Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 - Tuần 13

Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 - Tuần 13

LÀNG

Kim Lân

I. Mục tiêu cần đạt:

 Giúp học sinh:

· Cảm nhận được tình yêu làng quê thắm thiết thống nhất với lòng yêu nước và tinh thần kháng chiến nhân vật ông Hai trong truyện. Qua đó thấy được một biểu hiện cụ thể sinh động về tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong thời kì kháng chiến chống Pháp.

· Thấy được những nét đặc sắc trong nghệ thuật truyện: xây dựng tình huống tâm lí, miêu tả sinh động diễn biến tâm trạng, ngôn ngữ của nhân vật quần chúng.

· Rèn luyện năng lực phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự, đặc biệt là phân tích tâm lí nhân vật

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

· Giáo viên chuẩn bị:

 + Sách giáo khoa.

 + Giáo án.

 Học sinh chuẩn bị:

+ Soạn bài.

+ Sách giáo khoa

III. Kiểm tra bài cũ :

· Kiểm tra việc chuẩn bị bài mới của học sinh

IV. Tiến trình tổ chức hoạt động dạy học:

 

doc 54 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 1181Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 - Tuần 13", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 13
Ngày soạn: 
Tuần: 13	
Tiết: 61- 62
LÀNG 
Kim Lân
Mục tiêu cần đạt: 
 Giúp học sinh:
Cảm nhận được tình yêu làng quê thắm thiết thống nhất với lòng yêu nước và tinh thần kháng chiến nhân vật ông Hai trong truyện. Qua đó thấy được một biểu hiện cụ thể sinh động về tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong thời kì kháng chiến chống Pháp.
Thấy được những nét đặc sắc trong nghệ thuật truyện: xây dựng tình huống tâm lí, miêu tả sinh động diễn biến tâm trạng, ngôn ngữ của nhân vật quần chúng.
Rèn luyện năng lực phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự, đặc biệt là phân tích tâm lí nhân vật
Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
Giáo viên chuẩn bị:
 + Sách giáo khoa.
 + Giáo án.
 Học sinh chuẩn bị:
+ Soạn bài.
+ Sách giáo khoa
Kiểm tra bài cũ :	
Kiểm tra việc chuẩn bị bài mới của học sinh
Tiến trình tổ chức hoạt động dạy học:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của trò
Nội dung hoạt động
Giáo viên giới thiệu bài mới.
“ Anh đi anh nhớ quê nhà
Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương
Nhớ ai dãi nắng dầm sương
Nhớ ai tác nước bên đường hôm nao”
Đó là tình cảm nhớ quê, nhớ những món ăn đạm bạc, nhớ những khó khăn vất vả. Thế thì tình yêu làng của ông Hai trong truyện ngắn “ Làng” của nhà văn Kim Lân thì như thế nào ta cùng nhau tìm hiểu 
 Giáo viên gọi học sinh đọc chú thích
Giáo viên nêu câu hỏi
Hãy cho biết vài nét về tác giả
Giáo viên nêu câu hỏi
Hãy cho biết xuất xứ của truyện?
Giáo viên tóm tắt phần đầu mà sách giáo khoa lược bỏ, sau đó đọc 1 đoạn mẫu.
 Giáo viên gọi học sinh đọc tiếp
Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu chú thích sách giáo khoa.
Giáo viên nêu câu hỏi
Hãy nêu dại ý của truyện?
Gọi học sinh nhận xét 
Giáo viên đánh giá
Gọi học sinh tóm tắt truyện.
Giáo viên nêu câu hỏi
Để khắc hoạ nổi bật chủ đề của truyện, tích cách của nhân vật, tác giả đã đặt nhân vật chính vào 1 tình huống truyện như thế nào? 
Giáo viên nêu câu hỏi
Tình huống này có tác dụng gì?
Giáo viên bình:
Nếu tác giả chỉ kể ra những biểu hiện rất yêu làng, yêu nước thì câu chuyện rất tẻ nhạt. Cho nên tác giả đã đưa ra tình huống độc đáo này nhằm làm nổi bật tính cách nhân vật chính.
 Giáo viên gọi học sinh đọc lại từ đầu đến  dật dờ”
Giáo viên nêu câu hỏi
Trước khi nghe tin xấu về làng tâm trạng của ông Hai được miêu tả như thế nào? Chi tiết nào thể hiện điều đó?
Giáo viên nêu câu hỏi
Để biết được tin tức của Làng ông Hai thường làm gì?
Giáo viên nêu câu hỏi
Khi ở phòng thông tin, ông nghe được những gì? Tâm trạng của ông ra sao?
Giáo viên nêu câu hỏi
Những biểu hiện thể hiện tấm lòng gì của ông Hai?
Giáo viên bình:
Ta thấy ông rất mực yêu làng chợ Dầu của mình lúc nào ông cũng xem làng là tất cả, mọi việc làm của ông đều thể hiện ông Hai là người yêu làng.
Vậy khi nghe tin làng theo giặc thì ông Hai có tâm trạng thế nào đây, ta vào phần b.
Giáo viên nêu câu hỏi
Khi nghe tin do người tản cư từ Gia Lâm cho biết cả làng chúng nó Việt gian theo Tây, thái độ và tâm trạng ông Hai ra sao? Chi tiết nào thể hiện điều đó?
Giáo viên giảng:
Nghe tin xấu ấy ông Hai sững sờ, ngạc nhiên cao độ đến hốt hoảng đến nghẹn giọng, lạc giọng đến khó thở.
Giáo viên nêu câu hỏi
Tại sao ông lại nói không nên lời khi nghe tin?
Giáo viên nêu câu hỏi
Theo em một người đã từng tự hào về cái làng quê của mình nay nhận được tin như vậy thì cảm thấy như thế nào?
Giáo viên giảng:
Khi nghe tin làng của mình theo giặc thì ông Hai rất bất ngờ và hốt hoảng và nói không nên lời và dường như là ông không dám tin đó là sự thật.
Nhưng rồi những chứng cứ cụ thể, xác định ông Hài đành phải tin cái sự thật khủng khiếp này.
Lúc ấy thái độ ông Hai như thế nào? ( hành động, cử chỉ)
Giáo viên đọc đoạn “ nhìn luc con  cái cơ sự này chưa”?
Giáo viên nêu câu hỏi
Về đến nhà, nằm vật ra giường như bị cảm, nhìn lũ con chơi sậm, chơi súc với nhau, tâm trạng ông Hai diển ra như thế nào?
Giáo viên giảng:
Oâng Hai đã nguyền rủa những người trong làng của ông vì họ đã phản bội, đầu hàng, bán nước. Oâng nghĩ tới sự tẩy chay của mọi người, tới tương lai chưa biết sinh sống làm ăn thế nào. Những kẻ mà ông suốt đời ghê tởm, thù hằng thì trớ trêu thay lại rơi vào chính làng ông vào chính bản thân ông và gia đình ông. Cụ thể nhất là ông sắp phải đón đợi thái độ ghẻ lạnh, máy móc của mụ chủ nhà khó tính, lắm điều.
 Giáo viên gọi học sinh đọc đoạn trò chuyện của ông Hai với vợ.
Em có nhận xét gì về thái độ của ông Hai khi trò chuyện với vợ?
Giáo viên nêu câu hỏi
Việc mấy ngày sau ông Hai không dám ra khỏi nhà thể hiện điều gì?
Giáo viên nêu câu hỏi
Em có nhận xét gì về cách kể chuyện xen lẫn miêu tả tâm lý của nhà văn?
 Giáo viên gọi học sinh đọc đoạn “ ông Hai ngồi lặng  phải thù”
Giáo viên nêu câu hỏi
Qua câu chuyện với mụ chủ nhà, vợ chồng ông Hai đã bị đẩy đến tình huống khó xử như thế nào? 
Giáo viên nêu câu hỏi
Tâm trạng của ông Hai lúc ấy diễn ra quyết liệt như thế nào?
Giáo viên giảng:
Những câu hỏi liên tiếp cuôn trào trong đầu ông và chính trong giây phút ấy ông định quay về làng cũ nhưng lập tức lại diễn ra cuộc đấu tranh quyết liệt “ về làng tức là bỏ kháng chiến, cụ Hồ  hết ư?
Em hiểu như thế nào về ý nghĩ “ làng thì yêu thật nhưng làng đã thuộc về Tây rồi thì phải thù”?
Oâng chỉ biết san sẻ phần nào nổi đau ấy trong câu chuyện với đứa con hãy còn thơ dại.
Giáo viên nêu câu hỏi
Đến điểm đỉnh của câu chuyện, tác giả tìm cách giải quyết đối lập và tâm trạng của nhân vật ông Hai như thế nào?
Giáo viên nêu câu hỏi
Chi tiết nào thể hiện điều đó?
Giáo viên bình: 
Thì ra cái nhà không quí bằng cái tiếng được trở lại trong sạch, không phải cái tiếng của ông là là của cả dân làng của ông. Niềm vui trở lại trong tâm hồn người nông dân già tản cư.
Giáo viên nêu câu hỏi
Em có nhận xét gì về lời văn kể tả của tác giả?
Giáo viên nêu câu hỏi
Nét riêng tình yêu Làng của ông Hai là gì?
Học sinh chú ý lắng nghe.
Học sinh đọc chú thích
Học sinh trả lời
+ Kim Lân tên khai sinh là Nguyễn Văn Tài, sinh năm 1920 quê ở tỉnh Bắc Ninh, là nhà văn chuyên viết truyện ngắn.
+ Am hiểu cuộc sống nông thôn và người nông dân.
Học sinh trả lời 
Truyện được viết trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp và được đăng lần đầu tiên trên tạp chí Văn nghệ năm 1948.
Học sinh đọc tiếp
Học sinh trả lời
Học sinh nhận xét 
Học sinh tóm tắt đoạn trích.
Học sinh trả lời
Oâng Hai tình cờ nghe được tin dân làng chợ Dầu yêu quí của ông Hai trở thành Việt gian theo Pháp phản lại kháng chiến, phản lại cụ Hồ.
Chi tiết này t ạo nên một nút thắt của câu chuyện gây ra một mâu thuẫn giằng xé tâm trí ông Hai.
Học sinh đọc
Học sinh trả lời
Oâng Hai rất nhớ về Làng của mình “ nghĩ đến những ngày làm việc cùng anh em  nhớ làng quá”
Đến phòng thông tin để đọc báo.
Oâng nghe tin chiến thắng của quân ta “ ruột gan ông Lão cứ múa cả lên, vui quá”
Oâng Hai rất yêu quê làng chợ Dầu.
Học sinh trả lời
Oâng Hai rất bất ngờ và hốt hoảng.
“ Cổ họng đắng, da mặt rân rân, lặng đi tưởng như  giọng lạc đi”
“ Liệu nó có thật không hở Bác hay là chỉ lại ”
Vì tin này đến quá bất ngờ và vì chợ Dầu là làng mà ông yêu nhất.
Đó chính là cảm xúc bị xúc phạm đau đớn.
Cử chỉ đầu tiên của ông là “lảng chuyện, cười cái cười nhạt thếch” của sự bẻ bàng, rời quán về nhà.
Học sinh trả lời
