tuần báo văn nghệ 1970. *Bài thơ viết năm 1969 in trong tập Vầng trăng quầng lửa. 2. Đọc. Nhan đề bài thơ nói về những chiếc xe không kính để ca ngợi những người chiến sỹ lái xe vận tải Trường Sơn , kiên cường dũng cảm sôi nổi trẻ trung trong những năm chiến tranh chống Mĩ. Thu hút người đọc ở vẻ khác lạ độc đáo. Đó là chất thơ của hiện thực chiến tranh. II. Phân tích văn bản. 1. Hình ảnh những chiếc xe không kính. Xe không kính không phải vì xe không có kính. Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi. HS: Nguyên nhân chiếc xe không kính vì: bom giật, bom rung. HS: Động từ mạnh, cách tả thực gần gũi với văn xuôi có giọng thản nhiên pha chút ngang tàng khơi dậy không khi dữ dội của chiến tranh . HS: Xe: Không kính , không đèn. Không có mui, thùng xe xước. HS: Một loạt các từ phủ định : Không. Tác dụng : diễn tả độc đáo chân thực những chiếc xe trên đường ra trận. 2. Hình ảnh người chiến sỹ lái xe. HS: Tác giả để cho những chiến sỹ lái xe xuất hiện trong hoàn cảnh đặc biệt. + Tư thế ung dung hiên ngang oai hùng dù trải qua muôn vàn thiếu thốn gian khổ. HS: Nhìn: đất, trời, nhìn thẳng. Thấy: gió vào xoa mắt đắng; con đường chạy thẳng vào tim; sao trời đột ngột cánh chim. HS: Đó là cái nhìn đậm chất lãng mạn chỉ có ở những con người can đảm, vượt lên trên những thử thách khốc liệt của cuộc sống chiến trường. HS: Sử dụng điệp từ: nhìn, thấy.....; nhịp thơ dồn dập giọng khỏe khoắn tràn đầy niềm vui. HS: Tác dụng: tư thế của người lái xe làm chủ hoàn cảnh ung dung tự tại bao quát đất trời thiên nhiên. Tư thế sắn sàng băng ra trận, người lính hòa nhịp vào thiên nhiên, tìm thấy niềm vui, niềm hạnh phúc trong chiến đấu. “ Gió xoa vào mắt đắng”, “ Con đường chạy thẳng vào tim” cả thiên nhiên vũ trụ như ùa vào buồn lái. HS: Bụi phun, mưa tuôn, mưa xối, gió xoa mắtđắng, người lính vẫn cười ngạo nghễ, ( cười ha..ha): thể hiện tinh thần dũng cảm lạc quan sôi nổi vui tươi sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn gian khổ để hoàn thành nhiệm vụ. HS: Đó là những con người có tính cách vui nhộn luôn yêu đời. Tinh thần lạc quan và tình yêu cuộc sống giúp họ vượt qua những gian lao thử thách. Những chiếc xe từ trong bom rơi. ............................. Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi. HS: Đọc đoạn thơ ta bắt gặp trong những câu thơ hình ảnh thật lãng mạn hào hùng: những người lình bắt tay qua cưa kính vỡ. Cái bắt tay thay cho mọi lời chào hỏi, lời hứa quyết tâm ra trận, lời thề quyết chiến , quyết thắng, truyền sức mạnh cho nhau vượt qua gian khổ. HS: -Bếp Hoàng Cầm dựng giữa trời. -Chung bát đũa : là gia đình. -Mắc võng chông chênh: tình đồng chí, đồng đội gắn bó keo sơn. Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước. Chỉ cần trong xe có một trái tim. HS: Cách kết thúc bài thơ hết sức bất ngờ nhưng cũng giàu sức thể hiện: mặc cho bom rơi đạn nổ, mặc cho gió mưa quất thẳng vào buồng lái , mặc cho muôn vàn thiếu thốn hiểm nguy, những chiếc xe vẫn chạy “ Chỉ cần trong xe có một trái tim” HS: Đó là trái tim yêu nước , mang lý tưởng khát vọng cao đẹp, quyết tâm giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. III. Tổng kết. + Nghệ thuật: Nhiều chất hiện thực, nhiều câu văn xuôi tạo sự phóng khoáng, ngang tàng, nhịp thơ sôi nổi trẻ trung tràn đầy sức sống. + Nội dung; Hình ảnh người chiến sỹ lái xe hiên ngang dũng cảm lạc quan bất chấp mọi khó khăn gian khổ chiến đấu vì miền Nam, vì sự nghiệp thống nhất đất nước. IV. Luyện tập. * Bài tập: Tác giả sáng tạo ra một hình ảnh độc đáo-những chiếc xe không kính-nhằm mục đích gì ? (A). Làm nổi bật hình ảnh những người lính lái xe hiên ngang, dũng cảm mà sôi nổi, trẻ trung. B. Làm nổi bật những khó khăn thiếu thốn về vật chất và vũ khí của những người lính. C. Nhấn mạnh tội ác của giặc Mĩ trong việc tàn phá đất nước ta. D. Làm nổi bật sự vất vả, gian lao của những người lính lái xe. III. Hướng dẫn học sinh học và làm bài ở nhà. Học thuộc bài thơ, nắm nội dung nghệ thuật của bài. Ôn tập chuẩn bị cho tiết kiểm tra về Truyện Trung đại. Lập bảng thống kê ôn tập theo mẫu sau: STT Tên tác phẩm, Tác giả Thời gian Thể loại Nội dung chủ yếu 1 2 + Tóm tắt tá phẩm: Chuyện người con gái Nam Xương. Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh. Hoàng Lê nhất thống chí. Truyện Kiều. + Lập dàn ý các đề bài sau: Phân tích vẻ đẹp và số phận đầy bi kịch của ngườiphụ nữ qua tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương. Phân tích để thấy được thói ăn chơi xa xỉ của bon Chúa Trịnh. Hình ảnh người anh hùng Nguyễn Huệ trong cuộc đại phá quân Thanh. Vẻ đẹp chị em Thúy Kiều qua đoạn trích: Chị em Thuý Kiều.
Tài liệu đính kèm: