Giáo án môn Sinh học 6 – Năm học 2007 - 2008

Giáo án môn Sinh học 6 – Năm học 2007 - 2008

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Học sinh nêu được đặc điểm chủ yếu của cơ thể sống.

- Phân biệt vật sống và vật không sống.

2. Kĩ năng

- Rèn kĩ năng tìm hiểu đời sống hoạt động của sinh vật.

3. Thái độ

- Giáo dục lòng yêu thiên nhiên, yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY VÀ HỌC

- Tranh ảnh về một vài nhóm sinh vật, sử dụng hình vẽ 2.1 SGK, bảng phụ.

III. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG

* Ổn định lớp:

- Làm quen với học sinh.

- Chia nhóm học sinh.

 1. Kiểm tra bài cũ

 2. Bài mới

 Mở đầu như SGK.

 

doc 153 trang Người đăng hoaianh.10 Lượt xem 1285Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Sinh học 6 – Năm học 2007 - 2008", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn: ........................
Ngày dạy: .
Tiết 01
Bài 1: Đặc điểm của cơ thể sống
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Học sinh nêu được đặc điểm chủ yếu của cơ thể sống.
- Phân biệt vật sống và vật không sống.
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng tìm hiểu đời sống hoạt động của sinh vật.
3. Thái độ
- Giáo dục lòng yêu thiên nhiên, yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy và học
- Tranh ảnh về một vài nhóm sinh vật, sử dụng hình vẽ 2.1 SGK, bảng phụ...
III. Tiến trình bài giảng
* ổn định lớp:
- Làm quen với học sinh.
- Chia nhóm học sinh.
 1. Kiểm tra bài cũ 
 2. Bài mới
	Mở đầu như SGK.
Hoạt động 1: Nhận dạng vật sống và vật không sống
Mục tiêu: HS nhận dạng vật sống và vật không sống qua biểu hiện bên ngoài.
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
* GV cho học sinh kể tên một số; cây, con, đồ vật ở xung quanh rồi chọn 1 cây, con, đồ vật đại diện để quan sát.
* GV yêu cầu học sinh trao đổi nhóm (4 người hay 2 người) theo câu hỏi.
- Con gà, cây đậu cần điều kiện gì để sống?
- Cái bàn có cần những điều kiện giống như con gà và cây đậu để tồn tại không?
- Sau một thời gian chăm sóc đối tượng nào tăng kích thước và đối tượng nào không tăng kích thước?
* GV chữa bài bằng cách gọi HS trả lời.
* GV cho HS tìm thêm một số ví dụ về vật sống và vật không sống.
* GV yêu cầu HS rút ra kết luận.
* HS tìm những sinh vật gần với đời sống như: cây nhãn, cây cải, cây đậu... con gà, con lợn ... cái bàn, ghế.
- Chọn đại diện: con gà, cây đậu, cái bàn.
- Trong nhóm cử 1 người ghi lại những ý kiến trao đổi, thống nhất ý kiến của nhóm.
* HS thấy được con gà và cây đậu được chăm sóc lớn lên còn cái bàn không thay đổi.
- Đại diện nhóm trình bày ý kiến, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Sau đó các nhóm rút ra kết luận và ghi nhớ.
Kết luận:
- Vật sống: lấy thức ăn, nước uống, lớn lên, sinh sản.
- Vật không sống: không lấy thức ăn, không lớn lên.
Hoạt động 2: Đặc điểm của cơ thể sống
Mục tiêu: HS thấy được đặc điểm của cơ thể sống là trao đổi chất để lớn lên.
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
* GV cho HS quan sát bảng SGK trang 6, GV giải thích tiêu đề của cột 2 và cột 6 và 7.
* GV yêu cầu HS hoạt động độc lập, GV kẻ bảng SGK vào bảng phụ sau đó gọi học sinh hoàn thành.
* GV chữa bài bằng cách gọi HS trả lời, GV nhận xét.
* GV hỏi:- qua bảng so sánh hãy cho biết đặc điểm của cơ thể sống?
* HS quan sát bảng SGK chú ý cột 6 và 7.