Đầu tiên trong đau khổ và xấu hổ, nhục nhã nhìn đàn con chơi đùa ông Hai nghĩ đến sự hắt hủi, khinh bỉ của mọi người dành cho trẻ em làng Việt gian. Thương con -> giận dân làng -> sau đó ông không tin -> cuối cùng chấp nhận sự thật và sự nhục nhã -> sự giày vò tâm trí lại sôi réo trong lòng ông.
Oâng Hai rất bực bội gắt gỏng với vợ, ít trả lời.
Diển tả cụ thể tâm lý nhân vật 
Vợ chồng ông Hai không biết phải sống ở đâu.
Tâm trạng của ông Hai trở nên u ám hơn.
Mâu thuẫn nội tâm trong lòng ông Hai đã tạm thời tự ông tìm được hướng giải quyết.
Tác giả đã giải quyết mâu thuẩn bằng cách: đây chỉ là tin đồn do địch phau tin dịch để làm hoang mang lòng dân ông Hai vui mừng hớn hở.
Oâng khoe ngôi nàh mình bị địch đốt cháy với thái độ vui mừng tưởng như không tiếc ngôi nhà.
Học sinh trả lời
Lời văn tự nhiên, hồn hậu, đậm đặc ý vị quần chúng, nông dân với cách dùng từ, đặt câu hết sức dễ hiểu mộc mạc.
Yêu làng đến say mê, hãnh diện, thành thói quen khoe làng.
Yêu làng đặt trong tình yêu nước, thống nhất với tinh thần kháng chiến kiên quyết chống giặc đến cùng để bảo vệ đất nước.
Hoạt động 1: giới thiệu bài
Hoạt động 2: hướng dẫn tìm hiểu chung về văn bản
tìm hiểu chung
tác giả 
+ Kim Lân tên khai sinh là Nguyễn Văn Tài, sinh năm 1920 quê ở tỉnh Bắc Ninh, là nhà văn chuyên viết truyện ngắn
tác phẩm
Truyện được viết trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp và được đăng lần đầu tiên trên tạp chí Văn nghệ năm 1948
Đại ý
Truyện đã diễn tả thật sinh động tình yêu làng quê ở ông Hai người nông dân rời làng đi tản cư trong thời kì kháng chiến chống Pháp. 
Hoạt động 3: hướng dẫn phân tích 
Phân tích
Tình huống độc đáo.
Đó là tình huống ông Hai tình cờ nghe được tin dân làng chợ Dầu yêu dấu của ông Hai trở thành Việt gian theo Pháp phản lại kháng chiến, phản lại cụ Hồ.
Tạo ra một điều kiện để thể hiện tâm trạng và phẩm chất, tính cách của nhân vật chân thực và sâu sắc.
diễn biến tâm trạng của ông Hai khi nghe tin Làng chợ Dầu theo giặc.
Trước khi nghe tin xấu
+ Nhớ làng da diết.
  ... trả lời : dựa vào ghi nhớ .
Hoạt động 1: giới thiệu bài
Hoạt động 2: hướng dẫn tìm hiểu chung về tác phẩm, tác giả 
Tìm hiểu chung
1) Tác giả
+ Lỗ Tấn (1881-1936) là văn nổi tiếng của Trung Quốc.
+ Là nhà tư tưởng, nhà văn hoá lớn.
+ Nhà văn với nhân dân
+ Sự nghiệp: cách mạng, văn chương.
2) Tác phẩm:
“ Cố Hương” là một trong những truyện ngắn tiêu biểu nhất của tập “Gào thét”. Cố Hương là một truyện ngắn có yếu tố hồi kí chứ không phải hối kí.
3). Đọc, tóm tắt tìm hiểu chung
* Đọc:
* Tóm tắt : 
4) bố cục:chia làm 3 phần
+ Phần 1: từ đầu  làm ăn sinh sống” trên đường về quê.
+ Phần 2: “Tinh mơ sáng hôm sau  sạch trơn như quét”: những ngày tôi ở quê.
+ Phần 3: phần còn lại: tôi trên đường xa quê.
 Hoạt động 3: hướng dẫn phân tích tác phẩm
Phân tích
 1/ Cảnh vật và con người quê hương qua cái nhìn của nhân vật tôi .
