Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 - Tuần học 14

Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 - Tuần học 14

Tiết 66: LẶNG LẼ SA PA

( Nguyễn Thành Long )

I. Mục tiêu: Sau khi học bài này, HS sẽ:

- Cảm nhận được vẻ đẹp của các nhân vật trong truyện, chủ yếu là nhân vật anh thanh niên trong công tác thầm lặng, trong cách sống và những suy nghĩ, tình cảm trong quan hệ với mọi người.

- Phát hiện đúng và hiểu được chủ đề của truyện, từ đó hiểu được niềm hạnh phúc của con người trong lao động.

- Rèn kĩ năng cảm thụ và phân tích các yếu tố trong tác phẩm: miêu tả nhân vật, các bức tranh thiên nhiên.

- Suy nghĩ về cách sống của thanh niên hiện nay và về cách sống của bản thân.

II. Chuẩn bị

- GV: Soạn bài

- HS: Đọc và tìm hiểu văn bản

 

doc 13 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 891Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 - Tuần học 14", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 21/11/2009
Tiết 66: Lặng lẽ Sa pa
( Nguyễn Thành Long )
I. Mục tiêu: Sau khi học bài này, HS sẽ:
- Cảm nhận được vẻ đẹp của các nhân vật trong truyện, chủ yếu là nhân vật anh thanh niên trong công tác thầm lặng, trong cách sống và những suy nghĩ, tình cảm trong quan hệ với mọi người.
- Phát hiện đúng và hiểu được chủ đề của truyện, từ đó hiểu được niềm hạnh phúc của con người trong lao động.
- Rèn kĩ năng cảm thụ và phân tích các yếu tố trong tác phẩm: miêu tả nhân vật, các bức tranh thiên nhiên. 
- Suy nghĩ về cách sống của thanh niên hiện nay và về cách sống của bản thân.
II. Chuẩn bị
- GV: Soạn bài
- HS: Đọc và tìm hiểu văn bản
III. Hoạt động dạy và học
1.Ổn định tổ chức:
9a
ND:18/11/2009
9b
ND:18/11/2009
9c
ND:18/11/2009
Sĩ số:
Sĩ số:
Sĩ số:
2. kiểm tra bài cũ: Tóm tắt truyện "Làng" ( Kim Lân ). Em cảm nhận được điều gì qua truyện đó?
3. Bài mới: 	
* Giới thiệu bài: Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm: Nguyễn Thành Long là cây bút chuyên viết truyện ngắn. Ông thường tập trung ca ngợi những con người lao động mới, dám nghĩ, dám làm, không sợ khó khăn gian khổ, say mê trong lao động sáng tạo, nhân hậu và thiết tha cuộc sống... -> bài mới.
Hoạt động của thầy và trò
nội dung
Hoạt động1
* GV hướng dẫn đọc: Chú ý phân biệt giọng người kể với giọng các nhân vật khác trong truyện để thể hiện tâm lí, tính cách nhân vật, đặc biệt làm nổi bật nhân vật anh thanh niên trong câu chuyện.
- GV đọc mẫu một đoạn.
- HS đọc bài.
*GV cho hs kể tóm tắt
? Trỡnh bày hiểu biết của em về tỏc giả?
? Hoàn cảnh sỏng tỏc?
- Giải nghĩa cỏc từ học sinh chưa hiểu
?Truyện kể theo ngôi thứ mấy? Sử dụng cỏc PTBĐ nào?
Ngôi thứ 3; PTBĐ:TS,MT, NL,BC.
? Em có nhận xét gì về cốt truyện và tình huống cơ bản của truyện?
( Cốt truyện đơn giản, xoay quanh một tình huống gặp gỡ bất ngờ giữa ông hoạ sĩ già, cô kĩ sư trẻ và anh thanh niên làm công tác khí tượng trên đỉnh Yên Sơn ở Sa Pa)
? Truyện có những nhân vật nào? Ai là nhân vật chính?
( Anh thanh niên, ông hoạ sĩ già, cô kĩ sư, bác lái xe. Nhân vật chính: anh thanh niên) 
? Cách giới thiệu nhân vật chính có gì đặc biệt?
( Nhân vật chính hiện ra qua cái nhìn và ấn tượng của các nhân vật khác...)
? Truyện trần thuật chủ yếu qua điểm nhìn và suy nghĩ của nhân vật nào?
( Nhân vật ông hoạ sĩ)
Hoạt động2 
? Anh thanh niên được giới thiệu là người như thế nào?
(Anh thanh niên hai mươi bảy tuổi, làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu.)
? Anh sống và làm việc trong hoàn cảnh như thế nào?
( Sống một mình trên đỉnh núi cao, bốn bề chỉ có cây cỏ và mây mờ lạnh lẽo...)
? Nhận xét của em về hoàn cảnh đó?
( Buồn, vắng, cô đơn... )
GV. ở cái tuổi 27, cái tuổi mà người ta không thích sự cô độc. Bao nhiêu người đang bon chen một công việc nhàn nhã tại thành thị thì anh lại vui vẻ trèo núi, băng rừng, đến làm việc trên đỉnh Yên Sơn lạnh lẽo.
? Công việc của anh là gì?
? Công việc ấy đòi hỏi ở người ta điều gì?
( Sự tỉ mỉ, chính xác, tinh thần trách nhiệm cao )
? Em hóy nhận xột về tớnh chất của cụng việc?
( Là công việc gian khổ)
? Chi tiết nào cho thấy điều đó?
( Rét, nửa đêm đang nằm trong chăn... chui ra khỏi chăn, ngọn đèn bão vặn to đến cỡ nào cũng không đủ sáng...gió tuyết và lặng im ở bên ngoài chỉ chực đợi mình là ào ào xô tới... gió giống những nhát chổi lớn muốn quét đi tất cả...)
? Cái gì đã giúp anh vượt qua hoàn cảnh ấy?
( ý thức công việc, lòng yêu nghề)
? Anh suy nghĩ như thế nào về công việc và cuộc sống?
( - "Khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được."
- "Mình sinh ra là gì, mình đẻ ở đâu, mình vì ai mà làm việc")
? Em hiểu như thế nào về những suy nghĩ đó?
( - Khi ta yêu thích công việc thì công việc đem lại cho ta niềm vui 
 - Là con người, ai cũng phải làm việc vì sự sống của bản thân và sự sống của cộng đồng)
? Em có đồng cảm với suy nghĩ đó của anh không?
( HS tự bộc lộ)
? Qua đó, em nhận thấy phẩm chất nào của anh thanh niên?
I. Đọc . Tiếp xỳc văn bản.
1.Đọc, túm tắt.
2.Chú thích
a. Tác giả, tác phẩm.
b.Giải nghĩa từ.
II. Tìm hiểu văn bản
1. Nhân vật anh thanh niên. 
* Trong công việc:
- Hoàn cảnh: Một mình trên đỉnh núi cao.
- Công việc: Gian khổ, thầm lặng.
->yêu thích, có trách nhiệm với công việc; tìm thấy niềm vui trong công việc để vượt qua gian khó. 
4. Củng cố, dặn dũ 
	? Phẩm chất của anh thanh niên thể hiện trong công việc. 
	- Học bài, kể tóm tắt truyện.
	- Soạn phần còn lại của truyện.
Ngày soạn: 22/11/2009
Tiết 67: Lặng lẽ Sa pa
 ( Nguyễn Thành Long )
I. Mục tiêu: Sau khi học bài này, HS sẽ:
- Cảm nhận được vẻ đẹp của các nhân vật trong truyện, chủ yếu là nhân vật anh thanh niên trong công tác thầm lặng, trong cách sống và những suy nghĩ, tình cảm trong quan hệ với mọi người.
- Phát hiện đúng và hiểu được chủ đề của truyện, từ đó hiểu được niềm hạnh phúc của con người trong lao động.
- Rèn kĩ năng cảm thụ và phân tích các yếu tố trong tác phẩm: miêu tả nhân vật, các bức tranh thiên nhiên. 
- Suy nghĩ về cách sống của thanh niên hiện nay và về cách sống của bản thân.
II. Chuẩn bị
- GV: Soạn bài
- HS: Đọc và tìm hiểu văn bản
III. Hoạt động dạy và học
1.Ổn định tổ chức:
9a
ND:24/11/2009
9b
ND: /11/2009
9c
ND: /11/2009
Sĩ số:
Sĩ số:
Sĩ số:
2. kiểm tra bài cũ: Tóm tắt truyện "Lặng lẽ Sa Pa" ( Nguyễn Thành Long). Phẩm chất của anh thanh niên được thể hiện trong công việc như thế nào?
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động1
? Tỡm những chi tiết cho thấy sự sắp xếp cuộc sống của anh?
Trồng hoa, nuụi gà, tự học, đọc sỏch ngoài giờ làm việc.
? Nhận xột gỡ về cỏch sắp xếp đú?
? Với bỏc lỏi xe, anh cú cử chỉ, hành động gỡ? Qua đú em hiểu thờm điều gỡ về anh?
? Khi ụng họa sĩ muốn vẽ anh, anh cú thỏi độ như thế nào? Em đỏnh giỏ như thế nào về điều đú?
? Qua tỡm hiểu em nhận xột gỡ về chõn dung anh thanh niờn được tỏc giả xõy dựng trong tỏc phẩm?
? Chõn dung anh thanh niờn hiện lờn qua điểm nhỡn của họa sĩ cú tỏc dụng gỡ?
Khỏch quan, chõn thực, gõy cảm tỡnh cho người đọc.
? Qua đoạn trích em cho biết ngoài nhân vật anh thanh niên truyện còn có những nhân vật nào nữa ?
? Nhận xột về vị trớ của ụng họa sĩ ở trong truyện so với những nhõn vật khỏc? Vỡ sao?
- Đứng ở vị trớ thứ 2.
* GV: Ở đầu truyện ụng họa sĩ được giới thiệu là người chuẩn bị nghỉ hưu, ụng đi thực tế 1 chuyến cuối cựng để tỡm cảm hứng sỏng tạo nghệ thuật. Nơi ụng chọn là khu vực Tõy Bắc.
* HS đọc đoạn truyện” anh thanh niên..... ................đi dài”
? Ngay từ giây phút gặp gỡ đầu tiên rồi núi chuyện với anh thanh niên ông có tâm trạng như thế nào ?
? Câu văn nào giải thích rất rõ vì sao ông hoạ sĩ lại có tâm trạng như vậy?
( Cảm nhận đã gặp được đối tượng nghệ thuật: " Vì hoạ sĩ đã bắt gặp một điều thật ra ông đã ao ước được biết, ôi, một nét thôi cũng đủ để khẳng định một tâm hồn, khơi gợi một ý sáng tác")
-Bắt gặp một điều thực ra ụng vẫn ao ước được biết-> ễng phỏt hiện ra anh tn chớnh là nguồn cảm hứng sỏng tạo nghệ thuật của mỡnh “ Vỡ họa sĩsỏng tỏc”( sgk-202)
*GV: Và trong cái im lặng của Sa Pa chỉ nghe cái tên người ta đã nghĩ đến chuyện nghỉ ngơi nhưng cũng tại đây ông lại biết đến những con người lo nghĩ như vậy cho đất nước .Vì vậy ông muốn ghi lại hình ảnh anh thanh niên bằng một nét kí hoạ.
? Qua lời giải thích và qua tâm trạng của ông giúp em có cảm nhận gì về nhân vật này ?
*Học sinh đọc đoạn” Cũng may....còn tránh”
? Điều gì khiến ông hoạ sĩ phải băn khoăn khi hoàn thành sáng tác của mình ?
? Với tất cả những suy nghĩ của ông hoạ sĩ về nghệ thuật,về con người có ý nghĩa gì ?
( làm cho chân dung nhân vật chính thêm sáng, đẹp và chứa đựng những chiều sâu tư tưởng ) 
? Ngoài nhân vật ông hoạ sĩ còn có nhân vật nào nữa góp phần làm nổi bật hình ảnh nhân vật anh thanh niên ?
? Cuộc gặp gỡ bất ngờ với anh thanh niên, những điều anh nói, những gì anh kể đã tác động đến cô như thế nào?
(Khiến cô " bàng hoàng" )
? Theo em, cô gái bàng hoàng vì điều gì?
( Hiểu cuộc sống một mình dũng cảm, tuyệt đẹp của người thanh niên và về con đường cô đã lựa chọn)
? Cuộc sống của anh thanh niên còn giúp cô nhận ra điều gì?
( Đánh giá đúng hơn mối tình nhạt nhẽo mà cô đã từ bỏ)
GV: Đó là sự bừng dậy của những tình cảm lớn lao, cao đẹp khi người ta gặp những ánh sáng đẹp đẽ toả ra từ cuộc sống, từ tâm hồn người khác.
? Một nhân vật nữa cũng rất đáng chú ý là nhân vật nào?
? Lời kể của nhân vật bác lái xe về anh thanh niên có tác dụng gì?
( Kích thích sự chú ý, chờ đợi sự xuất hiện của anh thanh niên và qua lời kể của bác mà ta biết được về cuộc sống của nhân vật này)
? Trong truyện còn có nhân vật nào không xuất hiện trực tiếp ? nét phẩm chất tiêu biểu của các nhân vật này là gì ?
? Những cảm xúc,suy nghĩ,thái độ cảm mến của các nhân vật phụ giỳp hình ảnh thanh niên hiện lên như thế nào ?
GV: Có thể nói qua những cảm xúc, suy nghĩ cùng thái độ cảm mến của các nhân vật phụ, hình ảnh anh thanh niên hiện ra càng rõ nét và đẹp hơn, chủ đề tác phẩm được mở rộng thêm . Đó là thủ pháp nghệ thuật mà tác giả sử dụng thành công khi miêu tả nhân vật chính của truyện.
? Điều gì tạo nên sức hấp dẫn của truyện .
? Theo em, chất trữ tình của truyện được thể hiện ở những chi tiết nào?
(- Phong cảnh thiên nhiên ở Sa Pa đầy thơ mộng, vẻ đẹp của anh thanh niên một mình giữa thiên nhiên lặng lẽ 
- Cuộc gặp gỡ tình cờ mà để lại nhiều dư vị trong lòng mỗi người...)
 - HS đọc lại đoạn tả cảnh Sa Pa qua cái nhìn của người hoạ sĩ ở đầu và cuối truyện
? Cảm nhận của em về bức tranh thiên nhiên ấy?
? Chất trữ tình chủ yếu được toát lên từ đâu ?
? Qua tìm hiểu, em hãy nêu chủ đề của truyện.
 ( Ca ngơi vẻ đẹp của những con người lao động bình thương và ý nghĩa của những công việc thầm lặng)
Hoạt động 2
? Em hãy cho biết nội dung của đoạn trích ?
?Em có nhận xét gì về nghệ thuật kể chuyện?
( Xây dựng tình huống hợp lí, cách kể chuyện tự nhiên, kết hợp tự sự trữ tình với bình luận)
 - HS đọc ghi nhớ
II. Tìm hiểu văn bản (tiếp)
Nhân vật anh thanh niên. 
* Trong cuộc sống:
- Chủ động, ngăn nắp, tự cải thiện đời sống.
- Cởi mở, chõn thành, quý trọng tớnh cảm.
- khiờm tốn.
=> Chõn dung một người thanh niờn với nột đẹp về tinh thần, tỡnh cảm, cỏch sống và những suy nghĩ về cuộc sống, cụng việc.
2. Nhân vật ông hoạ sĩ và các nhân vật phụ khác.
a. Nhân vật ông hoạ sĩ.
- Ngay từ phút gặp gỡ đầu tiên ông đã xúc động và bối rối.
- Là người từng trải nghề nghiệp, đam mê nghệ thuật, khát khao đi tìm đối tượng nghệ thuật.
- Những cảm xúc suy nghĩ của ông hoạ sĩ góp phần làm cho nhân vật anh thanh niên thêm sáng đẹp và chứa đựng chiều sâu tư tưởng.
b. Các nhân vật khác.
* Cô kỹ sư: Cuộc gặp gỡ khiến cô bàng hoàng giúp cô hiểu rõ hơn cuộc sống, về con đường mà cô đã lựa chọn.
- Bác lái xe: Qua lời kể của bác về anh thanh niên đã kích thích sự chú ý vào nhân vật chính.
-> Thông qua cảm xúc, suy nghĩ và thái độ của các nhân vật phụ nhân vật anh thanh niên hiện lên rõ nét, sỏng đẹp hơn.
3. Chất trữ tình của truyện
- Được toát lên từ phong cảnh thiên nhiên đẹp, thơ mộng của Sa Pa
- Cuộc gặp gỡ tình cờ mà để lại nhiều dư vị trong lòng mỗi người...
- Chất trữ tình chủ yếu được toát lên từ nội dung truyện
III. Tổng kết
1.Nội dung
2.Nghệ thuật.
* Ghi nhớ (SGK)
 4. Củng cố, dặn dũ
? Em cảm nhận được vẻ đẹp nào ở anh thanh niên ? Em học tập được ở anh điều gì?
- Học bài, nắm nội dung cơ bản và những nét đặc sắc về nghệ thuật
- Chuẩn bị bài: Viết bài tập làm văn số 3 ( văn tự sự )
NS: 25/11/2009
Tiết 68, 69: Viết bài tập làm văn số 3 ( Văn tự sự )
I. Mục tiêu bài dạy: Thụng qau bài này, HS sẽ:
 - Biết vận dụng những kiến thức đã học để thực hành viết 1 bài văn có sử dụng yếu tố miêu tả nội tâm và nghị luận. 
 - Rèn luyện kỹ năng diễn đạt và trình bày.
II.Chuẩn bị: - GV: Ra đề+ đáp án
 - HS : Ôn tập văn tự sự
III. Hoạt động dạy và học
1.Ổn định tổ chức:
9a
ND:28/11/2009
9b
ND:27/11/2009
9c
ND: 27/11/2009
Sĩ số:
Sĩ số:
Sĩ số:
2. kiểm tra bài cũ: 
3. Bài mới:
 A. Đề bài
 Hãy kể về một lần em trót xem nhật kí của bạn.
 	B. Đáp án 
	1. Mở bài: 
- Giới thiệu về nhân vật và sự việc.
	2. Thân bài:
 Kể lại diễn biến sự việc:
- Chuyện xảy ra vào lúc nào? ở đâu? Trong hoàn cảnh nào?
- Chuyện diễn ra như thế nào? Người bạn có biết sự việc đó không? Có ai thấy sự việc đó không?
- Em đã đọc được những gì trong cuốn nhật kí? Em có nói cho người khác biết nội dung nhật kí của bạn hay không?
- Em đã suy nghĩ, trăn trở và dằn vặt như thế nào sau sự việc đó?
- Em cú quyết định hay hành động gỡ sau đú khụng?
( Cần kết hợp miêu tả nội tâm và yếu tố nghị luận )
	3. Kết bài: Bài học rút ra từ câu chuyện.
 C.Biểu điểm.
- Điểm 10-9 : Đầy đủ, phong phỳ nội dung, bố cục rõ ràng, diễn đạt mạch lạc, cú kết hợp miờu tả nội tõm và yếu tố nghị luận, trình bày khoa học, chữ viết sạch đẹp, không mắc lỗi chính tả.
- Điểm 8-7: Đảm bảo đủ nội dung,bố cục rõ ràng, diễn đạt khá mạch lạc, cú kết hợp miờu tả nội tõm và yếu tố nghị luận, trình bày sạch, còn mắc 1, 2 lỗi chính tả.
- Điểm 6-5: Nội dung còn thiếu vài ý nhỏ, diễn đạt đôi chỗ chưa mạch lạc, cú kết hợp miờu tả nội tõm và yếu tố nghị luận nhưng chưa sõu, trình bày sạch, còn mắc vài lỗi chính tả.
- Điểm 4-3 : Bài viết còn thiếu nhiều nội dung, bố cục chưa rõ ràng, chưa kết hợp miờu tả nội tõm và yếu tố nghị luận. Diễn đạt yếu, mắc nhiều lỗi chính tả.
- Điểm 2-1: Bài viết còn thiếu nhiều nội dung, bố cục chưa rõ ràng, chưa kết hợp miờu tả nội tõm và yếu tố nghị luận. Diễn đạt yếu, mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ sai.
- Điểm 0 : Bài để giấy trắng
4. Củng cố, dặn dũ:
- Thu bài.
- Soạn bài Chiếc lược ngà.
NS: 23/11/2009
Tiết 70: Người kể chuyện trong văn bản tự sự
I.Mục tiêu: Sau khi học bài này, HS sẽ: 
- Hiểu và nhận diện được thế nào là người kể chuyện, vai trò và mối quan hệ giữa người kể chuyện với ngôi kể trong văn bản tự sự. 
- Rèn luyện kĩ năng nhận diện và tập hợp các yếu tố này trong khi đọc văn cũng như viết văn.
II. Chuẩn bị
- GV: Soạn bài
- HS: Đọc trước bài
III. Hoạt động dạy và học
1.Ổn định tổ chức:
9a
ND:25/11/2009
9b
ND: /11/2009
9c
ND: /11/2009
Sĩ số:
Sĩ số:
Sĩ số:
2. kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong bài dạy
3. Bài mới:
* giới thiệu bài: Nói về ngôi kể đã học ở các lớp dưới.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động1