* HS hoàn thành bảng SGK trang 6 vào PHT và vở bài tập.
- 1 HS lên bảng ghi kết quả của mình vào bảng của GV, HS khác theo dõi, nhận xét, bổ sung.
* HS ghi tiếp các VD khác vào bảng.
Kết luận:
- Đặc điểm của cơ thể sống là:
+ Trao đổi chất với môi trường.
+ Lớn lên và sinh sản.
3. Kiểm tra - Đánh giá
* GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi 1 và 2 SGK.
4. Dặn dò - Hướng dẫn về nhà
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK
- Chuẩn bị: 1 số tranh ảnh về sinh vật trong tự nhiên.
Ngày soạn: ........................
Ngày dạy: .
 Tiết 2
Bài 2: Nhiệm vụ của sinh học
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Học sinh nắm được một số VD để thấy sự đa dạng của sinh vật cùng với những mặt lợi, hại của chúng.
- Biết được 4 nhóm sinh vật chính: động vật, thực vật, vi khuẩn, nấm.
- Hiểu được nhiệm vụ của sinh học và thực vật học.
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng so sánh, kĩ năng tư duy tích cực, sáng tạo.
3. Thái độ
- Giáo dục ý thức yêu thiên nhiên và môn học.
II. Đồ dùng dạy và học
- Tranh phóng to về quang cảnh tự nhiên có 1 số động vật và thực vật khác nhau, tranh vẽ đại diện 4 nhóm sinh vật chính (hình 2.1 SGK) ; bảng phụ (PHT- tr 7,9).
III. Tiến trình bài giảng
 1. Kiểm tra bài cũ
- Đặc điểm chung của mọi cơ thể sống?
 2. Bài mới
	Mở bài: như SGK hay dùng tranh ảnh về nhiều loài sinh vật để vào bài.
Hoạt động 1: Sinh vật trong tự nhiên
Mục tiêu: HS nắm được giới sinh vật đa dạng, sống ở nhiều nơi và có liên quan đến đời sống con người.
a. Sự đa dạng của thế giới sinh vật
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
- GV: yêu cầu HS làm bài tập mục s trang 7 SGK.
- Qua bảng thống kê em có nhận xét về thế giới sinh vật? (gợi ý: nhận xét về nơi sống, kích thước? Vai trò đối với người? ...)
- Sự phong phú về môi trường sống, kích thước, khả năng di chuyển của sinh vật nói lên điều gì?
* HS hoàn thành bảng thống kê trang 7 GSK (ghi tiếp 1 số cây, con khác).
- Nhận xét theo cột dọc, bổ sung có hoàn chỉnh phần nhận xét.
- Trao đổi trong nhóm để rút ra kết luận: sinh vật đa dạng.
b. Các nhóm sinh vật
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
- Hãy quan sát lại bảng thống kê có thể chia thế giới sinh vật thành mấy nhóm?
* HS có thể khó xếp nấm vào nhóm nào, GV cho HS nghiên cứu thông tin SGK trang 8, kết hợp với quan sát hình 2.1 SGK trang 8.
- Thông tin đó cho em biết điều gì?
- Khi phân chia sinh vật thành 4 nhóm, người ta dựa vào những đặc điểm nào?
( Gợi ý: 
+ Động vật: di chuyển
+ Thực vật: có màu xanh
+ Nấm: không có màu xanh (lá)
+ Vi sinh vật: vô cùng nhỏ bé)
* HS xếp loại riêng những ví dụ thuộc động vật hay thực vật.
* HS nghiên cứu độc lập nội dung trong thông tin.
- Nhận xét; sinh vật trong tự nhiên được chia thành 4 nhóm lớn: vi sinh vật, nấm, thực vật và động vật.
* HS khác nhắc lại kết luận này để cả lớp cùng ghi nhớ.
Kết luận:
- Sinh vật trong tự nhiên được chia thành 4 nhóm lớn: vi sinh vật, nấm, thực vật và động vật. 
Hoạt động 2: Nhiệm vụ của sinh học
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
* GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK trang 8 và trả lời câu hỏi:
- Nhiệm vụ của sinh học là gì?
* GV gọi 1-3 HS trả lời.
* GV cho 1 học sinh đọc to nội dung: nhiệm vụ của thực vật học cho cả lớp nghe.
* HS đọc thông tin SGK từ 1-2 làn, tóm tắt nội dung chính để trả lời câu hỏi.
* HS nghe rồi bổ sung hay nhắc lại phần trả lời của bạn.
* HS nhắc lại nội dung vừa nghe.
Kết luận:
- Nhiệm vụ của sinh học.
- Nhiệm vụ của thực vật học (SGK trang 8)
3. Kiểm tra - Đánh giá
- Thế giới sinh vật rất đa dạng được thể hiện như thế nào?
- Người ta đã phân chia sinh vật trong tự nhiên thành mấy nhóm? hãy kể tên các nhóm?
- Cho biết nhiệm vụ của sinh học và thực vật học?
4. Dặn dò - Hướng dẫn về nhà
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK
- Sưu tầm tranh ảnh về thực vật ở nhiều môi trường.
Duyệt ngày : .. tháng .. năm 20
đại cương về giới thực vật	
Ngày soạn: ........................
Ngày dạy: .
 Tiết 3
Bài 3: Đặc điểm chung của thực vật
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Học sinh nắm được đặc điểm chung của thực vật.
- Tìm hiểu sự đa dạng phong phú của thực vật.
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng quan sát, so sánh. kĩ năng hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.
3. Thái độ
- Giáo dục lòng yêu tự nhiên, bảo vệ thực vật.
II. Đồ dùng dạy và học
- GV: Tranh ảnh khu rừng vườn cây, sa mạc, hồ nước...
- HS: Sưu tầm tranh ảnh các loài thực vật sống trên Trái Đất. Ôn lại kiến thức về quang hợp trong sách “Tự nhiên xã hội” ở Tiểu học.
III. Tiến trình bài giảng
1. Kiểm tra bài cũ
- Kể tên một số sinh vật sống trên cạn, dưới nước và ở cơ thể người?
- Nêu nhiệm vụ của sinh học?
2. Bài mới
Hoạt động 1: Sự phong phú đa dạng của thực vật
Mục tiêu: HS thấy được sự đa dạng và phong phú của thực vật.
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
* GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân và:
Quan sát tranh, ghi nhớ kiến thức.
- Hoạt động nhóm 4 người
+ Thảo luận câu hỏi SGK trang 11 (các câu hỏi tại lệnh s-phần 1) .
* GV quan sát các nhóm có thể nhắc nhở hay gợi ý cho những nhóm có học lực yếu.
* GV yêu cầu đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Yêu cầu sau khi thảo luận HS rút ra kết luận về thực vật.
* GV tìm hiểu có bao nhiêu nhóm có kết quả đúng, bao nhiêu nhóm cần bổ sung.
* HS quan sát hình 3.1 tới 3.4 SGK trang 10 và các tranh ảnh mang theo.
Chú ý: Nơi sống của thực vật, tên thực vật.
- Phân công trong nhóm:
+ 1 bạn đọc câu hỏi (theo thứ tự cho cả nhóm cùng nghe)
+ 1 bạn ghi chép nội dung trả lời của nhóm.
VD: + Thực vật sống ở mọi nơi trên Trái Đất, sa mạc ít thực vật còn đồng bằng phong phú hơn.
+ Cây sống trên mặt nước rễ ngắn, thân xốp.
* HS lắng nghe phần trình bày của bạn, bổ sung (nếu cần).
Kết luận:
- Thực vật sống ở mọi nơi trên Trái Đất chúng có rất nhiều dạng khác nhau, thích nghi với môi trường sống.
Hoạt động 2: Đặc điểm chung của thực vật
Mục tiêu: HS nắm được đặc điểm chung cơ bản của thực vật.
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
- Yêu cầu HS làm bài tập mục s SGK trang 11.
* GV kẻ bảng này lên bảng.
* GV chữa nhanh vì nội dung đơn giản.
* GV đưa ra một số hiện tượng yêu cầu HS nhận xét về sự hoạt động của sinh vật:
+ Con gà, mèo, chạy, đi.
+ Cây trồng vào chậu đặt ở cửa sổ 1 thời gian ngọn cong về chỗ sáng.
- Từ đó rút ra đặc điểm chung của thực vật.
* HS kẻ bảng SGK trang 11 vào vở (vở bài tập), hoàn thành các nội dung.
* HS lên bảng trình bày.
- Nhận xét: động vật có di chuyển còn thực vật không di chuyển và có tính hướng sáng.
- Từ bảng và các hiện tượng trên rút ra những đặc điểm chung của thực vật.
Kết luận:
- Thực vật có khả năng tạo chất dinh dưỡng, không có khả năng di chuyển, chúng phản ứng chậm trước những kích thích của môi trường.
3. Kiểm tra - Đánh giá
- Yêu cầu HS trả lời câu hỏi 1, 2 cuối bài
4. Dặn dò - Hướng dẫn về nhà
- Tranh cây hoa hồng, hoa cải.
- Mẫu cây: dương xỉ, cây cỏ.
Ngày soạn: ........................
Ngày dạy: .
 Tiết 4
Bài 4: Có phải tất cả thực vật đều có hoa?
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Học sinh biết quan sát, so sánh để phân biệt được cây có hoa và cây không có hoa dựa vào đặc điểm của cơ quan sinh sản (hoa, quả).
- Phân biệt cây 1 năm và cây lâu năm.
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng quan sát, so sánh, các kĩ năng phân tích, khái quát hóa và kĩ năng học nhóm.
3. Thái độ
- Giáo dục ý thức học tập, tích cựcbảo vệ chăm sóc thực vật.
II. Đồ dùng dạy và học
- GV: Tranh phóng to hình 4.1; 4.2 SGK. 
 Mẫu cây cà chua, đậu có cả hoa quả, hạt.
- HS sưu tầm tranh cây dươgn xỉ, rau bợ...
III. Tiến trình bài giảng
1. Kiểm tra bài cũ
- Nêu đặc điểm chung của thực vật?
- Thực vật ở nước ta rất phong phú, nhưng vì sao chúng ta cần phải trồng thêm và bảo vệ chúng?
 2. Bài mới
Hoạt động 1: Thực vật có hoa và thực vật không có hoa
Mục tiêu:
- HS nắm được các cơ quan của cây xanh có hoa.
- Phân biệt cây xanh có hoa và cây xanh không có hoa.
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
- Yêu cầu HS hoạt động cá nhân để tìm hiểu các cơ quan của cây cải.
* GV đưa ra câu hỏi sau:
+ Rễ, thân, lá, là.............
+ Hoa, quả, hạt là...............
+ Chức năng của cơ quan sinh sản là.........
+ Chức năng của cơ quan sinh dưỡng là............
- Yêu cầu HS hoạt động theo nhóm để phân biệt thực vật có hoa và thực vật không có hoa?
* GV theo dõi hoạt động của các nhóm, có thể gợi ý hay hướng dẫn nhóm nào còn chậm...
* GV chữa bài bảng 2 bằng cách gọi HS của các nhóm trình bày.
* GV lưu ý HS cây dương xỉ không có hoa nhưng có cơ quan sinh sản đặc biệt.
* GV nêu câu hỏi: Dựa vào đặc điểm có hoa của thực vật thì có thể chia thà ... ...
+ Biến đổi chất HC thành chất khoáng.
+ Lên men, để SX đồ uống.
+ Làm thực phẩm, SX thuốc chữa bệnh.
--> HS lẫy các ví dụ minh hoạ cho từng vai trò.
2. Nấm có hại
--> nấm đen, nấm đỏ, nấm von, nấm lim.
+ Kí sinh gây bệnh cho người, động vạt và cây trồng.
+ Làm ôi thiu thực phẩm.
+ Gây ngộ độc cho người và vật nuôi.
--> HS lấy các VD minh hoạ.
*Trả lời câu hỏi và ghi nhớ.
Kết luận chung: SGK trang
3. Kiểm tra-Đánh giá
- Yêu cầu HS trả lời câu hỏi 1,2,3,4 trang 170.
4. Hướng dẫn học bài ở nhà
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK.
- Đọc mục “ Em có biết”; chuẩn bị cho bài học mới (nghiên cứu bài 52)
Duyệt ngày : .. tháng .. năm 20
Ngày soạn: ........................
Ngày dạy: .
 Tiết 65
BàI 52: địa y
I. mục tiêu
1. Kiến thức
- HS nêu được đặc điểm hình dạng, cấu tạo, cấu tạo, các hoạt động dinh dưỡng của địa y; trình bạy được vai trò của địa y trong tự nhiên và đời sống.
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng quan sát, phân tích, khái quát, các kĩ năng học tập nhóm.
3. Thái độ
- Giáo dục ý thức yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy – học
Tranh vẽ phóng to các hình 52.
Bảng phụ (để so sánh), các thông tin tham khảo về địa y.
iii. Tiến trình lên lớp
1. Kiểm tra bài cũ
- Hãy nêu các đặc điểm sinh học của nấm? Những điều kiện cần thiết cho sự phát triển và cách dinh dưỡng của nấm.
2. Bài mới
* Vào bài: GT Tiết 65	
Hoạt động 1: Quan sát hình dạng, cấu tạo
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
*Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK, quan sát hình 52.1,2; tiến hành thảo luận nhóm phát biểu trả lời các câu hỏi trong phần 1.
- Nêu đặc điểm về hình dạng của địa y?
- Hãy nhận xét về thành phần cấu tạo của địa y? Nó có gì khác biệt các nhóm sinh vật khác?
- Hãy nêu rõ vai trò của từng thành phần trong cấu tạo của địa y? 
- Hình thức sống của địa y là gì? cách dinh dưỡng?
*Giáo viên gọi ý kiến phát biểu trả lời, nhận xét, bổ sung, nhận xét và yêu cầu HS kết luận.
*HS tiến hành các hoạt động học tập, thảo luậntheo yêu cầu, hướng dẫn của thày, thống nhất ý kiến thảo luận, phát biểu trả lời
- Hình dạng: Hình vảy, hình cành.
- Cấu tạo: Gồm các tế bào tảo lục nằm xen kẽ các sợi nấm.
=> Học sinh phát biểu trả lời, nhận xét, bổ sung
- Địa y là cơ thể có hình thức cộng sinh(dinh dưỡng cộng sinh).
Thực hiện theo yêu cầu, hướng dẫn của thày, kết luận, ghi nhớ.
Hoạt động 2: Vai trò của địa y
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
*Yêu cầu học sinh nghiên cứu các thông tin kiến thức SGK, tiến hành các hoạt động nhậ thức, phát biểu trả lời, nêu nên các vai trò của địa y trong tự nhiên và đời sống.
- Địa y có những vai trò như thế nào trong tự nhiên và đời sống?
*HS tiến hành các hoạt động học tập theo yêu cầu, hướng dẫn của thày, phát biểu trả lời, kết luận và ghi nhớ.
- Phân huỷ đá mẹ thành đất trồng.
- Là thức ăn của động vật, cung cấp nguyên liệu cho sản xuất dược liệu, nước hoa, .
Kết luận chung: SGK trang 172
3. Kiểm tra-Đánh giá
- Yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
? Địa y có những hình dạng nào? Chúng thường mọc ở đâu?
? Thành phần cấu tạo và cách dinh dưỡng của địa y?
? Nêu vai trò của địa y?
4. Hướng dẫn học bài ở nhà
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK.
- Chuẩn bị cho bài học mới: Tiến hành các hoạt động ôn tập tự giác.
- Chuẩn bị về tinh thần và ý thức tốt phục vụ cho việc kiểm tra cuối kì.
Ngày soạn: ........................
Ngày dạy: .
 Tiết 66
 ôntập
I. mục tiêu
1. Kiến thức
- Hệ thống và khái quát hoá những thông tin kiến thức trọng tâm trong chương trình Sinh học 6 – nhất là nội dung kiến thức học kì II
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng quan sát, phân tích, khái quát, các kĩ năng học tập nhóm
3. Thái độ
- Giáo dục ý thức yêu thích môn học, tự giác ôn tập những vấn đề cơ bản trong chương trình.
II. Đồ dùng dạy – học
Tư liệu Sinh học 6, sách, vở bài tập Sinh học 6.
Một số tài liệu tham khảo, bảng phụ, PHT,
iii. Tiến trình lên lớp
1. Kiểm tra bài cũ
- Giáo viên tiến hành trong các hoạt động dạy và học.
2. Bài mới
* Vào bài: 
Hoạt động 1: 
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
Hoạt động 2: 
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
Kết luận chung: SGK trang
3. Kiểm tra-Đánh giá
- Yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
4. Hướng dẫn học bài ở nhà
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK.
- Đọc mục “ Em có biết”.
- Chuẩn bị cho bài học mới
Duyệt ngày : .. tháng .. năm 20
Ngày soạn: ........................
Ngày dạy: .
 Tiết 67
kiểm tra học kì II
i. Mục tiêu