 a/ Cảnh vật :
 - Cảnh hiện tại xơ xác ,tiêu điều , hoang vắng 
 - Cảnh trong kí ức vô cùng đẹp đẽ . 
-Tâm trạng : buồn thương cảm nhưng đành chấp nhận hoàn cảnh .
b/ Hình ảnh Nhuận Thổ :
20 năm trước
Nhuận Thổ hiện tại
- Cậu bé khoẻ mạnh , trang phục đẹp đẽ , cổ đeo vòng bạc, nhanh nhẹn 
- Hiểu biết nhiều ( kể chuyện bằt tra .)
- Nói chuyện tự nhiên vô tư.
=> Một Nhuận Thổ đầy sức sống .
- Aên mặc rách rưới , nghèo khổ (mũ, áo . . . )
- Đần độn , mụ mẫm đi .
- Nói chuyện “thưa, bẩm)
=> tàn tạ , bần hèn ,cuộc đời xuống dốc , sa sút .
=> Tố cáo hx TQ sa sút về mọi mặt .
 - Lên án các thế lực đã tạo nên thực trạng đáng buồn ( trộm cắp thuế, con đong )
- Nhũng mặt tiêu cực nằm ngay trong tâm hồn tính cánh của người nông dân (gánh nặng tinh thần )
2/ Những suy nghĩ cảm xúc của “tôi”
 - “Ngạc nhiên” trước sự xuất hiện của thím Hai Dương và Nhuận Thổ 
 - “ Điếng người đi trước lời chào của Nhuận Thổ”
 - “Than thở” cho gia đình của Nhuận Thổ.
 => Buồ đau trước sự sa sút của con người nơi quê hương.
 b/ Khi rời quê :
 - Lòng không chút lưu luyến , cảm thấy ngột ngạt ,lẽ loi => bức bối ,ảo não, buồn đau ,thất vọng , nhức nhối .
 - Suy nghĩ về quê hương : “thế hệ trẻ phải sống một cuộc đời mới .cuộc đời “tôi” chưa từng được sống”.
 - Hình ảnh con đường : là biểu hiện một niềm tin vào sự đổi thay xh , tìm một đường đi mới cho nhân dân TQ trong những năm đầu thế kĩ XX.
 Hoạt động 4: tổng kết
III/ Tổng kết :
 - Trong truyện ngắn “Cố Hương” thông qua việc thuật lại chuyến về quê lần cuối của nhân vật “tôi” , những rung cảm của “tôi” trước sự thay đổi của làng quê , đặc biệt là Nhuận Thổ , Lỗ Tấn đã phê phán xh phong kiến . lễ giáo pk , đặt ra vấb đề con đường đi của người nông dân và của toàn xh để mọi người suy ngẫm 
Củng cố – dặn dò:
 * Củng cố :
 - Vì sao con người Nhuận Thổ lại thay đổi như vậy ?
 - kể lại tóm tắt câu chuyện thật diễn cảm ?
 * Dặn dò :
 - Về học bài , chọn 1 đoạn văn mà em thích và học thuộc lòng .
 - Chuẩn bị trước bài “Ôân tập làm văn” . / .
 .
Ngày soạn: 
Tuần: 16	
Tiết: 79 -80 
ÔN TẬP PHẦN PHẦN TẬP LÀM VĂN.
Mục tiêu cần đạt: 
 Giúp học sinh:
Nắm vững các nội dung chính của phần tập làm văn đã học ở ngữ Văn 9 ,thấy được tính chất tích hợp của chúng với văn bản nhật dung 
Thấy được tính kế thừa và phát triển của tập làm văn ở lớp 9 bằng cách so sánh với nội dung các kiểu đã học ở lớp trước .
Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
Giáo viên chuẩn bị:
 + Sách giáo khoa.
 + Giáo án.
 + Bảng phụ.
 Học sinh chuẩn bị:
+ Soạn trước các câu hỏi.
+ Sách giáo khoa
Kiểm tra bài cũ :	
Dọc thuộc lòng đoạn văn em thích ?
Hãy so sánh Nhuận Thổ 20 năm trước và Nhuận Thổ trong hiện tại khác nhau như thế nào?
Ý nghĩa nội dung của câu truyện là gì ? 
Tiến trình tổ chức hoạt động dạy học:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của trò
Nội dung hoạt động
Giáo viên nêu câu hỏi : 
 Phần TLV có những nội dung nào
? 
Giáo viên nêu câu hỏi :
Những nội dung nào là trọng tâm cần chú ý ?
 Giáo viên nêu câu hỏi :
 Cho ví dụ cụ thể ?
 Giáo viên nêu câu hỏi : 
 Văn bản thuyết minh có yếu tố miêu tả, tự sự , điểm giống và khác văn bản miêu tả và tự sự ở điểm nào ? 
Giáo viên nêu câu hỏi :
 Trong văn bản tự sự đã học thì có nội dung nào ?
Giáo viên nêu câu hỏi : 
 Hãy cho biết vai trò, vị trí, tác dụng của yếu tố miêu tả nội tâm và nghị luận trong văn bản tự sự như thế nào ?
Giáo viên nêu câu hỏi :
 Hỹa cho ví dụ một đoạn văn phù hợp với các yếu tố ?
 Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện yêu cầu 
	Giáo viên nêu câu hỏi :
 Hãy tìm 2 đoạn văn tự sự trong đó 1 đoạn người kể theo ngôi thứ nhất và 1 đoạn người kể theo ngôi thứ 3?
Giáo viên nêu câu hỏi : 
 Nhận xét vai trò của mỗi ngôi kể ?
Giáo viên nêu câu hỏi :
 Nội dung văn bản tự sự ở lớp 9 có gì khác với văn bản tự sự đã học ở lớp dưới? 
Giáo viên nêu câu hỏi : 
 Tại sao trong văn bản có đủ các yếu tố :miêu tả, biểu cảm, nghị luận mà vẫn gọi là văn bản tự sự ? Theo em có văn bản nào chỉ dùng 1 phương thức hay không? 
Giáo viên hướng dẫn kẻ lại bảng và điền vào ô trống những kiệu văn bản cho phù hợp .
Bài tập này tương đối dễ , học sinh tự về nhà làm giáo viên gợi mở sơ lược .
Giáo viên nêu câu hỏi :
 Những kiến thức về vă bản tự sự có giúp gì trong việc đọc hiểu văn bản , tác phẩm trong sgk không ?
Giáo viên nêu câu hỏi :
 Bãy phân tích 1 vài văn bản để làm sáng tỏ ?
Giáo viên nêu câu hỏi :
 Những kiến , kĩ năng về tác phẩm tự sự đã giúp em những gì trong việc viết bài tlv tự sự ?
Giáo viên nêu câu hỏi :
 Phân tích mộ vài vấn đề để làm sáng tỏ ?
Học sinh trả lời : dựa vào các kiến thức đã học .
Học sinh trả lời :
 Văn bản tự sự là trọng tâm ,
Học sinh trả lời :
 Yếu tố giải thích làm cho người đọc hiểu nội dung thuyết minh , miêu tả làm cho bài văn cụ thể sinh động .
Học sinh trả lời :
 Văn bản thuyết minh, văn bản giải thích , văn bản miêu tả có thể cùng viết về nội dung đối tượng nhưng cách thể hiện thì khác nhau .
 Học sinh giải thích thêm ..
Học sinh trả lời :
 Miêu tả nghị luận được kết hợp trong văn bản tự sự , đối thoại ,độc thoại , người kể , ngôi kể .
Học sinh thảo luận và tìm ra giải đáp .
Học sinh thảo luận và cho vd .
Học sinh thực hiện theo yêu cầu của giáo viên
Học sinh trả lời :
 - Người kể ngôi thứ nhất thì trực tiếp thể hiện cùng chia sẻ những cảm xúc suy nghĩ của nhân vật .
 - Người kể chuyện ngôi thứ 3 mặc dù không trực tiếp nhưng lúc nào cũng có mặt trong tác phẩm đứng bên ngoài quan sát .
học sinh trả lời :
học sinh thảo luận trả lời .
 Học sinh thảo luận làm bài .
Học sinh trả lời :
Những kiến thức về vă bản tự sự có giúp gì trong việc đọc hiểu văn bản đặc điểm nghệ thuật từ đó hiểu sâu nội dung tác phẩm tự sự hơn.
