Giáo án môn Sinh học 9 năm 2009 - Tiết 19: Mối quan hệ giữa gen và tính trạng

Giáo án môn Sinh học 9 năm 2009 - Tiết 19: Mối quan hệ giữa gen và tính trạng

I MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :

 1) Kiến thức : -HS Nêu được mối quan hệ giữa gen và ARN và ARN và Pr

Giải thích được mối quan hệ giữa Gen (một đoạn ADN )→ mARN → Pr → Tính trạng

2) Kĩ năng :

-Phát triển kĩ năng quan sát vàphân tích kênh hình .

-Rèn kĩ năng phân tích hệ thống hoá kiến thức :

3) Thái độ : -có ý thức học bài .

II ĐỒ DÙNG DAY VÀ HỌC

Tranh phóng to hình 19.1 19.2 SGK

III PHƯƠNG PHÁP : Quan sát , thảo luận nhóm , thuyết trình ,giảng giải vấn đáp

IV. TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC

1)ÔĐTC (1phút ) : sỹ số /19

2Khởi động (8 phút ):

MT: Kiểm tra kiến thức cũ và đặt vấn đề bài mới

Đồ dùng :

Cách tiến hành :

Bước 1: Kiểm tra kiến thức cũ :

-HS!1 Tính đa dạng cuả Pr được thể hiện do yếu tố nào ?

HS2 tính đặc thù của Pr thể hiện ở bậc cấu trúc nào ?

GV Đánh giá .

Bước 2: Đặt vấn đề vào bài mới

Bài 17 ta đã tìm hiểu mối quan hệ giữa ARN và ADN .Vậy Pr và ARN , cũng như ADN có mối quan hệ với nhau không ? chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài hôm nay .

3.Các hoạt động dạy và học .

* Hoạt động 1 (18 phút ) Mối quan hệ giữa ARN và Pr

MT: Xác định được vai trò của ARN trong quá trình tổng hợp Pr

Trình bày được sự hình thành chuỗi aa

Đồ dùng: Mô hình tổng hợp chuỗi aa

 

doc 4 trang Người đăng hoaianh.10 Lượt xem 1366Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Sinh học 9 năm 2009 - Tiết 19: Mối quan hệ giữa gen và tính trạng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 30/10/09.
Ngàygiảng : 9a: 4/11/09
Tiết : 19 Mối quan hệ giữa gen và tính trạng :
I mục đích yêu cầu : 
 1) Kiến thức : -HS Nêu được mối quan hệ giữa gen và ARN và ARN và Pr 
Giải thích được mối quan hệ giữa Gen (một đoạn ADN )→ mARN → Pr → Tính trạng 
2) Kĩ năng : 
-Phát triển kĩ năng quan sát vàphân tích kênh hình .
-Rèn kĩ năng phân tích hệ thống hoá kiến thức :
3) Thái độ : -có ý thức học bài .
II Đồ dùng day và học 
Tranh phóng to hình 19.1 19.2 SGK 
III Phương pháp : Quan sát , thảo luận nhóm , thuyết trình ,giảng giải vấn đáp 
IV. Tổ chức dạy và học 
1)ÔĐTC (1phút ) : sỹ số /19
2Khởi động (8 phút ): 
MT: Kiểm tra kiến thức cũ và đặt vấn đề bài mới 
Đồ dùng : 
Cách tiến hành :
Bước 1: Kiểm tra kiến thức cũ : 
-HS!1 Tính đa dạng cuả Pr được thể hiện do yếu tố nào ? 
HS2 tính đặc thù của Pr thể hiện ở bậc cấu trúc nào ?
GV Đánh giá ...............
Bước 2: Đặt vấn đề vào bài mới 
Bài 17 ta đã tìm hiểu mối quan hệ giữa ARN và ADN .Vậy Pr và ARN , cũng như ADN có mối quan hệ với nhau không ? chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài hôm nay .
3.Các hoạt động dạy và học .
* Hoạt động 1 (18 phút ) Mối quan hệ giữa ARN và Pr
MT: Xác định được vai trò của ARN trong quá trình tổng hợp Pr
Trình bày được sự hình thành chuỗi aa
Đồ dùng: Mô hình tổng hợp chuỗi aa
Cách tiến hành :
 Hoạt động của GV và HS 
Nội dung 
Bước1:
 -GV Yêu cầu HS đọc TT mục 1 (Đoạn trả lời câu hỏi mục hiện lệnh .mục 1 
-HS đọc TT và trả lời 
GV nhận xét và nêu vai trò của dạng trung gian đó ;
+ Dạng trung gian :mARN 
+ Vai trò :Mang TT tổng hợp Pr 
HS ghi nhớ 
Bước 2:
 HS thảo luận nhóm trả lời câu hỏi mục hiện lệnh ở mục 2.
-GV Y/C HS quan sát hình 19.1 thảo luận nhóm trả lời câu hỏi .
+? Nêu các thành phần tham gia tổng hợp chuỗi aa ?
+ Các loại Nu ở mARN nào và tARN liên kết với nhau 
+ Tương quan về số lượng giữa aa và Nu của mARN khi trong Ribôxôm 
_HS Thảo luận nhóm báo cáo kết quả 
GV Nhận xét vàbổ sung .
Bước 3:GV hoàn thiện kiến thức 
+ Trình bày quá trình hình thành chuỗi aa 
GV phân tích thêm cho hs.
+ Số lượng thành phần trình tự sắp sếp các aa tạo nên tính đặc trưng cho mỗi loại Pr 
+ Sự tạo thành chuỗi aa dựa trên khuân mẫu ARN . 
Bước 4: GV Kết luận ,HS ghi nhớ . 
-mARN là dạng trung gian có vai trò truyên đạt TT vềcấu trúc của Pr sắp được tổng hợp từ nhân ra chất tế bào ? 
-Sự hình thành chuỗi aa 
+ mARN rời khỏi nhân đến Ribôxôm để tổng hợp Pr 
+ Các tARN mang aa vào Ri bô xôm khớp với mARN theo NTBS → đặt aa vào đúng vị trí .
+ Khi Ribôxôm dịch một nấc trên mARN →
Một aa được nối tiếp .
+ Khi Ribôxôm dịch chuyển hết chiều dài của aa được tổng hợp xong 
-Nguyên tắc tổng hợp .
+ Khuân mẫu (mARN ) 
+ Bổ sung (A-U ;G-X ) 
 *Hoạt động 2 (12p hút ) : Mối quan hệ giữa gen và tính trạng 
MT: HS xác định mối quan hệ giữa gen và mARN .m ARN và Pr 
Xác định được bản chất của mối quan hệ giữa gen và tính trạng 
Đồ dùng: 
Cách tiến hành :
 Hoạt động của GV và HS 
Nội dung 
Bước 1: -GV Y/C HS quan sát hình 19.2 và 19.3 →
Giải thích :
+Mối liên hệ giữa các thành phần trong sơ đồ theo trật tự 1,2,3 
HS đọc đoạn thông tin và liên hệ kiến thức cũ về mối quan hệ giữa gen và mARN .m ARN và Pr xác định mối quan hệ giữa các thành phần 
-HS quan sát hình vận dụng kiến thức đã học ở chương 3 .một vài HS phát biểu lớp bổ sung hoàn thiện kiến thức .
GV phân tích lại → HS ghi nhận 
Bước 2: -GV Y/C HS đọc đoạn TT mục 2 SGK tr58 
? + Nêu bản chất mối liên hệ trong sơ đồ 
-HS đọc đoạn TT trả lời kiến thức .
GV nhận xét và phân tích lại để hs ghi nhận 
 Bước 3: Kết luận mối quan hệ gen và tính trạng 
bản chất mối quan hệ gen và tính trạng 
-Mối liên hệ : 
+ ADN là khuân mẫu để tổng hợp mARN 
+ mARN là khuân mẫu để tổng hợp chuỗi aa ( Cấu trúc bậc một của Pr ) 
+Pr tham gia cấu trúc và hoạt động sinh lí của tế bào→ biểu hiện thành tính trạng .
-Bản chất mối quan hệ gen và tính trạng 
 + Trình tự các Nu trong ADN quy định trình tự các Nu trong ARN qua đó quy định trình tự các aa của phân tử Pr .Pr tham gia vào các hoạt động của tế bào → biểu hiện thành tính trạng .
Kết luận chung : HS đọc kết luận SGK tr59
4. Tổng kết và HDVN (5phút)
*Củng cố.
1 Nêu mối liên hệ giữa gen và tính trạng 
2 Nêu NTBS được biểu hiện trong mối quan hệ ở sơ đồ dưới đây .
 Gen ( một đoạn ADN → mARN → Prôtêin .
HDVN : - Học bài và trả lời câu hỏi cuối bài ;
 Ôn lại cấu trúc không gian của phân tử ADN giờ sau thực hành .

Tài liệu đính kèm:

  • doct19.doc