- Củng cố, khái quát toàn bộ thông tin kiến thức đã học về các ngành các lớp thực vật đã họa; học sinh có thể khái quát các vấn đề về tiến hóa, các đặc điểm chung và tầm quan trọng thực tiễn của thực vật đối với thiên nhiên và cuộc sống con người
- Rèn và phát triển các kĩ năng tư duy khái quát, sáng tạo, kĩ năng tổng hợp hóa, tư duy độc lập
- Giáo dục ý thức học tập nghiêm túc, tự giác và có kỉ luật trong kiểm tra. Có ý thức tự giác bảo vệ sự đa dạng của thực vật nơi công cộng, xung quanh khu vực sinh sống và học tập
ii. chuẩn bị
1. Đề bài và đáp án biểu điểm
đề bài
phần I – Trắc nghệm
Hãy khoang tròn vào đầu đáp án đúng nhất.
Câu 1: Đặc điểm chính về cấu tạo của lá cây là gì?
Có các tế bào biểu bì kéo dài thành lông hút.
Gồm nhiều bó mạch gỗ và bó mạch rây xếp thành từng vòng riêng biệt.
Gồm các tế bào có vách mỏng chứa nhiều lục lạp, trên lớp tế bào biểu bì có nhiều lỗ khí đóng mở được.
Câu A và B đúng.
Câu 2: Thân cây có chức năng chính là gì?
Vận chuyển nước, muối khoáng và các chất hữu cơ đi đến klhắp các cơ quan của cây.
Hấp thụ nước và muối khoáng cho cây.
Thu nhận ánh sáng để tổng hợp nên các chất hữu cơ nuôi cây.
Trao đổi khí với môi trường bên ngoài và thoát hơi nước.
Câu 3: Nhóm cây nào sau đây gồm toàn những cây Một lá mầm?
Cây cau, cây dừa, cây cải, cây đậu đen.
Cây mít, cây ổi, cây nhãn, cây hành tây.
Cây chuối, cây sắn dây, cây bưởi, cây rau muống.
Cây lúa, cây hoa huệ, cây bèo tây, cây tre.
Câu 4: Thực vật Ngành Hạt kín xuất hiện trong điều kiện như thế nào?
Khi khí hậu trên trái đất trở nên khô và chuyển từ nóng sang lạnh
Khi khí hậu trái đất nóng và rất ẩm.
Khí hậu trái đất rất khô do mặt trời chiếu sáng liên tục.
Khi các lục địa mới xuất hiện, diện tích đất liền được mở rộng.
Câu 5: Cơ quan sinh sản của cây thông (nón thông) có đặc điểm gì khác biệt so với Hoa?
Chưa có nhị và nhụy
Mang túi bào tử chứa bào tử.
Không chứa hạt phấn và noãn.
Cả A, B, C.
Câu 6: Nấm không có hình thức dinh dưỡng nào sau đây?
Tự dưỡng,
Dị dưỡng hoại sinh.
Dị dưỡng kí sinh.
Cộng sinh với tảo.
Điền từ và cụm từ tích hợp vào các chố trống?
Nhờ có quá trình quang hợp của thực vật, hàm lượng khí  (1) và .(2) luôn được ổn định. Các tán lá cây có tác dụng cản ánh sáng và sức thổi của gió nên thực vật có vai trò .(3) khí hậu. bên cạnh đó, do có khả năng giữ bụi và diệt khuẩn, nên thực vật có vai trò làm giảm ..(4).
Phần II – tự luận:
Câu 1: So sánh các nhóm thực vật theo yêu cầu trong bảng sau:
Đặc điểm so sánh
Các ngành tảo
Ngành rêu
Ngành Hạt kín
- Môi trường sống
- Các cơ quan sinh dưỡng
- Cơ quan sinh sản
-Mức độ tiến hoá
Câu 2: Theo em chúng ta phải làm gì để bảo vệ sự đa dạng của thực vật?
Câu 3: Hãy liệt kê và sắp xếp các bậc phân loại trong phân loại thực vật theo mức độ từ cao xuống thấp?
đáp án:
Phần I – 4điểm
I - (3 điểm):
1.C	2. A	3. D	4. C	5. A 	6. A
II – (2 điểm):
1 - ôxi;	2 – cácbôníc;	
3 - điều hòa; 	4 - ô nhiễm môi trường.
Phần II – 6 điểm
Câu 1 (3,5 điểm):
Đặc điểm 
so sánh
Các ngành tảo
Ngành rêu
Ngành Hạt kín
điểm đạt
- Môi trường sống
- Chủ yếu trong nước
- TV ở cạn đầu tiên
- Sống được ở nhiều điều kiẹn khác nhau (nước, cạn)
0,5đ
- Các cơ quan sinh dưỡng
- Chưa phân hóa (chưa có R,T,L)
- Đã có rễ giả, thân và lá đơn giản, chưa có mach dẫn
- Có R,T,L hoàn chỉnh, có mạch dẫn, cấu tạo phức tạp và đa dạng
1,25đ
- Cơ quan sinh sản
- Chưa phân hóa, sinh sản bằng cách phân đôi, đứt đoạn hay tiếp hợp