Học sinh trả lời :
 Hiuể yếu ốt miêu tảnội tâm, độc thoại nội tâm và đôc thoại giúp em hiểu và rung cảm trước diễn biến tâm trạng của ông Hai .
Học sinh trả lời 
Học sinh trả lời :
 Bài tập 1 :
 - Phần TLV có mấy nội dung lớn như sau : sử dụng bpmt và miêu tả trong văn bản thuyết minh , văn bản tự sự ( tóm tắt văn bản tự sự, miêu tả , nghị luận . . . ) 
- Văn bản tự sự là trọng tâm 
 Bài tập 2:
 - Giải thích miêu tả trong văn thuyết minh giữ vai trò thứ yếu minh hoạ cho nội dung thuyết minh. 
 - Giải thích làm cho người đọc hiểu nội dung thuyết minh , miêu tả làm cho văn bản thuyết minh cụ thể sinh động .
 Bài tập 3: 
 Văn bản : thuyết minh, miêu tả , giải thích có thể cùng viết về một đối tượng nhưng thể hiện khác nhau .
 * Văn thuyết minh dựa vào trí thức để thuyết minh giúp người đọc hiểu đói tượng cần thuyết minh .
 * Văn miêu tả : dùng hình ảnh , cảm xúc giúp người đọc hình dung rõ sự việc hiên tượng .
 * Va7n giải thích dùng lí lẽ dẫn chứng giúp người đọc hiểu rõ dự vật hiện tượng .
Bài tập 4 :
 - Trong văn bản tự sư có những nội dung sự kết hợp yếu tố miêu tả và nghị luận , đối thọai, độc thoại , người kể . . . 
 - Miêu tả nội tâm giúp cho người viết văn bản tự sự đi sâu phân tích diễn biến tâm lí cảm xúc suy nghĩ của các nhân vật .
 - Nghị luận giúp cho người viết văn bản tự sự trình bày những vấn đề nhân sinh về lý tưởng triết lí sống . . . rút ra diễn biến câu chuyện từ cuộc đời của nhân vật .
Bài tập 5 :
Bài tập 6 :
 - “Chiếc lược ngà” người kể dùng ngôi thứ nhất xưng tôi.
 - “lặng lẽ SaPa” kể lại theo lời của người dẫn truyện 1 người biết hết mọi chuyện nhưng giấu mình đi .
Bài tập 7:
 Nội dung văn bản tự sự ở lớp 9 học sinh hiểu sâu hơn về cáh viết, thể hiện câu chuyện, nhân vật. 
Bài tập 8
 Hiếm có văn bản nào sử dụng một phương thức duy nhất ,thường là vận dụng nhiều phương thức , phương thức nào chiếm ưu thế thì quyết định phương thức đó biểu đạt .
 Bài tập 9 
Bài tập 10:
Bài tập 11:
 Các kiến thức đã học trong băn bản tự sự giúp học sinh hiểu được nghệ thuật từ đó hiểu sâu nội dung tác phẩm tự sự .
 Ví dụ: hiểu yếu tố miêu tả nội tâm ,độ thoại nội tâm , giúp em hiểu và rung cảm trước diễn biến tâm trạng của ông Hai trong truyện “làng” của Kim Lân . 
 Bài tập 12:
 Những kiến thức và kĩ năng đã học trong văn bản tự sự giúp học sinh hiểu sâu hơn , cung cấp sinh động cho học sinh nội dung ,sáng tạo khi làm bài .
 Cách dùng ngôi thứ nhất trong truyện “Chiếc lược ngà” giúp học sinh vận dụng cách kể ngôi thứ nhất khi kể lại một giấc mơ .
V .Củng cố – Dăn dò:
 Về làm bài thật kĩ vào tập để chuẩn bị thi hk I , chủ yếu là phần văn bản tự sự . Về nhà tự học phần văn học và tiếng Việt để thi đạt được kết quả cao. / .
Duyệt :

Tài liệu đính kèm:

  • docngu van 9 tu tuan 13.doc