*HS đọc đoạn trích từ truyện ngắn lặng lẽ Sa Pa
? Đoạn trích kể về ai và về sự việc gì?
? Ai là người kể truyện trên?
( Người kể chuyện(giấu mặt) không phải là một hay ba nhân vật đã nói - vô nhân xưng)
? Nếu là một trong ba người trên thì lời văn phải như thế nào?
( hoặc xưng "tôi" hoặc xưng tên một trong ba nhân vật)
? Những câu "giọng cười như đầy tiếc rẻ" "những người con gái...hay nhìn ta như vậy"... là nhận xét của người nào? Về ai?
(Nhận xét của người kể chuyện về anh thanh niên và suy nghĩ của anh)
? Căn cứ vào đâu để có thể nhận xét: người kể chuyện ở đây dường như thấy hết và biết tất mọi việc, mọi hành động, tâm tư, mọi hành động, tình cảm của nhân vật?
? Người kể trong đoạn trích ở ngôi thứ mấy? Ngôi kể này có gì khác với ngôi thứ nhất?
(Người kể chuyện giấu mình...)
? Vai trò của người kể chuyện?
- HS đọc ghi nhớ
- HS đọc đoạn trích SGK (T. 193)
Hoạt động2
- HS nêu yêu cầu của bài tập 1 SGK.
- Học sinh thảo luận nhóm
- Các nhóm trao đổi, thảo luận.
- Đại diện nhóm nêu ý kiến.
- Nhóm khác nhận xét.
- Giáo viên tổng hợp ý kiến, kết luận.
? Người kể chuyện ở đây là ai?
? Ngôi kể này có ưu điểm gì và có hạn chế gì so với ngôi kể ở đoạn trích trong bài lặng lẽ Sa Pa ?
- Học sinh phát biểu ý kiến.
- Học sinh khác nhận xét.
- Giáo viên tổng hợp ý kiến, kết luận 
- gọi một HS nêu yêu cầu của bài tập b
- Yêu cầu: Kể chuyện sao cho nhân vật, sự kiện, lời văn và cách kể phù hợp với ngôi thứ nhất.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả.
- Các nhóm khác nhận xét ,bổ sung
- GV gọi đại diện nhóm trình bày - nhận xét
I. Vai trò của người kể chuyện trong văn bản tự sự.
1. Đoạn trích 
2.Nhận xét.
- Kể về phút chia tay giữa người hoạ sĩ già, cô gái và anh thanh niên.
- Người kể chuyện: không xuất hiện (vô nhân xưng)
- Căn cứ vào chủ thể đứng ra kể chuyện, đối tượng được miêu tả, ngôi kể, điểm nhìn và lời văn.
- Người kể chuyện: am hiểu tất cả mọi sự việc,hành động và những diễn biến nội tâm tinh tế của các nhân vật.
* Ghi nhớ (SGK)
II. Luyện tập:
1.Đoạn văn
2.Nhận xét
a. - Người kể chuyện: nhân vật "tôi" ( ngôi thứ nhất)
- Chú bé- trong cuộc gặp gỡ cảm động với mẹ mình sau những ngày xa cách.
*Ưu điểm:
Giúp cho người kể chuyện dễ đi sâu vào tâm tư tình cảm , miêu tả được những diễn biến tâm lí tinh vi, phức tạp đang diễn ra trong tâm hồn nhân vật "tôi" 
* Hạn chế:
Trong việc miêu tả bao quát các đối tượng khách quan, sinh động, khó tạo ra cái nhìn nhiều chiều -> đơn diệu trong giọng văn trần thuật.
b. Người kể chuyện là “cô kĩ sư nông nghiệp”:
Nghe tiếng chàng trai kêu to: “ Trời ơi,chỉ còn có năm phút ! “ vad sau đó là một giọng cười nhưng đầy tiếc rẻ,.....
4. Củng cố, dặn dũ 
- Giáo viên khái quát lại toàn bài.
? Ngoài hình thức kể chuyện theo ngôi thứ nhất còn hình thức kể chuyện nào khác? Vai trò của người kể chuyện như thế nào?
- Học thuộc phần ghi nhớ; làm tiếp phần (b) của bài tập ( T. 194)
- Chuẩn bị bài: Chiếc lược ngà.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuần 14.doc