- Túi bào tử mang các hạt bào tử, khi bò tử chín sẽ nảy mầm thành cây rêu non
- Hoa mang quả và hạt, quá trình snh sản phức tạp và hoàn thiện
1,25đ
-Mức độ tiến hoá
- TV bậc thấp, mức độ tiến hóa thấp
- TV bậc cao đầu tiên, mức độ tiến hóa cao hơn
- TV bậc cao có mức độ tiến hóa cao nhất
0,5đ
Câu 2 (2 điểm):
Tích cực bảo vệ môi trường sống của thực vật.
Tiến hành trồng rừng phủ xanh đất trống đồi núi trọc, trồng nhiều cấy xanh ở những nơi có thể.
Nghiêm cấm việc tàn phá rừng, chặt phá cây xanh tràn lan.
Xây dựng các khu bào tồn, các công viên xanh, 
Câu 3 (0,5 điểm) : 
Thứ tự các bậc phân loại trong PLTV là :
	Ngành à Lớp à Bộ à Họ à Chi à Loài.
2. Tién hành kiểm tra trên lớp
 - Các công việc này tiến hành theo kế hoac nhà trường.
 - Sau đso tổng hợp kết quả:
iii. Kết quả kiểm tra:
Điểm < 5: . Em (bằng  %).
Điểm ≥ 8: . Em (bằng .... %).
Ngày soạn: ........................
Ngày dạy: .
 Tiết 68
Bài 53: tham quan tiên nhiên (T1)
I. mục tiêu
1. Kiến thức
- Học sinh nắm được các vấn đề về sự chuẩn bị cho buổi tham quan, nội dung (các công việc cần tiến hành trong buổi tham quan)
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng quan sát, phân tích, các kĩ năng viết bào cáo và cách trình bày các nội dung sẽ được ghi nhận.
- Rèn kĩ năng hoạt động nhóm.
3. Thái độ
- Giáo dục ý thức yêu thích môn học, yêu thích thiên nhiên, có ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ các loài thực vật.
II. Đồ dùng dạy - học
iii. Tiến trình lên lớp
1. Kiểm tra bài cũ
- Tiến hành trong các hoạt động dạy và học
2. Bài mới
* Vào bài: GT tiêt 68,69,70.	
Hoạt động 1: Nghiên cứu các vấn đề 
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
Hoạt động 2: 
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
Kết luận chung: SGK trang
3. Kiểm tra-Đánh giá
- Yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
4. Hướng dẫn học bài ở nhà
Ngày soạn: ........................
Ngày dạy: .
 Tiết 69
Bài 53: tham quan tiên nhiên (Tiếp theo)
I. mục tiêu
1. Kiến thức
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng quan sát, phân tích, khái quát, các kĩ năng học tập nhóm
- Rèn kĩ năng hoạt động nhóm.
3. Thái độ
- Giáo dục ý thức yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy - học
iii. Tiến trình lên lớp
1. Kiểm tra bài cũ
2. Bài mới
* Vào bài: 
Hoạt động 1: 
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
Hoạt động 2: 
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
Kết luận chung: SGK trang
3. Kiểm tra-Đánh giá
- Yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
4. Hướng dẫn học bài ở nhà
Ngày soạn: ........................
Ngày dạy: .
 Tiết 70
Bài 53: tham quan tiên nhiên (Tiếp theo)
I. mục tiêu
1. Kiến thức
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng quan sát, phân tích, khái quát, các kĩ năng học tập nhóm
- Rèn kĩ năng hoạt động nhóm.
3. Thái độ
- Giáo dục ý thức yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy - học
iii. Tiến trình lên lớp
1. Kiểm tra bài cũ
2. Bài mới
* Vào bài: 
Hoạt động 1: 
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
Hoạt động 2: 
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
Kết luận chung: SGK trang
3. Kiểm tra-Đánh giá
- Yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
4. Hướng dẫn học bài ở nhà

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN SINH HOC 6.doc